Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai thu hoach mon gd qpan quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam trong thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.38 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một
chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, diện tích đất liền khoảng 332.698km2,
với 4.550km đường biên giới, có bờ biển dài 3.260km, có chủ quyền vùng biển và
thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2, có trên 4.000 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó bao
gồm cả hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là nơi sinh sống của trên 90 triệu dân
thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia có nội dung tồn diện phù hợp
với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam đã ký với các nước có liên
quan. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia bao gồm: bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền và tài phán quốc gia trên các vùng biển. Vùng biển bao gồm vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,
các đảo và quần đảo. Quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là bảo vệ các
quyền của quốc gia về biển phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt
Nam đã ký với các nước có liên quan. Đó là quyền của quốc gia về bảo tồn, quản
lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển, vùng trời, các đảo và quần
đảo.
Đảng ta khẳng định: Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc ngày nay là sức mạnh tổng
hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng, của các lĩnh vực… kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức
mạnh của lực lượng và thế trận quốc phịng tồn dân với sức mạnh của lực lượng
và thế trận an ninh nhân dân. Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Củng cố
quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị
và tồn dân”.


Ngày nay, bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước đã đổi thay so
với những thời kỳ trước, song truyền thống giữ nước cùng bài học chống ngoại
xâm của ông cha vẫn giữ nguyên giá trị. Đảng và Nhà nước ta ln khẳng
định: chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ, trong đó có các vùng biển, đảo là thiêng liêng,


bất khả xâm phạm. Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm
và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo
của mình. Chính vì những lý do đó, học viên lựa chọn nội dung “Quản lý, bảo vệ
chủ quyền biển đảo Việt Nam trong thời kỳ mới” để viết thu hoạch cho môn học
Giáo dục an ninh – quốc phòng.


NỘI DUNG
1. Mục tiêu quản lý, bảo vệ biển, đảo
Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và lợi ích quốc
gia trên biển
Giữ vững độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc trên
biển là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam. Trong Hiến
pháp năm 1980 và 1992, 2013 đã quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”. Điều 11 viết: “Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những nguyên tắc cơ
bản được luật pháp quốc tế công nhận, bắt nguồn từ nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia, tôn trọng quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.
Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc viết: “Tất cả các thành viên
Liên hợp quốc cần phải tự kiềm chế, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để
chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất kỳ nước nào hoặc
bằng bất cứ cách nào khác trái với các mục đích của Liên hợp quốc”. Kiên quyết
bảo vệ độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển
phải gắn với chủ nghĩa xã hội, gắn với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa; gắn với bảo vệ sự nghiệp đổi mới và bản sắc văn hóa dân tộc.
Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu
bất di bất dịch của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất



Mục tiêu quản lý, bảo vệ biển, đảo là sự thể hiện cụ thể đường lối nhất quán
của Đảng, Nhà Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp
với mục tiêu chung của Đảng và nhân ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt
được mục tiêu quản lý, bảo vệ biển, đảo cần giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản
như: Kết hợp hài hồ lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển với lợi ích của dân tộc
khác theo tinh thần tơn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, hợp tác đơi bên cùng có lợi; kết hợp nội lực với tận dụng sức
mạnh thời đại, trên cơ sở nội lực là chính.
2. Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo
Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia, dân tộc trên biển
Để bảo vệ vững chắc tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển
cần thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia trên các vùng biển. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, có thể hiểu
theo nghĩa rộng là bảo vệ các quyền của quốc gia theo các chế độ pháp lý khác
nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trên các vùng nước nội thủy, vùng nước lịch
sử, các hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia ở vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa là bảo vệ đặc quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý,
thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên biển ở những nơi đó; thực chất là bảo vệ
lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của quốc gia. Bảo vệ
chủ quyền, giữ vững hồ bình và ổn định trên các vùng biển là điều kiện tiên
quyết, là tiền đề cần thiết để phát triển khai thác biển và từng bước tiến ra biển một
cách vững chắc. Trước hết phải tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển, làm chủ
biển một cách vững chắc, để tạo thuận lợi phát triển kinh tế biển, đảo nhanh, bền
vững trong tình hình mới.



Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Khắc phục triệt để những sơ hở,
thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là
địa bàn chiến lược”1. Xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh
tế biển trở thành bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu chiến
lược, đồng thời là nhiệm vụ bức bách đang đặt dân tộc ta trước thách thức lớn trên
biển Đông. Chúng ta phải thực sự thức tỉnh ý thức về biển của cả dân tộc, làm chủ
được biển của mình, phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền và các
quyền lợi của Việt Nam trên biển. Vượt qua thách thức lớn trên biển Đông là trách
nhiệm lịch sử của thế hệ người Việt Nam hôm nay đối với các thế hệ mai sau, là sự
tiếp nối cuộc đấu tranh oanh liệt, đầy hy sinh của dân tộc ta vì độc lập, tự do và
thống nhất Tổ quốc trong thế kỷ XX.
Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hố trên biển, đảo
Diễn biến của tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển rất phức tạp,
đặc biệt là phải tiến hành trong điều kiện quy chế pháp lý không đồng nhất giữa
các vùng nước khác nhau trên biển. Bảo vệ an ninh, trật tự an tồn xã hội trên biển,
đảo khơng chỉ mang tính chất đối nội mà cịn mang tính chất đối ngoại; là sự thể
hiện năng lực làm chủ vùng biển quốc gia của nước ven biển trước cộng đồng thế
giới và khu vực. Cũng do biển là môi trường mở, các luồng văn hoá, tư tưởng độc
hại dễ dàng từ đó xâm nhập đất liền; do đó bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội
trên biển liên quan chặt chẽ với bảo vệ văn hoá.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã
hội với quốc phịng, an ninh và quốc phịng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội
trong từng chiến lược, quy hoạch…chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển
đảo…”2. Nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hoá
1

2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,ST Hà Nội,
2016, tr 149

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,ST Hà Nội,
2016, tr 149


trên biển, đảo và vùng ven biển là bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực chính
trị, tư tưởng, văn hố, khoa học cơng nghệ, quốc phịng - an ninh...; ngăn chặn kịp
thời người và phương tiện xâm nhập đất liền để tiến hành các hoạt động phá hoại,
gây rối, làm gián điệp, truyền bá văn hoá đồi trụy và thực hiện các hành vi tội
phạm khác; bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân
dân trên biển và ven biển; bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trên biển và ven
biển; bảo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường; phòng chống và khắc
phục hậu quả thiên tai; thực hiện tìm kiếm - cứu nạn; phịng ngừa và chế ngự các
xung đội vì tranh giành lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và khai
thác biển.
Trong những năm tới, cuộc tranh chấp biển, đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa của Việt Nam còn tiếp tục diễn biến phức tạp và quyết liệt, tất yếu
sẽ ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự trên biển và vùng ven biển, cũng như trong nội
địa. Tình hình đó địi hỏi chúng ta phải tăng cường khả năng bảo vệ an ninh, trật tự
an tồn xã hội và văn hố ở trên biển, đảo và vùng ven biển, nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới trên hướng biển
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, bảo vệ Đảng là bảo vệ sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước, bảo đảm mọi đường lối chủ trương của Đảng được thực
hiện thắng lợi thông qua hệ thống văn bản pháp luật và sự điều hành của Nhà nước.
Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Để bảo vệ sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phải
bảo vệ nhân dân. Ở trên biển, và vùng ven biển, bảo vệ nhân dân bao gồm; bảo vệ
cơng cuộc lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân ở trên biển và ven
biển, chống thiên tai, địch hoạ và các rủi ro khác; bảo vệ lợi ích và quyền cơng dân



của nhân dân đã được các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thừa
nhận; bảo vệ môi trường sống, bảo đảm cho nhân dân được sống trong mơi trường
tự nhiên và mơi trường văn hố - xã hội trong sạch, lành mạnh.
Những nội dung quản lý, bảo vệ biển, đảo trên đây có quan hệ chặt chẽ với
nhau, đan xen vào nhau, cái nọ có ở trong cái kia, hình thành một chỉnh thể. Các
hoạt động kinh tế trên biển, tự nó đã là biểu hiện của quyền làm chủ và bảo vệ lợi
ích quốc gia ở trên biển; hơn nữa cịn làm chủ một cách hồ bình, thường xuyên
nhất và hợp pháp nhất. Song, các hoạt động kinh tế chỉ có thể tiến hành được ở
những nơi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được bảo vệ vững chắc. Tăng
cường quốc phòng, an ninh trên biển lại là “điều kiện tiên quyết và tiền đề cần
thiết” để tiến hành các hoạt động kinh tế trên biển; đồng thời cũng nhằm bảo vệ
Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trên hướng biển.
3. Phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Trước hết cần phải nắm chắc những nội dung quan điểm của Đảng thể hiện ở
Văn kiện Đại hội lần thứ XII: “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và
các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong
mọi tình huống. Nâng cao chất lượng cơng tác dự báo tình hình…Nâng cao năng
lực thực thi pháp luật của lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển đảo” 3. Quán
triệt tinh thần trên, phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là:
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng, kết hợp chặt chẽ sức mạnh của mọi ngành, mọi lực lượng trên hướng biển,
vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh với tinh thần tự lực là chính để quản lý,
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển; duy trì, giữ vững an ninh
3

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,ST Hà Nội,
2016, tr 150



trật tự an toàn xã hội trên biển và vùng ven biển; sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi, đánh
thắng các hành động bạo lực của kẻ thù để bảo vệ biển, đảo.
Cần giải quyết tốt những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, khi xử lý các tình huống xảy ra trên biển cần hết sức khẩn trương,
thận trọng. Một mặt phải nâng cao tinh thần cảnh giác, không mơ hồ, chủ quan khi
phân tích đánh giá tình hình trên biển, dự báo đúng âm mưu, ý đồ, khả năng, thủ
đoạn của nước ngồi để có biện pháp đối phó kịp thời, phù hợp. Mặt khác, trong
mọi trường hợp đều phải tính đến những tác động có thể đối với mục tiêu giữ hồ
bình, ổn định để xử lý, nhằm triệt tiêu những nhân tố nước ngồi có thể lợi dụng để
tạo cớ gây mất ổn định, dẫn tới xung đột vũ trang trên biển, đẩy đất nước vào tình
thế khó khăn.
Hai là, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc
phòng gắn với thế trận an ninh nhân dân trên hướng biển thông qua việc đẩy mạnh
thực hiện các giải pháp xây dựng nền quốc phòng tồn dân, lấy xây dựng khu vực
phịng thủ kết hợp với các khu vực phát triển kinh tế ở các tỉnh, thành ven biển, hải
đảo làm trọng điểm để làm chỗ dựa cho các lực lượng làm kinh tế biển và quản lý
bảo vệ biển, đảo.
Ba là, quán triệt quan điểm bảo vệ biển, đảo là sự nghiệp của toàn dân, của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà
nước để phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng dân sự và quân sự trên hướng
biển, trong đó lực lượng nòng cốt là lực lượng Hải quân nhân dân; phải vận dụng
linh hoạt các hình thức đấu tranh, đặc biệt là kết hợp giữa đấu tranh chính trị trên
mặt trận đối ngoại với đấu tranh quân sự. Trong đó, đấu tranh chính trị, ngoại giao
là yếu tố hàng đầu, đấu tranh quân sự là yếu tố cơ sở tạo ra sức mạnh quyết định,
đồng thời phải lấy yếu tố nội lực, dựa vào sức mình là chính để ngăn chặn, đẩy lùi
xung đột vũ trang và giành thắng lợi trong mọi tình huống để bảo vệ biển, đảo.



4. Một số giải pháp thực hiện
4.1 Tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hố, khoa học giáo dục
- Hồn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về biển
Trong “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2015”. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định các chính sách về biển. Trên biển và
vùng ven biển cần có những chính sách nhằm khuyến khích ngư dân, khuyến khích
mọi thành phần kinh tế vươn ra khai thác biển xa, để kết hợp sản xuất với làm chủ
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; khuyến khích cán bộ, viên chức nhà nước
làm việc trên các đảo xa, khuyến khích việc di dân từ đất liền ra đảo để phát triển
kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh trên các đảo...
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ chủ quyền
biển đảo gắn liền với chỉnh đốn, xây dựng Đảng
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là biện pháp quan trọng làm cho những quan điểm, đường lối của Đảng, những
chủ trương, chính sách của Nhà nước đến với mọi người, biến những chủ trường,
đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng thành sức mạnh hành động của cả dân tộc
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển,
hải đảo làm nền tảng giữ vững ổn định, bảo vệ biển, đảo
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển mạnh kinh tế
biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo…
Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, thu
hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài ngun biển, đảo một cách bền vững.


Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển” 4. Kinh tế
- xã hội phát triển ở vùng ven biển, hải đảo sẽ là nguồn nội lực bảo đảm vững chắc
cho lực lượng vũ trang trên hướng biển về mọi mặt, không chỉ về cơ sở vật chất

hậu cần - kỹ thuật, lương thực thực phẩm, vũ khí đạn dược… mà cịn cung cấp cho
các lực lượng vũ trang những con người toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình
độ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo. Phải nỗ lực thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học-công nghệ biển
Trong thế kỷ XXI, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất, khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy
vọt. Vì vậy, bồi dưỡng nguồn lực lao động, xây dựng tiềm lực khoa học - công
nghệ biển là việc làm cấp thiết hiện nay để phát triển kinh tế biển theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố; đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các lực
lượng vũ trang nhân dân trong tình hình mới.
4.2. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để quản lý và bảo vệ biển,
đảo
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển
Trong những năm trước mắt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết của
Đảng về bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách xã hội
có quan hệ đến nhiệm vụ quốc phịng, an ninh. Cụ thể, Đại hội XII của Đảng đã chỉ
rõ: “Hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an

4

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,ST Hà Nội,
2016, tr 94


ninh”5, trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách xã hội có quan
hệ đến nhiệm vụ quốc phịng, an ninh trên hướng biển. Hồn thiện hệ thống pháp
luật về khai thác và quản lý biển phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều
ngành nghề, nhiều vùng, nhiều quy mơ, nhiều trình độ; phù hợp với cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước; phù hợp với đặc điểm của biển và vùng ven
biển là “cửa mở lớn” để giao lưu với thế giới; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa kinh
tế với quốc phòng, an ninh. Bảo đảm thi hành pháp luật trên biển là các hoạt động
kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thi hành pháp luật trên biển và kịp thời ngăn
chặn, xử lý các hành vi phạm pháp ở trên biển, bảo đảm cho pháp luật về biển của
Nhà nước được thi hành nghiêm minh.
- Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển
Trên các vùng biển, đảo, xây dựng phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt
chẽ với thế trận quốc phịng, an ninh, tạo thế đan xen lợi ích, tạo đối trọng để hạn
chế sự “phô trương, lấn lướt” của các nước lớn. Trong khi quy hoạch các vùng
kinh tế, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế trọng điểm... ở ven biển, cần
kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với bảo đảm quốc phịng, an ninh trong bố trí
các cơ sở vật chất - kỹ thuật, cũng như trong xây dựng kết cấu hạ tầng (đường sá,
bến cảng, sân bay...) sao cho vừa phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa sử dụng
được cho quốc phòng, an ninh khi cần thiết. Thực chất là cần kết hợp chặt chẽ việc
phát triển các đô thị, xây dựng các khu kinh tế ven biển với xây dựng các khu vực
phòng thủ của các tỉnh, huyện ven biển và huyện đảo.
Cần dành cho các lực lượng vũ trang một số địa bàn có giá trị đặc biệt về
quốc phòng, an ninh ở ven biển. Ở những địa bàn này có thể hình thành khu vực
kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, do quốc phòng, an ninh quản lý, lực
lượng sản xuất ở đây là những đơn vị lực lượng vũ trang làm kinh tế kết hợp quốc
5

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,ST Hà Nội,
2016, tr 151


phòng, an ninh (như đánh cá kết hợp tuần tiễu), các cơ sở cơng nghiệp quốc phịng
tận dụng năng lực, tham gia sản xuất hàng dân dụng hoặc các mặt hàng vừa phục
vụ kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh.

Ở trên biển, cần xác định các vùng biển trọng điểm về quốc phòng, an ninh
kết hợp với các vùng kinh tế ở ven biển Các vùng kinh tế ở ven biển là căn cứ, là
hậu phương trực tiếp của các vùng biển trọng điểm, bảo đảm khi cần thiết có thể
huy động nguồn lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xử lý các tình huống trên biển trong
thời bình và cả khi xảy ra chiến tranh. Ở những vùng biển trọng điểm cần xác định
rõ mục tiêu quốc phòng, an ninh của vùng; đối tượng đấu tranh; thành phần lực
lượng vũ trang làm nòng cốt; dự kiến các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp
xử lý, mức độ kiên quyết trong xử lý.
Hệ thống đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế biển, cần được xây
dựng thành những căn cứ vững chắc để tiến ra khai thác và hoạt động ở biển xa,
đồng thời là tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền. Đầu tư thích đáng cho xây dựng kết
cấu hạ tầng trên các đảo, phục vụ kinh tế và quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt
việc đưa dân từ đất liền ra đảo để phát triển kinh tế xây dựng lực lượng vũ trang tại
chỗ. Trên các đảo và quần đảo xa bờ cần củng cố hệ thống cơng trình phịng thủ và
xây dựng một số cơ sở dịch vụ khai thác biển để tăng thêm thành phần dân sự,
thành phần kinh tế, tăng tính pháp lý của quyền sở hữu.
- Xây dựng quân đội nhân dân đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ biển, đảo
trong thời kỳ mới
4.3. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo môi trường
thuận lợi để phát triển
Trong điều kiện hiện nay trên Biển Đơng, hoạt động đối ngoại có vai trị hết
sức quan trọng, có thể khai thác những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố


tiêu cực, góp phần to lớn vào việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững
hồ bình và ổn định trên biển. Theo đó, kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp
trên biển bằng đàm phán hoà bình trên cơ sở các bên tơn trọng độc lập, chủ quyền
của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các hoạt động đối ngoại về kinh tế có vai trị tích cực trong việc phát triển
quan hệ quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biển, giúp chúng

ta nhanh chóng cơng nghiệp hố, hiện đại hố kinh tế biển. Hợp tác quốc tế và khu
vực về nghiên cứu biển sẽ mang lại lợi ích cho cả kinh tế và quốc phòng - an ninh,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học về biển; đồng thời tăng cường được sự hiểu
biết lẫn nhau, tăng thêm lòng tin giữa các bên hữu quan.
Cần tăng cường theo dõi, nắm bắt kịp thời những phát triển mới về trật tự
pháp lý và kinh tế của khu vực và thế giới; tham gia các tổ chức của Liên hợp quốc
và các tổ chức quốc tế khác về biển và về kinh tế, nhằm thu được những thơng tin
có ích cho việc hình thành, hồn thiện hoặc điều chỉnh các chiến lược biển, tạo
điều kiện thu hút vốn đầu tư và công nghệ biển, mở rộng hợp tác kinh tế và lao
động với các nước. Các hoạt động đối ngoại về quốc phịng, an ninh sẽ góp phần
tạo ra lịng tin chính trị và khơng khí hịa dịu trong khu vực và thế giới. Hợp tác
với các nước láng giềng trong lĩnh vực bảo đảm thi hành pháp luật trên biển, đặc
biệt là trong các hoạt động chống buôn lậu, chống buôn bán ma tuý và nô lệ, chống
cướp biển ... chắc chắn sẽ mang lại kết quả cao hơn, góp phần vào việc giữ gìn an
ninh, trật tự và ổn định ở biển Đông.
Hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ mơi trường biển và tìm kiếm, cứu nạn
trên biển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, có lợi hơn cho mỗi quốc gia, cho khu vực
và thế giới, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết tranh
chấp giữa các nước hữu quan. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại trong
tất cả các ngành, các địa phương (đặc biệt là vùng ven biển là nơi giao lưu quốc tế


ngày càng mở rộng), các tổ chức quần chúng ..., làm cho thế giới ngày càng hiểu rõ
hơn về lịch sử, về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối đối ngoại và cơ
sở pháp lý của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên
biển. Tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn, đầy đủ hơn căn cứ pháp lý về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để sẵn sàng tiến hành cuộc đấu
tranh pháp lý trước cơ quan pháp luật quốc tế, khi có điều kiện, thời cơ thích hợp.
4.4. Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở quản
lý và bảo vệ biển, đảo bền vững

Trong những năm tới, cần triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế. Tiếp tục mở rộng hợp tác đối ngoại nói chung,
quốc phịng nói riêng nhưng phải có trọng điểm, ưu tiên những đối tác có tầm quan
trọng chiến lược. Trước hết, có chính sách quốc phịng phù hợp với các nước có
chung đường biên giới, các nước lớn (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản..),
ASEAN, bạn bè truyền thống, nhằm tăng cường lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau để
đẩy mạnh hợp tác; tích cực tham gia các hoạt động quốc tế một cách có trách
nhiệm, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao năng lực thực thi
pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt ở biên giới, biển đảo và hiệu
quả các cơ chế hợp tác, như: tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng, diễn tập
chung, nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đặc biệt chủ động
hợp tác thực hiện kiểm sốt, phịng ngừa hiệu quả các vấn đề xung đột có thể xảy
ra trên biển...


KẾT LUẬN
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay
và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ
quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết
phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc
lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và
tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng
nước ta thực sự trở thanh quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.




×