Kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định quản lý
MỞ ĐẦU
Kỹ năng là khả năng của con người có tri thức, biết vận dụng kiến thức,
kinh nghiệm để có được các thao tác trong tư duy và hành động, tạo thành
phương thức hành động thích hợp với điều kiện, môi trường nhằm thực hiện
một nhiệm vụ, một công việc đạt được kết quả tốt nhất với chi phí các nguồn
lực thấp nhất. Người có kỹ năng phải là người vừa có kiến thức lý thuyết vừa
có năng lực thực hành. Người có kiến thức lý thuyết mà khơng có năng lực
thực hành thì xem như là người khơng có kỹ năng, đó chỉ là nhà lý luận.
Người có năng lực thực hành mà khơng có kiến thức lý thuyết thì cũng xem
như người đó khơng có kỹ năng mà chỉ là người có kinh nghiệm. Người thực
hiện tốt nhiệm vụ hay công việc trong điều kiện và môi trường này mà lại
không thể thực hiện tốt nhiệm vụ hay cơng việc đó trong điều kiện và mơi
trường khác thì cũng khơng phải người có kỹ năng. Tuy thực hiện tốt cơng
việc nhưng với mức chi phí q cao (thời gian, trí tuệ, nhân lực, vật lực) thì
cũng khơng phải là người có kỹ năng.
Nhà quản lý ln ln ra quyết định, và ra quyết định là một trong
những hoạt động chủ yếu của nhà quản lý. Quyết định là phương tiện để tác
động đến đối tượng quản lý (là sự thể hiện ý chí của người lãnh đạo trong
hoạt động quản lý, điều hành, chỉ huy…), đồng thời là sản phẩm trí tuệ (của
q trình tư duy) có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của
XH. Sản phẩm của người lãnh đạo là các quyết định và việc tổ chức thực hiện
quyết định. Vì vậy có thể nói các quyết định và q trình đưa ra quyết định là
nền tảng cho mọi quá trình quản lý. Năng lực tổ chức quản lý của người lãnh
đạo, quản lý thể hiện ở việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định.
1
Việc ra quyết định của người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Hoạt động ra quyết định là họat động mang tính bản chất của người lãnh đạo.
Một quyết định đúng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-chính trị-xã hội lớn lao,
một quyết định sai lầm có khi gây ra tổn thất hàng nhiều tỉ đồng và còn để lại
những hậu quả khơng tốt, thậm chí khơn lường về chính trị, xã hội. Đánh giá
hiệu lực và hiệu quả của người lãnh đạo chủ yếu là xem người lãnh đạo đó ra
quyết định đúng đến mức nào và tổ chức thực hiện quyết định thành công đến
đâu. Người lãnh đạo giỏi là người biết ra quyết định kịp thời và tổ chức thực
hiện quyết định hiệu quả.
2
NỘI DUNG
1. Quyết định quản lý
Quyết định quản lý là hành vi lựa chọn của nhà quản lý trong công việc
quản lý hằng ngày khi thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Có thể
coi tồn bộ q trình quản lý là quá trình ra các quyết định quản lý và tổ chức
thực hiện các quyết định quản lý đó.
Có nhiều loại quyết định quản lý, mỗi loại quyết định quản lý lại có
phạm vi và mức độ tác động đến đối tượng quản lý khác nhau. Chúng ta có
thể phân quyết định quản lý căn cứ vào tính chất pháp lý, theo chủ thể ban
hành, theo lĩnh vực quản lý, theo phạm vi lãnh thổ: Theo tính chất pháp lý, có
quyết định chính sách, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Theo chủ
thể ban hành, có quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; quyết định
của các bộ và cơ quan ngang bộ; quyết định của Ủy ban nhân dân, của các cơ
quan chuyên mơn của Ủy ban nhân dân; quyết định hành chính liên tịch. Căn
cứ vào lĩnh vực quản lý, có quyết định quản lý về kinh tế, quyết định quản lý
về văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục, an ninh – quốc phịng, dân tộc – tơn giáo,
đối ngoại. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có quyết định quản lý có hiệu lực
trên phạm vi tồn quốc; quyết định quản lý có hiệu lực trên phạm vi từng
vùng, từng địa phương; quyết định quản lý áp dụng vượt ra khỏi biên giới
quốc gia.
Trong hoạt động quản lý, việc ban hành quyết định và thực hiện quyết
định quản lý là thể hiện rõ nhất năng lực của nhà quản lý. Khơng thể nói, tơi
là một nhà quản lý giỏi mà lại ban hành một quyết định quản lý bất hợp pháp,
bất hợp lý; thực hiện quyết định quản lý khơng có hiệu lực, hiệu quả. Chất
lượng của quyết định quản lý chủ yếu phụ thuộc vào trình độ, năng lực của
người ban hành quyết định và chất lượng thông tin về đối tượng quản lý.
3
Ngồi ra quyết định quản lý cịn chịu sự chi phối của nguồn lực tài chính, vật
chất, con người; thời gian và các yếu tố chính trị, lợi ích nhóm.
Các mơ hình ban hành quyết định quản lý chủ yếu: Ban hành quyết
định theo chế độ tập thể. Ban hành quyết định theo chế độ thủ trưởng.
Ban hành quyết định quản lý theo mơ hình nào tùy thuộc vào từng loại
quyết định. Mỗi mơ hình ban hành quyết định quản lý đều có những ưu điểm
và nhược điểm của nó, vì vậy trong nhiều trường hợp cần kết hợp các mơ
hình ban hành quyết định quản lý để nâng cao chất lượng của quyết định.
2. Yêu cầu đối với quyết định quản lý
Một quyết định quản lý tốt phải bảo đảm được yêu cầu hợp pháp và
hợp lý. Về yêu cầu hợp pháp, quyết định quản lý cần đáp ứng các yêu cầu
sau: Các quyết định quản lý phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.
Có nghĩa là các quyết định quản lý không được trái với Hiến pháp, luật và văn
bản của cơ quan nhà nước. Các quyết định quản lý phải được ban hành trong
phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi loại
cơ quan, tổ chức chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết các vấn đề
nhất định do pháp luật quy định, không lạm quyền, không lẩn tránh trách
nhiệm. Quyết định quản lý được ban hành phải xuất phát từ lý do xác thực.
Chỉ khi nào trong quản lý nhà nước và đời sống dân sự xuất hiện các nhu cầu,
các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mới ban hành các quyết định nhằm đề ra các quy
định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Quyết định
quản lý phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.
Về hình thức, các quyết định quản lý phải đúng tên gọi, thể thức, tiêu
đề: số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu… và phải
thể hiện bằng ngơn ngữ văn bản hành chính.
4
Về thủ tục ban hành, các quyết định quản lý phải tuân thủ các yêu cầu
bắt buộc do pháp luật quy định và các yêu cầu về tính dân chủ, khách quan,
khoa học.
Một quyết định quản lý được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu
sau: Quyết định quản lý phải bảo đảm hài hịa lợi ích của nhà nước, tập thể và
cá nhân. Khi ban hành quyết định quản lý phải cân đối hợp lý lợi ích giữa nhà
nước và xã hội, coi lợi ích của nhà nước và lợi ích của cơng dân làm tiêu chí
để đánh giá tính hợp lý của quyết định quản lý. Quyết định quản lý phải cụ
thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. Khi ban hành
quyết định quản lý phải tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khi ban hành quyết định tinh giản biên chế, cấp phép cho mở các quán
Internet, quán karaoke gần trường học, bệnh viện… các nhà quản lý phải hết
sức thận trọng, xem xét đầy đủ các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội.
Phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Khơng ít các
quyết định quản lý được ban hành trong thời gian qua vẫn theo “tư duy nhiệm
kỳ” hoặc không quan tâm đến những mục tiêu lâu dài.
Phải tính hết các tác động trực tiếp và gián tiếp của quyết định quản lý.
Quyết định nhập phế liệu làm ô nhiễm môi trường; vấn đề biên chế liên tục
tăng hay tiền lương quá tháp hiện nay đã gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng
của đội ngũ cán bộ, công chức.
Kết hợp kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện,
phương tiện để thực hiện. Không nên đề ra những mục tiêu quá cao, những
chương trình quá lớn khi điều kiện của đất nước, đơn vị chưa thể thực hiện.
Các biện pháp đề ra trong quyết định phải phù hợp, không mâu thuẫn
và phải đồng bộ với biện pháp trong các quyết định có liên quan.
5
Ngơn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ
hiểu, ngắn gọn, chính xác, khơng đa nghĩa, nghĩa là phải bảo đảm kỹ thuật lập
quy.
3. Kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định quản lý
3.1.Thực hiện đúng quy trình ban hành quyết định quản lý
Quy trình ban hành quyết định quản lý gồm bốn bước cơ bản: 1/ xử lý
thông tin, lập và chọn phương án; 2/ soạn thảo quyết định; 3/ thông qua quyết
định; 4/ công bố quyết định.
Xử lý thông tin và chọn phương án cần tiến hành: Kiểm tra tính chính
xác, khách quan của thơng tin, hệ thống hóa thơng tin và phân tích thơng tin.
Xử lý thơng tin để giải quyết vấn đề hiện tại nhưng luôn phải dự báo tương lai
để có những điều chỉnh phù hợp. Đề ra các phương án để có cơ hội lựa chọn;
dự tính các phương tiện, biện pháp, thời gian thực hiện và thời hạn có hiệu lực
của quyết định. Trong quá trình xây dựng phương án, cơ quan chủ trì phải
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan và cần thiết phải tổ chức các
cuộc hội thảo; cần nghiên cứu yếu tố pháp lý và trong những trường hợp cần
thiết phải có tư vấn, cố vấn pháp lý.
Khi chọn phương án cần căn cứ theo các tiêu chí hợp pháp và hợp lý
của quyết định quản lý. Chọn phương án theo các tiêu chí hợp lý, người ra
quyết định có thể sử dụng phương pháp chấm điểm. Phương án được chọn
phải là phương án tối ưu, bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý.
Soạn thảo quyết định quản lý. Trong soạn thảo quyết định quản lý, cơ
quan chủ trì cần lưu ý: Tùy theo từng loại quyết định, cơ quan chủ trì thành
lập bộ phận biên soạn dự thảo quyết định hoặc giao cho cá nhân biên soạn.
Những cá nhân này phải là những người có năng lực, am hiểu pháp luật và
các lĩnh vực chun mơn. Lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan. Nếu cần,
ý kiến góp ý bắt buộc phải bằng văn bản. Huy động sự tham gia của xã hội
6
trong các trường hợp quyết định có liên quan đến đời sống nhân dân trên
phạm vi rộng. Qua hệ thống thông tin đại chúng để tập hợp ý kiến xã hội về
dự thảo quyết định quản lý. Huy động đóng góp của các chuyên gia đối với
các quyết định quản lý có tính chun mơn hẹp, chun ngành.
Thơng qua quyết định quản lý: Quyết định quản lý phải được thông qua
theo thủ tục do pháp luật quy định. Có hai phương thức thông qua quyết định:
Thông qua quyết định quản lý theo chế độ tập thể được thực hiện tại
các cuộc họp của cơ quan có thẩm quyền. Việc tổ chức cuộc họp cần chú ý
các nội dung sau: Chuẩn bị hồ sơ đã được thẩm định liên quan đến quyết
định. Gửi các tài liệu liên quan trước cho thành viên của cuộc họp. Ý kiến
đóng góp phải cụ thể, rõ ràng, tránh xa rời mục đích của cuộc họp. Kết luận
cuộc họp cần đưa ra các vấn đề phải biểu quyết.
Thông qua quyết định theo chế độ thủ trưởng. Trong phạm vi thẩm
quyền, thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định quản
lý. Khi quyết định, người có thẩm quyền cần:
Nắm vững yêu cầu của việc ban hành quyết định. Quyết định ban hành
phải cụ thể, thiết thực, có điều kiện để thực hiện.
Khơng q tin vào cán bộ tham mưu, cần thiết phải xem xét, kiểm tra
lại các nội dung trong quyết định và hình thức của quyết định.
Thủ trưởng cơ quan thơng qua quyết định quản lý cần quan tâm yêu
cầu về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý. Quyết định quản lý
phải có căn cứ pháp lý và có lý do thực tế, khơng trùng lắp, chồng chéo.
Ban hành quyết định quản lý: Ban hành quyết định quản lý là bước căn
bản hóa các quyết định quản lý. Việc văn bản hóa quyết định quản lý phải bảo
đảm đúng thể thức, kỹ thuật trình bày, ngơn ngữ và văn phong của văn bản
pháp luật.
7
Hiệu lực của quyết định có từ khi quyết định được ban hành. Cần phải
tính tới thời điểm quyết định đến và được triển khai bởi đối tượng điều chỉnh
của quyết định. Quyết định quản lý cần thời gian để phổ biến, nhận thức và tổ
chức thực hiện.
3.2. Quyết định quản lý phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc
Việc tổ chức thực hiện quyết định quản lý có ba bước:
Bước 1:Sử dụng các phương tiện, phương pháp phù hợp để quyết định
được triển khai đúng thời hạn, có hiệu lực. Cần lập kế hoạch thực hiện quyết
định; công bố cơng khai, tun truyền, giải thích để mọi người hiểu và tự
nguyện thực hiện.
Bước 2:Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định quản lý.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để
tổ chức thực hiện quyết định quản lý.
Biện pháp thực hiện quyết định phải phù hợp với tầm quan trọng và
tình hình thực tế. Có thể triển khai thực hiện quyết định “đại trà” hoặc thực
hiện “thí điểm” có tổng kết, đánh giá sau đó mới thực hiện ở diện rộng.
Bước 3:Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định quản lý kịp
thời.
Tiếp nhận thơng tin từ các phía trong tổ chức thực hiện quyết định để
điều chỉnh quyết định nếu nhận thấy cần thiết. Điều chỉnh quyết định quản lý
theo những phương thức sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ.
3.3. Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá quyết định quản lý
Thực hiện kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định quản lý có các
khâu: ban hành, tổ chức thực hiện quyết định và tổng kết, đánh giá.
Thẩm quyền kiểm tra thuộc về cấp trên, cơ quan chủ trì, chủ quản và
chính thủ trưởng cơ quan ban hành và chỉ đạo việc thực hiện quyết định.
8
Thẩm quyền kiểm tra còn thuộc về các cơ quan kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân.
Yêu cầu đối với kiểm tra: bảo đảm tính độc lập, khách quan.
Phương pháp kiểm tra: tiền kiểm, hậu kiểm, kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra đột xuất.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cần:
Đôn đốc việc thực hiện quyết định, sửa đổi, bổ sung quyết định khi
thấy cần thiết;
Khen thưởng những cá nhân, tập thể tốt; kỷ luật những cá nhân, tổ
chức mắc khuyết điểm, sai phạm.
Đánh giá quyết định quản lý nhằm xác định tính hiệu quả, hiệu lực của
quyết định quản lý. Đánh giá quyết định quản lý phải trung thực, nhìn thẳng
vào sự thật, nói đúng sự thật, khơng thổi phồng thành tích, thi hành kỷ luật
đối với những cán bộ, công chức không trung thực, “làm láo, báo cáo hay”.
Đánh giá đúng quyết định quản lý đã qua là tiền đề cho một quyết định
quản lý mới tốt hơn ra đời. Khơng có sự đánh giá sẽ khó có sự phát triển trong
quản lý.
9
KẾT LUẬN
Hoạt động lãnh đạo, quản lý có điểm chung là sử dụng quyền lực do
tập thể ủy nhiệm để thực hiện các hành động chung. Do vậy, việc ra quyết
định nằm ở trung tâm các hoạt động, và thể hiện tập trung nhất hiệu quả của
hoạt động lãnh đạo, quản lý. Hoạt động ra quyết định là một trong những
hoạt động cơ bản của lãnh đạo chính trị, bên cạnh các hoạt động như: xác
định mục tiêu của tổ chức, hình thành tầm nhìn chiến lược, tổ chức và huy
động các nguồn lực, xây dựng cơ chế phản hồi và điều chỉnh, ổn định tổ chức,
theo dõi và giám sát, v.v.. Sự đúng đắn và kịp thời của quyết định cá nhân
người lãnh đạo, quản lý có thể làm tăng hiệu quả hành động của tập thể, thậm
chí đưa lại các tính chất và hiệu quả mới mà từng thành viên của tập thể
khơng bao giờ có được.
Nếu khơng có một quyết định chung có hiệu lực thì mỗi cá nhân sẽ có
các quyết định riêng khác nhau, thậm chí ngược chiều nhau, đưa tới kết quả
khơng mong muốn cho cả tập thể. Với nhiều khía cạnh khác của hoạt động
xã hội, trong đó sự cần thiết của một cơ chế ra quyết định chung và cưỡng chế
thi hành quyết định đó là có lợi cho tồn bộ tập thể. Nhà nước, với chức năng
quyền lực công (công quyền), là một trường hợp điển hình nhất và quan trọng
nhất. Tổ chức tốt quy trình ban hành quyết định và thực hiện quyết định quản
lý, kiểm tra đánh giá quyết định quản lý sẽ tạo khả năng nâng cao chất lượng
ban hành các quyết định quản lý./.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận
chính trị, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, năm 2016;
2- Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 2000
3- Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐHĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001
4- Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐHĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006
5- Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐHĐBTQ lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011
6- Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐHĐBTQ lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016
7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lãnh đạo học và chính
sách cơng, Tập Bài giảng Khoa học lãnh đạo (Hệ CCLLCT), Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội – 2017.
11