ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA
THÁNG 6
2022
TUỔI TRẺ THANH HÓA: NHIỆT HUYẾT, SÁNG TẠO
NỘI DUNG CHÍNH
Truyền thống
Thơng tin thời sự
Sắc màu cơ sở
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM
111 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU
NƯỚC (05/6/1911-05/6/2022)
NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI (01/6/2022)
HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH
NGUYỆN HÈ NĂM 2022
1
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐỒN
111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước:
Người về mang tới những mùa Xuân
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral
Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu một cuộc hành trình tìm
đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm, để rồi sau đó đã mang về ánh sáng tự do cho
dân tộc.
“… Tôi đến Bến Nhà Rồng một chiều xuân nắng tỏa. Qua hàng dừa tóc xõa nhìn sóng
nước xơn xao. Tiếng cịi tầm ơi da diết làm sao. Tưởng con tàu rời xa bến năm nào…”.
Mỗi khi tháng 6 về, những câu hát trong ca khúc Bến Nhà Rồng của nhạc sĩ Trần Hoàn
lại vang lên nhắc nhớ đến một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, gắn liền với địa
danh Bến cảng Nhà Rồng - nơi cách đây 111 năm, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu chuyến hành
trình tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm, để rồi sau đó đã mang về ánh sáng tự do
cho dân tộc.
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”
Trước cảnh nước mất, nhà tan, chứng kiến sự bóc lột tàn bạo của thực dân và phong kiến
tay sai, nỗi thống khổ của nhân dân lao động, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã
sớm hình thành khát vọng tìm đường giải phóng dân tộc và có tầm nhìn độc lập, sáng tạo
so với các bậc tiền bối. Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm
cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều
tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước, năm 1911.
2
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Và ngày 5/6/1911 với tên mới Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên
con tàu Amiral Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu một cuộc hành trình
tìm đường cứu nước. Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã
trả lời nhà thơ, nhà báo Nga Ơxíp Manđenxtan: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi
được nghe những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi
rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm những gì ẩn dấu đằng sau những
từ ấy...”.
Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Anna Louise Strong, Người nói: "Nhân dân Việt
Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau, ai là người sẽ giúp
mình thốt khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Nhật, người kia thì nghĩ là
Anh, có người thì nghĩ là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra nước ngồi xem cho rõ. Sau khi xem
xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tơi".
Trong vịng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để
được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc
các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt, Người đã dừng chân khá lâu ở Mỹ, Anh và Pháp.
Người hịa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và
hoạt động, như: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê...
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế
Cộng sản tại Moskva, từ 17/6-8/7/1924.
3
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
“Đây là con đường giải phóng chúng ta”
Từ 25 - 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời
gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở
thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng
sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng
là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm và nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội
Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những người
Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Versailles yêu cầu về
quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tuy bản yêu sách
không được chấp nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong
dư luận nước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời
cũng đem lại cho Người một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có
thể dựa vào sức của chính mình.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin qua bản “Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Luận cương
của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc như một luồng ánh sáng mới soi rõ thêm con
đường cứu nước mà người thanh niên yêu nước đang tìm kiếm. Sau này, khi kể lại sự
kiện quan trọng đó, Bác nói: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào
bị đọa đầy đến khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta!"(3)
Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân lý :“muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Và
“Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Kết luận này khẳng
định sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước
chân chính trở thành người cộng sản - người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt
Nam.
4
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours
với tư cách đại biểu Đông Dương.
Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý
luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh Niên ra
ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ
thông qua việc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và tổ chức nhiều
lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô...
Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của
Người, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã nhất
trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Với sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối
cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước đúng đắn của
Việt Nam đã cơ bản được xác định.
5
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Người về mang tới những mùa Xuân
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
“Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đầu năm 1941, sau 30 năm bơn ba hoạt động ở nước ngồi, Người trở về nước
để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8
(tháng 5/1941), quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng phù hợp với sự thay
đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, tổ chức vận động, tập hợp lực lượng toàn dân tộc; thành lập Mặt trận Việt
Minh; tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa, tạo nên các cao trào cách
mạng sôi nổi, mạnh mẽ trên phạm vi cả nước
Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh,
nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân
tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân,
phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đơng Nam Á.
Tiếp đó, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt
Nam đã vững bước trên con đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian đưa đất nước
và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác - giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; thực hiện công cuộc đổi mới, tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực hội nhập quốc tế.
6
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Những thắng lợi đó là minh chứng rõ ràng nhất về những giá trị to lớn, soi sáng,
dẫn đường của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, thể hiện tầm
vóc trí tuệ và bản lĩnh của Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của Người khơng chỉ trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc mà trong cả sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày nay.
Nguồn: theo Báo nhân dân
7
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc tế thiếu nhi
(01/6/1950 - 01/6/2022)
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước về quyền trẻ em.
Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc),
chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã
man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các
phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ khơng
cịn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp),
chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng
hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm,
năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm
ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về
đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và
chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của
thiếu nhi.
8
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ
nghĩa xã hội trước đây. Việt Nam thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, đã chọn ngày 1/6 làm
ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung Quốc và Liên Xô cũ cũng chọn ngày này hàng năm để kỷ
niệm về trẻ thơ cũng như tổ chức các chương trình bảo vệ quyền trẻ em.
Ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới
Năm 1954, nhằm khuyến khích các nước ghi nhớ về trẻ em và bảo vệ quyền lợi trẻ
em, Liên Hợp Quốc đã đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 mỗi
năm.
Cũng chính vào ngày này, nhiều sự kiện quan trọng về trẻ em trên thế giới đã diễn
ra: Tuyên bố về quyền trẻ em (1959), Công ước về quyền trẻ em cũng được ký kết vào
ngày này (1989), có hơn 191 nước phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ
hai của thế giới ký vào Công ước này.
Mặc dù đề nghị ngày 20/11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành
viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác
nhau. Và một số nước đã kỷ niệm chính ngày 20/11 ở chính quốc như: Canada, Úc,
Parkistan, Ai Cập…
Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền
trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm
lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch
Hồ Chí Minh vẫn ln nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu
niên, nhi đồng.
Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi
hết giặc Pháp, kháng chiến thành cơng, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng
làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui
sướng…”.
Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả
nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy
bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội
dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Các quốc gia đón ngày Quốc tế thiếu nhi như thế nào?
Ngày 1/6 ở Việt Nam cũng là một ngày lễ quan trọng, một ngày hội của thiếu nhi cả
nước. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác
nhau thay vì 1/6.
9
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Ngày Trẻ Em ở Australia là ngày thứ Tư tuần cuối cùng của tháng 10. Ở Brazil là
ngày 12/10, ngày hội cho thiếu nhi rơi vào ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ tồn
quốc tại Brazil. Mỹ khơng có ngày thiếu nhi riêng mà gộp chung vào Ngày của mẹ,
Ngày của cha.
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ tồn quốc, hay cịn gọi là “Kodomo
no Hi” được tổ chức vào ngày 5/5.
Ngày trẻ em ở Ấn Độ là ngày 14/11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru
(thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).
Nguồn: theo khoahoc.tv
10
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức về
chủ trương của Đảng
Chủ tịch nước khẳng định nhất quán quan điểm chỉ đạo của T.Ư, tồn bộ
q trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN luôn đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Ngày 10.6, tại Quảng Nam, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án “Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN đến năm 2030, định hướng đến năm
2045” tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến của các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực miền
Trung - Tây nguyên vào dự thảo đề án (hội nghị lần thứ hai).
Tham dự và chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo; ơng Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính T.Ư,
Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo; đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an,
thành viên Ban Chỉ đạo; ơng Nguyễn Hịa Bình, Chánh án TAND tối cao, thành viên
Ban Chỉ đạo. Cùng dự có ơng Đỗ Văn Chiến, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư
MTTQ VN, thành viên Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi lãnh đạo các tỉnh thành
miền Trung - Tây nguyên về tham dự hội nghị
11
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các Thành
ủy, Tỉnh ủy đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, dân chủ vào
nhiều nội dung quan trọng của đề án. Nhiều ý kiến đóng góp liên quan trực tiếp đến tổ
chức và hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương; phản ánh đúng tâm tư, nguyện
vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, thể hiện tinh thần cách mạng,
nguyện vọng thiết tha được đóng góp vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của
cán bộ, đảng viên và nhân dân miền Trung - Tây nguyên…
Chủ tịch nước nêu rõ, những thành công trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN VN thời gian qua, nhất là văn kiện Đại hội 13 của Đảng khẳng định: Xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Về quan điểm chỉ đạo, Chủ tịch nước khẳng định nhất quán quan điểm chỉ đạo
của T.Ư, tồn bộ q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN
luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn xây
dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy tiếp tục tổ chức
nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu đề án, phổ biến, quán triệt tinh thần trên trong cấp ủy, tổ
chức Đảng, trong cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên để tạo sự đồng thuận,
thống nhất cao trong nhận thức về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà
nước và tầm quan trọng của Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN VN.
Nguồn: theo thanhnien.vn
12
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
THANH HĨA PHÁT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MƠI TRƯỜNG
THẾ GIỚI, THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MƠI TRƯỜNG VÀ NGÀY
QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2022
Chiều 4-6, tại phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh đã tổ chức Lễ
phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), Tháng hành động vì mơi
trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2022.
Đơng đảo lực lượng vũ trang, đồn viên, thanh niên và các tầng lớp Nhân dân
tham gia lễ phát động.
Dự lễ phát động có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo thị xã
Nghi Sơn và đông đảo lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp Nhân
dân trên địa bàn thị xã.
13
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Các đại biểu dự lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2022
Ngày Môi trường thế giới 5-6 năm nay có chủ đề “Chỉ một Trái đất” với phương
châm “Sống bền vững hài hòa với thiên nhiên”. Đây cũng là thông điệp tại Hội nghị
đầu tiên về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển diễn ra
cách đây 50 năm nhằm thống nhất cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh.
Thông điệp này cùng với chủ đề “Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự
sống” của Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22-5) kêu gọi các quốc gia phải quyết tâm
hành động và mỗi người cần thay đổi thái độ, hành vi ứng xử với thiên nhiên, điều
chỉnh cách thức khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, chú trọng các giải
pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề tồn cầu như biến đổi khí hậu, sức
khỏe, an ninh lương thực, sinh kế cho người dân.
Tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương có diện tích rừng đặc dụng rất
lớn với hơn 82.700 ha, giá trị đa dạng sinh học cao, gồm 3 Khu bảo tồn thiên nhiên, 2
khu bảo tồn loài cùng Vườn quốc gia Bến En và 1 phần diện tích Vườn quốc gia Cúc
Phương. Hiện nay, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngồi tính đa dạng về
nguồn gen, đa dạng về các hệ sinh thái, còn là nơi lưu giữ nhiều lồi động, thực vật
q hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam và Thế giới.
14
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì mơi trường, Ngày
Quốc tế đa dạng sinh học, tỉnh Thanh Hoá đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ
môi trường. Trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức, ý thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ,
đảng viên, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác bảo
vệ mơi trường và lối sống bền vững, hài hịa với thiên nhiên; phát động và lan tỏa các
phong trào bảo vệ môi trường trong quần chúng Nhân dân; tập trung giải quyết các vấn
đề ô nhiễm môi trường nổi cộm tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu sản xuất
tập trung, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; kiểm sốt việc đầu tư và vận hành cơng
trình xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phân loại, thu gom
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất
thải rắn, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng của tỉnh, quốc gia, các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn
và rừng trên núi đá vôi bị suy thoái; quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, bảo vệ hiệu quả các loài động,
thực vật đặc hữu, quý hiếm; tăng cường sự hợp tác, đồn kết tồn dân, phát huy vai trị
phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc giải quyết các vấn đề mơi trường…
Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát động tại buổi lễ.
15
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Đồng chí Lê văn Châu, Tỉnh ủy viên, UVBCHTW Đồn, Bí thư Tỉnh đồn
phát biểu hưởng ứng tại Lễ phát động của UBND tỉnh.
Tại buổi Lễ đồng chí Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đồn đã phát biểu hưởng ứng tại
Lễ phát động của UBND tỉnh, đồng chí kêu gọi các cấp bộ Đồn, ĐVTN tồn tỉnh phải
ln chủ động, sáng tạo để triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng một cách linh
hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị trong đó tập trung thực hiện
một cách thiết thực, hiệu quả các nội dung như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên thanh niên và Nhân dân
về bảo vệ môi trường, giữ vững đa dạng sinh học; triển khai đồng loạt các mơ hình
“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa”; mơ hình “Chung cư hạn chế rác thải nhựa”;
Ra quân đồng loạt các đội hình thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh môi trường,
thu gom rác thải; chỉ đạo các cấp bộ đồn tiếp tục triển khai thực hiện các mơ hình,
hoạt động bảo vệ mơi trường tại địa phương, đơn vị, tập trung vào các hoạt động: “Mỗi
ĐVTN trồng ít nhất 01 cây xanh”, “Ngày Thứ bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật
xanh” tại nơi cư trú;
Chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các
ngành chức năng, đặc biệt là Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Thanh Hóa trong triển
khai các hoạt động bảo vệ mơi trường, trong đó tập trung xây dựng và nhân rộng các
mơ hình, đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường theo hướng hiệu quả, thiết thực...
16
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Đồng chí Lê văn Châu - Bí thư Tỉnh đồn trao tặng đồng phục cho đội
Thanh niên xung kích bảo vệ mơi trường thị xã Nghi Sơn.
Đồng chí Lê Đức Giang Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Châu - Bí thư
Tỉnh đồn cùng ĐVTN hưởng ứng ra quân dọn dẹp vệ sinh dọc bờ biển
Nguồn: theo tuoitrethanhhoa.vn
17
THÁNG 6
2022
Tài liệu
SINH HOẠT CHI ĐOÀN