Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cắt dây cởi trói (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.56 KB, 7 trang )

Có người nói :” Văn chương Tơ Hồi lưu giữ cho chúng ta đời sống. Vì nó phả lại
nhịp đập của lịch sử. Vì nó nói lên câu chuyện mn đời của kiếp nhân sinh”Thật
vậy, điều đó được thấy rõ qua những tác phẩm của ơng. Một trong số đó phải kể
đến đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”
Tơ Hồi đóng một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Ông được coi là
một trong những gương mặt xuất sắc của văn xi Việt Nam hiện đại, có số lượng
tác phẩm đạt kỉ lục. Ngồi ra Tơ Hồi cịn được mệnh danh là nhà văn của phong
tục. Bởi ông viết nhiều, viết hay, viết độc đáo về phong tục tập quán các vùng
miền. Đặc biệt là nông thôn và miền núi. Bằng vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về
con người và phong tục tập quán của các vùng đất khác nhau trên Tổ quốc, Tơ
Hồi đã tạo nên những trang văn hấp dẫn bởi lối trần thuật hóm hỉnh sinh động
trên cơ sở vốn từ cùng vốn sống giàu có.
Về quan niệm nghệ thuật, theo ơng “ Viết văn là một q trình đấu tranh để nói ra
sự thật. Đã là sự thật thì khơng tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng
trong lòng người đọc.”Điều này cũng có nghĩa là TH trung thành với quan điểm
“NT vị nhân sinh”
Nói về Tơ Hồi, ơng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, Hơn sáu mươi năm cầm
bút, ông đã cho ra đời rất nhiều đầu sách về nhiều tác phẩm.Trong số đó, người
đọc hay đề cập đến “Vợ chồng A Phủ”(1952) Đây là một trong ba tác phẩm nổi
tiếng của Tơ Hồi.“VCAP” được in trong tập truyện “Tây Bắc” và được nhận giải
nhất của hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955)
Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế, Tơ Hồi cùng bộ đội vào giải phóng
Tây Bắc.Trong chuyến đi dài tám tháng, nhà văn đã sống với đồng bào các dân tộc
thiểu số từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng. Đây
là điều kiện hết sức thuận lợi để nhà văn chứng kiến, trải nghiệm. Chuyến đi đã
giúp cho Tơ Hồi hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và con người miền núi, đồng thời
cx để lại cho nhà văn những kỉ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với người và
cảnh Tây Bắc
Về sau,Nhà văn đã từng tâm sự “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi
tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều,



không thể bao giờ quên. Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi
ra khỏi dốc núi rồi cùng vẫy tay gọi theo: “ Chéo lù! Chéo lù!’’ ( Trở lại! Trở lại! ).
Hai tiếng “ trở lại”chẳng những nhắc tơi có ngày trở lại mà tôi phải đem trở lại cho
những người thương ấy một kỷ niệm tấm lịng mình, một cái gì làm hiển hiện lại
cuộc đời người Mơng trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng
đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại. … Hình ảnh TB đau
thương và dũng cảm lúc nào cũng thành hình, thành nét, thành người, thành việc
trong tâm trí tơi. Vì thế, tơi viết Truyện Tây Bắc”
Về truyện “VCAP”, truyện kể về cuộc đời của Mị. Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ
trung tràn trề sức sống.Tuy nhiên bi kịch đã đến với cô phũ phàng, cô bị bắt về
làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ món nợ của gia đình. Kể từ khi bước
chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những tháng ngày tăm tối, bị đày đọa về thể
xác và tinh thần.Những tưởng cuộc sống của Mị cứ lầm lũi thì mùa xn đến,trong
khơng khí của đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài rộn rã, lãng mạn, tiếng sáo đã làm
cho Mị bừng thức. Tuy nhiên đêm tình mùa xuân vẫn chưa làm thay đổi căn bản
cuộc đời Mị nhưng nó lại là tiền đề rất quan trọng để dẫn tới đêm cắt dây cởi trói
cho A Phủ.
Đêm A Phủ bị trói là “những đêm mùa đơng trên núi cao dài và buồn” Đó là
những đêm đơng lạnh lẽo buốt giá, buồn bã.Mị như thường nhật, thức dậy thổi
lửa hơ tay.Dù mỗi lần thổi lửa, Mị vẫn thấy hai mắt A Phủ trừng trừng, nhưng Mị
vẫn thản nhiên, điềm nhiên, thậm chí “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng
thế thôi”. Mị cảm thấy thản nhiên chứ khơng phải Mị vơ cảm trước “đồng loại”
mình. Bởi cảnh trói người diễn ra rất thường xuyên trong phủ lí Pá Tra. Ngồi ra
cịn bởi cuộc sống bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Câu văn khơng nói trực
tiếp về giá trị hiện thực nhưng người đọc vẫn nhận ra giá trị hiện thực của đoạn.
Đó là tội ác của cha con nhà thống lí Pá Tra và sâu xa hơn là của thần quyền và
cường quyền
Những đêm trước, nhìn cảnh A Phủ bị trói đứng Mị hoàn toàn dửng dưng, thản
nhiên.Tuy nhiên một lần trở dậy, Mị nhìn thấy “dịng nước mắt lấp lánh bò xuống

hai hõm má đã xanh đen lại” của A Phủ.Có lẽ dịng nước mắt ấy là nước mắt của
kẻ đang hấp hối, nước mắt của thân phận nô lệ đang bất lực trước số phận.Và


giọt nước mắt ấy đã làm tan đi trái tim băng giá của Mị ,đập vỡ bức tường vơ hình
cầm tù trái tim Mị. Mị nhớ lại mình, nhớ lại những đêm trước Mị bị trói như
vậy ,”Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi
được”.Từ chỗ thương mình dẫn tới thương người, thương A Phủ. “Cơ chừng này
chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Lúc này
đây, Mị mới thấm thía, dâng lên sự xót thương của người đồng cảnh ngộ.
Từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh
đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy tội ác rất dã man của cha
con thống lí Pá Tra” Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết
cũng thơi, nó bắt trói cả đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.
Chúng nó thật độc ác”. Đó là sự nhận thức mang tính lý trí chứ khơng phải là cảm
tính nữa. Mị độc thoại với chính mình: “Người kia việc gì phải chếtthế” Suy nghĩ
này chính là manh nha trong đầu Mị, là bước đệm để Mị cắt dây cởi trói cho A
Phủ
Khi đến đêm cắt dây cởi trói cho A Phủ, ban đầu “Mị rón rén bước lại, rút con dao
nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. “Rón rén” gợi tả dáng điệu của động tác cố làm cho
thật nhẹ nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động hoặc điều thất thố.Mị rón rén bởi
cơng việc này cực kì mạo hiểm, nó liên quan đến cả tính mạng của Mị. “Lần lần
đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng” Tơ Hoài đã sử
dụng rất khéo léo từ “lần lần”làm cho người đọc hình dung được hành động cắt
dây cởi trói của Mị là một hành động dài lâu càng nhấn mạnh vào tâm trạng hốt
hoảng của Mị.bởi nếu như việc này bại lộ thì cả hai đều phải chết.Sau khi cởi hết
dây trói ở người A Phủ, Mị chỉ thì thào được một tiếng “đi ngay…, rồi nghẹn lại”.
Nghẹn lại thể hiển sự ấm ức, xúc động, tủi thân, hoảng hốt đồng thời cũng lo lắng
lo sợ. Tủi thân bởi chỉ tích tắc trước cả hai đều là thân nơ lệ, A Phủ cịn cùng hồn
cảnh với mình nhưng rất nhanh sau đó thơi A Phủ có thể được tự do cịn mình

thì…
”Mị đứng lặng trong bóng tối” Việc Mị đứng lặng, khơng nói năng, cử động như là
một giằng co đấu tranh tư tưởng rằng mình nên đi theo A Phủ hay ở lại. Nếu đi
theo A Phủ thì khả năng tự do là rất lớn còn nếu ở lại thì sáng mai thơi có thể
chuyện này sẽ bị phát hiện và Mị phải chết trên cái cọc ấy.


Bởi vậy, Mị quyết định “ vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp
A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”Nhà văn sử dụng phép liệt kê kết
hợp vs sử dụng một trường từ vựng động từ “ vụt chạy, băng, lăn, chạy,” để thể
hiện sự khẩn trương nhanh vội, cuống quít của Mị. Có lẽ bước chân của Mị như
đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị.
Mị đã nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt “A Phủ cho tơi đi”. Câu nói thể hiện
một cái gì đó rất quả quyết, mạnh mẽ, dứt khốt.Là nhân vật chính trong tác
phẩm văn xi tự sự nhưng cái độc đáo trong cách xây dựng nhân vật này lại rất ít
lời thoại, chỉ 2, 3 lời nói nhưng khi nào nhân vật Mị có lời thoại thì lời thoại ấy có
tác dụng thay đổi cục diện cuộc đời Mị và đây là câu nói như thế. Câu nói này thể
hiện sự dứt khốt mạnh mẽ, quyết liệt bởi đó là tiếng nói địi quyền sống, tiếng
nói địi tự do.
Cuối cùng Mị nói”Ở đây thì chết mất” Nếu lúc đầu, trong đầu Mị phân vân
giữa”sống và chết” thì bây giờ Mị chỉ cịn một con đường, đó là phải sống và sống
một cách có ý nghĩa. Như vậy chạy theo A Phủ tức là Mị chạy theo tiếng gọi của tự
do. Vì thế hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ thực chất lại chính là cắt dây cởi
trói cho chính cuộc đời mình
Như vậy qua đoạn trích, ta có thể thấy tâm trạng nhân vật Mị đã có sự thay đổi
lớn về nhận thức” từ dửng dưng, thản nhiên do bị tê liệt về mặt tinh thần sang
quá trình nhận thức với những chuyển biến tâm trạng tích cực- động lịng thương
mình, thương người và căm phẫn tội ác của cha con nhà thồng lí Pá Tra, mạnh mẽ
quyết liệt đấu tranh cho sự sống, cho tự do cho khát vọng tuổi trẻ. Đây cũng chính
là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng mãnh liệt

Ngồi ra để đóng góp hồn thiện đoạn trích khơng chỉ kể đến nội dung mà cịn
phải kể đến về mặt nghệ thuật.
Đầu tiên, câu văn’’Mị đứng lặng trong bóng tối” là 1 câu đơn,ít từ nhưng được
ngăn cách xuống dòng như một đoạn văn. Điều này làm cho về mặt hình thức
trước và sau của nó đều là một đoạn . Chính vì vậy câu văn này như một cái bản
lề khép lại cả một chặng đời đau khổ, chua chát, bất hạnh, đau đớn và mở ra một
chặng đời mới.


Đồng thời, thành công của nhà văn khi miêu tả sự hồi sinh của nhân vật đó chính
là nhờ vào nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. Cách dựng cảnh sinh động. Cách lột tả
nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị. Tất cả đã tạo
nên giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm, góp phần mang đến cho người đọc sự
xúc động mãnh liệt trước số phận của đồng bào miền núi Tây Bắc
Từ vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích,qua hình tượng nhân vật Mị, ta
thấy tốt lên được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Về giá trị hiện thực, thơng qua đoạn trích, nhà văn đã phản ánh và lên án, tố cáo
bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lí Pá Tra và A Sử. Những tên
chúa đất tàn nhẫn độc ác vơ nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường
quyền để trói chặt và hành hạ con người
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc
trước Cách mạng. Đó là sự tối tăm ngột ngạt.Nhưng qua đó, tác giả chia sẻ đồng
cảm cho những số phận bất hạnh của con người và ông cũng đã dựng lên quá
trình đấu tranh của họ, vùng lên giành tự do, giành quyền được sống.
Tiếp theo, đoạn trích thể hiện màu sắc mới mẻ và tiến bộ của ngòi bút nhân đạo
Tơ Hồi
Trước tiên là Tơ Hồi đã lên án tố cáo các thể lực đã chà đạp con người, tội ác dã
man của chế độ phong kiến miền núi bằng thần quyền và cường quyền đã đẩy
con người vào bi kịch.
Thứ hai, đó là tiếng nói thương cảm, sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ của nhà văn

đối với những bất hạnh của nhân vật.
Thứ ba, ông cũng phát hiện ra và trân trọng vẻ đẹp của con người. Cụ thể là nhân
vật Mị. Đó là ngoại hình trẻ đẹp với tâm hồn,nhân cách phẩm chất đạo đức tốt
đẹp: yêu đời, yêu người cùng tài năng trí tuệ được thể hiện qua việc Mị thổi sáo
rất giỏi và mục đích, khát vọng lí tưởng về sự tự do.
Ba đặc điểm trên về giá trị nhân đạo đều là những đặc điểm mà các tác phẩm
trước cũng có.Như tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Thứ nhất là Nam Cao đã
lên án tố cáo chế độ thực đân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện


vào đường cùng, bị chà đạp một cách tàn nhẫn đặc biệt là bị tha hóa và lưu manh
hóa. Tiếp theo tác giả cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận khổ
đau bất hạnh của những người nông dân.Và đồng thời nhà văn cũng bày tỏ sự
trân trọng ngợi ca trước vẻ đẹp tâm hồn khao khát hồn lương của Chí Phèo. Điều
này thể hiện Tơ Hoài đã kế thừa giá trị nhân đạo của thời trước.
Song,nếu như trong Chí Phèo, kết thúc truyện chính là kết thức số phận nhân vật
thì sang VCAP , kết thúc truyện đã mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân vật.Đó
là Mị và A Phủ chạy trốn được cha con nhà thống lí Pá Tra, được tự do và về sau
khi hai người là vợ chồng, họ gặp lại cách mạng và đã làm lại cuộc đời. Như vậy
với VCAP ,nhà văn đã vẽ ra con đường cho nhân vật tự giải phóng mình. Đây cũng
chính là giá trị nhân đạo mang màu sắc mới mẻ, tiến bộ.
Sở dĩ, CP của NC và VCAP của TH cùng nói về GTNĐ nhưng lại có sự khác nhau như
vậy là do yếu tố thời đại. Trước cách mạng tháng tám,các nhà văn Việt Nam theo
chủ nghĩa hiện thực phê phán. Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa
đồng thời CMT8 chưa thành công, các nhà văn nhận thức rõ về xã hội lúc bấy giờ
nhưng đường lối thế nào thì vẫn bế tắc.Chính vì vậy các tác phẩm nếu có thể hiện
giá trị nhân đạo thì sẽ chỉ có ba đặc điểm đầu tiên. Tuy nhiên sau CMT8, các nhà
văn đã chuyển sang theo chủ nghĩa hiện thực xã hội. Bởi sau cmt8, đường lối chỉ
đạo văn nghệ của đảng đã có những rõ ràng. Do vậy hầu hết các tác phẩm sau
cmt8 đều có chiều sâu màu sắc nhân đạo.

Từ đó, qua đoạn trích, phong cách nghệ thuật của Tơ Hồi cũng đã góp phần thể
hiện màu sắc riêng, cái độc đáo của tác giả. PCNT của TH trước hết được thể hiện
qua những câu văn nói về những hủ tục của phong kiên miền núi như “ Trời ơi nó
bắt đứng đến chết”. Đồng thời PCNT cũng được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng
nhân vật. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Mị thông qua miêu tả đời sống nội tâm
tâm lí nhân vật bằng độc thoại nội tâm, diễn biến tâm trạng, hành động để từ đó
nhấn mạnh vào sự thay đổi nội tâm của Mị
Từ những điều trên, ta có thể thấy được PCNT của Tơ Hồi. Đó là viết nhiều, viết
hay, viết độc đáo về phong tục tập quán các vùng miền. Đặc biệt là nơng thơn và
miền núi. Chính vì vậy ơng được mệnh danh là nhà văn của phong tục




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×