Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Tiểu luận) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng tp hcm trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 90 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHĨM
MƠN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
MUA HÀNG TÍCH TRỮ NHU YẾU PHẨM CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TP.HCM TRONG ĐẠI DỊCH
COVID 19
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Vân Trang
Nhóm: 18
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Hoàng Ngọc Bảo Châu_720H1519
2. Nguyễn Thanh Trúc_720H1623
3. Võ Hoàng Bảo Trân_720H1617
4. Huỳnh Nguyễn Phúc Nguyên_720H0951
5. Phạm Thành Thiên_720H1609
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2022

0

0

Tieu luan


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng tích trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng TP.HCM trong đại


dịch covid 19. Nhóm chúng tơi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, quan tâm, động viên
quý báu từ thầy cô, các anh chị đi trước cùng với các bạn sinh viên trường Đại học Tôn
Đức Thắng.
Trước hết, nhóm chúng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Trần Thị Vân
Trang là người đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tận tình trong quá trình thực hiện bài
nghiên cứu của nhóm chúng tơi.
Tuy có nhiều cố gắng để hoàn thành nội dung của bài nghiên cứu nhưng khơng
thể nào tránh những thiếu sót. Mong các thầy cơ có thêm ý kiến đóng góp để nhóm có
thể hồn thiện hơn.
Nhóm chúng tơi xin chân thành cảm ơn!

0

0

Tieu luan


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tơi
và được sự hướng dẫn khoa học của Th.S Trần Thị Vân Trang. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngồi ra, bài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm chúng tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu của nhóm mình. Trường đại học Tôn Đức

Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do nhóm chúng tơi
gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2022
Nhóm nghiên cứu

0

0

Tieu luan


TÓM TẮT BÁO CÁO
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ nhu yếu
phẩm của người tiêu dùng TP.Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid 19” được thực hiện
nhằm nghiên cứu và đánh giá hành vi mua hàng tích trữ của người dân tại thành phố
Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid diễn ra. Từ đó, đề xuất được các
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ trong COVID-19.
Kết quả nghiên cứu tổng hợp cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng tích trữ của người dân TP.Hồ Chí Minh bao gồm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp từ xã hội, chuẩn mực xã hội, hiệu ứng bắt chước và làm theo, nỗi sợ, tâm lý
sợ mất kiểm soát, sự bất an, hối tiếc dự đốn. Mơ hình cho thấy hành vi mua hàng tích
trữ chịu sự ảnh hưởng phần lớn từ các yếu tố xã hội.
Qua kết quả đó, nhóm đã đề xuất những giải pháp giúp chính quyền và các nhà
quản trị điều chỉnh được các chính sách quản lý cho phù hợp để làm hài lòng và đáp
ứng được những nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương trong tương lai.

0


0

Tieu luan


MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

1

1.1.1 Bối cảnh chung

1

1.1.2 Bối cảnh riêng

4

1.2 Lý do chọn đề tài

6

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

6


1.4 Câu hỏi nghiên cứu

7

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

7

1.5.1 Ý nghĩa lý thuyết

7

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

8

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

9

2.1 Khái niệm

9

2.1.1 Mua hàng hoảng loạn

9

2.1.2 Sự hối tiếc dự đoán.


9

2.1.3 Sự khan hiếm

10

2.1.4 Ảnh hưởng trực tiếp

10

2.1.5 Ảnh hưởng gián tiếp

10

2.1.6 Các chuẩn mực xã hội

11

2.1.7 Học tập quan sát

12

2.1.8 Các biến về tâm lý (tham khảo)

12

2.2 Mơ hình nghiên cứu

14


0

0

Tieu luan


2.2.1 Mơ hình nghiên cứu trước (Nghiên cứu của Barnes, S. J., Diaz, M., &
Arnaboldi, M. (2021): Understanding panic buying during COVID-19: A text
analytics approach)

14

2.2.2 Mơ hình nghiên cứu của đề tài (Yuen, K. F., Tan, L. S., Wong, Y. D., &
Wang, X. (2022): Social determinants of panic buying behavior amidst COVID-19
pandemic: The role of perceived scarcity and anticipated regret)

16

2.2.3 Lý do chọn mơ hình.

18

2.3. Các giả thuyết được đặt ra

19

2.3.1 Sự khan hiếm đự đoán ảnh hưởng đến hành vi mua sắm hoảng loạn

19


2.3.2 Sự hối tiếc sự đoán ảnh hưởng đến việc mua sắm hoảng loạn.

19

2.3.3 Nhận thức về sự khan hiếm được ảnh hưởng đến sự hối tiếc dự đoán.

21

2.3.4 Sự tác động trực tiếp ảnh hưởng đến nhận thức về sự khan hiếm:

21

2.3.5 Tác động gián tiếp ảnh hưởng đến với nhận thức về sự khan hiếm:

22

2.3.6 Các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khan hiếm nhận thức:
23
2.3.7 Ảnh hưởng của việc học quan sát đối với sự khan hiếm được nhận thức
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24
27

3.1 Phương pháp đo lường

27

3.2 Thiết kế khảo sát


31

3.3 Thu thập dữ liệu

31

3.4 Kĩ thuật phân tích

32

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

35

4.1 Thống kê mô tả:

35

0

0

Tieu luan


4.2 Mơ hình đo lường

38


4.2.1 Đánh giá mức độ tin cậy của mơ hình

38

4.2.2 Đánh giá độ chính xác của mơ hình

42

4.3 Mơ hình cấu trúc:

44

4.3.1. Hệ số tổng thể xác định R Square (R bình phương)

44

4.3.2. Hệ số đường dẫn (Path coefficient)

45

4.4. Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA và Post-hoc.

49

4.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

53

4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu.


54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

59

5.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu.

59

5.2. Hàm ý quản trị

60

5.2.1. Sự khan hiếm dự đốn có ảnh hưởng thúc đẩy hành vi mua sắm hoảng loạn
61
5.2.2. Sự hối tiếc được dự đoán trước ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hoảng
loạn

61

5.2.3. Sự khan hiếm được nhận thức ảnh hưởng tích cực đến cảm giác hối tiếc dự
đoán

62

5.2.4. Ảnh hưởng xã hội trực tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thức độ
khan hiếm của hàng hóa

63


5.2.5. Các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khan hiếm nhận thức
63

0

0

Tieu luan


5.2.6. Học tập quan sát có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khan hiếm được nhận thức
64
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

66

Tài liệu tham khảo

68

PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

70

PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT

73

PHỤ LỤC 3


80

DANH MỤC BẢNG BIỂ

0

0

Tieu luan


Bảng 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Barnes, S. J., Diaz, M., & Arnaboldi, M .............15
Bảng 2.2 Mơ hình mối quan hệ giữa các biến ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ
của Yuen, K. F., Tan, L. S., Wong, Y. D., & Wang, X. (2022).......................................17
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố Ảnh hưởng xã hội trực tiếp ...............................................27
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Ảnh hưởng xã hội gián tiếp ..............................................27
Bảng 3.1.3: Thang đo yếu tố Chuẩn mực xã hội ..........................................................28
Bảng 3.1.4: Thang đo yếu tố Học tập quan sát ............................................................29
Bảng 3.1.5: Thang đo yếu tố Nhận thức về sự khan hiếm ...........................................29
Bảng 3.1.6: Thang đo yếu tố Sự hối tiếc được dự đoán ...............................................30
Bảng 3.1.7: Thang đo yếu tố Mua hàng tích trữ ..........................................................30
Bảng 3.8: Thiết kế khảo sát nghiên cứu .......................................................................31
Bảng 4.1: Đặc điểm các yếu tố nhân khẩu học với mẫu N=306 ..................................35
Bảng 4.2 Kết quả độ phù hợp của các nhân tố .............................................................38
Bảng 4.3: Chỉ số loadings, VIF, AVE và Composite Reliability sau khi đã loại biến ...40
Bảng 4.5: Giá trị phân biệt của các nhân tố theo tiêu chí Fornell & Larcker ...............43
Bảng 4.6: Giá trị hệ số tổng thể R Square ....................................................................44
Bảng 4.7: Giá trị trị số P-value và T Statistics .............................................................46
Bảng 4.8: Giá trị T Statistics, hệ số đường dẫn, và độ lệch chuẩn của các biến ...........47

Bảng 4.9: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai yếu tố giới tính .............................49
Bảng 4.10: Kiểm tra phương sai ANOVA yếu tố giới tính ...........................................49

0

0

Tieu luan


Bảng 4.11: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai yếu tố tuổi ..................................50
Bảng 4.12: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai yếu tố thu nhập ..........................50
Bảng 4.13: Kiểm tra phương sai ANOVA yếu tố thu nhập ..........................................51
Bảng 4.14: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai yếu tố tần suất ............................51
Bảng 4.15: Kiểm tra phương sai ANOVA yếu tố tần suất ............................................52
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................53

0

0

Tieu luan


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các mặt hàng thường được mua trực tuyến (nguồn Coresight Research)....10
Hình 1.2 Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng TMĐT). .12

0


0

Tieu luan


1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh chung
Đại dịch COVID ‐ 19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại
dịch toàn cầu, với 3.986.119 trường hợp mắc và 278.814 trường hợp tử vong. Điều này
đã thúc đẩy các chính phủ trên khắp thế giới khuyến khích cơng dân của họ thực hành
cách xa xã hội và thực hiện kiểm dịch càng nhiều càng tốt để hạn chế lây lan dịch bệnh
và phơi nhiễm. Khoảng thời gian khủng hoảng như vậy phá vỡ các thói quen bình
thường và tạo ra một cuộc khủng hoảng dựa trên sự sợ hãi. Nó trở thành một cơn dịch
của sự nghi ngờ - công dân nghi ngờ mọi thứ và mọi người, coi toàn bộ môi trường là
một nguồn lây nhiễm tiềm ẩn. Những niềm tin như vậy khiến các cá nhân thực hiện
thay đổi hành vi hoặc tránh xa các lĩnh vực mà tiêu dùng tư nhân liên quan đến các
dịch vụ trực tiếp như du lịch, vận tải và giải trí, tạo ra sự gián đoạn kinh tế lớn.
Tuy nhiên, một lĩnh vực dường như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng
như vậy, đó chính là các lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm. Trái lại với
những mặt hàng xa xỉ hoặc dịch vụ, nhu cầu mua các mặt hàng thiết yếu tăng lên một
cách chóng mặt khiến cho sự thiếu hụt hàng hóa tăng cao. Khơng những thế, việc mua
hàng một cách điên cuồng vì lo sợ khiến cho nhiều gia đình tích trữ q nhiều dẫn đến
thừa thãi hàng hóa trong khi những người khác cịn đang thiếu thốn.
Chính điều này đã khiến lượng cung và cầu trong ngành cơng nghiệp nhu yếu
phẩm nói chung trở nên khơng ổn định trong 2 năm trở lại đây. Một mặt, nhu cầu về
mặt hàng này tăng cao do đại dịch, nhưng mặt khác, số lượng người có thể cung cấp
nguồn lương thực cần thiết lại đang giảm thiểu đáng kể. (HANH, N. T. (2022)). Theo

thống kê, giá thực phẩm toàn thế giới tăng 28% trong năm 2021 và không thấy có dấu
hiệu ổn định trở lại trong năm 2022 (theo Reuters 6/1/2022).

0

0

Tieu luan


2

Trong những tuần kể từ khi Hoa Kỳ xác nhận trường hợp đầu tiên của COVID19, thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi. Đặc biệt, khẩu trang y tế, nước rửa tay,
găng tay và giấy vệ sinh đã khơng cịn xuất hiện trên các kệ hàng ở Mỹ, khi nhiều
người bắt đầu tìm cách bảo vệ bản thân và chuẩn bị cho thời gian dài bị cô lập trong
nhà của họ. Tuy nhiên, đó khơng phải là những mặt hàng duy nhất mà người tiêu dùng
đang chi tiền trong các cửa hàng và trực tuyến.
Việc tích trữ các mặt hàng thực phẩm có ý nghĩa về mặt tâm lý. Khi con người
cảm thấy bị đe dọa hoặc lo lắng, bản năng đầu tiên của chúng ta là giành được quyền
kiểm sốt tình huống nào đó. Các doanh nghiệp sẽ phải xem xét cách khách hàng của
họ phản hồi và xây dựng các chiến dịch truyền thông tùy chỉnh cho từng khách hàng cụ
thể. Trước hết là những nhu cầu thiết thực của họ bởi vì có ý kiến cho rằng con người ở
nhà nhiều hơn, vì vậy họ sẽ cần nhiều thức ăn hơn và điều đó sẽ dẫn đến việc mua hàng
hóa một cách hoảng loạn để dự trữ nhiều hơn. Dưới đây là thống kê những mặt hàng
người dân mua nhiều trong đại dịch COVID-19 khi phải thực hiện dãn cách xã hội.

Hình 1.1 Các mặt hàng thường được mua trực tuyến (nguồn Coresight Research)

0


0

Tieu luan


3

Trong một bối cảnh như vậy, hiện tượng mua hàng tích trữ và sự gia tăng của
hàng hóa là một vấn đề cấp biến. Nhưng khơng có nghĩa là nó một hiện tượng tốt. Nó
có thể làm nghiêm trọng vấn đề giá cả khi làm cho các mặt hàng đã khan hiếm ngày
càng khan hiếm dẫn đến lạm phát. Cho nên các đề tài nghiên cứu về hành vi này là cần
thiết hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại.
Đại dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng tương
khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn và hầu
hết tập trung các mặt hàng về nhu yếu phẩm và sức khỏe. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê cũng cho thấy trong các tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lương
thực tăng 4,51% so với năm trước, các mặt hàng thực phẩm thì tăng 12,28% so với
năm trước, trong đó riêng giá thịt heo tăng 57,23%, giá thuốc và thiết bị y tế tăng
1,35%.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã nêu ra rằng dịch Covid-19
đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân thay vì những cách thức truyền
thống khơng đảm bảo theo thơng điệp 5K của chính phủ. Người tiêu dùng hiện nay đã
tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn, số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến
tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021, khi dịch bệnh có chuyển hướng nghiêm trọng và
giãn cách xã hội bắt đầu trở nên khắt khe hơn, nhu cầu về nhu yếu phẩm cũng khơng
cịn được đảm bảo.
Trong đó, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm tỷ lệ
ngày càng cao. Số liệu điều tra cho thấy 53% người dùng mua sắm thực phẩm online,
chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là giày dép, quần áo mỹ phẩm với 43% và đồ dùng gia
đình là 33%.


0

0

Tieu luan


4

Hình 1.2 Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng TMĐT)
Hơn nữa ngoài việc gia tăng nhu cầu mua nhu yếu phẩm và thay đổi hành vi
mua sắm trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tâm lý hoang mang
lo sợ đã thúc đẩy người dân đổ xô đi gom hàng dự trữ để “sống sót” qua mùa dịch, vơ
tình đẩy thị trường rơi vào thế khó khăn, hàng hóa thiếu hụt trầm trọng.
1.1.2 Bối cảnh riêng
Là trung tâm kinh tế của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh tuy gánh chịu ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 vẫn dẫn đầu trong việc đóng góp vào ngân sách
nhà nước. Bởi vì nhu cầu mua hàng hóa tích trữ của người dân địa phương là vơ cùng
lớn. Những yếu tố chính tạo nên sức mua hàng vượt trội chính là mật độ dân số cao,
đơng dân, người tiêu dùng có khả năng chi trả và nhu cầu cao đối với số lượng và chất
lượng của hàng hóa. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch tác động nặng nề lên chuỗi
cung ứng khiến nhiều nguồn cung bị đứt gãy, hàng hóa bị trì trệ tại các cảng trung
chuyển không được đến tay người tiêu dùng đã ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của
đại đa số người dân tại địa phương.
Theo dữ liệu của Cục thống kê TP.HCM, trong cả năm 2021 ghi nhận tính
chung tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố ước đạt 1.299 triệu tỉ đồng (theo tỉ giá

0


0

Tieu luan


5

hiện hành), giảm 6.78% so với cùng kì năm trước. Với dân số ước tính hơn 9 triệu
người sinh sống và làm việc, thành phố Hồ Chí Minh là “điểm nóng” với các kênh
thơng tin cung ứng hàng hóa. Tâm lý mua hàng và tích trữ với số lượng lớn được thể
hiện hết sức rõ rệt tại đây khi chứng kiến đến 3 lần người dân đổ xô đi chợ bất chấp
nguy hiểm chỉ trong giai đoạn từ 9/7 đến 22/8/2021 (Vietnamnet ,2021). Nhưng khơng
gì đảm bảo được rằng hiện tượng mua hàng tích trữ sẽ khơng tiếp tục xảy ra.
Đại dịch COVID – 19 bùng phát mạnh đã có tác động lớn đến cuộc sống thường
ngày của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng (La, 2020). Vơ hình
chung tạo nên nhiều thói quen, từ khách quan đến chủ quan. Đồng thời tâm lí của con
người cũng là nhân tố lớn ảnh hưởng đến việc mua sắm hàng hóa bởi vì lo sợ tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguồn cung cấp hàng hóa khơng đủ dẫn đến việc họ phải
tích trữ nhiều và hạn chế tối đa việc phải ra ngoài để mua nhu yếu phẩm, một bộ phận
người dân đã mua hàng tích trữ để đề phịng tình trạng khan hiếm lương thực, thực
phẩm xảy ra. Động thái này gây nên tình trạng sốt ảo hàng hóa thiết yếu ở một số khu
vực (Hà Trần, 2021). Trái ngược với một số người đi mua hàng về dự trữ thì đa số mọi
người cho rằng không nên làm như vậy (Hữu Đăng, 2020).
Phải nói rằng đầu cơ, tích trữ, đội giá sản phẩm là một vấn đề đặc biệt nghiêm
trọng vì nó gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Trước hết là về
phía người dân, hoang mang, lo sợ, sang chấn, khủng hoảng có lẽ là những từ ngữ
được nhắc đến nhiều nhất và đó cũng là lời giải thích thỏa đáng nhất cho hành động
nhiều người đi gom hàng trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ. Những nhu yếu
phẩm, lương thực, thực phẩm dùng hằng ngày bỗng nhiên trở nên khan hiếm, đặc biệt
vào lúc cao điểm những mặt hàng như thực phẩm tươi sống, đồ khơ, đồ đóng hộp,ln

trong tình trạng thiếu hàng nghiêm trọng.

0

0

Tieu luan


6

1.2 Lý do chọn đề tài
Qua quan sát ban đầu, chúng tơi nhận thấy đúng là đã có nhiều bài nghiên cứu
về hành vi này nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Để tổng hợp những nghiên cứu này, áp
dụng vào những số liệu phù hợp với người dân Việt Nam, chúng tôi chọn TP.HCM cho
đề tài “Sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và tâm lý đến hành vi tích trữ nhu yếu
phẩm trong đại dịch COVID-19 ở TP.HCM”. Nghiên cứu hành vi khách hàng là một
vấn đề không mới nhưng việc khai thác những yếu tố tác động đến hành vi này trong
đại dịch COVID-19 hiện nay là một vấn đề không hề đơn giản bởi bài nghiên cứu phải
tập trung đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý và xã hội ảnh
hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ trong COVID-19. Đó là các nhằm kiểm sốt,
kiểm sốt tác động do hành vi này tạo. Nhận thức được vấn đề này yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp từ xã hội, chuẩn mực xã hội, hiệu ứng bắt chước và làm theo, nỗi
sợ, tâm lý sợ mất kiểm soát, sự bất an, hối tiếc dự đoán.
Từ những yếu tố này, bài nghiên cứu đề xuất những giải pháp cho quản lý chuỗi
cung ứng và những biện pháp chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp 1 cái
nhìn phần nào rõ nét hơn về bản chất và sự hình thành của hành vi mua hàng tích
trữ.Từ đó, góp phần giúp cho các cấp quản lý có thể đề ra được những giải pháp, chính
sách đúng đắn, phù hợp với thị trường và nền kinh tế.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đại dịch COVID-19 hoành hành khiến hiện tượng mua hàng tích trữ, đầu cơ
hàng hóa càng gia tăng và là một vấn đề cấp biến. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế của Việt Nam với tỷ lệ dân số cao khiến cho vấn đề này ngày càng
nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho các nguồn cung nhu yếu phẩm trở nên khan
hiếm và dẫn đến hiện tượng lạm phát. Đây là một hệ quả vô cùng tiêu cực và sẽ trở
thành gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại (tháng 3 năm 2022), tình hình dịch bệnh đã dần có
những chuyển biến tốt và người người dùng khơng cịn mua hàng tích trữ q mức

0

0

Tieu luan


7

nhưng trong tương lai, vẫn có thể sẽ diễn ra các dịch bệnh khác, kéo theo hành vi mua
sắm thiếu kiểm soát. Cho nên các đề tài nghiên cứu về hành vi này là cần thiết hơn bao
giờ hết. Từ bài nghiên cứu này, các nhà chức trách và doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về
hành vi của người tiêu dùng, đồng thời đưa ra các chính sách, biện pháp đối phó hiệu
quả trong tương lai.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên và định hướng nghiên cứu, nội dung đề
tài hướng đến giải quyết các vấn đề sau:


Những nhân tố xã hội và tâm lý nào ảnh hưởng đến hành vi mua

hàng tích trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh trong đại

dịch COVID-19?


Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố xã hội và tâm lý ảnh

hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng TP.
Hồ Chí Minh trong đại dịch COVID-19.


Đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức của người dân và trách

nhiệm của các nhà chức trách để tránh việc tích trữ nhu yếu phẩm của người
tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh trong đại dịch COVID-19.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
1.5.1 Ý nghĩa lý thuyết
Bằng những dẫn chứng xác thực và khoa học, với số liệu thống kê dựa trên
những nguồn thông tin đáng tin cậy. Bài nghiên cứu một lần nữa khẳng định sự đúng
đắn của bài báo cáo mẫu và đóng góp vào nguồn cơ sở dữ liệu về hiện tượng mua hàng
tích trữ đợt dịch Covid-19 trong thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói
chung. Hiểu được các cơ chế cơ bản của hành vi mua hàng tích trữ từ đó hỗ trợ cho các
nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong việc phát triển các chiến lược can
thiệp hoặc hỗ trợ để đối phó với việc khan hiếm hoặc phải mua thực phẩm với giá đắt
đỏ trong thời gian dịch bệnh.

0

0

Tieu luan



8

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Covid-19 ngày một len lỏi vào cuộc sống của người dân Hồ Chí Minh nói chung
và người Việt Nam nói riêng, nó đã gieo vào tâm trí người tiêu dùng sự sợ hãi thiếu
lương thực và nhu yếu phẩm khi siêu thị, hàng quán bị phong toả. Người tiêu dùng dần
hình thành thói quen mua hàng một cách hoảng loạn để tích trữ, phịng khi chính quyền
cho phong toả thành phố bất cứ khi nào.
Cuộc khủng hoảng đã biến thành một cú sốc đối với thị trường kinh tế, không
chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn cung (sản xuất hàng hóa và dịch vụ) mà cịn tác động tới
cả nhu cầu (tiêu dùng và đầu tư). Đi kèm với sự phát triển vượt bậc của việc mua sắm
trực tuyến là sự xuất hiện của những hành vi mua liên tục hay mua rất ngẫu nhiên mà
không cần để ý đến mục đích sử dụng hay những ưu tiên về tài chính khác. Các hành vi
này đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của những sàn thương mại điện tử
nhưng cũng dẫn đến sự lãng phí rất lớn đối với tiêu dùng của mỗi cá nhân và gia đình.
Nghiên cứu này dự định cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết tốt hơn về cách
các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự khan hiếm được nhận thức của một cá nhân trong
thời gian bùng phát đại dịch. Hơn nữa, vì đại dịch bùng phát rất khó dự đốn, nên việc
hiểu được điều gì khiến người tiêu dùng mua ồ ạt sẽ cho phép các doanh nghiệp cũng
như các cơ quan chức năng phát triển các chiến lược đối phó với hành vi trong tương
lai.

0

0

Tieu luan



9

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm
Trong thời đại kinh tế phát triển và xã hội ngày càng phức tạp, nhu cầu của con
người ngày càng được nâng cao và kéo theo đó là kỳ vọng của họ. Họ mong muốn
được đáp ứng nhu cầu nhanh nhất có thể, tiện lợi nhất có thể. Các nhà hoạch định
mong muốn hiểu được tường tận hành vi mua sắm của người tiêu dùng để có thể điều
tiết nhân lực hiệu quả và xây dựng một chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn.
Một trong những hành vi cần quan tâm nhất trong bối cảnh thế giới hiện nay là
hiện tượng mua hàng tích trữ - mua một loại hàng hóa nào đó với số lượng lớn do lo sợ
về khả năng thiếu hụt sắp xảy ra hay sự tăng giá.
2.1.1 Mua hàng hoảng loạn
Khi đối mặt với một tình huống khơng thể kiểm soát được, mọi người cố gắng
giải quyết những bất cập và khó khăn bằng cách tìm ra khả năng và giới hạn của chính
họ (Bandura, 1977). Do đó, người tiêu dùng ít có khả năng suy nghĩ thấu đáo trước khi
ra các quyết định về loại và số lượng hàng hóa họ cần mua (Mitchell và cộng sự,
2005). Các sản phẩm điển hình được người dân mua chủ yếu trong đại dịch phần lớn
bao gồm các sản phẩm thiết yếu như hàng gia dụng và hàng hóa liên quan đến y tế.
Mua hoảng loạn là một loại hành vi tiêu dùng ngẫu hứng dựa trên những cảm xúc sâu
sắc như nỗi sợ hãi của con người.
Nói cách khác, mua hàng hoảng loạn là một phản ứng tự nhiên của con người
đối với việc hàng hóa bị mất kiểm sốt và thiếu hụt trên thị trường.
2.1.2 Sự hối tiếc dự đoán.
Hối tiếc thường được xác định là một cảm xúc tiêu cực khi một người suy ngẫm
về kết quả của tình huống hiện tại có thể tốt hơn như thế nào nếu họ quyết định hoặc
hành động khác đi (IResearchNet, 2020). Mặc dù sự hối tiếc thường xảy ra cho một
quyết định trong qua khứ, nhưng những sự hối tiếc dự đoán sẽ xảy ra trước khi đưa ra

0


0

Tieu luan


10

lựa chọn. Ví dụ khi một cá nhân hình dung ra sự hối tiếc mà người đó có thể sẽ cảm
thấy nếu họ đưa ra một quyết định cụ thể (Somasundaram và Diecidue, 2017; Wong và
Kwong, 2007).
2.1.3 Sự khan hiếm
Sự khan hiếm là một khía cạnh chi phối của hành vi kinh tế (Verhallen và
Robben 2004). Sự khan hiếm gồm có hai loại - do ngoại sinh (mơi trường) hoặc nội
sinh (con người) gây ra (Oses-Eraso, Udina, và Viladrich-Grau 2008). Cả hai đều thể
hiện sự ít ỏi về mặt số lượng và mọi người có xu hướng mong muốn những sản phẩm
có giới hạn như vậy. Sự khan hiếm, bất kể là ngoại sinh hay nội sinh, đều nâng cao giá
trị của sản phẩm, do đó dẫn đến nhu cầu về sản phẩm cao hơn, số lượng mua tăng lên,
tìm kiếm ngắn hơn và sự hài lòng cao hơn với sản phẩm đã mua (Aggarwal, Yun, và
Huh 2011; Lynn 1991.
2.1.4 Ảnh hưởng trực tiếp
“Ảnh hưởng xã hội” là một thuật ngữ chung mô tả cách những suy nghĩ, cảm
xúc và hành động của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi những người khác (Smith
và cộng sự, 2011). Điều này xảy ra vì mỗi người đều đã từng rơi vào những mạng lưới
phức tạp của các mối quan hệ (Forsyth, 2013), khiến sự tác động từ xã hội trở thành
một việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Ảnh hưởng trực tiếp bao gồm việc gây áp lực hoặc ngăn cấm một số hành vi của
một người hoặc một cộng đồng thông qua việc sử dụng các bước trừng phạt (Khan,
2015). Ảnh hưởng trực tiếp sử dụng các phần thưởng hoặc hình phạt do những bên có
quyền kiểm sốt chẳng hạn như đe dọa, cảnh báo, khuyến nghị và nhắc nhở

(Gelderman và cộng sự, 2008).
2.1.5 Ảnh hưởng gián tiếp
Ảnh hưởng xã hội gián tiếp có thể thay đổi thái độ của một cá nhân thông qua
trao đổi thông tin, yêu cầu hoặc khuyến nghị của người khác.

0

0

Tieu luan


11

Các công nghệ ngày nay cho phép tạo ra nhiều kênh truyền thông lớn hơn và
tiên tiến hơn để chia sẻ thông tin. Sự tiện lợi của điện thoại thông minh, máy tính bảng
hoặc máy tính xách tay mang lại khả năng truy cập tức thời, trong đó, sức mạnh của
truyền thơng xã hội là lớn nhất. Do đó, các cơng cụ này có sức ảnh hưởng lớn đến độ
tin cậy và độ chính xác của thơng tin được lưu hành. Các kênh trao đổi thông tin phổ
biến như truyền thơng đại chúng và mạng xã hội có khả năng thông báo và xua tan
thông tin sai lệch thông qua các tiêu đề. Việc đưa tin rộng rãi về hành vi mua hàng
trong cơn hoảng loạn thông qua các phương tiện truyền thơng này càng khuyến khích
hành vi mua hàng khơng kiểm sốt. Do đó, nhận thức của một cá nhân về sự khan hiếm
có thể bị thay đổi tùy theo loại và lượng thơng tin người đó được tiếp xúc. Một hình
thức khác của sự ảnh hưởng này là tăng giá các mặt hàng hàng ngày, vì người tiêu dùng
có thể nhận thấy sự thay đổi giá do mất cân bằng cung và cầu.
2.1.6 Các chuẩn mực xã hội
Các chuẩn mực xã hội được định nghĩa là các quy tắc và tiêu chuẩn được hiểu
bởi các thành viên của một nhóm, và/hoặc hạn chế hành vi xã hội mà khơng có sự ràng
buộc của pháp luật (Cialdini và Trost, 1998). Đó là một hình thức ảnh hưởng hoạt động

ngầm (Dempsey et al., 2018) và có xu hướng xuất hiện từ các dấu hiệu. Các dấu hiệu
này thường được quan sát thấy trong các tương tác xã hội (Crossman, 2019). Cialdini
và cộng sự (1990) phân loại các chuẩn mực xã hội thành hai loại đặc biệt – Chuẩn mực
mô tả và Chuẩn mực thương tích. Các chuẩn mực mơ tả đề cập đến sự phổ biến của
một hành động nhất định, trong khi các chuẩn mực thương tích đề cập đến sự chấp
thuận xã hội của hành động (Park et al., 2009). Mặt khác, Bicchieri và Xiao (2009) hợp
lý hóa rằng một cá nhân tuân thủ một chuẩn mực tùy thuộc vào kỳ vọng theo kinh
nghiệm, đó là những gì chúng ta mong đợi người khác làm hoặc kỳ vọng theo chuẩn
mực, đó là những gì chúng ta tin rằng người khác nghĩ chúng ta nên làm (Tesar, 2020).
Các chuẩn mực xã hội đóng một vai trị quan trọng trong việc ra quyết định của người

0

0

Tieu luan


12

tiêu dùng, vì các cá nhân thường tính đến các kỳ vọng và hành vi của người khác trước
khi đưa ra quyết định (Melnyk và cộng sự, 2010).
2.1.7 Học tập quan sát
Học tập quan sát là một trong bốn nguyên tắc của Lý thuyết Học tập Xã hội
(SLT) (Nabavi, 2012). Được phát triển bởi Albert Bandura, nó giả thuyết cách các cá
nhân học hỏi thơng qua q trình quan sát người khác, lưu giữ thơng tin và sau đó tái
tạo các hành vi đã được quan sát (Cherry, 2019). Điều này cũng áp dụng cho thái độ và
phản ứng của những người khác (McGregor, 2009). Một cá nhân học hỏi từ ba loại mơ
hình khác nhau - hành vi hoặc trực tiếp, biểu tượng và lời nói (Bandura và cộng sự,
1961). Mơ hình hành vi hoặc trực tiếp đề cập đến một cá nhân thể hiện một hành vi

trong thời gian thực với sự hiện diện của người quan sát. Mơ hình biểu tượng là hành vi
của những người hoặc nhân vật nổi bật được mô tả thông qua các nguồn phương tiện
truyền thơng như truyền hình, phim ảnh hoặc internet. Mơ hình hóa bằng lời nói là khi
một hành vi được giải thích chứ khơng phải là hành động thể chất (Bajcar và Bąbel,
2018). Yuen và cộng sự. (2020a) lý luận rằng các cá nhân có thể bắt chước hành vi của
những người đã hành động trước đó vì họ cũng thiếu thơng tin bên ngồi. Thơng tin
bên ngồi là thơng tin mà những người khác có thể sở hữu hoặc đã từng tiếp xúc.
2.1.8 Các biến về tâm lý (tham khảo)
Nỗi sợ:
Mua sắm thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 do dùng
chung không gian trong nhà [9–11]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng người tiêu
dùng lo sợ bị lây nhiễm SARS-CoV-2 khi đi mua hàng tạp hóa [12,13]. Ngồi nỗi sợ
hãi được nhận thức này, những lo ngại mạnh mẽ về sự sẵn có của thực phẩm đã thúc
đẩy hoạt động mua tăng lên, dẫn đến tình trạng thiếu hụt thực phẩm và sản phẩm trong
thời gian ngắn.
Sự tin tưởng vào thông tin và những căng thẳng đã được nhận thấy từ trước là
những yếu tố dự báo cho rằng nỗi sợ hãi của người tiêu dùng liên quan đến việc hạn

0

0

Tieu luan


13

chế trong tiếp cận thực phẩm khi đại dịch lây lan và các yếu tố dự báo hành vi mua
thực phẩm trong đại dịch COVID-19.
Tâm lý bị mất kiểm soát

Hoảng sợ mua hàng trong đại dịch có thể được giải thích bằng cách sử dụng lý
thuyết “kiểm sốt bù đắp”, theo đó sự khơng chắc chắn, lo lắng và sợ hãi từ đại dịch
dẫn đến việc thiếu kiểm soát nhận thức. Thuyết này cho rằng người tiêu dùng có nhận
thức kiểm sốt thấp hơn sẽ tìm cách “lấp đầy khoảng trống” và có được cảm giác kiểm
sốt bằng cách mua hàng hóa một cách thực dụng. Cơ chế phịng vệ như vậy được
người tiêu dùng coi là “giải pháp” cho “vấn đề”. Điều này giải thích cho việc hàng hóa
gia dụng bán hết nhanh chóng trong các cửa hàng khi đại dịch xảy ra, dẫn đến hình ảnh
các kệ hàng trống rỗng một cách báo động.
Tâm lý bất an
Nhận thức về sự khan hiếm (hiệu ứng khan hiếm nhận thức) được liên kết mạnh
mẽ với hành vi mua hoảng loạn và hành vi tích trữ tăng lên nếu sự khan hiếm phát triển
cho nhu cầu trước mắt (Wilkens, 2020; Dholakia, 2020; Bonneux và Van Damme,
2006). Nó cũng tạo ra cảm giác bất an, từ đó kích hoạt một cơ chế khác để thu thập mọi
thứ (Dholakia, 2020).
Một cảm giác mất kiểm sốt đối với mơi trường có thể giải thích cho điều đó.
Trong thời kỳ khủng hoảng, mọi người thường thích kiểm sốt mọi thứ và điều này
mang lại cho họ một số khía cạnh của sự chắc chắn (Wilkens, 2000). Mọi người không
muốn tham gia vào bất kỳ cuộc tranh luận nào, và sự bất an về đạo đức thúc đẩy họ
hành động để giảm bớt lo lắng và mang lại cảm giác kiểm soát trở lại (Yap, 2020).
Hiện tượng này có thể được giải thích như một phản ứng khắc phục để giảm nỗi sợ hãi
và lo lắng về việc mất kiểm sốt đối với mơi trường xung quanh (Dholakia ,2020). Khi
có sự khơng chắc chắn bất thường, các cá nhân dự đoán sự hối tiếc nếu họ khơng thu
thập được nhu yếu phẩm khi chúng có sẵn. Hơn nữa, mọi người khi khơng kiểm sốt

0

0

Tieu luan



14

được đại dịch họ tạo ra mong muốn kiểm soát ít nhất một cái gì đó cần thiết trong cuộc
khủng hoảng (Bonneux và Van Damme, 2006).
2.2 Mơ hình nghiên cứu
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu trước (Nghiên cứu của Barnes, S. J., Diaz, M., &
Arnaboldi, M. (2021): Understanding panic buying during COVID-19: A
text analytics approach)
Một trong hai đóng góp chính của bài nghiên cứu là đem lại một cơ sở thực tiễn
cho thuyết kiểm soát bù (Compensatory Control Theory). Các tác giả muốn thử nghiệm
thuyết này trong việc giải thích hành vi mua hàng tích trữ bằng dữ liệu lớn, thu nhập
ngay từ những ngày đầu của bệnh dịch tại Ý. Hơn nữa, họ còn muốn mở rộng thuyết
này khi kiểm nghiệm độ hiệu quả của những thơng cáo của chính phủ (cụ thể là 2
thông báo gồm: thông báo thứ 1 thông báo thứ 2:
nhằm giảm thiểu lo sợ và bất an trong đại dịch những yếu tố trực tiếp tạo nên cảm giác bất kiểm soát của người dân. Những thơng tin
vậy sẽ có ích cho các cơ quan chính phủ và cách họ đưa ra các thông báo đến người
dân.

0

0

Tieu luan


×