Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 3 trang )
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn
Ngay sau khi bị rắn độc cắn, trẻ cần được sơ cứu rồi
đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ
có hiệu quả cao nếu được tiến hành ngay trong giờ
đầu sau khi tai nạn xảy ra. Nếu để sau 24-48 giờ, hiệu
quả chữa trị sẽ rất kém hoặc bằng không.
Nọc rắn lục có
thể gây chết
người nhanh
chóng.
Triệu chứng của rắn độc cắn
Theo bác sĩ Cam, trong vòng vài phút đến 1-2 giờ sau
khi bị rắn độc cắn, bệnh nhi có những biểu hiện sau:
- Tại vết cắn (thường ở tay và chân) có 2 dấu răng của rắn.
- Vết thương sưng lên rất nhanh và sưng nhiều trong 1 giờ; chỗ sưng đau
lan rộng.
- Xung quanh vết cắn có vết bầm tím lớn (hoại tử do độc tố của nọc rắn).
Nếu là loại rắn có độc tố gây rối loạn đông máu (như rắn lục, rắn chàm
quạp) thì chỗ cắn xuất hiện các mảng xuất huyết màu xanh; có trường
hợp nổi phồng lên như nốt bỏng, trong có máu.
- Đối với nhóm rắn hổ, vết cắn không bầm nhưng bệnh nhân sẽ rất khó
thở do liệt vùng hầu họng và liệt cơ hô hấp; biểu hiện là đớ miệng,
không nói được, ứ đọng đờm nhớt, ngừng thở.
Cách xử trí
Ngay khi bị rắn cắn, dù không biết đó là rắn lành hay độc, ta vẫn phải xử
trí như đối với rắn độc.
Trước tiên, phải làm chậm sự hấp thu độc tố bằng cách giữ yên và đặt
chân tay thấp hơn tim (không đưa chân tay lên quá cao). Cho bệnh nhân
nằm nghỉ, không vận động nhiều; vì những cử động sẽ làm máu lưu