Trẻ bị thú vật cắn, côn
trùng đốt được sơ cứu
thế nào?
Một tai nạn khá phổ biến với trẻ là bị vật nuôi cắn, cào và
nguyên do chủ yếu là vì trẻ chọc tức các con vật nuôi
trong nhà, song cũng có một số ít trường hợp vật nuôi tấn
công trẻ một cách vô cớ. Để đề phòng, bạn phải trông
chừng trẻ khi xung quang có chó mèo, hay các con vật
nuôi khác. Cần có biện pháp bảo vệ bé khỏi côn trùng khi
bé ở trong vườn hoặc trên bãi biển.
Vết cắn của thú vật
Bị thú vật cắn, bé có thể bị đau và hốt hoảng, nhưng những
vết cắn của vật nuôi trong nhà như chó, mèo thì thường
không nghiêm trọng. Nếu vết cắn hay vết cào sâu, vi trùng
trong răng hoặc móng vuốt của thú vật sẽ xâm nhập vết
thương, làm nhiễm trùng vết thương, làm nhiễm trùng. Hầu
hết các vất cắn của thú vật có thẻ được chữa trị tại nhà bằng
phương pháp sơ cứu đơn giản, dễ chịu, nhưng những vết
thương sâu hơn thì phải được điều trị ở bênh viện.
Nếu là vết cắn ngoài da
1. Giữ bình tĩnh và trấn an bé nếu bé hoảng sợ.
2. Rửa sạch vết thương với nước ấm và xà bông. Dội vết
thương dưới nước chảy trong ít nhất là 5 phút để rửa trôi mọi
vết mãu, nước bọt và chất bẩn.
3. Dùng miếng băng sạch hoặc giấy lau khô vết thương thật
nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
4. Đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để xem vết cắn có bị
nhiễm trùng hay có quá sâu không để tránh nguy cơ bị
tetanot. Phải phòng ngừa uốn ván cho bé.
Lưu ý: Nếu bé bị thú vật ở vùng có bệnh dại cắn, hoặc có khả
năng con thú đó được chuyển lậu vào đây, hẫy đưa bé đến
bệnh viện để tiêm phòng dại. Đồng thời theo dõi sức
khỏe của thú vật đã cắn bé.
Nếu là vết cắn sâu và nghiêm trọng
Đặt miếng băng sạch lên vết thương, rồi lấy tay đè lên để
cầm máu. Nếu được, nâng phần bị thương lên cao hơn tim.
Dùng băng sạch băng chặt vết thương lại.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Đưa bé đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu. Phải điều trị cho bé
càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.
Cần để mắt tới trẻ khi có thú vật ở gần
Vết đốt của côn trùng
Vết đốt của ong mật và ong bắp cày rất đau nhưng hiếm khi
nguy hiểm trừ khi bé bị dị ứng nghiêm trọng với chúng. Nếu
trích có dạng một vùng trắng nổi lên trên vùng da bị tấy đỏ.
Trấn an bé và khuyên bé cố gắng ngồi yên để làm chậm tốc
độ lan truyền của chất độc.
Nếu nọc vẫn còn lưu trên da, hãy dùng một tấm thể hoặc
móng tay quét hay cạo nó đi. Đừng dùng kẹp nhíp bóp trên
đỉnh của vết đốt đó hay cố gắng gắp nó đi; bạn sẽ ép nhiều
chất độc hơn vào cơ thể bé.
Để làm giảm đau và sưng, đặt một miếng gặc lạnh lên vùng
bị thương. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút cho đến
khi bớt đau.
Vết chích trên miệng
Vết đốt trên miệng có thể gây sưng tấy và dẫn đến những vấn
đề về hô hấp, vì vậy hãy nhanh chóng điều trị.
Làm giảm sưng bằng cách cho bé uống nước lạnh hoặc mút
nước đá nếu bé trên 12 tháng tuổi. Sau đó hãy gọi điện cho
bác sĩ.
Nếu vùng bị chích nhanh chóng sưng lên và bé cảm thấy khó
thở, hãy gọi cấp cứu.
Bị sinh vật biển chích
Sứa biển, hải quỳ và những sinh vật biển khác có những cái
lông chích, hay xúc tu, dùng để phóng chất độc ra khi tự vệ.
Hầu hết những sinh vật này chỉ gây nổi mụn ngứa, nhưng
một vài loại có lượng độc cao nên vết chích của chúng có thể
rất nguy hiểm.
Đắp gạc lạnh lên vùng bị thương và giữ yên trong 10 phút.
Nếu được, nhấc cao chỗ bị chích.
Nếu vết chích rất đỏ và đau, hãy đưa bé đến bệnh viện.
Nếu lông gai của sinh vật biển găm vào chân bé, ngâm chân
vào nước nóng 30 phút để làm chúng long ra. Nếu gai hay
lông đó không ra ngoài được hoặc chân bé sưng lên, hãy đưa
bé đến bệnh viện.
Nếu xúc tu sứa biển chích vào bé, hãy đổ nước muối hay
giấm lên vết thương để vô hiệu quá những xúc tu ấy. Băng bó
qua vết thương rồi gọi cấp cứu.