Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Mật Độ Cấy Và Các Mức Phân Đạm Tới Sinh Trưởng, Phát Triển Và Năng Suất Của Giống Lúa Bt13 Tại Tam Dương – Vĩnh Phúc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------š&›--------------

NGUYỄN TUẤN THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY
VÀ CÁC MỨC PHÂN ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BT13 TẠI
TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------š&›--------------

NGUYỄN TUẤN THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY
VÀ CÁC MỨC PHÂN ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BT13 TẠI
TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH:

KHOA HỌC CÂY TRỒNG


MÃ SỐ:

60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn
Cương đã tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ, Chi
cục Bảo vệ thực vật Lào Cai đã tạo điều kiện cho tơi được tham gia khố học
Thạc sỹ năm 2011 – 2013.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phịng Trồng trọt, Sở Nơng
nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Tam Dương và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ để tơi hồn thành báo cáo
luận văn này.
Vĩnh Phúc, Ngày tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Thành

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn này hồn tồn trung thực và
chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin đảm bảo số liệu trong luận văn được chính bản thân tơi theo dõi
và thơng tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể, nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo của Thầy
hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình của bạn, bè đồng nghiệp.
Vĩnh Phúc, Nngày tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn

i

Lời cam đoan

ii


Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2


Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước

3

2.1.1

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

3

2.1.2


Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam

4

2.2

Đặc điểm sinh học của cây lúa

10

2.2.1

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa

10

2.2.2

Đặc điểm hệ rễ của cây lúa

11

2.2.3

Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng hạt giống của cây lúa

12

2.3


Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam

17

2.3.1

Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa.

17

2.3.2

Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam

18

2.3.3

Phương pháp bón phân cho lúa

18

2.3.4

Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa

22

2.4


Những nghiên cứu về mật độ cấy của lúa

22

iii


2.4.1

Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng lúa

22

2.4.2

Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới

25

2.4.3

Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt nam

26

III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

31

3.1

Đối tượng nghiên cứu

31

3.2

Nội dung nghiên cứu

31

3.3

Phương pháp nghiên cứu

32

3.4

Bố trí thí nghiệm

32

3.5


Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

34

3.5.1

Các đặc điểm hình thái, nông sinh học

34

3.5.2

Các chỉ tiêu sinh trưởng

35

3.5.3

Chỉ tiêu sinh lý

36

3.5.4

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

36

3.5.5


Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại

37

3.6

Phương pháp phân tích và sử lý số liệu

38

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

39

4.1

Đặc điểm thời tiết, khí hậu tại vùng nghiên cứu

39

4.1.1

Nhiệt độ

39

4.1.2


Lượng mưa

40

4.1.3

Số giờ nắng

40

4.1.4

Ẩm độ khơng khí

40

4.2

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa BT13

4.3

41

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số đặc
điểm hình thái của giống lúa BT13

iv


44


4.4

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số đặc
điểm nông sinh học của giồng lúa BT13

4.5

45

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến khả năng sinh
trưởng của giồng lúa BT13

46

4.5.1

Động thái tăng trưởng “chiều cao cây” (cao vuốt lá)

46

4.5.2

Động thái đẻ nhánh

49

4.6


Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số chỉ
tiêu sinh lý của giống lúa BT13

55

4.6.1

Chỉ số diện tích lá – LAI

55

4.6.2

Lượng chất khơ tích lũy

58

4.7

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến tình hình sâu
bệnh hại đối với giống BT13

4.8

59

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống BT13


52

4.8.1

Các yếu tố cấu thành năng suất

52

4.8.2

Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế

58

4.9

Hoạch toán kinh tế

59

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1

Kết luận


63

5.2

Đề nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

68

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCCC

Cao cây cuối cùng

CT

Công thức

ĐNTĐ


Đẻ nhánh tối đa

FAO

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KL

Khối lượng

NHH

Nhánh hữu hiệu

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSTT

Năng suất thực thu


NSLT

Năng suất lý thuyết

P1000

Trọng lượng 1000 hạt

Sâu ĐT

Sâu đục thân

TGST

Thời gian sinh trưởng

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới từ năm 2005 - 2011


2.2

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam trong giai

3

đoạn từ 2000 - 2011

8

2.3

Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta.

9

2.4

Lượng phân bón cho lúa

19

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

33

3.2


Lượng phân và cách bón phân cho giống BT13

34

4.1

Số liệu khí tượng 6 tháng cuối năm 2012 tại Vĩnh Phúc

39

4.2

Số liệu khí tượng 6 tháng đầu năm 2013 tại Vĩnh Phúc

39

4.3

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa BT13

4.4

42

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số đặc
điểm hình thái của giống lúa BT13

4.5


44

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số chỉ
tiêu nông sinh học của giống lúa BT13

4.6

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến

45
động thái

tăng trưởng “chiều cao cây” của giống lúa BT13
4.7

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân đạm bón đến động thái
đẻ nhánh của giống lúa BT13 (nhánh/khóm)

4.8

4.11

53

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện
tích lá – LAI của giống BT13 (m2lá/m2đất).

4.10

51


Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm | đến hệ số đẻ
nhánh của giống BT13 (nhánh/khóm).

4.9

47

55

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến lượng chất
khô tích lũy của giống BT13 (g/khóm)

58

Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính đối với giống lúa BT13

52

vii


4.12

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT13 vụ mùa 2012

4.13

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và

các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT13 vụ xuân 2013

4.14

58

Hiệu quả kinh tế của các mật độ cấy và các mức phân bón khác nhau
đối với giống BT13 tại Tam Dương – Vĩnh Phúc vụ mùa 2012.

4.16

54

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến các chỉ tiêu
về năng suất và hệ số kinh tế của giống lúa BT13

4.15

53

60

Hiệu quả kinh tế của các mật độ cấy và các mức phân bón khác
nhau của giống BT13 tại Tam Dương – Vĩnh Phúc vụ xuân 2013.

viii

61



DANH MỤC HÌNH
STT
4.1

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT13 trong vụ mùa 2012

4.2

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT13 trong vụ xuân 2013

4.3

53

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện
tích lá – LAI của giống lúa BT13 trong vụ mùa 2012

4.6

52

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa BT13 trong vụ xuân 2013


4.5

48

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa BT13 trong vụ mùa 2012

4.4

48

57

Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện
tích lá – LAI của giống lúa BT13 trong vụ xuân 2013

ix

57


Cần chỉ ra các tài liệu tham khảo đã trích ở đoạn nào?
PHẦN I
1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một cây trồng có từ lâu đời, là nền
móng cho nền văn minh lúa nước của loài người, đặc biệt là khu vực Châu Á.
Cùng với sự phát triển của xã hội, những thành tựu khoa học kỹ thuật liên tục ra
đời đã nhanh chóng đi vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần

đây nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực: Di
truyền chọn giống, sinh lý, sinh hóa, hóa sinh, cơ giới, hóa học... mà năng suất,
phẩm chất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa không ngừng được
tăng lên ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, việc thâm canh lúa được thực hiện chủ yếu bằng cách sử
dụng những giống lúa chịu phân, chịu thâm canh cao cùng với thói quen là lạm
dụng quá nhiều phân bón hóa học. Việc thâm canh như vậy để lại hậu quả rất
xấu cho môi trường sinh thái, làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên như đất, nước,
mặt khác cũng không tiết kiệm được lượng phân bón trong sản xuất.
Nhằm hạn chế hậu quả trên đã có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau
để tìm cách giảm lượng phân bón trong sản xuất mà vẫn duy trì được năng suất
lúa. Trong đó, giống Khaau chonj gioongstốt và kỹ thuật canh tác mà chủ yếu là
mật độ cấy đã và đang được các nhà nông học quan tâm nghiên cứu.. ,
Việc sử dụng giống tốt và cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối
ưu cho sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao mà cịn là những khâu vơ cùng
có ý nghĩa trong vấn đềq trình chăm sóc cho lúa của bà con nơng dân. Bên
cạnh đó, việc xác định đúng giống và mật độ cấy cho tỉnh Vĩnh Phúc đúng còn

1


có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý hơn, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, khắc phục tình trạng sử dụng phân bón quá mức cần thiêt
gây ảnh hưởng xấu tới đất canh tác. Chính vì thế, chúng tơi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm tới sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa BT13 tại Tam Dương – Vĩnh
Phúc”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
- Đánh giá được các đặc trưng, đặc tính cơ bản về sinh trưởng, phát triển

và năng suất, chất lượng của giống ở các mật độ cấy và các nền phân bón khác
nhau nhằm tìm ra mật độ và chế độ phân bón phù hợp với giống BT13 trong
điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết ở Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Xác định được mật độ và lượng phân bón thích hợp đối với sự sinh
trưởng, phát triển của giống, góp phần vào việc xây dựng quy trình thâm canh
tăng năng suất, tăng thu nhập cho người trồng lúa.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
* Yêu cầu đánh giá:
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
- Một số chỉ tiêu sinh lý
- Yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các giống lúa
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của một số giống lúa ngắn ngày.
- Hiệu quả kinh tế của phân bón lá đến giống lúa BT13 tại Tam Dương –
Vĩnh Phúc.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa ngắn ngày
BT13 làm tài liệu cho công tác chọn lựa các mật độ cấy cũng như khẳng định
vai trị của mức phân bón đến tăng năng suất lúa và cây trồng nói chung.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần vào việc hồn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, phát
triển sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quá trình
biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Cây lúa có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới, do khả năng thích nghi rộng nên cây lúa được trồng ở
nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Hiện nay có trên 100 nước trồng lúa
ở hầu hết các châu lục, với tổng diện tích là 164,12 triệu ha. Tuy nhiên, sản xuất
lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích
gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT, 2008). Theo thống kê của FAO cho thấy
diện tích canh tác lúa những năm đầu của thế kỷ 21, vẫn có xu hướng tăng
nhưng tăng chậm. Từ 2008 đến năm 2009 diện tích lại có giảm đơi chút nhưng
lại tăng ở năm 2010. Năng suất bình quân tăng ổn định qua từng năm từ 40,03
tạ/ha và đạt 44,03 năm 2011-Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích thu hoạch lúa
lớn nhất (khoảng 45 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng 30 triệu ha)
(Ghosh, R.L, 1998). Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên toàn
thế giới giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng bảng 2.1

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo

4


trên toàn thế giới giai đoạn từ năm 2005 - 2011
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(Triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2005

154,99

40,93

634,44

2006

155,61

41,21

641,21

2007

155,14

42,35

656,97


2008

160,21

42,98

688,53

2009

158,58

43,203

685,09

2010

161,76

43,343

701,13

2011

164,12

44,037


722,76

Năm

(Nguồn: FAOSAT, 2013 )
Qua bảng cho thấy khoảng những năm đầu của thế kỷ 21, diện tích canh tác
lúa vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng chậm, từ 2008 đến năm 2009 diện tích lại
có giảm đôi chút nhưng lại tăng khi sang năm 2010. Điều này cho thấy sang đến
thế kỷ 21, dân số tồn cầu đã đạt 7 tỷ người, tốc độ đơ thị hóa tăng cao, diện tích
canh tác thu hẹp dần, nhất là tại châu Á, châu Mỹ La Tinh nơi tập trung của
nhiều nước đang phát triển và là những vùng trồng lúa chính của thế giới. Năng
suất bình qn tăng ổn định qua từng năm từ 40,03 tạ/ha và đạt 44,03 năm 2011.
Về sản lượng: sản lượng lúa gạo trên thế giới năm 2009 giảm 0,5% so với
năm 2008 do có sự thụt giảm về diện tích, lý do chính là do khủng hoảng kinh tế
tồn cầu, nơng dân không chú trọng đầu tư vào cây lúa. Đến năm 2011 sản
lượng lúa tăng lên và đạt cao nhất ở mứcsản lượng lúa gạo tang lên và đạt cao
nhất ở năm 2011 ( 722,76 triệu tấn).
Lúa từ lâu cũng là mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thế giới hiện
nay có những nước xuất khẩu gạo nổi tiếng như: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ,
Pakistan, Brazil, Campuchia,… Năm 2011, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt

5


8,5 triệu tấn, chiếm 22% tổng lượng gạo xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam đạt 7,3 triệu tấn, Ấn Độ 4,7 triệu tấn. Năm 2012, Thái Lan bị cơn lũ lịch sử
tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp, nhà nước Thái Lan phải thu
mua gạo dự trữ, bị canh tranh gay gắt bởi gạo Việt Nam và một số nước khác do
đó sản lượng xuất khẩu gạo giảm chỉ còn 6 triệu tấn [42]. Thị trường lúa gạo thế

giới chứng kiến những cạnh tranh gay gắt giữa những nước xuất khẩu gạo nhất là
trong thời gian gần đây là sự vươn lên của Ấn Độ, Pakistan, Myanma.
Nhu cầu gạo nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác
nhau. Châu Âu, Châu Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao,
trong khi đó châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình và
thấp. Trong những năm qua Inđơnêxia là nước ln có nhu cầu nhập khẩu gạo
lớn nhất thế giới. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng
gạo nhập khẩu của Inđônêxia lên tới 5,7 triệu tấn, Philippin, Malaysia, Nhật
cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu khá lớn. Trung Quốc là 1 thị
trường rất lớn nhưng nhu cầu nhập khẩu gạo còn hạn chế. Hiện nay, lượng gạo
trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỉ trọng thấp trong tổng cung (dưới 5%) và
giá gạo chịu ảnh hưởng rất lớn lượng mua vào của một số nước nhập khẩu chính
như Inđơnêxia, Philippin, Trung Quốc,… Thời gian vừa qua Trung Quốc đã đẩy
mạnh nhập gạo từ các nước khác nhất là các nước Đông Nam Á.
Gần đây nhất, đầu năm 2008, thế giới đối đầu với cuộc khủng hoảng lương
thực, giá gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 1060 – 1100 USD/tấn. Giá lương thực,
thực phẩm tăng đe doạ hơn 100 triệu người trên thế giớ. Vì vậy vấn đề an
ninh lương thực luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu
hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo còn là mặt hàng
xuất khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời. Do đó việc

6


nghiên cứu các giống lúa cho năng xuất cao, phẩm chất tốt luôn được nhà nước
ta quan tâm.
Công tác chọn tạo giống mới ở nước ta được đánh dấu bằng sự nhập nội

giống IR8 mà nhân dân ta thường quen gọi là lúa "thần nông". Đây là giống thấp
cây, dáng khoẻ, chịu phân, kháng bệnh tốt và cho năng suất cao. Ở miền Bắc
cùng với một số dòng mới được tách ra và nhân lên từ IR8 và một số giống lúa
thấp cây được lai tạo ra đã làm cho sản lượng thóc tăng lên đáng kể từ 10,8 triệu
tấn năm 1976 đã tăng lên 26,3 triệu tấn năm 1996 trong cả nước.
Do Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác chọn tạo giống nên
sau khi đất nước thống nhất nhiều trung tâm giống cây trồng đã được thành lập
trong cả nước. Một số trung tâm đã thu được những kết quả nhất định. Trung tâm
giống cây trồng Ma Lâm - Bình Thuận đã chọn tạo được hai tập đồn lúa với
khoảng 800 giống. Trong đó có hai giống lúa ML48 và TH6 được rất nhiều nông
dân các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ ưa chuộng và đưa vào gieo cấy.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 1952
nhưng ngay từ giai đoạn 1954-1963 Viện đã tuyển chọn được nhiều giống lúa mới:
Nam Ninh, Trà Trung Tử, 828, 813, NN1...Trong thời kì đổi mới nhờ sử dụng cơng
nghệ sinh học trong nghiên cứu phân loại, đánh giá tính đa dạng di truyền Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra các giống cây trồng chất lượng
cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như các giống BM 9895, Xi 23, AYT 77, giống lúa lai
HYT 57... Bằng các phương pháp chọn tạo giống mới như nuôi cấy bao phấn, nuôi
cấy tế bào soma, lai xa, đột biến, ưu thế lai, lai tạo kết hợp với đột biến, lai tạo kết
hợp với nuôi cấy bao phấn được áp dụng nhiều hơn và kết quả bước đầu đã tạo
nhiều dịng, giống mới có giá trị như OM 3007-16-27, OM 3007-42-94, DT 122,
BM 9963. Đây là những dòng giống mang nhiều đặc điểm quý như tiềm năng năng
xuất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận như
phèn, mặn, hạn, úng (Bùi Huy Đáp, 1985).
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tạo ra được một số giống lúa

7


mới giống AS 1007 và AS 996 thông qua cặp lai IR64/ oryza rufifogon. Nhóm

nghiên cứu lúa tổ tài nguyên cây trồng thuộc Viện lúa đồng bằng sông Cửu
Long cũng đã tăng cường chọn lọc giống lúa năng suất cao chống chịu bệnh
cháy lá phù hợp với nhiều vùng sinh thái ở đồng bằng sơng Cửu Long như:
MTL364 có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/ MTL14. MTL384 được lai tạo từ tổ
hợp lai MTL142 và lúa thơm cực ngắn.
Vừa qua Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long công bố đã nghiên cứu ứng
dụng thành công công nghệ chuyển nạp gen tạo ra giống lúa mới giàu vi chất
dinh dưỡng từ ba giống lúa IR64, MTL250 và Taipei 309, đặc tính ưu điểm vượt
trội của giống lúa mới này là có hàm lượng cao các vi chất như: vitamin A, E,
sắt, kẽm... những vi chất rất cần thiết đối với con người. Ngồi ra dịng lúa biến
đổi gen cịn gia tăng đáng kể chất oryzanol chất quan trọng hơn cả vitamin E có
tác dụng chống oxi hố, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Dòng
lúa biến đổi này còn có cả các ưu điểm kháng sâu bệnh, đảm bảo tính an tồn
sinh học, dễ trồng có thể đưa vào sản xuất lúa hàng hố vì chúng khắc phục
được những khiếm khuyết về tính khơng ổn định thường gặp ở cây biến đổi gen
[8]. Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội yêu cầu đặt ra đối với các nhà
chọn tạo giống là không những chỉ chọn tạo giống có tiềm năng năng suất cao
mà cịn phải cần có chất lượng tốt. Mục đích khơng chỉ phục vụ cho tiêu dùng
trong nước mà còn để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đáp ứng nhu cầu
đó Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và đã
thành công với ba giống BM9603, HT1 và N97 [27].
Như vậy cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới, công tác chọn
lọc lai tạo các giống lúa mới đã ra đời đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
con người. Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện
nay là tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng

8



cách đưa thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng
nông sản/ 1 đơn vị diện tích canh tác/ 1 năm với mục đích xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái phát triển bền vững [30].
Ở miền Bắc Việt Nam công tác cải tạo giống lúa tẻ thơm thực sự được
quan tâm từ khi khi đề tài nghiên cứu phát triển một số giống lúa đặc sản được
phê duyệt năm 2001. Các giống lúa HT2, HT4 đã được khẳng định năng suất
cao, chống chịu tốt ở các địa điểm nghiên cứu [27].
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu
hành đầu của Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo các giống lúa,
nhất là các giống chất lượng cao, các giống lúa nếp thơm, tẻ thơm như: IR64,
IR66, T1, X21, Xi23,… đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện tại các giống lúa lai
HYT của Viện lai tạo ra cũng đang được thí nghiệm và sản xuất thử ở nhiều nơi,
kết quả thu được cũng rất khả quan [5]. Để tạo cơ sở cho việc ứng dụng các quy
trình canh tác giống lúa chất lượng cao tập thể tác giả của Viện khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Việt Nam đã giới thiệu về các giống chất lượng và kỹ thuật
canh tác nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của lúa [26].
Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu chọn tạo ra các
giống lúa mới như DT122 là giống có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt.
Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chọn tạo được nhiều giống lúa có năng suất
cao, chất lượng tốt như: CR203, C70, C71,…
Các đề tài nghiên cứu phát triển giống lúa tẻ thơm cho một số vùng sinh
thái ở Việt Nam như giống lúa HT1, DT122 có hương thơm, năng suất cao,
thích ứng rộng đã được mở rộng vào sản xuất [27]. Giống lúa BM9603 cho năng
suất cao được gieo cấy ở nhiều vùng như Bắc Ninh, Hải Phòng.
Nguyễn Thị Trâm và cộng sự năm 2006 đã chọn tạo được giống Hương
Cốm từ giống Hương 125s, MR365, Tám Xoan đột biến (TX93), Magơ và
R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng Protein 8,7%, nhiệt độ hoá hồ
thấp, độ bền của gel mềm, chống đổ ngã rất tốt. Giống có hương thơm rất đặc

9



trưng và được đánh giá có chất lượng gạo ngon [31].

2.1.2.2. Tình hành sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới,
người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước
mình. Từ xa xưa cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống của người dân Việt Nam [4]. Xét về vị trí địa lý, nước ta
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai
phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống lúa khác
nhau. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, theo tài liệu khảo
cổ học đáng tin cậy đã công bố thì cây lúa được trồng phổ biến và nghề trồng
lúa đã là nghề khá phồn thịnh ở nước ta ở thời kỳ đồ đồng khoảng từ 4000 –
3000 năm trước Công nguyên [17].
Gần nửa thế kỷ qua, nước ta phấn đấu đi lên giải quyết vấn đề lương thực
theo hướng sản xuất đa dạng các loại ngũ cốc và cây ăn củ. Những loại đất thích
hợp cho trồng lúa như đất phù sa, đất glây, đất phèn, đất mặn thì dành cho trồng
lúa. Ngồi ra trong q trình hình thành và phát triển nghề trồng lúa, nông dân
Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong việc xây dựng hệ thống đồng ruộng, xây
dựng hệ thống cây trồng hợp lý nhằm phòng chống thiên tai, khai thác nguồn lợi
tự nhiên, tăng sản lượng lúa, ví dụ như: thiết kế ruộng bậc thang... diện tích lúa
tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long. Q trình khai hoang phục hố cùng với việc thâm canh tăng vụ đã đưa
tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 lên 7,67 triệu
ha năm 2000, sau đó giảm dần xuống cịn 7,34 triệu ha vào năm 2003 (Nguyễn
Thị Lẫm, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh, 2003), đến năm 2011 thì ở về
mức 7,67 triệu ha.

10



Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta đã tăng lên
2,8 lần, giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Sản lượng lúa của Việt
Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,5 triệu tấn năm 1961 lên 36 triệu tấn năm
2007. Từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây,
Việt Nam đã vươn lên giải quyết an ninh lương thực cho 86 triệu dân, ngồi ra
cịn xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị trường thế giới. Những năm gần đây,
nước ta luôn đứng hàng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về lượng gạo xuất
khẩu (đạt 7,5 triệu tấn năm 2011) và sẽ ổn định xuất khẩu khoảng 7 - 8 triệu tấn
trong những năm tiếp theo. Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát
triển sản xuất lúa của Việt Nam [21]..
Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, cây lúa
cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước. Trong những năm gần
đây diện tích cấy lúa khơng tăng nhưng do năng suất cây lúa được cải thiện đáng
kể mà sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Từ 32,5 triệu tấn năm 2000 lên 42,3
triệu tấn năm 2011 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam
trong giai đoạn từ 2000 - 2011
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)


(triệu tấn)

2000

7,67

32,5

2001

7,49

42,4
42,9

2002

7,52

45,9

34,6

2003

7,45

46,4

34,6


Năm

11

32,1


2004

7,45

48,6

36,1

2005

7,30

48,9

35,8

2006

7,33

48,9


35,8

2007

7,21

49,9

36,0

2008

7,44

52,3

38,7

2009

7,40

52,3

38,9

2010

7,49


53,4

40,0

2011

7,67

55,3

42,3
Nguồn: FAOSTAT, 2013

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng trong những năm gần đây đã và đang
làm giảm đáng kể diện tích đất nơng nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng.
Vì thế mặc dù việc thâm canh tăng vụ rất được chú trọng, song tổng diện tích lúa thu
hoạch hàng năm từ năm 2001 - 2007 đang giảm dần. Năm 2007 diện tích lúa của
nước ta đã giảm tới 465,300 ha so với năm 2000 (FAO, 2013), từ năm 2008 đến nay
diện tích có tăng trở lại.
Việc sản xuất nông nghiệp nước ta trải dài trên bảy vùng sinh thái từ Nam
vào Bắc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, diện
tích và sản lượng lớn gấp gần 3 lần diện tích và sản lượng lúa đồng bằng sông
Hồng. Lượng gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu được tập trung sản xuất ở vùng này.
Vùng đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Hàng năm hai vựa
lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 70% tổng sản
lượng lúa tồn quốc. Nhìn chung năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn
đồng bằng sơng Cửu Long nhưng ở đây diện tích đang ngày càng bị thu hẹp do đơ
thị hố và cơng nghiệp hố, điều kiện thời tiết cũng khơng thuận lợi cho hướng
thâm canh tăng vụ. Vì vậy khả năng cho phép tăng sản lượng không nhiều so với
đồng bằng sông Cửu Long [20].

Đối với những vùng còn lại do điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi do đó sản
lượng chỉ chiếm một phần nhỏ so với hai vùng trên. Điều đó được thể hiện ở bảng
2.3.

12


13


Bảng 2.3. Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta.
Đơn vị: Triệu tấn

Vùng
Cả
nước

Đồng
bằng
sơng
Hồng

Khu
bốn


Năm
2000

Trung du

và miền
núi phía
Bắc

32,53

2,29

6,76

2,82

Dun
hải
Nam
Trung
Bộ
2,15

2001

32,11

2,50

6,61

2,97

2002


34,45

2,63

6,95

2003

34,57

2,75

2004

36,15

2005

Tây
Ngun

Đơng
Nam
Bộ

Đồng
bằng sơng
Cửu Long


0,59

1,21

16,72

2,18

0,65

1,21

16,00

3,16

2,18

0,61

1,21

17,20

6,70

3,22

2,35


0,75

1,27

17,53

2,82

6,93

3,38

2,39

0,78

1,28

18,57

35,83

2,86

6,40

3,17

2,17


0,72

1,21

19,30

2006

35,84

2,90

6,73

3,48

2,47

0,88

1,16

18,23

2007

35,94

2,89


6,50

2,98

2,78

0,87

1,24

18,68

2008

38,73

2,90

6,79

3,26

2,85

0,94

1,32

20,67


2009

38,95

3,05

6,80

3,28

2,97

1,00

1,33

20,52

2010

39,99

3,08

6,80

3,11

3,05


1,04

1,33

21,57

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013

Như vậy vấn đề đặt ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay
là cần phải khắc phục những hạn chế của các vùng sinh thái để từ đó thu hẹp sự
chênh lệch về năng suất lúa giữa các vùng. Để làm được điều đó ta cần phải đẩy
mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học cũng như một loạt các vấn đề liên quan đến
sản xuất.
Khi nước ta gia nhập vào AFTA đã có nhiều cơ hội, nhưng cũng có rất nhiều
thách thức mới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nơng nghiệp nói
riêng. Do đó cần phải biết phát huy những thế mạnh vốn có cũng như tìm mọi
cách khắc phục những khó khăn yếu kém của mình để tận dụng những cơ hội
mới góp phần phát triển kinh tế. Hiện nay Việt Nam hiện đã là nước xuất khẩu

14


×