Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận Văn Tác Động Của Chiến Tranh Thương Mại Mỹ - Trung Quốc Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Ngành Dệt May Của Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh thương mại

ĐẶNG THỊ HẰNG NGA


Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Đặng Thị Hằng Nga
Người hướng dẫn: TS Phan Thị Thu Hiền


Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, thu thập một cách khách quan. Nếu có gian dối
trong q trình thực hiện đề tài, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2020
Học viên
Đặng Thị Hằng Nga


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại
học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội).
Tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất tới T.S. Phan Thị Thu Hiền- người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, đưa ra các ý kiến tham khảo quý báu trong
quá trình định hướng, tìm kiếm tài liệu và hồn thành luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học cùng tồn thể các
thầy cơ giáo tại trường Đại học Ngoại Thương, tác giả xin gửi lời chân thành cảm
ơn đến các thầy cơ đã hết lịng truyền dạy kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt hai năm học qua.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã ln kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn

thành luận văn.

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2020
Học viên
Đặng Thị Hằng Nga


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.........................................................ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ- TRUNG QUỐC.............................................................................................7
1.1 Khái quát về chiến tranh thương mại...........................................................7
1.1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại......................................................7
1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh thương mại..............................................8
1.1.3 Biểu hiện của chiến tranh thương mại..................................................10
1.1.4 Tác động của chiến tranh thương mại..................................................11
1.2 Khái quát về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...........................14
1.2.1 Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.........14
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung..................22
1.2.3 Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc.............................24

1.2.4 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc......................29
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM.......................................................................................37
2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ trong bối
cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...............................37
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may Mỹ...........................................................37
2.1.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt
động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ.................................................40
2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc
trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...............43


iv

2.2.1 Tổng quan về ngành dệt may Trung Quốc.............................................43
2.2.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt
động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc..................................44
2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong bối
cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...............................46
2.3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam.................................................46
2.3.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt
động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc..................48
2.3.3 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt
động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam sang Mỹ..........................53
2.3.4 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang các thị trường khác...................57
2.4 Đánh giá tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới
hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.........................................60
2.4.1 Tác động tích cực...................................................................................61

2.4.2 Tác động bất lợi......................................................................................63
CHƯƠNG III: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG
MẠI MỸ- TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM......................65
3.1 Dự báo diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...........65
3.1.1 Kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc ngày càng leo thang
.......................................................................................................................... 65
3.1.2 Kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc kết thúc, hai bên gỡ
bỏ các hàng rào thương mại............................................................................68
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc...............69
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước..................................................................70
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp............................................................74
3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam.....................................79
KẾT LUẬN...........................................................................................................83


v

Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................85
PHỤ LỤC..............................................................................................................88

DANH MỤC CÁC BẢNG


vi

Bảng 1.1: Tổng giá trị lượng hàng của 5 quốc gia nhập khẩu lớn nhất vào
Mỹ từ 2004 đến 2019 (tỷ USD)...........................................................................16
Bảng 1.2 Các sự kiện chính trong cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung

Quốc.......................................................................................................................27

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc..................25
Hình 2.1 Các thị trường xuất nhập khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam
năm 2019...............................................................................................................58


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc giai
đoạn 2009-2019.....................................................................................................15
Biểu đồ 1.2 FDI từ Trung Quốc vào Mỹ giai đoạn 2010-2019......................18
Biểu đồ 1.3 FDI từ Mỹ vào Trung Quốc giai đoạn 2010-2018......................19
Biểu đồ 1.4 Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giai đoạn 20122019........................................................................................................................21
Biểu đồ 1.5 Thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại Mỹ từ 2016 đến
2019........................................................................................................................31
Biểu đồ 2.1 Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Mỹ từ 2009 đến 2019............37
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị phần các sản phẩm trong tổng giá trị xuất khẩu của
ngành dệt may Mỹ năm 2019.............................................................................38
Biểu đồ 2.3 Các quốc gia có giá trị xuất khẩu vải nhiều nhất vào thị trường
Mỹ năm 2019........................................................................................................39
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị phần các sản phẩm trong tổng giá trị nhập khẩu
ngành dệt may Mỹ giai đoạn từ 2000 đến 2019...............................................39
Biểu đồ 2.5 Các quốc gia có giá trị nhập khẩu hàng may mặc nhiều nhất
vào thị trường Mỹ năm 2019..............................................................................40
Biểu đồ 2.6 Khối lượng và giá trị xuất khẩu bông Mỹ trong giai đoạn từ
tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 và giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng
2/2019.....................................................................................................................42

Biểu đồ 2.7 Các quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ
từ 2000 đến 2019..................................................................................................46
Biểu đồ 2.8 Thị phần các nước xuất khẩu sợi vào Trung Quốc năm 2019
.......................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.9 Sản lượng xuất khẩu sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc
giai đoạn 2017-2019.............................................................................................51
Biểu đồ 2.10 Thị phần hàng xuất khẩu may mặc Việt Nam và Trung Quốc
sang thị trường Mỹ giai đoạn từ 2010 đến 2019..............................................54


viii

Biểu đồ 2.11 Sản lượng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam và Trung
Quốc sang thị trường Mỹ giai đoạn từ 2012 đến 2019...................................55
Biểu đồ 2.12 Đơn giá trung bình hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường
Mỹ của 5 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và
Hondura................................................................................................................56
Biểu đồ 2.13 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU và Nhật Bản
giai đoạn 2016 đến 2019......................................................................................59
Biểu đồ 2.14 Tỷ giá hối đoái Nhân Dân Tệ và Việt Nam Đồng.....................61
Biểu đồ 2.15 Xuất khẩu dệt may của Việt Nam giành thị phần từ Trung
Quốc tại Mỹ..........................................................................................................62


ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt


Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

NDT

Nhân dân tệ

Từ viết tắt tiếng Anh
Từ viết tắt
CNTAC
MITI
VCOSA
OTEXA
NCTO

Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

China National Textile

Hội đồng Dệt may quốc

and Apparel Council

gia Trung Quốc


Ministry of International

Bộ Thông tin và Công

Trade and Industry

nghiệp Trung Quốc

Vietnam Cotton and

Hiệp hội bông sợi Việt

Spinning Association

Nam

Office of Textiles and

Cơ quan dệt may thuộc Bộ

Apparel

thương mại Mỹ

National Council of

Hội đồng toàn quốc các tổ

Textile Orrganizations


chức dệt may Mỹ


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của chiến tranh thương mại MỹTrung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó dự
báo diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc và đưa ra các
khuyến nghị, giải pháp nâng cao tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu
cực của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành
dệt may Việt Nam.
Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về chiến tranh thương mại nói
chung và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc nói riêng từ đó rút ra được
những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến bản thân mỗi
quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh và đến toàn cầu.
Chương 2: Tập trung làm rõ thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành
dệt may Mỹ và Trung Quốc trong vịng xốy của chiến tranh thương mại và đi sâu
phân tích tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam qua phương pháp nghiên cứu định tính, trên
cơ sở đó đánh giá kết quả và chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh
thương mại tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
Chương 3: Trên cơ sở kết quả phân tích của chương hai, luận văn đã đưa ra
những dự kiến về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt
động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam theo hai chiều hướng bao gồm kịch
bản chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và kịch bản hai quốc gia đạt được
thỏa thuận, chiến tranh thương mại kết thúc. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả đánh giá
các cơ hội và thách thức mà chiến tranh thương mại mang đến cho hoạt động xuất
khẩu của ngành dệt may Việt Nam ở chương hai, luận văn đưa ra một số kiến nghị,
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong

vịng xốy của chiến tranh thương mại.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng
đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến
tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc
trở thành thành viên WTO (2001), và trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các
nhà sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản
xuất nội địa Mỹ. Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song
phương về kinh tế thì những bất đồng, căng thẳng về cả kinh tế và chính trị ngày
một nhiều hơn. Đặc biệt, từ giai đoạn năm 2005 trở lại đây, hai cường quốc kinh tế
ln có những mâu thuẫn thương mại khó giải quyết và kết quả của những mâu
thuẫn là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bên đã diễn ra vào ngày 22/3/2018
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ USD  cho
hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để
ngăn chặn những gì Mỹ cho là hành vi thương mại khơng cơng bằng và hành vi
trộm cắp tài sản trí tuệ. Những quyết định này của Mỹ đã đem lại nhiều thiệt hại cho
Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng cách áp thuế quan mạnh mẽ
vào hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này từ Mỹ. Các biện pháp thuế trừng phạt lẫn
nhau tiếp tục được thực hiện giữa hai quốc gia và những thiết hại nhất định mà cuộc
chiến thương mại đem đến trong suốt khoảng thời gian này đối với Mỹ, Trung Quốc
và cả nền kinh tế thế giới là điều khơng tránh khỏi. Do đó, bước tiến được ghi nhận
gần đây nhất là thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Mỹ và Trung Quốc ký kết
vào 15/01/2020. Đây được coi là một tín hiệu khởi sắc cho nền kinh thế giới tuy
nhiên diễn biến tiếp theo của cuộc chiến tranh thương mại vẫn hết sức khó lường.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong độ mở rất lớn với nền kinh tế thế giới cùng

với mối quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc khiến cho hoạt
động xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc chiến
thương mại Mỹ- Trung Quốc. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ
yếu xuất khẩu xơ, sợi và các sản phẩm may mặc. Tính đến hết năm 2019, Mỹ là đối
tác xuất khẩu lớn nhất của ngành may mặc Việt Nam, chiếm 45% tỷ trọng xuất


2

khẩu ngành may mặc; trong khi Trung Quốc chiếm 68% tỷ trọng xuất khẩu ngành
sợi của cả nước. Do đó, những biện pháp thuế quan trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc
đã có tác động sâu sắc đến hoạt động xuất khẩu của cả hai ngành này. Năm 2019,
các doanh nghiệp xuất khẩu sợi Việt Nam đã phải căng mình để bù lỗ do nhu cầu
sợi từ thị trường Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng; nguyên nhân là vì hàng may
mặc Trung Quốc nằm trong danh sách các mặt hàng bị áp thuế nhập khẩu từ Mỹ
dẫn đến nhu cầu nhập khẩu sợi để sản xuất các sản phẩm may mặc của các doanh
nghiệp Trung Quốc giảm tốc. Ngược lại, đối với hoạt động xuất khẩu ngành may
mặc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bước đầu đang thu được lợi ích từ việc
phát triển thị phần hàng may mặc tại Mỹ do sự sụt giảm thị phần hàng may mặc
Trung Quốc tại thị trường này. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của thị phần
hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Mỹ chưa chắc đã là một tín hiệu mừng khi
Mỹ có thể áp thuế chống lẩn tránh đối với hàng may mặc Việt Nam do 60% nguyên
liệu vải để sản xuất hàng may mặc đến từ Trung Quốc. Dự báo chiến tranh thương
mại Mỹ- Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới cùng
với những chuyển biến khó đốn từ thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành
dệt may Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng để vừa nắm bắt được những cơ hội
mà chiến tranh thương mại mang đến vừa có những biện pháp chủ động để hạn chế
những bất lợi mà chiến tranh thương mại gây ra.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của chiến
tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu ngành dệt may

của Việt Nam” để phân tích rõ tác động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong vịng xốy của chiến
tranh thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới
nền kinh tế Việt Nam là đề tài thiết thực, cấp thiết, do vậy rất được các nhà nghiên
cứu quan tâm và có nhiều cơng trình, bài báo, chun đề nghiên cứu về vấn đề này,
điển hình như:


3

Nguyễn Thu Hương (2019) với bài báo “Tác động của chiến tranh thương mại
Mỹ- Trung đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp” (Tạp chí Khoa học và Đào
tạo Ngân hàng, số 202/2019) đã phân tích những tác động của chiến tranh thương
mại đến nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế tồn cầu, từ đó đưa ra các giải pháp
cho doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam trước diễn biến khó đốn của cuộc chiến
thương mại Mỹ- Trung Quốc.
Nguyễn Văn Lịch (2018) với bài viết “Những tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ- Trung đến Việt Nam” (Cổng thông tin điện tử - Trung tâm WTO, 2018).
Bài viết đã phân tích các nguyên nhân của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc,
và các tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước và doanh nghiệp để chuẩn bị đối phó
với chiến tranh thương mại.
Nguyễn Anh Thu và Vũ Thanh Hương (2018) với đề tài” Chiến tranh thương
mại Mỹ- Trung và một số tác động dự đoán” (Cổng thông tin điện tử - Trung tâm
WTO, 2018) đã nghiên cứu tổng quan nguyên nhân và diễn biến của chiến tranh
thương mại Mỹ- Trung Quốc, dự đoán một số các tác động của nó và đưa ra một số
hàm ý đối với Việt Nam. Đặc biệt, bài viết đưa ra nhận định Chính phủ và doanh
nghiệp Việt Nam cần có các ứng phó với tác động lớn nhất có thể là gia tăng nhập

siêu và đầu tư từ Trung Quốc.
Nguyễn Lê Đình Qúy (2018) với bài viết “Tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam”. (Cổng thông tin điện tử - Trung
tâm WTO, 2018) đã tổng quát về cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc và đưa ra
nhận định mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu những tác động nhất
định trong vịng xốy của chiến tranh thương mại. Ngoài ra, bài viết đánh giá những
tác động sơ bộ của cuộc chiến tranh này đến kinh tế Việt Nam từ đó xây dựng
những giải pháp ứng phó kịp thời đồng thời vận dụng tình hình để hoạch định chiến
lược thương mại phù hợp.
Tóm lại, hiện nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về mức độ tác động
của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường chỉ khái quát diễn biến, nguyên nhân sơ bộ của


4

chiến tranh thương mại và mức độ tác động của chiến tranh đến toàn nền kinh tế
Việt Nam mà chưa đi sâu vào phân tích tác động đến từng ngành cụ thể. Trong khi
đó, ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam và đang chịu
những tác động trực tiếp từ hai thị trường Mỹ và Trung Quốc đến hoạt động xuất
khẩu của ngành. Do vậy, một nghiên cứu riêng về tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam là thực
sự cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích các tác động của chiến tranh
thương mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt
Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội đồng thời hạn chế những bất lợi mà chiến
tranh thương mại đem lại.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến tranh thương mại nói
chung và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc nói riêng.
- Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh của xung đột thương mại và phân tích các
tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của
ngành dệt may Việt Nam
- Thứ ba, luận văn đưa ra các dự báo về những tác động của chiến tranh
thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
trong giai đoạn tới và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và
hạn chế các tác động bất lợi của chiến tranh thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chiến tranh thương mại MỹTrung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian
Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 20182019 và đề xuất kiến nghị, giải pháp cho thời gian tới. Ngoài ra, với các nội dung
cần thảo luận, luận văn có thể sử dụng số liệu trong giai đoạn trước đó.
- Về nội dung
Luận văn nghiên cứu, đánh giá tác động của chiến tranh thương mại MỹTrung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Do ngành dệt
may Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau, nên trong phạm vi
nghiên cứu, thay vì phân tích tràn lan, luận văn nghiên cứu tập trung vào hoạt động
xuất khẩu của ngành sợi và ngành may mặc Việt Nam.
- Về không gian

Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang
thị trường Mỹ, Trung Quốc và một số thị trường khác bao gồm: EU, Nhật Bản và
Hàn Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp nghiên cứu
định tính. Đối với phương pháp phân tích định tính, luận văn sử dụng các phân tích
lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm đưa ra những đánh giá,
nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu. Luận văn thu thập thông tin thông qua các tri
giác của người nghiên cứu, sử dụng vốn hiểu biết và lý giải của người nghiên cứu
để giải thích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu (dữ liệu thương mại của các quốc gia) nên
việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được. Bởi vậy dữ liệu được sử


6

dụng trong luận văn là dữ liệu đã công bố- còn gọi là dữ liệu thứ cấp từ các nguồn
tin cậy của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quát về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc
Chương 2: Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc tới
hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
Chương 3: Dự báo diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc
và khuyến nghị giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam


7


CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ- TRUNG QUỐC
1.1 Khái quát về chiến tranh thương mại
1.1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại
Trên thực tế cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về
chiến tranh thương mại. Trong một bài phỏng vấn với trang điện tử Market place
(18/06/2018), nhà sử học kinh tế Doug Irwin cho rằng “Chiến tranh thương mại
không phải là thuật ngữ chính thống được sử dụng bởi các nhà kinh tế học”. Do đó,
dựa theo quan điểm cá nhân, các nhà kinh tế học lại có những luận giải khác nhau
về chiến tranh thương mại
Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford, “Chiến tranh thương mại xảy ra khi quốc
gia này gây thiệt hại về thương mại cho quốc gia khác bằng việc áp dụng thuế quan
hoặc hạn ngạch”.
Theo chuyên gia Manuel Perez- Rocha thuộc Viện nghiên cứu chính sách Mỹ
phát biểu trên tạp chí Fortune (2018) cho rằng: “Chiến tranh thương mại là khi một
quốc gia áp thuế hay những rào cản khác dành cho những sản phẩm nhập khẩu,
khiến cho các quốc gia khác trả đũa bằng cách áp dụng những mức thuế hay các
biện pháp trừng phạt tương tự”.
Trong khi đó, Phil Levy- cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền George W.
Bush- trong một cuộc phỏng vấn với Vox (2018) cho rẳng: “Chiến tranh thương
mại xảy ra khi khơng thể kiểm sốt được sự leo thang của các hàng rào thương
mại”
Như vậy, qua các khái niệm trên, dù có sự khác nhau về từ ngữ và cách diễn
đạt, cách trình bày nhưng tựu trung lại : “Chiến tranh thương mại hay còn gọi là
chiến tranh mậu dịch là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia thiết lập hoặc
gia tăng các hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan (các quy định về kỹ thuật, vệ
sinh, tiêu chuẩn sản phẩm; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; các quy định chống bán
phá giá; giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các
ngành sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, lệnh cấm vận, hạn chế



8

thương mại, …) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối
lập.”
1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh thương mại
Nhìn chung, chiến tranh thương mại bắt nguồn từ xung đột lợi ích giữa hai
quốc gia dẫn đến hành động áp dụng các biện pháp trừng phạt, trả đũa lẫn nhau
nhằm đạt được mục tiêu mà mỗi quốc gia hướng đến. Một số những nguyên nhân
thường gặp dẫn đến chiến tranh thương mại như sau:
Thứ nhất, do một bên bị thâm hụt thương mại nghiêm trọng trong quan hệ
thương mại song phương.
Sự mất cân bằng kéo dài trong thương mại song phương được xem là một
trong những nguyên nhân của chiến tranh thương mại do thâm hụt thương mại kéo
theo sự suy giảm việc làm trong nước. Hệ quả tất yếu này xảy ra do một quốc gia
nhập khẩu nhiều hàng hóa từ nước ngồi dẫn đến giá cả hàng nhập khẩu giảm.
Những công ty trong nước không thể sản xuất với chi phí thấp hơn để cạnh tranh
khiến cho số lượng việc làm bị giảm thiểu, hàng hóa sản xuất ra ít hơn dẫn đến thâm
hụt thương mại ngày càng lớn. Để ngăn chặn tác động tiêu cực kéo dài cho nước bị
thâm hụt, chiến tranh thương mại là một trong những lựa chọn để cân bằng cán cân
thương mại, giảm thiểu sự phụ thuộc và ngăn chặn những tác động bất lợi đến nền
kinh tế của nước bị thâm hụt. Lịch sử thế giới đã chứng kiến cuộc chiến thương mại
giữa Mỹ và Nhật Bản vào những năm đầu thập niên 1980 mà một trong những
nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến này là do Tổng thống Mỹ R. Reagan lo ngại về
mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn giữa Mỹ và Nhật Bản. Theo thống kê,
Nhật Bản chiếm tới 42% thâm hụt thương mại của Mỹ trong nửa đầu thập niên
1980. Sự thâm hụt kéo dài của Mỹ với Nhật Bản dẫn đến những biện pháp thuế
quan của Mỹ áp vào hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản nhằm mục đích cân bằng cán
cân thương mại giữa hai quốc gia. Cuộc thương chiến tiếp tục kéo dài và chỉ dừng

lại khi hai bên đạt Thỏa ước Plaza vào năm 1985.
Thứ hai, do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
thương mại quốc tế.


9

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia trong
thương mại quốc tế như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bán phá giá, ... dẫn đến yêu
cầu cần sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại như tăng thuế, tăng các hạn chế
định lượng, thắt chặt các thủ tục hải quan,… để loại bỏ sự bất bình đẳng trong kinh
doanh. Cạnh tranh thương mại không lành mạnh kéo dài là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc nước bị thiệt hại lựa chọn chiến tranh thương mại như một biện
pháp trả đũa nước vi phạm nhằm xây dựng lại môi trường kinh doanh cơng bằng
cho các doanh nghiệp nước mình trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, do xung đột lợi ích kinh tế, chính trị trên bản đồ thế giới.
Xu thế mở cửa của nền kinh tế toàn cầu tạo cơ hội cho các quốc gia mở rộng
mối quan hệ thương mại của mình từ đó góp phần củng cố và phát triển vị thế kinh
tế, chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của một số
quốc gia lại được xem là nguy cơ suy giảm vị thế kinh tế, chính trị cho các quốc gia
khác. Đứng trước nguy cơ này, những quốc gia đang duy trì vị trí dẫn đầu thường
thực hiện hai bước song song đối với quốc gia đang bám sát bao gồm: củng cố sức
mạnh của quốc gia mình đồng thời ngăn chặn bước tiến và tạo khoảng cách xa nhất
với đối thủ cạnh tranh. Chiến tranh thương mại cùng với các biện pháp như tăng
thuế nhập khẩu, thắt chặt các quy định đối với hàng nhập khẩu, … giúp bảo vệ nền
kinh tế trong nước được xem là một biện pháp giúp các quốc gia đang dẫn đầu có
thể thực hiện đồng thời hai bước trên và tiếp tục khẳng định vị thế kinh tế, chính trị
của quốc gia mình trên trường quốc tế. Nhìn từ lịch sử cuộc chiến thương mại giữa
Mỹ và Nhật Bản vào những năm thập niên 1980 cho thấy xung đột lợi ích kinh tế là
một trong những nguyên nhân của cuộc thương chiến giữa hai quốc gia do sự phát

triển nhanh chóng của Nhật Bản trong ngành sản xuất chất bán dẫn khi vượt Mỹ trở
thành nhà cung cấp chip điện tử hàng đầu thế giới. Đến năm 1985, Mỹ đã áp đặt
mức thuế 100% lên các sản phẩm chất bán dẫn của Nhật Bản đồng thời đẩy mạnh
nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực chip điện tử và công bố các quy định
bảo vệ ngành. Có thể nhận thấy rõ ràng đứng trước sự phát triển nhanh chóng của
Nhật Bản, những hành động của chính quyền Mỹ trong cuộc xung đột thương mại


10

nhằm bảo vệ ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước và sử dụng thuế quan để hạn
chế sự phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành này.
Ngoài những nguyên nhân trên, chiến tranh thương mại có thể xảy ra do rất
nhiều những nguyên nhân khác liên quan đến chính trị, ngoại giao, lịch sử, …phụ
thuộc vào tình hình cụ thể trong mối quan hệ giữa các quốc gia.
1.1.3 Biểu hiện của chiến tranh thương mại
Khi chiến tranh thương mại xảy ra, hai bên đồng thời thực hiện các biện pháp
trừng phạt, trả đũa lẫn nhau. Biểu hiện của chiến tranh thương mại được thể hiện
thông qua các biện pháp trừng phạt mà các quốc gia thường sử dụng như sau:
- Hàng rào thuế quan: Biện pháp thuế quan được thể hiện qua việc các quốc
gia thiết lập hoặc tăng cường mức thuế quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu áp vào hàng
hóa của quốc gia khác. Trong chiến tranh thương mại, thuế quan được coi là công cụ
để trả đũa giữa các quốc gia; giúp quốc gia áp thuế hạn chế hàng nhập khẩu, gây
khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước bị áp thuế; bảo vệ hàng
hóa trong nước và giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển.
- Hàng rào phi thuế quan: Ngoài biện pháp thuế quan, trong chiến tranh
thương mại, các quốc gia cịn có thể sử dụng các biện pháp phi thuế quan để trả đũa
lẫn nhau bao gồm:
Các biện pháp kỹ thuật (biện pháp TBT) được thể hiện qua việc các quốc gia
xây dựng hoặc tăng cường các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa nhập

khẩu và/ hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Trong xung đột thương mại, biện pháp TBT được
xem là rào cản cho hàng hóa nước ngồi vào thị trường nước thiết lập, giúp bảo hộ
sản xuất trong nước và đồng thời bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con
người, môi trường, an ninh, … cho nước thiết lập.
Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (biện pháp SBS) được thể hiện thông
qua việc các quốc gia xây dựng hoặc tăng cường các yêu cầu về chất lượng, về bao
bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động, thực vật, kiểm
dịch, …nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật.
Trong chiến tranh thương mại, biện pháp SBS cũng được coi là công cụ gây khó


11

khăn cho hàng hóa nước ngồi thâm nhập vào thị trường nội địa đồng thời giúp bảo
đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc
từ động thực vật cho nước thiết lập.
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện thông qua việc các
quốc gia xây dựng các quy định về tiêu chuẩn bảo hộ đối với phần lớn các loại tài
sản sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu thương mại, sáng chế, quyền tác giả, kiểu dáng
cơng nghiệp, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, … áp dụng cho hàng hóa nhập
khẩu hoặc cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị
trường nội địa. Trong xung đột thương mại, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ giúp các quốc gia thiết lập ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ, bảo vệ hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và giúp xây
dựng môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp nội địa trong thương
mại quốc tế.
Ngoài những biện pháp chủ yếu kể trên, trong xung đột thương mại còn rất
nhiều các hình thức khác được các quốc gia sử dụng nhằm trả đũa lẫn nhau. Thí dụ,
quy tắc xuất xứ, các quy định chống bán phá giá, các biện pháp đầu tư liên quan đến

thương mại... cũng có thể được vận dụng để hạn chế thương mại hàng hóa từ quốc
gia còn lại.
1.1.4 Tác động của chiến tranh thương mại
1.1.4.1 Tác động tích cực
Đối với các nước tham gia chiến tranh
Việc thiết lập hoặc gia tăng hàng rào thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu mang
lại những lợi ích trong ngắn hạn cho nước thiết lập thuế quan. Thuế là nguồn thu
quan trọng của Nhà nước do đó, khi tăng thuế ngân sách chính phủ tăng lên. Bên
cạnh đó, thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hóa, làm tăng giá hàng hóa vì
vậy thơng qua thuế nhập khẩu Nhà nước có thể điều tiết việc nhập khầu hàng hóa và
hướng dẫn tiêu dùng. Ngồi ra, khi hàng hóa nhập khẩu giảm, để bù vào lượng hàng
hóa nhập khẩu đó Nhà nước phải mở rộng đầu tư, tăng sản xuất từ đó thất nghiệp
giảm, cán cân thương mại được cải thiện hơn.


12

Các biện pháp TBT và SBS giúp nước thiết lập kiểm soát chặt chẽ hàng nhập
khẩu và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước. Các biện pháp kỹ thuật và các
biện pháp kiểm dịch động thực vật áp dụng cho hàng nhập khẩu được xem là công
cụ giúp nước thiết lập hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa từ
đó thúc đẩy sản xuất trong nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, do lượng hàng
hóa nhập khẩu được kiểm sốt nên mang lại lợi ích cho sức khỏe người tiêu dùng,
mơi trường, an ninh xã hội và hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu không đạt tiêu
chuẩn từ các nước khác.
Việc xây dựng luật sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt giúp nước thiết lập hạn chế đối
thủ cạnh tranh độc chiếm trên thị trường và bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh
nghiệp trong nước. Đây là công cụ đắc lực để khắc phục cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, góp phần thiết lập mơi
trường cạnh tranh công bằng do hạn chế các hành động kinh doanh vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ nên tận dụng được lợi thế giá rẻ của hàng giả, hàng nhái gây khó khăn
cho người sáng tạo.
Đối với các nước bên ngoài chiến tranh
Xung đột thương mại tạo cơ hội cho các nước bên lề cuộc chiến tranh tăng
trưởng đầu tư. Đây được coi là tác động rõ nét nhất của xung đột thương mại do các
nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch đến các quốc gia nằm ngoài xung đột thương
mại để né tránh các tác động bất lợi từ thuế quan và rủi ro từ môi trường kinh doanh
không ổn định. Nếu biết tận dụng cơ hội này và tăng cường môi trường đầu tư kinh
doanh, đây sẽ là cơ hội lớn cho các nước bên ngoài cuộc chiến tranh tăng trưởng
kinh tế và gia tăng việc làm.
Xung đột thương mại giúp các nước bên ngoài chiến tranh gia tăng thị phần
hàng xuất khẩu đến các quốc gia nằm trong cuộc chiến tranh thương mại. Các biện
pháp thuế quan áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia trong chiến tranh
thương mại khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm nguồn hàng thay thế
cho những sản phẩm đang bị áp thuế. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp của các
nền kinh tế bên thứ ba thúc đẩy hàng xuất khẩu và tăng trưởng thị phần đến các
quốc gia trong cuộc chiến tranh thương mại. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan


×