Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.11 KB, 78 trang )

Lời nói đầu
Trong thế giới tự nhiên, xã hội loài người là một hình thức tổ chức cao nhất,
trong đó con người luôn đóng vai trò là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động diễn ra
trong xã hội và mọi hoạt động đó cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho con người. Để có được những thành tựu to lớn trên mọi
phương diện của đời sống con người như ngày hôm nay, con người đã không ngừng
phấn đấu, tìm tòi học hỏi và nhận thức ngày càng sâu sắc hơn thực tại khách quan
nhằm cải thiện môi trường sống và hoàn thiện chính bản thân mình.
Mỗi con người tồn tại được một cách bình thường trong xã hội đều cần phải
duy trì hai yếu tố cơ bản nhất, đó là trí lực và thể lực; trong đó yếu tố này là tiền đề
cho yếu tố kia phát triển và không tách rời nhau trong toàn bộ đời sống con người.
Muốn có được thể lực tốt nhất, con người phải luôn biết cách chăm sóc sức khoẻ
cho chính mình: khi khoẻ mạnh phải giữ gìn sức khoẻ và khi ốm đau phải chạy
chữa. Điều này dẫn đến các hoạt động y tế dần nẩy sinh và không thể thiếu được
trong đời sống con người khi hiểm họa bệnh tật ngày một nhiều.
Do đó, với mục tiêu phát triển toàn diện con người, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng sự nghiệp y tế là một trong những sự nghiệp quan trọng nhất, thiết
yếu nhất trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực khác phát
triển đi lên. Theo đó mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế chỉ có thể do nhà nước quản
lý và bảo đảm bằng quỹ tài chính lớn nhất, tập trung nhất của nền kinh tế quốc dân,
đó là Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, để đạt được kết quả cao nhất trong sự nghiệp y
tế ( chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân) thì nâng cao chất lượng các
hoạt động y tế thông qua quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp này là yêu
cầu cấp bách đặt ra trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong
tương lai. Hơn nữa, để người dân được trực tiếp hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, khám chữa bệnh do Nhà nước cung cấp, định hướng phát triển thì chất
lượng các hoạt động y tế tuyến cơ sở có tính chất quyết định và hiện thực nhất với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Trang 1
Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động sự nghiệp y tế tuyến cơ sở
và từ quá trình nghiên cứu, thực tập tại phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm


đã định hướng cho em đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các
hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm".
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Sự cần thiết phải quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp y tế
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý chi Ngân
sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo TS. Phạm Quang Trung và sự chỉ bảo của các cán bộ Phòng Tài chính - Vật giá
quận Hoàn Kiếm. Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể
tránh khỏi những sai sót, em kính mong sự góp ý của các Thầy, cô giáo Khoa Ngân
hàng - Tài chính Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ Phòng Tài chính -
Vật giá quận Hoàn Kiếm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2
Chương 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP Y
TẾ TUYẾN CƠ SỞ
1.1.1. Tầm quan trọng của sự nghiệp y tế trong đời sống xã hội
• Tác động của các hoạt động y tế đến đời sống xã hội
Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của
con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con
người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên. Để phát triển
kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con người và mục tiêu của phát

triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người.
Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó
thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực.
Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi với môi trường sống của con người
và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao thể lực thông qua các hoạt động y
tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ con
người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống. Khi có được sức khoẻ tốt
nhất, con người có điều kiện để tiếp thu và phát triển trí thức cho mình nhằm xây
dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn.
Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, con
người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả
gia đình mình. Không một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi
thường xuyên của môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các
hoạt động y tế mà con người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những
tác động không tốt của môi trường sống tới con người.
Trang 3
Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con người.
Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai
trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi. Qua những
tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc gia trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức
khoẻ cho con người làm gốc, định hướng cho các chương trình kinh tế – xã hội khác
vì một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Điều này cũng được thể hiện xuyên
suốt trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta,
khẳng định một cách rõ ràng trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VII: Con người là nguồn tài nguyên qúi báu nhất của xã hội, con người
quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn qúi nhất của mỗi
con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN
trong nền kinh tế thị trường, ngành y tế phải đảm bảo sự công bằng và hiệu qủa
trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

• Nhu cầu về các dịch vụ y tế
Trong sự phát triển ngày nay, khoa học – kỹ thuật ngày một hiện đại cũng là
điều kiện để phát triển lĩnh vực y tế theo kịp và đáp ứng nhu cầu đa dạng của con
người. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà
chăm sóc sức khoẻ ban đầu lại là hết sức quan trọng. Từ khi chưa sinh ra, thai nhi đã
được hưởng các chương trình phòng chống bệnh tật hay các dịch vụ chăm sóc khác
qua chăm sóc người mẹ (tiêm chủng cho phụ nữ mang thai, khám và theo dõi định
kỳ thai nhi..). Suốt toàn bộ đời sống của mình con người luôn luôn đòi hỏi được
phòng ngừa bệnh tật tối đa và đến khi mắc bệnh lại cần điều kiện chữa trị tốt nhất.
Một chu trình phòng chống bệnh tật cho con người cứ diễn ra liên tục suốt toàn bộ
quá trình tồn tại của con người. Chính vì vậy, nhu cầu về các dịch vụ y tế cho con
người là vô cùng to lớn, mỗi người đều muốn mình nhận được những dịch vụ y tế
tốt nhất có thể có.
Do nhu cầu về các dịch vụ y tế rất lớn như vậy và lại mang tính chất đơn lẻ
của các cá nhân nên nhu cầu cần được xác định một cách thống nhất, có thể phân
Trang 4
định ra hai loại nhu cầu sau: nhu cầu do cá nhân xác định và nhu cầu do Chính phủ
xác định.
Sự can thiệp của Chính phủ vào việc xác định các nhu cầu về dịch vụ y tế
cũng là một tất yếu trong quá trình quản lý bộ máy Nhà nước và quản lý nền kinh tế,
đời sống xã hội. Bởi vì việc xác định các nhu cầu về dịch vụ y tế của các cá nhân chỉ
xuất hiện khi họ thực sự cần phải được khám chữa bệnh chứ ít cá nhân lại thấy được
mình phải được phòng bệnh hay cần làm gì để ngăn chặn các đại dịch xảy ra. Các
nhu cầu được xác định bởi Chính phủ nhằm góp phần đẩy lùi các đợt dịch bệnh lây
lan hay phòng ngừa những bệnh dễ mắc phải trong dân cư.
Từ việc định hướng xác định nhu cầu về các dịch vụ y tế mà trong quá trình
quản lý, Nhà nước sẽ có kế hoạch và thực thi các chương trình mục tiêu để đảm bảo
sức khoẻ cộng đồng và hơn hết là gây dựng được sự tin tưởng vào bộ máy Nhà
nước, hệ thống chính trị.
• Tìm hiểu về thị trường dịch vụ y tế

Xuất phát từ nhu cầu các dịch vụ y tế của con người và các nhu cầu này lại
có khả năng chi trả từ phía các cá nhân cho nên các mức giá và sản lượng tương ứng
sẽ được xác định, theo đó hình thành nên cầu về các dịch vụ y tế. Có cầu thì có cung
đó là điều mà các nhà kinh tế học đã chứng minh: Cung các dịch vụ y tế là cung hạn
chế bởi tính đặc thù và chuyên môn cao vốn có của ngành y tế. Khi cung và cầu về y
tế gặp nhau hình thành nên thị trường các dịch vụ y tế.
Điều quan trọng ở đây không phải là chúng ta đi tìm hiểu xem thị trường các
dịch vụ y tế hoạt động ra sao, mà điểm cốt lõi là đặc trưng của thị trường này có gì
khác biệt với các thị trường khác, nhằm định hướng cho công tác triển khai các hoạt
động trong sự nghiệp y tế với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản
lý của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường thì mọi hàng hoá, dịch vụ được định giá bởi thị
trường nhưng dịch vụ y tế lại không nên để thị trường kiểm soát mà phải có sự quản
lý của Chính phủ và được trợ cấp bởi Chính phủ theo một số điểm quan trọng sau:
Trang 5
+ Thị trường dịch vụ y tế hoạt động phải đem lại mục tiêu công bằng, nhất là
đối với xã hội XHCN tồn tại ở nước ta. Nếu giá cả và khối lượng dịch vụ y tế được
xác định hoàn toàn bởi thị trường thì gây ra tình trạng mất công bằng, chỉ có những
người có đủ tiền mới được hưởng những dịch vụ y tế có thể với chi phí cao mà
những người có thu nhập thấp hơn không thể có được.
+ Để đạt được công bằng trong thị trường các dịch vụ y tế thì phải mất đi
tính hiệu quả tương ứng với công bằng đạt thêm được, cho nên đóng vai trò kiểm
soát thị trường Chính phủ đứng ra trợ cấp để phát triển các dịch
vụ y tế ngày một tốt hơn thông qua những chính sách của mình bằng nguồn Ngân
sách Nhà nước.
+ Dịch vụ y tế không thể là hàng hoá công cộng thuần tuý mà chỉ gần gũi với
hàng hoá công cộng thuần tuý ( vẫn tồn tại sự cạnh tranh nhưng rất hạn chế ) bởi
đây là một yếu tố kích thích và tích luỹ cho thị trường dịch vụ y tế phát triển. Hơn
nữa, đời sống con người ngày một nâng cao nên có thể trang trải một phần chi phí
cho việc sử dụng các dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.

+ Thị trường y tế phát triển kém hơn các thị trường khác do thiếu động cơ lợi
nhuận là điều dễ hiểu nhưng cần phải duy trì thị trường này bởi tính đặc biệt của nó
là chăm sóc sức khoẻ và liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Khi thị trường
các dịch vụ y tế bị thu hẹp thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm soát và định hướng theo các
mục tiêu của Nhà nước về quản lý nền kinh tế, xã hội dễ dàng hơn.
Do có những điểm khác biệt so với các thị trường khác nên việc quản lý và
định hướng phát triển thị trường các dịch vụ y tế phải được coi là một trong những
chương trình, chiến lược quốc gia quan trọng nhất. Ngoài ra, cần phải hạn chế
những tiêu cực do thông tin không tương xứng đối với người sử dụng các dịch vụ y
tế được cung cấp trên thị trường, người sử dụng dịch vụ y tế không biết được chính
xác thông tin về bác sĩ, về thuốc men, về bệnh viện... do không dễ gì có được trình
độ chuyên môn phù hợp.
• Sự nghiệp y tế đặt ra cho nền kinh tế nước ta
Trang 6
Mục tiêu và bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý
của Nhà nước ở nước ta, một Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, phải coi y tế là
một sự nghiệp chung cũng giống như sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của chúng ta vậy.
Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một trong những công việc hết sức to
lớn, quan trọng mang lợi ích chung và lâu dài cho toàn bộ xã hội. Với phương châm
xây dựng một xã hội XHCN bền vững và phát triển toàn diện, coi trọng yếu tố quyết
định là con người thì không thể đặt các hoạt động y tế ngoài sự nghiệp chung của
toàn xã hội được.
Do vậy, sự nghiệp y tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chế độ xã hội ở
nước ta và phải nhằm thực hiện những mục tiêu đem lại những kết quả về chăm sóc
sức khoẻ nhân dân cao nhất. Phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có
chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển
giống nòi.

Trong điều kiện hiện nay, khi chuyển cơ chế mới thì sự nghiệp y tế được xác
định là loại hình sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường
xuyên hay là loại hình sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, cụ thể được xác định như sau:
(
1
)

Trong đó:
Tổng số thu sự nghiệp của đơn vị bao gồm:
+ Tiền thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước ( phần được để lại đơn vị
thu theo quy định): Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng
(
1
)
ViÖc ph©n chia lo¹i h×nh sù nghiÖp cã thu ®îc cô thÓ ho¸ trong NghÞ ®Þnh sè 10/N§-CP ngµy 16/01/2002
cña ChÝnh phñ vµ Th«ng t sè 25/2002/TT-BTC ngµy 21/03/2002 cña Bé tµi chÝnh.
Trang 7
Mức tự đảm bảo chi
phí hoạt động
thường xuyên của
đơn vị sự nghiệp
[A](%)
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
X100%
và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối
với từng loại phí, lệ phí.
+ Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Mức thu từ các hoạt động
này do Thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có

tích luỹ.
+ Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ
được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp, bao gồm:
+ Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp
lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo quy
định...
+ Chi quản lý hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên
lạc, công tác phí, hội nghị phí...
+ Chi các hoạt động nghiệp vụ.
+ Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí.
+ Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ ( kể cả chi nộp thuế, trích khấu
hao tài sản cố định).
+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy
móc thiết bị...
+ Chi khác.
+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên, ngân sách không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho
đơn vị ( đây là những đơn vị có tỷ lệ A lớn hơn hoặc bằng 100%).
+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:
Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, Ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên
cho đơn vị ( đây là những đơn vị có tỷ lệ A nhỏ hơn 100%).
Trang 8
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp y tế hiện nay được chủ động hơn trong hoạt
động của mình khi áp dụng Nghị định 10/2002/NĐ-CP, phần nào giảm bớt đi gánh
nặng cho Ngân sách Nhà nước và thể hiện sự đổi mới trong quản lý các đơn vị sự
nghiệp có thu nói chung cũng như sự nghiệp y tế nói riêng.
Trang 9

1.1.2. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ
sở
Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh và thực
hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra,
cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nguồn Ngân
sách Nhà nước. Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp cho các đơn vị hoạt động sự
nghiệp y tế bao gồm:
(1)
3Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
phí và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí, thì nguồn Ngân sách Nhà
nước cấp ( cả Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương) là các khoản sau:
+ Chi phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành;
chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm
quyền giao.
+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị sự nghiệp theo chế độ đặt hàng
để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà
nước quy định ( điều tra, quy hoạch, khảo sát ...).
+ Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định
đối với số lao động trong biên chế dôi ra.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự
nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
3Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, nguồn Ngân sách Nhà
nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp
được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ
tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức Ngân sách Nhà nước bảo
đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
(1)
§îc quy ®Þnh theo Th«ng t sè 25/2002/TT-BTC ngµy 21/03/2002 cña Bé tµi chÝnh
Trang 10

Ngoài nguồn từ Ngân sách Nhà nước, chi cho các hoạt động sự nghiệp y tế
còn bao gồm các khoản khác như: nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị ( đã nêu ở
phần 1.2.1.) và các nguồn khác theo quy định ( các dự án viện trợ, quà biếu tặng...).
• Nội dung các hoạt động trong sự nghiệp y tế tuyến cơ sở
Sự nghiệp y tế tuyến cơ sở ( gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị
xã ) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc
sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói
giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của
nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các hoạt động y tế cơ sở phải là toàn
diện và nằm trong các hoạt động chủ yếu sau:
+ Các hoạt động khám chữa bệnh thông thường, sơ cứu bệnh nhân nặng và
chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn quận, huyện, xã, phường là chủ yếu ( những
trường hợp bệnh nhân nặng phải chuyển lớn tuyến trên).
+ Hoạt động trong khuôn khổ các chương trình quốc gia về y tế: các đơn vị
sự nghiệp y tế tuyến cơ sở là các đơn vị trực tiếp triển khai các chương trình dưới sự
chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các sở y tế, bao gồm các mục tiêu sau:
+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt rét.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh bướu cổ.
+ Mục tiêu tiêm chủng mở rộng.
+ Mục tiêu phòng chống lao.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh phong.
+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
+ Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
+ Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS.
+ Mục tiêu nâng cấp thiết bị y tế.
Ngoài ra, tuyến y tế cơ sở còn đóng góp hoạt động của mình trong các
nghiệp vụ sau:
Trang 11
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý và khắc
phục nhanh chóng hậu quả của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai nạn và thương

tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hay xử lý các
tác động gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh
viện, hoá chất bảo vệ thực vật...
+ Trực tiếp tiếp tham gia các đợt phòng dịch và ngăn chặn các bệnh dịch lây
lan kịp thời như: dịch bệnh tiêu chảy, uốn ván, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim,
giun sán... Tham gia triển khai chương trình sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia
đình như truyền thông, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc sản khoa...
+ Tổ chức cai nghiện ma tuý và tuyên truyền tác hại của ma tuý sâu rộng
trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Các hoạt động y tế khác.
Các hoạt động sự nghiệp y tế ở tuyến cơ sở trực tiếp tác động đến đời
sống nhân dân trên các địa bàn dân cư nên việc thực hiện quản lý các hoạt động này
có ý nghĩa quan trọng bậc nhất và tạo cơ sở vững chắc của cả thực hiện các chủ
trương chính sách về y tế của Nhà nước cũng như giảm bớt gánh nặng cho các tuyến
y tế cấp trên.
• Công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
tuyến cơ sở
Sự nghiệp y tế có tính chất quan trọng trong các chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội của Đảng và Nhà nước ta đề ra, đặt dưới sự lãnh đạo của các cơ quan Hành
chính sự ngiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước nên các đơn vị sự nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực y tế được xác định lấy nguồn từ Ngân sách Nhà nước đảm bảo
cho hầu hết các hoạt động của mình. Do vậy, việc quản lý Ngân sách Nhà nước chi
cho sự nghiệp y tế là yêu cầu không thể thiếu trong điều kiện cần phát huy hơn nữa
vai trò và hiệu quả của y tế trong đời sống kinh tế – xã hội.
Để quản lý các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế cũng nảy
sinh nhiều cách thức phân chia khác nhau nhưng một cách tổng quát có thể chia làm
các nhóm chi chủ yếu sau:
Trang 12
- Nhóm một: Các khoản chi thường xuyên. Chi thường xuyên là những
khoản chi có tính định kỳ và thường xuyên trong toàn bộ hoạt động sự nghiệp.

Trong nhóm chi thường xuyên lại bao gồm một số khoản cụ thể sau:
+ Chi cho con người: đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho đội ngũ cán
bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý về y tế như: chi
tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tập thể và
các khoản thanh toán khác cho cán bộ công nhân viên.
+ Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đặc thù cho lĩnh vực y
tế như: mua sắm thuốc chữa bệnh, bơm kim tiêm, bông, băng, gạc, cồn, phim chụp
X quang...; vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tài sản cố định
và các khoản chi khác.
+ Chi cho quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi phục vụ cho việc quản
lý mọi hoạt động sự nghiệp y tế như: chi mua vật tư văn phòng, điện, nước, thuê bao
điện thoại, chi hội nghị, tiếp khách, chi thuê mướn và các khoản chi khác có liên
quan.
- Nhóm hai: Chi mua sắm, sửa chữa. Nhóm chi này bao gồm các khoản chi
chủ yếu cho tài sản cố định: các chi phí sửa chữa tài sản cố định; mua sắm tài sản cố
định; vận chuyển, lắp đặt tài sản cố định; chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định... Do tài sản cố định sử dụng trong lĩnh vực y tế có đặc thù riêng và thuộc về sự
nghiệp của Nhà nước nên không được khấu hao để bù đắp tài sản cố định, không
tránh khỏi việc sử dụng kém hiệu quả, lãng phí.
- Nhóm ba: Chi khác. Đây là các khoản chi phát sinh không thường xuyên,
đột xuất và không thuộc các khoản chi trên.
Các khoản chi Ngân sách Nhà nước hiện nay được cấp phát theo một số hình
thức sau:
+ Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí: định kỳ cơ quan tài chính
cấp phát hạn mức cho các đơn vị sự nghiệp, căn cứ vào hạn mức mà các đơn vị rút
tiền từ Kho bạc để chi tiêu, hết hạn thời hạn của hạn mức mà hạn mức chi không hết
Trang 13
sẽ bị xoá bỏ. Phương thức này chủ yếu được sử dụng trong cấp phát kinh phí chi
thường xuyên.
+ Phương thức cấp phát theo lệnh chi: kinh phí sau khi cấp phát theo lệnh chi

qua Kho bạc nhà nước quận, huyện tài khoản tiền gửi của các đơn vị sẽ được tăng
thêm đúng bằng số ghi trong lệnh chi, sau khi hết niên độ kế toán mà đơn vị không
chi hết số kinh phí đó thì số còn lại nằm trong số dư của tài khoản tiền gửi sẽ được
chuyển sang năm sau. Phương thức này dùng cho các cơ quan, đơn vị không có
quan hệ thường xuyên với Ngân sách Nhà nước hay các khoản chi đầu tư, mua sắm
tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp.
+ Phương thức cấp phát ủy quyền: phương thức này chủ yếu áp dụng cho
quan hệ giữa Ngân sách Nhà nước Trung ương và Ngân sách Nhà nước địa phương,
áp dụng phương thức này khi các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn
do Ngân sách Nhà nước Trung ương đảm nhận; khi quyết toán thuộc về Ngân sách
Nhà nước trung ương.
+ Phương thức ghi thu- ghi chi: cho phép các đơn vị sự nghiệp sử dụng các
khoản thu sự nghiệp để chi tiêu trực tiếp.
+ Phương thức cấp phát theo số lượng công trình hoàn thành: Phương thức
này được áp dụng trong cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thường thì cơ quan tài
chính tạm ứng theo công trình, sau khi công trình hoàn thành thì quyết toán số còn
lại.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán Ngân sách Nhà nước
chi cho sự nghiệp y tế thì các đơn vị sự nghiệp y tế phải quản lý danh mục các
khoản chi theo chi tiết hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Trong rất nhiều các phương thức quản lý thì phương thức quản lý chi Ngân
sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ sở chủ yếu hiện nay dựa vào phương
thức quản lý theo dự toán cùng lúc của các đơn vị quản lý như: Phòng Tài chính –
Vật giá quận, huyện; Kho bạc nhà nước quận, huyện, Sở Tài chính – Vật giá tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân quận, huyện và các bộ phận quản
lý tại các cơ sở y tế; trong đó, Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện đóng vai trò
Trang 14
ch o thc hin s lónh o i vi cỏc n v d toỏn cp di v hng dn ca
cp trờn. Phng thc qun lý theo d toỏn c tin hnh nh sau
(1)

:
Lp d toỏn chi Ngõn sỏch Nh nc cho s nghip y t nm u thi k
n nh
3Cn c vo chc nng, nhim v c cp cú thm quyn giao, nhim v
ca nm k hoch; Cn c vo nh mc, ch chi tiờu ti chớnh hin hnh ca
Nh nc quy nh; Kt qu thu s nghip v chi hot ng thng xuyờn nm
trc lin k ( cú loi tr cỏc yu t t xut, khụng thng xuyờn) c cp cú
thm quyn phờ duyt; n v s nghip lp d toỏn thu, chi nm k hoch. Cn c
lp d toỏn chi nh sau:
- Cỏc khon chi tin lng, tin cụng v cỏc khon ph cp, tr cp theo
lng: tớnh theo lng cp bc, chc v v cỏc khon ph cp lng theo
quy nh hin hnh i vi tng ngnh ngh, cụng vic. Qu tin lng,
tin cụng ca n v s nghip c xỏc nh nh sau:
Sau khi xỏc nh qu tin lng ca n v, vic tr lng cho tng ngi lao ng
c xỏc nh nh sau:
(1)
Đơn vị sự nghiệp có thu lập dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nớc hàng năm thực hiện theo quy định tại
Thông t số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ tài chính và Thông t số 25/2002/TT-BTC ngày
21/03/2002 của Bộ tài chính.
Trang 15
Qu
tin
lng
ca
n
v
Ln
g ti
thiu
chung

ngi
/thỏng
do
Nh
nc
quy
nh
H s
iu
chnh
tng
thờm
mc
lng
ti
thiu
H s
lng
cp
bc
bỡnh
quõn
v h
s
ph
cp
lng
bỡnh
quõn
=

X ( 1+
) X
Biờn
ch v
lao
ng
hp
ng
t 1
nm
tr lờn
X
X 12 thỏng
Tin
lng
cỏ nhõn
Lng ti
thiu chung
ngi/thỏng
do Nh nc
quy nh
H s iu
chnh tng
thờm cho
cỏ nhõn
H s lng
cp bc v
h s ph
cp lng
ca cỏ nhõn

=
X (1 + ) X
Từ cách xác định trên, tính được tổng số kinh phí Ngân sách Nhà nước chi cho các
đơn vị sự nghiệp y tế của quận, huyện bằng cách lấy tổng quỹ lương của từng đơn
vị cộng lại.
Đối với đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì tiền lương, tiền công tính theo đơn giá.
Trường hợp nguồn thu, chi giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho
người lao động. Thủ trưởng đơn vị thống nhất với tổ chức Công đoàn sử dụng quỹ
dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động
trong đơn vị.
- Chi hoạt động nghiệp vụ: căn cứ vào chế độ và khối lượng hoạt động
nghiệp vụ, kinh phí cho nghiệp vụ chuyên môn của sự nghiệp y tế xác
định theo công thức sau:

=
=
n
i
NViNV
CC
1
Trong đó:
C
NVi
: chi nghiệp vụ chuyên môn của Ngân sách Nhà nước dự kiến kỳ kế hoạch cho
đơn vị thứ i.
C
NV
: số chi Ngân sách Nhà nước cho nghiệp vụ chuyên môn của sự nghiệp y tế

tuyến cơ sở.
- Chi quản lý hành chính(C
QL
): vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công
tác phí... theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quy định, được xác định theo công thức sau:
Trang 16
C
NVi
Số dự kiến
chi về vật
liệu, dụng cụ
cho nghiệp
vụ chuyên
môn
Số dự
kiến chi
về nghiên
cứu khoa
học hay
thuê
nghiên
cứu
Số dự
kiến chi
về đồng
phục,
trang
phục cho
y tế, bác

sĩ…
Số dự
kiến chi
về các
khoản
khác
= +
+ +
)(
1
CNi
n
i
QLi
QL
SMC
×=

=
Trong đó:
QLi
M
: mức chi quản lý hành chính bình quân/ 1cán bộ công nhân viên sự nghiệp
y tế tuyến cơ sở dự kiến kỳ kế hoạch thuộc đơn vị thứ i.
CNi
S
: số cán bộ công nhân viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch
thuộc đơn vị thứ i.
- Chi hoạt động sản xuất, dịch vụ: vật tư, hàng hoá... theo định mức kinh tế,
kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện của

năm trước, tính hao mòn tài sản cố định theo chế độ áp dụng hiện hành.
- Chi mua sắm, sửa chữa: được xác định dựa vào yêu cầu thực tế của các
đơn vị sự nghiệp theo công thức sau:

=
×=
n
i
iiMS
TNGC
1
)(

Trong đó:
MS
C
: chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ của sự nghiệp y tế tuyến
cơ sở theo kế hoạch.
i
NG
: nguyên giá tài sản cố định hiện có của đơn vị thứ i.
i
T
: tỷ lệ % được áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi cho mua sắm, sửa chữa
lớn và xây dựng nhỏ của đơn vị thứ i.
- Chi khác: tuỳ từng thời kỳ, các khoản chi khác được xác định một tỷ lệ %
thích hợp trong tổng số chi Ngân sách Nhà nước tuyến cơ sở.
Trang 17
3Quy trình lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ
sở. Trên cơ sở những quy định chung về lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự

nghiệp y tế tuyến cơ sở, quy trình lập dự toán Ngân sách Nhà nước được trình tự
theo các bước sau:
- Bước 1: Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện thông báo cho các đơn vị
sự nghiệp y tế cơ sở thời hạn bắt đầu triển khai lập dự toán Ngân sách
Nhà nước ( thường vào đầu qúi III của năm trước).
- Bước 2: Các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở ( trạm y tế xã, phường, trạm cai
nghiện...) lập dự toán của đơn vị mình trực tiếp gửi lên Trung tâm y tế
quận, huyện.
- Bước 3: Trung tâm y tế quận, huyện sau khi nhận được dự toán của các
đơn vị thì tổng hợp với dự toán của Trung tâm y tế rồi gửi lên Phòng Tài
chính – Vật giá quận, huyện.
- Bước 4: Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện tổng hợp, lập dự toán
của sự nghiệp y tế với dự toán Ngân sách quận, huyện gửi UBND cùng
cấp và bảo vệ trước Sở Tài chính – Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ( trước 15/8 hàng năm).
- Bước 5: Sau khi cân đối với dự toán Ngân sách Nhà nước tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương Sở Tài chính – Vật giá ấn định số giao dự toán
cho sự nghiệp y tế của quận, huyện.
- Bước 6: Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện sau khi nhận được số
giao dự toán từ Sở Tài chính – Vật giá tiến hành phân bổ Ngân sách Nhà
nước chính thức cho các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở để các đơn vị này có
thể chủ động trong chi tiêu ( chậm nhất vào ngày 05 tháng 01 của năm tài
chính).
- Việc giao dự toán của Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện cũng phải
được Chủ tịch UBND cùng cấp ra văn bản xác định đơn vị sự nghiệp
thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần
chi phí; giao dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị trực
Trang 18
thuộc, trong đó có mức Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường
xuyên ( đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).

3Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.
Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí: nguồn Ngân sách Nhà
nước cấp kinh phí hoạt động thương xuyên. Mức kinh phí Ngân sách Nhà nước
được cấp ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ
tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức Ngân sách Nhà nước bảo
đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
3Yêu cầu lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ
sở:
+ Dự toán của các đơn vị dự toán trong sự nghiệp y tế phải phản ánh đầy đủ các
khoản chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
+ Dự toán Ngân sách Nhà nước phải được lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian
quy định...
+ Dự toán của sự nghiệp y tế tuyến cơ sở sau khi được Sở Tài chính – Vật giá phê
duyệt phải được sự thông qua của HĐND và UBND cấp quận, huyện cho phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương.
• Chấp hành chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế cơ sở
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong qúi,
các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở sử dụng Ngân sách Nhà nước lập dự toán chi
qúi ( có chia ra tháng, chi tiết theo các mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước)
gửi Trung tâm y tế quận, huyện để Trung tâm y tế tổng hợp gửi Phòng Tài chính –
Vật giá quận, huyện ( trước ngày 10 của tháng cuối qúi trước). Phòng Tài chính –
Vật giá quận, huyện trình UBND cùng cấp phê duyệt và tiến hành cấp phát cho các
đơn vị sự nghiệp y tế và Trung tâm y tế quận, huyện theo hình thức hạn mức kinh
phí.
Trang 19
Đơn vị trực tiếp quản lý về chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến
cơ sở là Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện và kinh phí cấp phát cho các đơn vị
sự nghiệp được thực hiện qua Kho bạc nhà nước trên cơ sở dự toán đã được phê
duyệt của qúi.

Trước kia, kinh phí được cấp phát chi tiết theo các mục chi của Mục lục
Ngân sách Nhà nước đối với kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động
thường xuyên. Sau năm 2002( từ khi Nghị định số10/NĐ-CP có hiệu lực), đối với
kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên ( đối với các đơn vị
bảo đảm một phần chi phí: đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở), Phòng Tài chính –
Vật giá quận, huyện xuất lệnh chi cho các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc nhà nước
quận, huyện vào mục 134 “ chi khác” của Mục lục Ngân sách Nhà nước để các đơn
vị chi chủ động và phù hợp với tình hình thực tế đơn vị hơn; nhưng kế toán và quyết
toán các khoản chi phải theo các mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước tương
ứng. Đối với các khoản kinh phí khác của đơn vi sự nghiệp y tế tuyến cơ sở ( kinh
phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; kinh phí chương trình mục tiêu
quốc gia; vốn đối ứng các dự án và vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế...) được
cấp phát theo dự toán đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Trong qúa trình thực hiện, các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở được điều chỉnh
dự toán chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho
phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị gửi Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện
và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch để theo dõi quản lý. Đối với các khoản
kinh phí thuộc Ngân sách Nhà nước buộc các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở phải mở
tài khoản tại Kho bạc nhà nước quận, huyện để thực hiện chi qua Kho bạc. Ngoài ra,
đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc tại Kho bạc nhà
nước để phản ánh các khoản thu – chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Yêu cầu đặt ra của chấp hành chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
tuyến cơ sở là phải thường xuyên được sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của các cơ
quan chủ quản ( Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện; Kho bạc nhà nước quận,
huyện; Sở y tế ) và các cơ quan Nhà nước có liên quan( UBND, HĐND quận,
huyện).
Trang 20
÷ Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ sở
Sau ngày 31 tháng 12 năm Ngân sách, các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện
khoá sổ kế toán và lập quyết toán của đơn vị mình gửi lên Trung tâm y tế quận,

huyện báo cáo Sở y tế và Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện. Phòng Tài chính –
Vật giá quận, huyện tổng hợp, quyết toán thu – chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn
trình UBND, HĐND cùng cấp phê duyệt và thực hiện đối chiếu với quyết toán Sở
Tài chính – Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 28 tháng 02
năm sau.
Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực ( quyết toán cho
năm Ngân sách được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 ). Nội dung báo cáo
quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và
phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục Ngân sách Nhà nước ( chương – loại –
khoản – nhóm – tiểu nhóm – mục – tiểu mục). Báo cáo quyết toán hàng năm của các
đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở phải đúng theo mẫu thống nhất Bộ tài chính ban hành và
phải gửi đầy đủ lên các cấp quản lý có liên quan.
Trong quá trình lập báo cáo quyết toán của các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở,
Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện cần chú ý một số điểm mới sau:
+ Kinh phí ủy quyền ( trước năm 2001 ) được quyết toán vào chi Ngân sách
thành phố, tỉnh thì nay kinh phí chi mục tiêu của thành phố được quyết toán vào
Ngân sách quận, huyện. Ngoài ra, quyết toán chi Ngân sách Nhà nước phải bao gồm
cả chi từ nguồn thu để lại đơn vị và chi từ Ngân sách quận, huyện.
+ Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vi được chuyển sang năm sau để
hoạt động, bao gồm: kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường
xuyên và các khoản thu sự nghiệp. Còn các khoản kinh phí khác: kinh phí nghiên
cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; vốn đầu tư
xây dựng cơ bản... của năm trước chưa được thực hiện không được chuyển sang
năm sau trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ tài chính.
Trang 21
Sau khi quyết toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế cơ sở được
hoàn tất đòi hỏi Phòng Tài chính – Vật giá quận, huyện triển khai ngay công tác
kiểm toán đối với các đơn vị để có những điều chỉnh khi cần thiết theo các văn bản

pháp luật về quản lý Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Trong quá trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế cơ sở đòi hỏi
các đơn vị phải thực hiện công khai Ngân sách Nhà nước như sau:
(1)
+Công khai dự toán thu – chi đã được Nhà nước giao ( năm đầu) và dự toán
thu – chi do đơn vị lập ( 2 năm tiếp theo ), kể cả điều chỉnh hoặc bổ sung trong năm
( nếu có).
+ Công khai quyết toán thu – chi Ngân sách Nhà nước hàng năm của đơn vị
và thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên.
+ Công khai phương án chi trả tiền lương cho người lao động, trong đó có hệ
số điều chỉnh tăng thêm cho từng người lao động.
+ Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ.
+ Công khai quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu nội bộ.
1.1.3. Xu hướng xã hội hoá các hoạt động y tế trong điều kiện hiện nay
• Khái niệm, nội dung của xã hội hoá
Sự nghiệp y tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc chăm sóc sức
khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân cho nên đòi hỏi phải có sự đóng góp tích cực
cả từ phía Nhà nước cũng như nhân dân vào các hoạt động y tế. Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hoá, thể thao:
“ Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động và tổ
chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự
(
Néi dung c«ng khai cô thÓ thùc hiÖn theo quy ®Þnh t¹i Th«ng t sè 83/1999/TT-BTC ngµy 01/07/1999
cña Bé tµi chÝnh.
Trang 22
nghip ú nhm tng bc nõng cao mc hng th v giỏo dc, y t, vn hoỏ, th
thao trong s phỏt trin v vt cht v tinh thn ca nhõn dõn
(1)


Theo ú, xó hi hoỏ cỏc hot ng y t l s n lc ca qun lý Nh nc
cng nh s tham gia rng rói ca qun chỳng nhõn dõn nhm phỏt trin mt cỏch
ton din s nghip y t ca nc nh. Xó hi hoỏ cỏc hot ng y t trong khuụn
kh cỏc chớnh sỏch khuyn khớch v huy ng ngun lc trong nhõn dõn ca Nh
nc cho s nghip y t. Bờn cnh ú, xó hi hoỏ cn phi cú s ng tỡnh ng h
ca qun chỳng nhõn dõn tham gia vo s nghip y t.
c th quỏ trỡnh thc hin xó hi hoỏ cỏc hot ng y t, ni dung cỏc
chớnh sỏch khuyn khớch cn phi tp trung vo khuyn khớch cỏc c s ngoi cụng
lp phỏt trin mt cỏch thớch hp. Cỏc ni dung ú bao gm: chớnh sỏch khuyn
khớch v c s vt cht, t ai; v thu, phớ, l phớ; v tớn dng; v bo him; v
ch khen thng, phong tng danh hiu... do Nh nc ra; nhng ni dung
ny c coi cú tớnh quyt nh trong ch trng ca Nh nc gúp phn vo
khuyn khớch xó hi hoỏ cỏc hot ng
y t. Cựng vi vic phỏt trin cỏc c s cụng lp hot ng phc v chm súc,
khỏm cha bnh nhõn dõn cn phi tớch cc hn na trong phỏt huy tớnh t ch v
nng ng ca cỏc n v s nghip y t tuyn c s. S phỏt trin bn vng s
nghip y t nc nh phi luụn c t trong mi quan h h tr qua li gia phỏt
trin cỏc n v y t cụng lp v dõn lp m cỏc chớnh sỏch xó hi hoỏ ó ra.
Yờu cu khuyn khớch xó hi hoỏ i vi s nghip y t
S nghip y t nu ch c bo m t phớa Nh nc s khụng to cho
s phỏt trin nhanh v bn vng, nờn yờu cu khuyn khớch xó hi hoỏ i vi s
nghip y t l thc s cn thit v ang t ra cho phỏt trin kinh t xó hi ca
chỳng ta, bi xó hi hoỏ i vi s nghip y t gúp phn:
+ To iu kin lng ghộp cỏc yờu cu bo v v nõng cao sc kho ca nhõn
dõn trong cỏc chớnh sỏch v mụ v kinh t, xó hi, cỏc chng trỡnh, d ỏn phỏt trin
sn xut, to vic lm, xoỏ úi gim nghốo.
(1)
Điều 1, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Trang 23

+ Đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ, tìm kiếm và khai thác các
nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như: bảo hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài
v.v... xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường, an toàn cộng đồng.
+ Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức
khoẻ các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền tới từng xã, phường,
thôn, bản... Sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng
lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào việc
bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và cộng đồng.
Do vậy, yêu cầu đặt ra cho xã hội hoá đối với sự nghiệp y tế là phải được tiến
hành một cách thận trọng và toàn diện, tránh tiến hành một cách ồ ạt, sai lệch với tư
tưởng ban đầu đề ra. Hơn nữa, từng bước đi trong tiến trình xã hội hoá phải được cụ
thể bởi các quy phạm luật pháp, căn cứ vào tình hình nền kinh tế đất nước tránh sự
nóng vội chủ quan duy ý chí và cần xác định đây là mục tiêu lâu dài.
Trong khuôn khổ các chính sách xã hội hoá cần đẩy mạnh sự hợp tác của các
Bộ, ngành, tổ chức xã hội, huy động sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội, kể
cả sự tham gia của khu y tế tư nhân vào việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức
khoẻ, đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho
các đối tượng; mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hợp tác quốc tế song phương,
đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh
vực y tế nói chung.
• Sự khác biệt của xã hội hoá các hoạt động y tế với phát triển tự
phát
Xã hội hoá các hoạt động y tế chính là khuyến khích sự tham gia của mọi đối
tượng vào sự nghiệp y tế nhưng lại cần phải nhận thức đầy đủ về sự khác biệt của xã
hội hoá với phát triển tự phát:
Thứ nhất, xã hội hoá là chủ trương và chính sách có định hướng của quản lý
Nhà nước trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế – xã hội. Còn phát triển tự phát là
sự tham gia và rút lui khỏi các hoạt động y tế không có định hướng nào cả, mà chỉ
đáp ứng yêu cầu lợi ích cá nhân.
Trang 24

Thứ hai, cả xã hội hoá và phát triển tự phát đều phải tuân theo những quy
định chung của pháp luật nhưng khả năng tiềm ẩn về vi phạm hay lách luật của phát
triển tự phát trong lĩnh vực y tế sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn bởi yếu tố lợi nhuận sẽ làm
mờ đi tính chất nhân đạo vốn có của các hoạt động y tế.
Thứ ba, xã hội hoá các hoạt động y tế vừa góp phần giảm gánh nặng cho
Ngân sách Nhà nước vừa đảm bảo sự công bằng vốn có và gia tăng động lực hiệu
quả các hoạt động y tế là rất lớn. Còn về phía phát triển tự phát cũng có thể đạt được
hiệu quả rất cao của các hoạt động y tế nhưng ít có được sự công bằng mà muốn
điều hoà được mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả sẽ gây áp lực lớn, bị động
cho Ngân sách Nhà nước do những hậu quả ngoài ý muốn.
Ngoài ra, phát triển tự phát có thể dẫn tới độc quyền trong lĩnh vực y tế mà
chế độ xã hội XHCN không mong muốn điều đó. Chính vì vậy, xã hội hoá là phù
hợp với con đường đi lên CNXH mà chúng ta đã lựa chọn, gây dựng và bảo vệ cho
đến ngày hôm nay.
• Mối liên hệ giữa quản lý chi Ngân sách Nhà nước với xã hội hoá
các hoạt động y tế
Trong quá trình tiến hành xã hội hoá các hoạt động y tế, yêu cầu đặt ra cho
các đơn vị sự nghiệp y tế là cần phải tự chủ về tài chính và luôn phấn đấu tiên phong
trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế cần được sự khuyến khích và đầu tư
phần nào về nguồn vốn hoạt động từ phía Nhà nước; có như vậy mới vừa thúc đẩy
các cơ sở ngoài công lập đi vào hoạt động trong lĩnh vực y tế vừa tạo đà cho phát
triển của hình thức này. Tuy nhiên, việc xã hội hoá các hoạt động y tế, nguồn chi từ
Ngân sách Nhà nước vẫn phải đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng tỷ trọng
so với tổng chi về y tế của toàn xã hội dần giảm một cách phù hợp.
Trước kia, khi chưa có chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động y
tế, việc quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế đã gặp không ít những
khó khăn thì nay thực hiện xã hội hoá các hoạt động y tế lại càng phức tạp hơn.
Ngày nay, quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong khuôn khổ xã hội hoá phải góp
phần khuyến khích tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế đồng thời

Trang 25

×