Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng bệnh tâm phế mạn ở người cao tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.81 KB, 3 trang )

Phòng bệnh tâm phế mạn ở người cao tuổi

Tâm phế mạn là bệnh có sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải sau những rối
loạn hay bệnh của hệ hô hấp, có nghĩa là bệnh tim nhưng nguyên nhân là do từ bệnh phổi
mà bị. Tâm phế mạn là loại bệnh được xếp hàng thứ 3 trong các bệnh tim mạch, thường
gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau tăng huyết áp và bệnh tim do xơ vữa mạch máu.
Nguyên nhân tâm phế mạn ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây nên bệnh tâm phế mạn chủ yếu là do bệnh mạn tính về hệ hô hấp. Có
nhiều bệnh mạn tính của hệ hô hấp nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đóng
vai trò hàng đầu dẫn đến bệnh tâm phế mạn. Và các đợt bộc phát cấp của bệnh COPD sẽ
làm cho tâm phế mạn nặng thêm, có trường hợp chỉ sau 3 năm đã có dấu hiệu suy tim
phải. Ngoài ra, một số bệnh về phổi làm cản trở lưu thông khí gây thiếu ôxy như bệnh
viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kẽ, viêm rãnh liên thùy phổi, xơ hóa phổi, bệnh khí
phế thũng, giãn phế quản, giãn phế nang, hen suyễn, bệnh tĩnh mạch phổi hoặc bệnh tăng
áp lực phổi tiên phát. Một số bệnh tuy không thuộc hệ thống hô hấp nhưng có liên quan
đến hô hấp như bệnh loạn dưỡng cơ, nhất là các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành), dị
dạng cột sống do thoái hóa hoặc do dị tật bẩm sinh, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh
rối loạn chất tạo keo) làm tổn thương mạch máu phổi cũng có thể gây nên bệnh tâm phế
mạn.

Biểu hiện tâm phế mạn
Phòng bệnh tâm phế mạn
Ðể phòng chống có kết quả bệnh tâm phế

mạn, điều quan trọng hàng đầu là phả
i
phòng tránh mắc các bệnh phổi cấ
p tính
và nếu bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị

dứt điểm theo chỉ định của bác s


ĩ khám
bệnh. Phòng bệnh tích cự
c là không hút
thuốc lào, thuốc lá. Nhà ở phải thông
thoáng, hạn chế khói, hơi độc (bế
p than,
bếp dầu) và vệ sinh môi trường sạ
ch
tránh tiếp xúc với bụi, chất thải bẩn.
Những người lao động ở môi trườ
ng khói
bụi, môi trường bị ô nhiễm phải có
phương tiện phòng hộ đảm bả
o tiêu
chuẩn an toàn. Khi nghi ngờ bị bệ
nh tâm
phế mạn, cần đi khám bệnh nhằ
m phát
hiện và điều trị càng sớm càng tốt để
tránh bệnh chuyển sang giai đoạ
n tăng áp
Diễn biến của bệnh tâm phế mạn sẽ trải qua
các giai đoạn khác nhau. Vì tâm phế mạn xuất
phát từ các bệnh của viêm phổi mạn tính cho
nên sẽ có các triệu chứng của viêm phế quản
mạn, vì lẽ đó giai đoạn đầu của tâm phế mạn
triệu chứng thường bị che lấp. Tiếp theo là
giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi. Sau
cùng là giai đoạn suy tim phải. Ở giai đoạn
đầu, khi bị bệnh phổi mạn tính thường có

những đợt cấp tái phát xen kẽ những thời kỳ
tạm ổn định. Bệnh nhân có thể có sốt, ho từng
cơn, ho có đờm trắng, dính (nếu viêm phế
quản cấp thì giai đoạn đầu chưa có đờm). Nghe phổi thấy có ran (rales) như ran ngáy,
ran rít, ran nổ, ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường hoặc khu trú ở một thùy phổi nào đó
(viêm phổi thùy). Giai đoạn này có thể kéo dài khá lâu, đôi khi đến 15 - 20 năm. Cứ mỗi
đợt cấp tái phát bệnh lại nặng lên cho đến giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, tiếp đến
là suy tim phải. Tăng áp lực động mạch phổi biểu hiện khi gắng sức, ho có nhiều đờm và
bắt đầu có dấu hiệu đau ở vùng gan (vùng liên sườn 11 - 12 và hạ sườn phải) do gan ứ
máu bởi bắt đầu suy tim phải. Nghe tim sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh lý, ấn gan sẽ thấy tĩnh
mạch cổ nổi rõ. Xquang tim cho thấy động mạch phổi nổi, siêu âm tim bằng Doppler màu
sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 35mmHg. Giai đoạn cuối là suy tim phải, sẽ xuất
hiện khó thở càng ngày càng tăng, nhất là lúc làm việc nặng, gắng sức (mang vác nặng,
lên cầu thang, chạy, nhảy). Gan to, đau, tĩnh mạch cổ nổi và đập. Đồng thời xuất hiện phù
ở mặt, chân phù rõ, môi tím, tim đập nhanh, loạn nhịp. Xquang tim sẽ thấy thân động
mạch phổi phồng to. Điện tâm đồ sẽ xuất hiện dày nhĩ phải và thất phải. Siêu âm Doppler
màu sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 45mmHg. Tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ
làm xuất hiện ngón tay, ngón chân có hình dùi trống hoặc có mắt lồi và đỏ do tăng sinh
của các mao mạch máu màng tiếp hợp. Do lưu lượng tuần hoàn giảm, lượng máu đến
thận giảm, bệnh nhân đái ít, gây suy thận chức năng, nếu không phát hiện và điều trị kịp
thời sẽ dẫn đến suy thận thực thể, suy thận mạn. Tiên lượng của bệnh tâm phế mạn tùy
thuộc rất lớn đến việc phát hiện bệnh sớm hay muộn và điều quan trọng nữa là khi phát
hiện bệnh có được điều trị tích cực hay không, chế độ sinh hoạt, ăn uống có hợp lý hay
không?
ThS.BS. Bùi Mai Hương

lực động mạch phổi, suy tim phải. Cần
có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn, uống
hợp lý như không ăn mặn, ăn ít muố
i

(thậm chí phải ăn nhạ
t, khi có suy tim).
Khi đã xác định bệnh tâm phế mạn,
không nên lao động nặ
ng, không làm
việc gắng sức.


×