Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giao thong Ha Noi va cau chuyen ve camera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.66 KB, 4 trang )

Giao thông Hà Nội và câu chuyện về camera quan sát
Không chỉ riêng tuyến quốc lộ 1A đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, trên địa bàn Hà Nội còn
có hàng chục con “mắt thần” theo dõi hình ảnh giao thông tại các nút giao trọng điểm vẫn đang
ngày đêm hoạt động. Đấy là chưa kể tới hàng loạt camera di động khác thường xuyên nhập cuộc.
Thế nên bạn đừng ngạc nhiên nếu một buổi sớm đẹp trời nào đó, có một anh chàng CSKV điển
trai gõ cửa và mang theo một giấy… “triệu tập”. Chắc chắn bạn đã vi phạm giao thông.
Tất cả vi phạm đều bị nhận diện, không thể chối cãi
Sử dụng hệ thống camera để giám sát và xử lý vi phạm giao thông là biện pháp đã được nhiều
nước áp dụng, tuy nhiên tại Việt Nam lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ.
Có mặt tại tuyến quốc lộ 1A, đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, chúng tôi mới nhận thấy tính
khả thi của biện pháp khoa học này.
Khi phương tiện vi phạm giao thông đi qua trạm thu phí, hệ thống camera lập tức nhận dạng và ra
lệnh cho thiết bị báo động còi và đèn “lên tiếng”. Nhiệm vụ còn lại của CSGT là hết sức đơn giản:
yêu cầu phương tiện đi vào đường cưỡng bức để xử lý theo quy định.
Không chỉ theo dõi toàn cảnh các điểm phức tạp về giao thông từ Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh
Bình, hệ thống camera tại đây còn có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh phương tiện đi không đúng phần
đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Cùng với hệ thống camera, đơn vị chức năng còn lắp đặt mô hình máy đo tốc độ, camera tại các
vị trí phức tạp về tình hình TTATGT…
Tất cả những hình ảnh các phương tiện vi phạm giao thông từ đây được lập tức truyền về Trung
tâm chỉ huy Cục CSGT ĐB-ĐS tại 112 Lê Duẩn (Hà Nội).
Bằng biện pháp khoa học này qua gần hai tháng (từ 1/6 đến 20/7/2008), lực lượng CSGT đã xử
phạt hơn 1.700 trường hợp các loại phương tiện. Những trường hợp vi phạm sau khi đã được
chứng kiến hình ảnh rõ nét đều phải thừa nhận hành vi vi phạm và chấp hành nộp phạt. Đánh giá
của cơ quan chức năng cho thấy hệ thống an ninh giao thông bằng hình ảnh đã hạn chế nhiều vụ
TNGT trên tuyến đường này.
So với cùng thời gian trước khi thực hiện dự án này, tình hình tai nạn giao thông trên tuyến quốc
lộ này đã giảm đáng kể. Đáng mừng hơn nữa là không xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và ùn
tắc giao thông.
Kết quả từ việc thực hiện thí điểm hệ thống giám sát phục vụ việc phát hiện, xử lý vi phạm
TTATGT đã kiểm soát được lưu lượng phương tiện tham gia giao thông, từng bước hiện đại hoá


việc giám sát xử lý vi phạm, giảm bớt lực lượng CSGT có mặt trên đường. Đặc biệt đã tạo lập
được ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông, nâng cao hiệu quả xử lý vi
phạm.
Không chỉ có những camera được lắp đặt cố định mà trên đường phố Hà Nội còn có hàng chục
chiếc camera thoắt ẩn, thoắt hiện khác – đó là những chiếc camera trên vai các CSGT.
Chúng tôi đã nhiều lần theo chân CSGT đi ghi hình vi phạm giao thông trên địa bàn Hà Nội. Có lẽ
so với trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình thì công việc của những tay quay camera
không chuyên này vất vả hơn gấp bội.
Nắng như đổ lửa nhưng họ vẫn phải miệt mài tại các điểm nóng về giao thông để thực hiện các
cảnh quay của mình. Dĩ nhiên là các “diễn viên” được đưa vào trong các cảnh quay này sẽ được
nhận thông báo đến cơ quan Công an nộp phạt… thay vì tiền cát xê.
Một cán bộ chuyên làm nhiệm vụ của Cục CSGT cho biết: “Phải ghi được chính xác hình ảnh,
biển số xe vi phạm thì mới có thể buộc người vi phạm tâm phục khẩu phục”.
Sau mỗi buổi ghi hình quay về, các anh lại chia nhau đưa vào máy và kiểm tra kỹ lại từng hình ảnh
vi phạm, lỗi cụ thể… Biển số chiếc xe vi phạm ngay sau đó được nhập vào hệ thống để truy tìm
chủ nhân vi phạm. Sau khi xác định rõ chủ xe, cơ quan Công an sẽ phát giấy mời đến người có
phương tiện để xem lại những hình ảnh đã được ghi nhận, đồng thời… ra quyết định xử phạt.
Trong thời gian vừa qua, ngoài lực lượng CSGT Công an Hà Nội thường xuyên cử các tổ công tác
tiến hành ghi hình, quay camera tại các điểm nóng giao thông, Cục CSGT đường bộ – đường sắt
cũng liên tục tăng cường các tổ “đặc nhiệm” xuống địa bàn này để làm nhiệm vụ.
Gần đây nhất là từ ngày 20/8 đến nay, Cục CSGT đường bộ – đường sắt đã tiếp tục cử các tổ công
tác tiến hành ghi hình các trường hợp vi phạm trên địa bàn Hà Nội. Chỉ trong vòng một tiếng đồng
hồ tại các ngã ba, ngã tư có đến 30-40 trường hợp vi phạm. Đặc biệt tại cổng một số trường THPT
trên địa bàn thì tình trạng vi phạm giao thông diễn ra nhiều hơn với đủ các hình thức từ chở 3,
không đội mũ bảo hiểm…
Không chỉ tại nội thành mà tại các khu vực ngoại thành như Thường Tín, Đông Anh, Chương Mỹ,
quốc lộ 32… tình hình vi phạm cũng diễn ra phổ biến không kém. Đơn cử như chỉ tiến hành ghi
hình đầy 1 tiếng đồng hồ tại ngã ba Đỗ Xá đã phát hiện tới 148 trường hợp vi phạm giao thông.
Hàng chục camera tại nhiều ngã ba, ngã tư cần được… “phù phép”
Liên quan đến hệ thống camera được gắn cùng với tín hiệu đèn giao thông trên địa bàn Hà Nội,

trao đổi với phóng viên Báo CAND, Trung tá Trần Đức Thắng, Đội trưởng Đội Quản lý và sử
dụng đèn tín hiệu giao thông Hà Nội cho biết: Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 26 vị trí lắp
đặt máy camera. Hiện có một số điểm đang bị hỏng.
Theo Trung tá Thắng thì dự kiến năm 2009 sẽ thay mới các điểm đã bị hỏng, đồng thời lắp đặt
thêm máy camera ở 9 vị trí là: phố Cầu Chui, đường Thanh Niên – Yên Phụ, phố Đội Cấn – Liễu
Giai, đường Đê La Thành – Nguyễn Chí Thanh, đường Láng Hạ – Thái Hà, khu vực Trung tâm
Hội nghị Quốc gia, trước cửa Sân vận động Mỹ Đình, đường Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc
Việt, đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi.
Với hệ thống máy camera hoạt động thường xuyên, đội đã đưa một đầu ghi hình kỹ thuật số vào
hoạt động. Cùng một lúc, đầu ghi hình có thể truyền tải hình ảnh giao thông ở 8 vị trí lắp đặt máy
camera về Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục CSGT, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội.
Các đầu mối này sẽ theo dõi hoạt động giao thông ở các điểm này, qua đó sẽ chỉ đạo Đội truyền rõ
hơn ở những vị trí nào. Qua đó sẽ làm rõ hơn được các vụ tai nạn giao thông, chu kỳ hoạt động
của đèn tín hiệu, thực trạng ùn tắc giao thông ở những địa bàn trọng điểm.
Đáng chú ý là hiện tại trong các tuyến phố nội thành vẫn chưa áp dụng biện pháp quay camera để
xử phạt đối với người vi phạm. Như vậy rõ ràng ngoài tác dụng quan trọng là giúp điều tiết giao
thông, thì hàng chục chiếc camera tại các ngã ba, ngã tư trên đường phố Hà Nội vẫn chưa được
phát huy hết tác dụng của nó trong việc xử lý vi phạm giao thông tại các điểm nóng này.
Cũng phải nói thêm rằng vào thời điểm những năm 2003-2004 thông qua các camera tại các nút
giao thông, những hình ảnh vi phạm sẽ được chuyển về Trung tâm tín hiệu và lập tức được cung
cấp cho các đội CSGT cơ động đang có mặt trên đường tiếp cận xử lý nóng.
Trên địa bàn Hà Nội kể từ ngày khai giảng đầu năm học mới đến nay đã xảy ra tình trạng ùn tắc
giao thông trên diện rộng.
Tình trạng ùn tắc có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân do ý thức của người tham
gia giao thông điều khiển phương tiện lấn đường, vượt đèn tín hiệu… chính vì vậy việc thông qua
hệ thống camera để tiến hành các biện pháp xử phạt vi phạm là điều cần phải được xúc tiến nhằm
giải quyết tình trạng này đồng thời tránh sự lãng phí những tính năng ưu việt của hàng chục con
“mắt thần” đang làm việc trên đường phố.
Đề nghị triển khai tại nhiều quốc lộ, địa phương trên cả nước
Theo Bộ Công an thì từ thực tế thí điểm và nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài đã khẳng định

tính khả thi việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị kỹ thuật, nhất là trước yêu cầu công tác đảm bảo
TTATGT, việc triển khai thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát, xử lý vi phạm là cần thiết và cấp bách,
do vậy Bộ Công an đề nghị Chính phủ tiếp tục cho triển khai các đề án, dự án về đảm bảo
TTATGT, trước mắt tập trung trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như 1A, 5 và 51 và các thành phố
lớn.
Bộ Công an cũng đề nghị cần xã hội hoá việc đầu tư, lắp đặt thiết bị kỹ thuật trên các tuyến giao
thông đường bộ, cho phép các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật ghi nhận hình ảnh vi
phạm để cung cấp cho lực lượng CSND và được coi là chứng cứ cho việc lập biên bản xử lý hành
chính.
Các tỉnh, thành phố được sử dụng nguồn kinh phí trích trong tiền xử phạt TTATGT và nguồn ngân
sách của địa phương, chủ động lập các dự án để đầu tư lắp đặt, sử dụng hệ thống thiết bị phục vụ
giám sát vi phạm trên các tuyến giao thông trọng điểm của địa phương.
Liên hệ địa chỉ :

×