Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.92 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ
Lớp tín chỉ: D16LK01
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề tài: Số 01

Họ và tên sinh viên

: Trần Hoàng Thúy Hằng

Số thứ tự trong danh sách lớp: 26
Mã SV

: 1116080106

Ngày/tháng/năm sinh

: 03/06/1998

Lớp niên chế

: D16LK02

Họ và tên giảng viên

: Lư Kế Trường


HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Câu 1: Trình bày các hình thức lỗi trong trong luật hình sự Việt Nam?
Cho ví dụ minh họa?.......................................................................................1
1.1. Khái niệm lỗi.........................................................................................1
1.2. Các hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam.................................1
1.2.1. Lỗi cố ý trực tiếp............................................................................2
1.2.2. Lỗi cố ý gián tiếp............................................................................2
1.2.3. Lỗi vơ ý vì q tự tin.....................................................................2
1.2.4. Lỗi vơ ý do cẩu thả........................................................................3
1.3. Ví dụ minh họa.....................................................................................3
Câu 2: Bài tập tình huống...............................................................................4
2.1. Trong vụ án trên những ai phạm tội? Phạm tội gì? Tại sao?..........4
2.1.1. Trong vụ án trên những ai phạm tội...........................................4
2.1.2. Phạm tội gì? Tại sao?....................................................................5
2.2. Vụ án có đồng phạm khơng? Tại sao?................................................8
2.3. Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào?........................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11


NỘI DUNG
Câu 1: Trình bày các hình thức lỗi trong trong luật hình sự Việt
Nam? Cho ví dụ minh họa?
1.1. Khái niệm lỗi
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: Lỗi, động
cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là
nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định

được lỗi thì khơng thể cấu thành tội phạm.
Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa
chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có điều điều kiện lựa chọn
thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng
gây ra hậu quả từ hành vi đó.
Trong khoa học về pháp luật hình sự, lỗi được xem xét dưới hai khía
cạnh:
Dưới khía cạnh xã hội: Một hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết
định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn
và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Dưới khía cạnh tâm lý: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được
biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý.
1.2. Các hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể theo Điều 10, Điều 11 Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, lỗi được chia thành 04 loại: Lỗi
cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì q tự tin và lỗi vơ ý do cẩu thả.

1


1.2.1. Lỗi cố ý trực tiếp
- Căn cứ pháp lý khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
- Về mặt lý trí: Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho

xã hội.
- Về mặt ý chí: Sự lựa chọn hành vi phạm tợi là sự lựa chọn duy nhất, chủ
thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó
1.2.2. Lỗi cố ý gián tiếp
- Căn cứ pháp lý khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong
muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
- Về mặt lý trí: Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội
- Về mặt ý chí: Người phạm tội khơng mong muốn hậu quả xảy ra, tức
hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện
mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi
của mình có thể gây ra
1.2.3. Lỗi vơ ý vì q tự tin
- Căn cứ pháp lý khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được
- Về mặt lý trí: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành
vi của mình có thể gây ra
2


- Về mặt ý chí: Người phạm tội khơng mong muốn hành vi của mình sẽ
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã
xảy ra và nằm ngồi dự tính của họ
1.2.4. Lỗi vô ý do cẩu thả

- Căn cứ pháp lý khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017: Người phạm tội khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó
- Về mặt lý trí: Phải thấy trước hậu quả nhưng lại khơng thấy trước được
hậu quả đó
- Về mặt ý chí: Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
1.3. Ví dụ minh họa
- Lỗi cố ý trực tiếp: Anh A và chị B là vợ chồng, anh A thường xuyên
nhậu nhẹt, đánh đập vợ con. Tối ngày 28/11/2021, khi đang ăn cơm, anh chị xảy
ra mâu thuẫn, anh A đã dùng dao đâm nhiều nhát lên người chị B với ý muốn
giết chết chị B. Anh A ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn
hậu quả chết người người xảy ra.
- Lỗi cố ý gián tiếp: Anh A là bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh, chiều ngày
5/11/2021 anh A đang trên đường đi làm về, thấy một người phụ nữ đang gặp tai
nạn bên đường nằm thở hấp hối, nhưng anh A đã không cứu người phụ nữ đó
mà đi thẳng về nhà. Kết quả là người phụ nữ chết tại chỗ
Về lý trí: Anh A là bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh là người có nhận thức
bình thường, có kỹ năng sơ cứu. A nhận thức được hành vi của mình gây ra là
nguy hiểm cho xã hội, nhìn thấy được trước hậu quả có thể xảy ra.
Về ý chí: Mặc dù thấy trước được hậu quả nguy hiểm nhưng anh A đã
không dừng lại để cứu người phụ nữa, kết quả là người phụ nữ chết tại chỗ.
- Lỗi vơ ý vì q tự tin: Anh A là giáo viên giảng dạy bơi lội ở hồ bơi
thiếu nhi quận 1, cháu M năm nay 5 tuổi được ba mẹ đưa đến học bơi. Anh A
thấy cháu M có tiềm năng bơi lội và cũng tin rằng kinh nghiệm của mình nếu
3


như cháu M bị chuột rút vẫn cứu kịp thời nên đã cho cháu M qua bơi ở hồ rộng

và sâu hơn mặc dù các giáo viên khác đã can ngăn. Kết quả, cháu M bơi ra giữa
hồ, bị chuột rút, khoảng cách từ anh A đến M quá xa, A cứu không kịp dẫn đến
cháu M bị tử vong. Về lý trí: A là giáo viên bơi lội do đó có nhận thức bình
thường, có năng lực trách nhiệm hình sự. A thấy trước được hành vi của mình
có thể gây nguy hiểm cho cháu M nhưng H tự tin với năng lực của mình nếu có
xảy ra nguy hiểm đó củng như có thể khắc phục được. Về ý chí: Mặc dù hồ bơi
rộng và sâu, các giáo viên khác đã can ngăn, A vẫn tự tin vào khả năng của mình
dẫn đến hậu quả cháu M chị chuột rút, ngợp nước dẫn đến tử vong.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Nhà anh A có một đám ruộng sắp đến mùa thu
hoạch, tuy nhiên chuột đến phá quá nhiều nên anh A giăng lưới điện xung quanh
đám ruộng, trong quá trình làm vội để đi về nhà, Anh A đã không quấn ba mạch
điện, dẫn đến mạch điện hở. Đêm đến, chị B đi thăm ruộng sát bên đám ruộng
anh A, chẳng may giẫm phải mạch hở, bị giật điện, không qua khỏi. Anh A
không nhận thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình mặc dù
phải thấy hoặc có thể thấy đối với việc giăng dây điện Về ý chí: Anh A không
muốn hậu quả xảy ra, củng như không mong muốn thực hiện hành vi khiến chị
B giật điện
Câu 2: Bài tập tình huống
Do đã có mâu thuẫn từ trước nên Hồng Văn Tuấn có ý định trả thù
Nguyễn Văn Kiên. Vì vậy, đêm ngày 20/12/2018 biết gia đình anh Kiên đi du
lịch nên Tuấn và Hà Văn Nghĩa đã dùng xăng đốt nhà bếp của nhà anh Kiên.
Hậu quả đã làm toàn bộ phần nhà bếp và đồ dùng nhà bếp cháy rụi, thiệt hại ước
tính lên tới 100 triệu đồng. Sự việc được làm rõ, Cơ quan điều tra xác định được
chính Tuấn và Nghĩa là người thực hiện hành vi đốt nhà bếp của nhà anh Kiên.
Hãy xác định:
2.1. Trong vụ án trên những ai phạm tội? Phạm tội gì? Tại sao?
2.1.1. Trong vụ án trên những ai phạm tội
* Vấn đề pháp lý cần giải quyết: Xác định các chủ thể phạm tội trong vụ
án nêu trên
4



* Lập luận: Trong vụ án nêu trên, chủ thể phạm tội là Hồng Văn Tuấn
và Hà Văn Nghĩa. Vì hai chủ thể này đã có hành vi đốt nhà bếp của nhà anh
Kiên. Hành vi của Tuấn và Nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
- Hành vi của Tuấn và Nghĩa đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của
anh Kiên. Đối tượng bị tác động là: Nhà bếp của nhà anh Kiên
- Hành vi trái pháp luật Tuấn và Nghĩa đã có hành vi trái pháp luật hình
sự cụ thể là hành vi dùng xăng đốt nhà bếp của anh Kiên. Hành vi của Tuấn và
Nghĩa là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đã dẫn đến hậu quả làm toàn bộ phần
nhà bếp và đồ dùng nhà bếp cháy rụi, thiệt hại ước tính lên tới 100 triệu đồng
- Chủ thể: Tuấn và Nghĩa. Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực
pháp luật để chịu trách nhiệm hình sự.
- Tuấn và Nghĩa thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp đó là việc Tuấn và
Nghĩa nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng cả 2
điều cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Hành vi của Tuấn và Nghĩa là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, phải
chịu hình phạt theo Bộ luật hình sự hiện hành.
2.1.2. Phạm tội gì? Tại sao?
* Vấn đề pháp lý cần giải quyết: Xác định tội phạm của Tuấn và Nghĩa
* Căn cứ pháp lý: Căn cứ vào quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị
giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
5


d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình
họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do cơng vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì
bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
* Lập luận: Theo quy định của pháp luật thì Tuấn và Nghĩa phạm tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Khách thể: Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm
đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Hành vi của Tuấn
và Nghĩa xâm phạm đến tài sản là ngôi nhà bếp, gây thiệt hại 100 triệu đồng.

- Về mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật: Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá
trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản khơng
cịn. Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều
phương thức khác nhau tùy thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện
6


như: Đốt cháy, đập phá, dùng chất độc, hố chất,…Tình huống trên thì Tuấn và
Nghĩa đã cùng nhau thực hiện hành vi dùng xăng đốt nhà bếp anh Kiên.
+ Hậu quả: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định
những loại tài sản mà người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng đối với những tài sản này sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này đó
là: Tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có
giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của
người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc
biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Trong tình huống này hậu quả đã làm toàn bộ phần nhà bếp và đồ dùng
nhà bếp cháy rụi, thiệt hại ước tính lên tới 100 triệu đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: Nguyên nhân cháy nhà củng như thiệt hại tài sản
của anh Kiên là do hành vi của anh Tuấn và nghĩa. Nếu tuấn và nghĩa khơng
thực hiện đốt nhà anh Kiên. Thì hậu quả thiệt hại 100 triệu đồng không xảy ra.
+ Thời gian: Đêm ngày 20/12/2018
+ Địa điểm: Nhà anh Kiên
- Chủ thể tội phạm: Tuấn và Nghĩa là người phải có năng lực chủ thể cùng
với năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể phải là người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà ở đây là hành vi hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản

của người khác. Cụ thể thì Tuấn và Nghĩa cùng tiến hành thực hiện hành vi đốt
nhà bếp của Kiên.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: đó là việc trả thù anh Kiên do có mâu thuẫn từ trước.
+ Mục đích: Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc
làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngồi mục đích này, người phạm tội không
7


có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm.
* Kết luận: Tuấn và Nghĩa phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2.2. Vụ án có đồng phạm khơng? Tại sao?
* Vấn đề pháp lý cần giải quyết: Xác định vụ án nêu trên có đồng phạm
hay khơng?
* Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015,sửa đổi, bổ sung năm
2017 có quy định “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng
thực hiện một tội phạm.”
- Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017
“3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội


Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện
tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt
quá của người thực hành.”
* Lập luận: Theo quy định của pháp luật, đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
- Thứ nhất, đồng phạm là phải có hai ngưởi trở lên: Có từ hai người trở
lên và những người này phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Dấu hiệu chủ
thể đặc biệt khơng địi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ cần
có ở người thực hành
- Thứ hai, các chủ thể này cố ý cùng thực hiện một tội phạm
8


Về mặt chủ quan những người đồng phạm phải có cùng lỗi cố ý. Đối với
những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm thì địi hỏi
những người đồng phạm phải có cùng mục đích phạm tội đó.
Đồng phạm phải cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là những người
đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong các hành vi: Hành vi thực
hiện tội phạm (thực hành); Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức); Hành
vi xúi giục; Hành vi giúp sức.
Đối chiếu với tình huống: Tuấn và Nghĩa đều là đồng phạm của nhau, là
người trực tiếp thực hiện tội phạm. Theo đó cả hai đều thực hiện hành vi với lỗi
cố ý trực tiếp và là người trực tiếp thực hiện hành vi đốt nhà bếp anh Kiên
* Kết luận: Tuấn và Nghĩa là đồng phạm với vai trò người thực hành là
người trực tiếp thực hiện tội phạm.
2.3. Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào?
* Vấn đề pháp lý cần giải quyết: Xác định tội phạm nêu trên được thực

hiện ở giai đoạn nào?
* Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều
109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.”
- Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Phạm
tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì
những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”
* Lập luận: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình
phạm tội do cố ý, bao gồm các giai đoạn:
(i) Chuẩn bị phạm tội
Căn cứ theo quy định là giai đoạn tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương
tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập,
9


tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội
phạm. Tại giai đoạn này, chưa có thiệt hại xảy ra cho khách thể, chưa tác động
tới đối tượng tác động của tội phạm, nhưng vẫn bị truy tố tại một trong các điều
108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134,
168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự.
(ii) Phạm tội chưa đạt
Căn cứ Điều 15 là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được
đến cùng vì những ngun nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Phạm tội
chưa đạt thể hiện qua các hành vi: Người này có thể bắt đầu thực hiện những
hành vi khách quan được cấu thành tội phạm miêu tả; Người phạm tội thực hiện
những hành vi đi liền trước hành vi khách quan; Người phạm tội đã thực hiện

hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra (đối với cấu thành tội phạm vật
chất);
Nguyên nhân phạm tội chưa đạt là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
của người phạm tội: Nguyên nhân có thể xảy ra từ: Cơng cụ, phương tiện; Nạn
nhân chống cự;
(iii) Tội phạm hoàn thành
Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi thực hiện tội phạm thỏa mãn các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể. Theo quy định của pháp luật thì mỗi tội
phạm được coi là đã hồn thành khác nhau, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của
từng tội phạm và yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm đó.
Đối chiếu với tình huống: Tuấn và Nghĩa đã thực hiện các hành vi vi
phạm đã thõa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành Tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Vì vậy, tội phạm nêu trên được thực hiện ở giai
đoạn tội phạm hoàn thành.
* Kết luận: Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Luật số 100/2015/QH13, Bộ luật hình sự, ban hành
ngày 27 tháng 11 năm 2015;
2. Quốc hội (2017), Luật số 12/2017/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, ban hành ngày 20 tháng 6 năm
2017.

11




×