Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những cách làm sai lầm khi bé sốt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.44 KB, 7 trang )





Những cách làm sai lầm khi bé sốt


Có gì đâu, chỉ cần thấy bé hơi quấy, không chịu chơi như ngày thường, mặt
đỏ, khát nước; đặt mu bàn tay lên trán bé thấy nóng… tức là bé sốt.
Cần gì phải cặp nhiệt độ nữa, mất thời gian. Đó là một trong những sai lầm đầu
tiên khi chẩn đoán cơn sốt của con bằng cảm tính. Và còn nhiều sai lầm khác, có
thể khiến tình trạng bệnh của bé trầm trọng hơn!
Sử dụng nhiệt kế nào cũng được?!
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng lựa chọn rất nhiều loại nhiệt kế, bán ở nhiều nơi.
Nhiều mẹ chọn mua nhiệt kế theo tiêu chí: mua loại nào dễ đo nhất, đơn giản nhất
– cho nhanh. Có loại nhiệt kế dưới dạng dải băng, dùng một lần dán vào trán hoặc
tay bé, loáng cái đã có kết quả; hoặc nhét nhiệt kế vào hậu môn, vào miệng bé vì
nghe nói nhiệt độ ở những vị trí đó là chuẩn nhất mà…
Thực tế, mỗi loại nhiệt kế đều có cả ưu và nhược điểm, không phải loại nào cũng
dùng được cho trẻ nhỏ. Loại nhiệt kế dán vào trán tiện dùng nhưng không cho độ
chính xác cao. Không nên sử dụng nhiệt kế nhét vào hậu môn hoặc miệng cho trẻ
vì rất nguy hiểm, do nhiệt kế có thể bị vỡ trong hậu môn hoặc trong miệng khi sử
dụng. Với trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa nghịch ngợm và chịu khó nằm yên thì dùng
nhiệt kế đo tai là hợp lý, cho kết quả chính xác và nhanh chóng chỉ trong vài giây.
Nhiệt kế thủy ngân thông dụng hơn cả vì cách sử dụng đơn giản, kết quả khá chính
xác, có các kích cỡ phù hợp từng lứa tuổi, dùng để cặp trong hố nách của bé.

Cặp nhiệt độ cho bé bất kể lúc nào?!
Để đo nhiệt độ cho con, các ông bố, bà mẹ chỉ cố gắng làm sao để nhiệt kế đặt
được vào cơ thể bé đúng chỗ chứ không quan tâm đến thái độ của bé. Bé có khóc
thì hai ba người giữ chặt trong vài phút là được. Sau khi cặp nhiệt độ xong, có khi


bé lại sốt thêm vì giãy giụa, khóc lóc, toát mồ hôi. Lần sau, chỉ cần nhìn thấy chiếc
nhiệt kế là bé chết khiếp.
Đúng ra, sự hợp tác của bé rất quan trọng. Bé có hợp tác thì việc đo nhiệt độ mới
dễ dàng, đúng cách, cho chỉ số chính xác. Vì thế, không cặp nhiệt độ khi bé quấy
khóc mà phải dỗ cho bé nín khóc hoặc chờ khi bé ngủ. Với bé lớn hơn một chút,
mẹ cần giải thích tại sao phải cặp nhiệt độ và mẹ “trình diễn” đưa nhiệt kế vào
nách mình cho con xem là làm như vậy không đau, không có chuyện gì xảy ra để
bé yên tâm.
Không để ý cách cặp nhiệt độ thế nào cho đúng!
Cứ cho đại nhiệt kế vào nách bé, đợi một lúc lấy ra là có nhiệt độ thôi mà, dễ ợt!
Vâng, chỉ vì điều này mà khối mẹ tá hỏa lên do không hiểu sao nhiệt độ của con lại
cao quá hoặc thấp quá một cách khó hiểu. Vậy, cách cặp nhiệt độ đúng phải thế
nào?
Cho bé nằm, dỗ hoặc nhắc bé nằm ngoan để thuận lợi cho việc cặp nhiệt độ. Dùng
nhiệt kế đo tai, phải lưu ý để nhiệt kế hơi chếch 40-45ºC, lắc nhẹ nhiệt kế sang hai
bên khi đặt vòi nhiệt kế vào lỗ tai. Với nhiệt kế thủy ngân, cầm chắc nhiệt kế trong
tay, vẩy mạnh cho vạch đỏ tụt xuống mức dưới 35,5ºC, lau sạch đầu ống nhiệt kế
rồi mới cặp cho bé.
Đặt nhiệt kế vào đúng hõm nách, khép tay bé lại sát thân người, mẹ giữ tay bé để
nhiệt kế không rơi ra ngoài. Thời gian cặp nhiệt độ khoảng 4-5 phút. Trong thời
gian này, mẹ phải luôn bên cạnh để bé cảm thấy yên tâm và đảm bảo cho sự an
toàn của bé. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể bé, cần lau sạch nhiệt kế bằng cồn
rồi mới cất đi.
Đánh giá kết quả bằng con số trên nhiệt kế?!
Nhiệt độ hiện trên nhiệt kế chính là nhiệt độ của cơ thể bé, có gì đâu mà phải bàn
cãi dài dòng! Nếu nghĩ thế là không đúng đâu.
Chỉ có nhiệt kế đo tai, nhét hậu môn và ngậm dưới lưỡi là phản ánh đúng nhiệt độ
thực tế của cơ thể. Còn với nhiệt kế đo ở hõm nách thì sẽ cho nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ cơ thể khoảng 0,5ºC. Vậy, sau khi cặp nhiệt độ ở nách cho bé, phải nhớ
lấy kết quả đó cộng thêm 0,50C nữa mới được kết quả chính xác. Trên 37ºC là sốt.

Đã sốt là cho bé dùng thuốc hạ sốt liền.
Bình thường, nhiệt độ cơ thể là 37ºC, ai cũng biết. Cho nên, cứ trên giới hạn đó là
sốt thôi. Không được, phải đánh giá mức độ sốt và tương ứng với mỗi mức độ sẽ
có cách xử trí hợp lý.
Bé được coi là sốt nhẹ nếu nhiệt độ từ 37,5ºC đến 37,9ºC. Sốt vừa nếu từ 38ºC đến
38,5ºC. Sốt cao nếu nhiệt độ trên 38,5ºC. Chỉ dùng thuốc hạ nhiệt khi bé sốt cao,
còn với sốt nhẹ và vừa thì chỉ cần chườm mát để hạ nhiệt.
Bé sốt mệt, phải ôm ấp bé nhiều hơn?!
Chính việc ôm ấp này làm nhiệt độ cơ thể bé càng tăng lên. Trừ khi bé quấy khóc
thì phải bồng để dỗ dành, còn không, nên đặt bé nằm trên giường trong phòng
thoáng, chú ý không để gió lùa. Không nên đắp chăn, quấn tã chặt vào người bé mà
nên cởi bớt quần áo, chỉ cho bé mặc một bộ bằng vải sợi cotton.
Dùng nước lạnh hoặc đá lạnh để hạ nhiệt!
Nước và đá lạnh khiến nhiệt độ nơi được chườm lạnh hạ xuống đột ngột. Bé sợ hãi
rùng mình có thể còn gây nhiễm lạnh cục bộ, cảm lạnh.
Cách làm đúng: Dùng nước khoảng 28-300C (sờ tay vào thấy âm ấm), lấy khăn
bông thấm nước đặt lên trán, nách, bẹn của bé. Tắm bé trong phòng kín, nhiệt độ
của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé 3-50C. Khi tắm bé, cần thao tác nhanh, khẩn
trương lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Dùng nhiều loại thuốc hạ nhiệt cùng lúc
Thuốc hạ nhiệt cho bé được chế biến dưới nhiều hình thức: thuốc bột, thuốc viên,
siro để uống, viên đặt hậu môn. Vì sốt ruột, mong con khỏi nhanh mà các mẹ
thường cho uống nhiều loại thuốc hoặc vừa cho uống thuốc vừa đặt thuốc ở hậu
môn. Việc làm này có thể dẫn tới hậu quả quá liều thuốc, gây ngộ độc cho trẻ.
Cần nhớ, liều dùng thuốc paracetamol (là thuốc thông dụng để hạ nhiệt) được tính
theo cân nặng của trẻ, liều trung bình là 15mg/kg cân nặng trong 6 giờ. Ví dụ, trẻ
nặng 20kg thì cứ cách 6 giờ lại cho uống 300mg paracetamol. Nếu dùng thuốc cả
đường uống và đặt hậu môn thì phải nhớ tính tổng liều.
Dùng kháng sinh
Cứ thấy con sốt là các ông bố, bà mẹ nghĩ ngay đến viêm nhiễm và cho con uống

kháng sinh vì tin tưởng rằng kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn. Việc
làm này vô nghĩa vì không phải lúc nào sốt cũng do nhiễm khuẩn mà còn do nhiều
nguyên nhân khác. Không những thế, dùng kháng sinh tùy tiện còn làm cho cơ thể
bé nhờn thuốc. Cũng cần lưu ý thêm là dù có nhiễm khuẩn thì mỗi loại vi khuẩn
chỉ bị tiêu diệt bởi những kháng sinh đặc hiệu, dùng sai kháng sinh là điều nguy
hiểm. Chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Bé sốt thường kèm theo mất nước nên cần phải bù nước và điện giải bằng cách hòa
tan mỗi gói bột Oresol 27,5g với 1 lít nước đun sôi để nguội cho bé uống dần trong
ngày. Nếu không có sẵn Oresol, có thể thay thế bằng nước cam, chanh, nước cháo
muối, nước muối đường (pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối – 8 thìa cà phê đường –
1 lít nước sôi để nguội). Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống hàng ngày của bé để
đảm bảo không bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết.

×