Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

LÝ THUYẾT MÔN NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.12 KB, 12 trang )

LÝ THUYẾT MÔN NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM
Câu 1. Sự cần thiết , khái niệm và bản chất của
bảo hiểm
• Sự cần thiết của BH
Do tồn tại các rủi ro → Tổn thất →Các phương
thức xử lý rủi ro, tổn thất → BH và các phương
thức khác
• Khái niệm: bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó,
một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để cho mình
hoặc người thứ 3 nhận được khoản đền bù các
tổn thất từ người bảo hiểm trong trường hợp xãy
ra rủi ro
• Bản chất của bảo hiểm:
- Là sự phân chia tổn thất của một hoặc một số
người cho tất cả những người tham gia bảo
hiểm cùng chịu
- Cơ chế hoạt động: “ sự đóng góp của số đơng
vào sự bất hạnh của số ít”
- Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính quan trọng,
là một hình thức đặc biệt của việc tạo lập và
sử dụng các khoản dự trữ bằng tiền
Câu 2. Bản chất của BHXH , nội dung và các chế
độ của BHXH


• Bản chất : Bảo hiểm xã hội phản ánh các quan
hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự
đóng góp của người sử dụng lao động và người
lao động, nhằm bảo đảm quyền lợi vật chất cho


người lao động và gia đình họ, khi gặp phải các
biến cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán
từ thu nhập theo lao động
• Nội dung : đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp
phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng
lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và
sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm ổn định
đời sống cho người lao động và gia đình họ, từ
đó góp phần duy trì an tồn xã hội
• Chế độ của BHXH:
- BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
Ốm đau
Thai sản
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hưu trí
Tử tuất
- BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau:
Hưu trí


Tử tuất
- Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau
Trợ cấp thất nghiệp
Hỗ trợ học ghề
Hỗ trợ tìm việc làm
Câu 3: Bảo hiểm thương mại, các nội dung của
BHTM theo tính chất BH
• Khái niệm: Bảo hiểm thương mại là hoạt động
bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh

doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm. Theo
đó, các DNBH chấp nhận rủi ro trên cơ sở người
được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là tiền
phí BH để DNBH bồi thường hay trả tiền BH
khi xãy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp
đồng.
• Nội dung theo tính chất pháp lý:
Căn cứ vào tiêu thức này bảo hiểm thương mại
được chia làm hai loại: bảo hiểm bắt buộc và bảo
hiểm tự nguyện.
+ Bảo hiểm tự nguyện


Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được
giao kết dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức
của bên mua bảo hiểm. Đây chính là tính chất vốn có
của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trị như là
một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
con người. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm
thuộc loại bảo hiểm tự nguyện.
+ Bảo hiểm bắt buộc
Loại bảo hiểm này được pháp luật áp dụng khi
đối tượng cần mua bảo hiểm không chỉ cần thiết cho
một số ít người mà là u cầu của tồn xã hội với
mục đích bảo vệ lợi ích cho cộng đồng và an tồn xã
hội. Ví dụ: bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba....Điểm đáng lưu ý là bắt buộc nhưng khơng làm
mất đi tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ
hợp đồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối

tác và thoả thuận những vấn đề không phải tuân theo
quy định thống nhất của pháp luật. Ở Việt Nam hiện
nay có các loại bảo hiểm bắt buộc sau:


a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
Câu 4: Tái BH, Các phương thức tái BH và bản
chất của nó
• Khái niệm về tái bảo hiểm:
- Tái bảo hiểm là nghiệp vụ trong đó một nhà
bảo hiểm chuyển cho một hoặc nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm khác một phần rủi ro mà họ
đã chấp nhận đảm bảo
- Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho nhà bảo hiểm
- Nhận tái BH là nhận lại một phần hay toàn bộ
trách nhiệm mà DNBH khác đã nhận BH
• Các phương thức tái BH:


- Tái bảo hiểm tỷ lệ : là việc phân chia rủi ro
theo tỷ lệ của giá trị bảo hiểm
- Tái bảo hiểm không tỷ lệ: là việc phân chia
rủi ro theo số tiền tổn thất

• Bản chất :
- Là hoạt động phân tán rủi ro giữa các DNBH
- Hoạt động tái BH mang tính quốc tế cao
- Hoạt động tái BH không cung cấp lợi nhuận c
ho các DNBH gốc nhưng
nó đảm bảo sự ổn định trong KD cho họ.
- Không bao giờ tồn tại mối quan
hệ trực tiếp giữa công ty nhận tái
và người tham gia BH
Câu 5. Đồng BH, các nguyên tắc của đồng BH, so
sánh đồng BH và tái BH
• Đồng BH: là sự phân chia theo tỷ lệ cùng một
rủi ro về chịu trách nhiệm giữa nhiều nhà BH
với nhau đối với cùng một rủi ro.
• Các nguyên tắc của đồng BH:


- Mỗi nhà Bh chịu trách nhiệm cho phần của
mình mà không phải chịu trách nhiệm cho
nhau
- Thực tế, chỉ có một hợp đồng duy nhất mang
tên tất cả các nhà đồng BH và tỷ lệ rủi ro đảm
bảo
- Một nhà BH chủ trì đứng ra quản lý bản hợp
đồng, đại diện trong mối quan hệ với khách
hàng.
• So sánh ĐBH và TBH:
- Giống nhau : Đều là các hình thức giảm rủi ro
cho nhà BH
- Khác nhau:

+ Tái BH: Bên bán trong HĐ một người (HĐ
gốc) người được hưởng BH chỉ biết duy nhất
một nhà BH gốc bán lại một phần cho người
khác
+ Đồng BH: Bên bán trong HĐ có nhiều nhà
BH.


Câu 6. Mức chấp nhận, cơ sở xác nhận và ý nghĩa
của nó
• Mức chấp nhận: là tỷ lệ phần trăm rủi ro hoặc
là số tiền tối đa mà một nhà BH có thể chấp
nhận, đảm bảo đối với một rủi ro nhất định
- Mức chấp nhận này được xác định theo loại
rủi ro và bản chất của rủi ro
- Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của mỗi
nhà BH
- Là căn cứ để xác định tỷ lệ đóng BH
Câu 7. Hợp đồng bảo hiểm và các hoạt động của
HĐBH
• Khái niệm HĐBH: là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên mua BH phải đóng phí BH còn
bên BH phải trả một khoản tiền BH cho bên
được bảo hiểm khi xãy ra sự kiện BH (điều 567
bộ luật dân sự)
• Các hoạt động của HĐBH
Câu 8. Các nội dung chủ yếu của HĐBH


1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp BH, bên mua BH,

người được BH hoặc người thụ hưởng.
2. Đối tượng BH.
3. Số tiền BH, giá trị tài sản được BH đối với BH
tài sản.
4. Phạm vi BH, điều kiện BH, điều khoản BH.
5. Điều khoản loại trừ trách nhiệm BH.
6. Thời hạn BH.
7. Mức phí BH, phương thức đóng phí BH.
8. Thời hạn BH, phương thức trả tiền BH hoặc bồi
thường.
9. Các quy định giải quyết tranh chấp.
10. Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
11. Các nội dung khác do các bên thỏa thuận (nếu
có).
Câu 9. Thị trường BH và chủ thể HĐBH:
• Thị trường BH: Là nơi mua và bán các dịch vụ
BH dược diễn ra với các mối quan hệ phát sinh
gắn liền với một đối tượng, phạm vi và điều kiện
nhất định.


• Các chủ thể của HĐ BH:
+ Nguời mua – cầu:
- Cá nhân hoặc tổ chức có tài sản, có trách nhiệm
dân sự trước pháp luật.
- Tính mạng hoặc thân thể có thể bị gặp rủi ro cần
BH.
+ Nguời bán – cung: Là các tổ chức BH gồm
nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
- Nhà nước cung ứng loại hình BHXH bắt buộc.

- Các DNBH cung cấp dịch vụ BH thương mại.
+ Tổ chức trung gian: Gồm các DN môi giới và
tổ chức, cá nhân đại lý BH.
+ Khách thể - dịch vụ BH:
- Dịch vụ BH gốc: BH con người, BH tài sản, BH
trách nhiệm dân sự.
- Dịch vụ tái BH: Nhượng tái BH và nhận tái BH.
- Dịch vụ trung gian BH: Môi giới BH gốc, môi
giới tái BH và đại lý BH.
Câu 10. Các hoạt động chủ yếu của DNBH.
Định phí Bảo Hiểm : ( Định Giá Bán ) :

1.


DN cần định được giá bán của sản phẩm trước khi
cung cấp ra thị trường . Công việc này gọi là định
phí bảo hiểm.Việc định phí bảo hiểm được thực hiện
bởi các định phí viên, những người chun làm cơng
việc tính tốn và đưa ra mức phí cho từng loại sản
phẩm .
2.

Khai thác bảo hiểm ( Bán Hàng ) :

Việc khai thác bảo hiểm ở các DNBH là quá trình
đánh giá rủi ro và ra quyết định về việc chấp nhận
rủi ro hay không chấp nhận rủi ro ở mức độ nào.
Q trình đánh giá rủi ro có thể thực hiện sơ bộ
qua khai thác viên hoặc chuyển cho bộ phận đánh

giá rủi ro chuyên nghiệp của doanh nghiệp.Việc
đánh giá rủi ro có thể tiến hành theo từng nghiệp vụ
sản phẩm riêng biệt .Sau khi đánh giá rủi ro và chấp
nhận rủi ro đó, DN sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm,
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.
3.

Qui trình giải quyết khiếu nại bồi thường :

Khi có khiếu nại từ phía khách hang , DNBH sẽ
tiến hành thực hiện các công việc xác minh, xác định
tổn thất và giải quyết trong phạm vi trách nhiệm của
mình như đã cam kết trong hợp đồng,Việc khiếu nại
trong trường hợp phức tạp có thể cần đến sự tham


gia của các tồ chức giám định độc lập hoặc sự can
thiệp của pháp luật .
4 . Các hoạt động khác :
Cũng như các DN khác, DNBH cũng có các hoạt
động như kế tốn, tài chính , pháp lý , dịch vụ khách
hang…
Tuy nhiên do đặc thù riêng của ngành bảo hiểm
nên hoạt động của DNBH phải có những quy định
riêng cho hoạt động kinh doanh như : trích lập dự
phịng, chi trả hoa hồng , đầu tư tài chính,duy trì khả
năng thanh tốn, giám định tổn thất….




×