Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch kinh tế chính trị giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.62 KB, 12 trang )

1
MỞ ĐẦU
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được
chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thốt khỏi thời
kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế
giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu
nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét
những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, vai trị kiến tạo của Nhà nước, vai trò của
doanh nghiệp nhà nước, vai trị của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những
trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và chấn chỉnh các
biểu hiện chệch hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể
xem nhẹ.
Quá trình đổi mới, từ thực tiễn, Đảng ta xác định: Kinh tế hàng hóa, kinh
tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH); từ đó áp dụng cơ chế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước hoàn
thiện, cụ thể hóa mơ hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Vì vậy, “Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” là vấn đề quan trọng đối với nước ta hiện nay để kinh tế Việt
Nam hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”, góp phần đưa nước ta ngày càng phát triển dưới sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.


2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN


1. Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường (KTTT) là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng
hóa trong đó các yếu tố đầu vào, đầu ra đều thơng qua thị trường; các chủ thể
trong nền kinh tế chịu tác động của các quy luật của thị trường và tìm kiếm lợi
ích thơng qua sự điều tiết của giá cả thị trường.
2. Các mơ hình kinh tế thị trường
2.1. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
Hình thành và phát triển từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX ở các nước
tư bản chủ nghĩa. Đặc trưng của mơ hình này là nền kinh tế chịu sự điều tiết
của quy luật thị trường, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.
2.2. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà
nước. Thừa nhận các yếu tố cơ bản của KTTT như: cấu trúc nền kinh tế đa sở
hữu, đa thành phần. Nhà nước dẫn dắt nền KTTT phát triển nhằm mục tiêu tăng
trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.
2.3. Mơ hình KTTT đặc sắc Trung Quốc
Đa dạng hóa sở hữu, lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều chế độ sở hữu
khác cùng phát triển. Nhà nước kiểm sốt vĩ mơ, chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước chủ yếu phục vụ chủ thể thị trường và tạo môi trường phát triển.
Người lao động tự chọn việc làm, thị trường lao động điều tiết việc làm, chính
phủ thúc đẩy việc làm. Phân phối theo lao động là chủ thể, chú ý giải quyết vấn
đề chênh lệch thu nhập.
3. Bối cảnh hình thành và bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
3.1. Bối cảnh hình thành nền KTTT định hướng XHCN
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT) đã bộc lộ nhiều hạn


3

chế. Sự đổi mới trong tư duy lý luận phát triển kinh tế của Đảng ta. Thực tiễn
qua hơn 30 năm đổi mới đã chứng minh việc chuyển sang nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường là đúng đắn. Việt Nam có những tiềm năng và lợi thế
cần được khai thác và có những tiền đề chính trị, xã hội để phát triển KTTT
định hướng XHCN, đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản và sự quản
lý của nhà nước XHCN, cùng với sự đồng thuận của nhân dân về xây dựng
CNXH.
3.1.2. Bối cảnh quốc tế
Mơ hình kinh tế KHHTT bao cấp bị sụp đổ ở Liên Xơ và các nước Đơng
Âu. vấn đề tồn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế đang tạo ra cơ hội cho
các nước hội nhập. Để hội nhập các quốc gia phải tự điều chỉnh, chuyển đổi
nền kinh tế phù hợp với “sân chơi” chung của nền kinh tế thế giới.
3.2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta xây dựng. Đó là
nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp từng giai đoạn phát triển của
đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý
của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
3.3. Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN
3.3.1. Nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường
Đó là các Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy
luật tỷ suất lợi nhuận.
3.3.2. Nền KTTT phát triển theo định hướng XHCN
Là nền kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước XHCN định hướng và điều tiết nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ mơi trường. Tạo điều kiện phát
huy vai trị làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất. Trao quyền tự



4
chủ trong huy động và sử dụng các nguồn lực. Cho phép người dân tự chủ lựa
chọn ngành nghề kinh doanh mà luật pháp không cấm. Tạo môi trường cạnh
tranh và chọn lọc những nhân tố tích cực. Bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát
triển. Công bằng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực.

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ
THƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


5
1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng những tiền đề vật chất cho CNXH, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Thực hiện thắng lợi Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức.
- Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao
đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo; khuyến khích mọi người
vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước
khá giả hơn.
2. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
- Về quan hệ sở hữu, chủ thể kinh doanh: Cần xây dựng chế độ công hữu
(giải quyết những vấn đề mà kinh tế tư nhân không làm được). Kinh tế nhà
nước giữ vị trí, vai trị chủ đạo trong nền kinh tế.
- Về cơ chế vận hành: Là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước gồm: điều tiết để đảm bảo định hướng XHCN trong
quá trình phát triển. Đồng thời với phát triển kinh tế, nhà nước phải trực tiếp

giải quyết các vấn đề xã hội.
- Về phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN: là phân phối theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính. Đồng thời kết hợp với hình thức
phân phối khác.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI


6
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng phát triển nền KTTT định hướng XHCN
Qua hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung
ương 6 khố X, Đảng ta ln quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,
rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển, góp phần
quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành q́c gia có
thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an sinh xã
hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái,
củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ngày càng đầy đủ hơn; KTTT định
hướng XHCN từng bước hình thành, có nhiều đặc điểm của nền KTTT hiện đại
và hội nhập. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và
phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực
hiện cam kết hội nhập quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình
doanh nghiệp phát triển đa dạng. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
được nâng lên. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới; kinh
tế tư nhân ngày càng được coi trọng; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được
kết quả tích cực. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành

đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích
ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việc huy động, phân
bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các cơ chế, chính
sách đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, người dân nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế.
Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước được
đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 7%/năm. Tổng


7
sản phẩm trong nước năm 2016 theo giá thực tế là trên 224 tỷ đô la (năm
2000 là 31,2 tỷ đơ la). GDP bình qn đầu người năm 2016 là 2.432 đơ la
(năm 2000 là 400 đơ la).
Tuy nhiên, hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực
hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách cịn chồng chéo,
mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất qn; cịn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo
được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực phát triển. Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp cịn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình
đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Cải cách hành chính cịn chậm. Môi trường đầu
tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa
cao. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Quyền sở hữu tài sản
chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh. Một số loại thị trường chậm hình
thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả. Giá cả một
số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật sự theo cơ chế thị trường.
Thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cịn nhiều bất cập. Bất
bình đẳng xã hội, phân hố giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Xố đói, giảm
nghèo cịn chưa bền vững. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh
tế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân cơng, phân cấp cịn nhiều bất cập. Quản
lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của KTTT và hội nhập quốc
tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Hội nhập kinh
tế quốc tế đạt hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động trong phòng ngừa và xử lý
tranh chấp thương mại quốc tế.
2. Điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN
2.1. Điều kiện về kinh tế
Đó là vốn, lao động, khoa học công nghệ, đất đai, thị trường và hạ tầng
kỹ thuật như giao thông vận tải…là những điều kiện vật chất thúc đẩy nền


8
KTTT định hướng XHCN.
2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
Là sự ổn định chính trị, xã hội. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
trên cơ sở nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo là điều kiện quan trọng.
2.3. Điều kiện khu vực và quốc tế
Tranh thủ các điều kiện từ bên ngoài như: nguồn lực về tài chính, khoa
học cơng nghệ…và đó là điều kiện cho sự phát triển KTTT hiện đại. Đồng thời
nếu điều kiện khu vực và quốc tế tốt sẽ tạo mơi trường hịa bình thuận lợi cho
việc thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược để phát triển KTTT định hướng
XHCN.
3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT định hướng XHCN
3.1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta: Là nền KTTT định hướng XHCN vận hành đầy đủ, đồng
bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền KTTT hiện
đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần
kinh tế, các loại hình doanh nghiệp:
Thể chế hoá đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân
đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Hoàn thiện thể chế phát triển
các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
3.3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại
thị trường, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt
các thị trường:
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường. Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng


9
hoá; phát triển hạ tầng thương mại. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
3.4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển
bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Triển khai chiến lược tăng trưởng xanh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh
tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, cơng
bằng xã hội.
3.5. Hồn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế
quốc tế
3.6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện
thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chú trọng đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế
- xã hội, nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện thể chế của Nhà nước, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

Là một tổ chức chính trị - xã hội, nhiều năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ
thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc góp phần xây dựng
nền KTTT định hướng XHCN trên địa bàn thành phố như: Xây dựng các văn
bản chỉ đạo; tăng cường đẩy mạnh việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và vận
động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT định hướng XHCN
thông qua các buổi sinh hoạt, hội nghị tọa đàm, tập huấn nghiệp vụ với các nội
dung cụ thể thiết thực và phù hợp với cán bộ, hội viên, phụ nữ (CBHVPN), đặc
biệt là hội viên, phụ nữ nghèo; tuyên truyền các chế độ chính sách tín dụng ưu
đãi của Nhà nước thông qua các ngân hàng Chính sách xã hội, Nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn; chính sách về bảo hiểm xã hội…để họ nhận thức đầy đủ,
chấp hành nghiêm túc và tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách về xây
dựng nền KTTT định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra; Triển


10
khai và tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xóa đói giảm nghèo, đưa chỉ tiêu
giúp hộ nghèo thốt nghèo vào chỉ tiêu trong kế hoạch công tác hàng năm; cho
hội viên, phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế nâng cao đời sống không phân biệt
về thành phần kinh tế; có các biện pháp hỗ trợ các nữ doanh nghiệp trong và
ngoài khu vực nhà nước tiếp cận các nguồn vốn, kết nối xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm cả ở trong và ngồi nước. Bên
cạnh đó cịn thực hiện đồng bộ nhiệm vụ chính trị giám sát, phản biện xã hội về
dự thảo, việc triển khai thực hiện những chính sách có liên quan đến phụ nữ và
trẻ em như: giám sát vệ sinh an tồn thực phẩm, giới thiệu và có hoạt động hỗ
trợ phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp và Quốc hội; tổ chức các
hoạt động nâng cao kiến thức, trình độ cho CBHVPN; vận động hội viên, phụ
nữ tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
nơng thơn mới và đô thị văn minh”; thường xuyên tiến hành sơ, tổng kết và
đánh giá hoạt động nêu trên…


KẾT LUẬN
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như mối
quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tịi,
trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn về
nhận thức của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước và hướng tới mục tiêu


11
chung là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng và
văn minh.
Vì vậy, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 5 khóa XII về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng, theo đó cần tơn trọng các nguyên tắc
và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường và
động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các nguồn lực và không
ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Khơng tuyệt đối hóa vai trị của thị
trường, xem nhẹ vai trị kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kiểm
sốt an tồn vĩ mơ của Nhà nước. Khơng ngừng hồn thiện nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả, sự minh bạch của các thể chế, giúp nhà nước thực sự vững
mạnh để là điều kiện và sự tác động tích cực cho sự phát triển đồng bộ, làm
lành mạnh hóa các yếu tố và các loại thị trường, giúp khắc phục các khuyết tật
của thị trường và bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm tăng trưởng bao trùm và
hài hịa lợi ích theo u cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…đảm bảo
tính định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước,
dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo. Điều này địi hỏi cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành
và mỗi người dân đều phải có nhận thức đầy đủ, phát huy tinh thần trách
nhiệm, kiên trì, khơng ngừng nỗ lực phấn đấu để đưa Việt Nam ngày càng phát
triển, sánh vai với các cường quốc năm châu theo mong muốn của Chủ tịch Hồ

Chí Minh và khẳng định niềm tin vào Đảng của

MỤC LỤC
NỘI DUNG.........................................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN......................................................2
1. Khái niệm kinh tế thị trường............................................................................2
2. Các mơ hình kinh tế thị trường........................................................................2
2.1. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh..............................................................2


12
2.2. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước...........................................2
2.3. Mơ hình KTTT đặc sắc Trung Quốc............................................................2
3. Bối cảnh hình thành và bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa........................................................................................................2
3.1. Bối cảnh hình thành nền KTTT định hướng XHCN....................................2
3.1.1. Bối cảnh trong nước...................................................................................2
3.1.2. Bối cảnh quốc tế........................................................................................3
3.2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...................3
3.3. Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN................................................3
3.3.1. Nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường.............................3
3.3.2. Nền KTTT phát triển theo định hướng XHCN..........................................3
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ
THƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM..............5
1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................5
2. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam....................................5
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................6
1. Thực trạng phát triển nền KTTT định hướng XHCN......................................6

2. Điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN........................................8
2.1. Điều kiện về kinh tế......................................................................................8
2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.........................................................................8
2.3. Điều kiện khu vực và quốc tế.......................................................................8
3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT định hướng XHCN......................8
KẾT LUẬN.......................................................................................................11



×