Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.4 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG NHẬT
-----oOo-----

TIỂU LUẬN MÔN:
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Nhóm: 1
Lớp học phần: POLI100108

À

Ố Ồ

3

Í

0

Tieu luan


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG NHẬT
-----oOo-----



TIỂU LUẬN MÔN:
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Đỗ Thị Thúy Yến

Sinh viên thực hiện

: Phan Hải Hà – 44.01.755.067
Phùng Trí Đạt – 44.01.755.064
Nguyễn Thị Hiền Duyên – 44.01.755.007
Nguyễn Thị Trà My – 44.01.755.016
Nguyễn Thị Hiền – 44.01.755.010
Nguyễn Xuân Trúc – 44.01.755.034

Lớp học phần

Đỗ Nguyễn Phương Trinh – 44.01.755.033
: POLI100108

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 9/2018
2


3

0

Tieu luan


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT..................................................................................................................... 5
1. Vật chất.......................................................................................................................... 5
a) Phạm trù vật chất....................................................................................................... 5
b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất...........................................................7
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới.........................................................................8
2. Ý thức............................................................................................................................. 9
a) Nguồn gốc của ý thức................................................................................................9
b) Bản chất và kết cấu của ý thức.................................................................................11
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.............................................................................12
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức............................................................................12
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất...........................................................................13
4. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................................14
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 16
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ...................................................................................................... 17
1. Cuộc sống..................................................................................................................... 17
2. Học tập......................................................................................................................... 18
III. BÀI TẬP....................................................................................................................... 20
1. Trắc nghiệm.................................................................................................................. 20
2. Tự luận......................................................................................................................... 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................22


3

3

0

Tieu luan


LỜI MỞ ĐẦU
Tìm hiểu về lịch sử triết học, ta có thể thấy hai phạm trù lớn của triết học là vật chất và ý
thức luôn là đề tài gây tranh cãi giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bấy giờ, đã có
nhiều quan niệm về vật chất và ý thức, cũng như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ra đời,
song, quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xem là đầy đủ và hợp lý hơn cả. Vật
chất, theo Lênin, “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác”. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song, ý thức khơng hồn tồn thụ động mà nó có thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức, cùng với sự
chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường... đòi hỏi nền giáo dục
Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đào tạo được đội ngũ những cơng chức,
những nhà khoa học, những kĩ sư, bác sĩ… giỏi về chun mơn, có khả năng vận dụng tri thức
khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Để nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, cụ thể là không chỉ trang bị cho sinh viên tri thức khoa học, mà cả năng
lực kết hợp lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, cần phải có nhiều biện pháp tích cực và
đồng bộ, đặc biệt là việc bồi dưỡng cho họ năng lực tư duy biện chứng duy vật . Ngay từ khi
bước vào bậc đại học, sinh viên phải được rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy biện chứng để

việc học tập, tiếp thu và tích lũy tri thức có hiệu quả; đồng thời có khả năng nhận thức, phân
tích và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Chính vì lý do đó, nhóm chúng em
chọn đề tài “phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức” để nghiên cứu và đúc
kết được phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên thời đại công nghệ 4.0.

4

3

0

Tieu luan


I. LÝ THUYẾT
1. Vật chất
a) Phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm.
Từ thời cổ đại, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu trang không khoan
nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
+ Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là
một bản nguyên tinh thần và vật chất là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy.
+ Chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới, thực thể của thế giới là vật chất –
cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
Các quan điểm về vật chất trước Mác:
+ Phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm: vật chất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
+ Ở Hy Lạp, phái Milet quan niệm là nước hay khơng khí.
+ Hecralit quan niệm là lửa.
+ Đêmơcrít khẳng định là nguyên tử.
+ Ở Ấn Độ, phái Sàmkhya cho rằng là Pràkriti – vật chất ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, chứa

đựng năng lực vận động hay Pradhana.
Nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu
tiên, là những chất “giới hạn tột cùng” đóng vai trị cơ sở sản sinh ra toàn bộ thế giới.
Ưu điểm của những quan niệm các nhà triết học trước Mác: xuất phát từ tự nhiên để giải
thích về tự nhiên, việc giải thích khơng hề hướng đến một thế lực siêu nhiên hay tối cao nào
như thượng đế hay thần linh.
Song, những quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế:
+ Đồng nhất vật chất với vật thể, không hiểu rõ bản chất của ý thức cũng như mối quan
hệ của ý thức và vật thể.
+ Khơng có cơ sở để xác định biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng
khơng có cơ sở đứng trên quan niệm duy vật để giải quyết các vấn đề xã hội.
Như vậy, khi đối diện với những hiện tượng đời sống phức tạp, họ khơng có cơ sở khoa học
để giải thích. Và theo Lenin, đó là hậu quả tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật không triệt để.
5

3

0

Tieu luan


Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, những phát minh “thế kỉ” ra đời:
+ 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X.
+ 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
+ 1897, Tơmxơn phát hiện ra điện tử.
Những phát minh này ra đời đồng thời cũng đã bác bỏ quan điểm vật chất là “giới hạn tột
cùng”, các nhà vật lí cũ với lập trường duy vật tự phát và siêu hình khơng thể giải thích được
những phát hiện mới của vật lí học hiện đại, thậm chí cho rằng vật chất đã “biến mất”, đã “tiêu
tan”. Do đó chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản chất của
thế giới là tinh thần, và lực lượng siêu nhiên là lực lượng sáng tạo ra thế giới.
Để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, đồng thời chống lại những thế lực xun tạc,
cơng kích, Lênin đã tổng hợp những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là lĩnh vực vật lí
học, kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen, Lenin đưa ra định nghĩa về vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại
không phụ thuộc vào cảm giác.”
Định nghĩa của V.I.Lenin cho thấy:
+ Cần phân biệt khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học (tức là vật chất nói
chung, khơng ai sinh ra và tiêu diệt được nó, vơ cùng, vơ tận) và khái niệm vật chất sử dụng
trong các khoa học chuyên ngành (như hóa học, vật lí,… có giới hạn, được sinh ra và mất đi).
+ Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại
khách quan.
+ Vật chất, cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác
động đến các giác quan của con người; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái
được ý thức phản ánh.
Ý nghĩa rút ra trong định nghĩa vật chất của Lenin:
+ Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chế về quan niệm
vật chất trong chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ khoa học để xác định cái gì thuộc về vật
chất; tạo lập cơ sở lí luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục những
hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch sử của các nhà triết học trước Mác.
+ Lenin khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức, vật chất quyết
định ý thức; con người có khả năng nhận thức được thế giới.
6

3

0


Tieu luan


b) Phương thức và hình thức tồn tại của thế giới
Vận động: Phương thức tồn tại của vật chất.
Không gian, thời gian: Hình thức tồn tại của vật chất.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, một thuộc tính cố hữu của vật chất – bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”1.
Theo Ăngghen, vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi mà là “mọi sự thay đổi và mọi
quá trình diễn ra trong vũ trụ”. Vật chất luôn gắn liền với vận động. Vận động trở thành
phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách
quan và vận động của vật chất là tự thân vận động.
Có 5 hình thức cơ bản:
+ Cơ học (chuyển động của các vật trong không gian).
+ Vật lý (chuyển động của các hạt phân tử, nguyên tử,...).
+ Hóa học (từ chất này biến đổi thành chất khác).
+ Sinh học (sự phát triển của các cơ thể sống, thay đổi cấu trúc gene).
+ Xã hội (sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...).
Sắp xếp theo trình độ từ thấp tới cao. Khác nhau nhưng không tồn tại biệt lập mà còn quan hệ
mật thiết với nhau. Trong cái cao bao hàm cái thấp hơn, cái cao được hình thành dựa trên cơ sở
cái thấp, đơn giản, cơ bản. Giống nhau là vậy, song mỗi vật chất được đặc trưng bởi hình thức
vận động cao nhất mà nó có.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vận động là tuyệt đối, là cố hữu, vĩnh viễn. Điều
này khơng có nghĩa là phủ nhận đứng im, song đứng im là “trạng thái đặc biệt của vận động,
vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời”.
Vận động trong thế cân bằng: chưa làm thay đổi cơ bản về vị trí, hình dạng, kết cấu, chất
của sự vật. Đứng im: Tương đối vì chỉ xảy ra trong một số hình thức vận động và một số quan
hệ nhất định. Tạm thời vì chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.

- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t. 20, tr. 519.

7

3

0

Tieu luan


Khơng gian = qng tính (l, w, h) + mối tương quan nhất định (trước/sau, trên/dưới,
trái/phải,...).
Thời gian: quá trình biến đổi (nhanh/chậm, kế tiếp, chuyển hóa,...).
Vật chất, khơng gian, thời gian khơng tách rời nhau.
Tính chất của khơng gian và thời gian:
+ Tính khách quan: Khơng gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với
nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó khơng gian và thời gian cũng
tồn tại khách quan.
+ Tính vĩnh cửu và vơ tận: Theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong không
gian và trong thời gian. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những thành tựu của
vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và vơ tận của khơng gian và thời gian.
+ Tính ba chiều của khơng gian và tính một chiều của thế giới:
 Không gian: ba chiều (l, w, h).
 Thời gian: một chiều (quá khứ  tương lai).
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống
nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó:

+ Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Vật chất có trước, tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người.
+ Thế giới tồn tại vĩnh viễn, vô tận, không mất đi.
+ Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau (dạng cụ thể
của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu
sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất).
+ Trong thế giới vật chất khơng có gì khác ngồi những q trình vật chất đang biến đổi
và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
2. Ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức

8

3

0

Tieu luan


Trên cơ sở khái quát thành tựu của khoa học, của thực tiễn xã hội, chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định nguồn gốc vật chất, bản chất phản ánh vật chất của ý thức để rút ra vai trò
của ý thức trong mối quan hệ với vật chất.
Quan điểm duy tâm khách quan cho rằng nguồn gốc của ý thức từ một lực lượng siêu tự
nhiên (Ý niệm, Brahman, Thượng đế, Trời, v.v.).
Quan điểm duy tâm chủ quan cho rằng ý thức là cái vốn có của con người, không do thần
thánh ban cho, cũng không phải là sự phản ánh thế giới bên ngoài.
Quan điểm duy vật siêu hình coi ý thức là một dạng vật chất; “óc tiết ra ý thức cũng như
gan tiết ra mật”.
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức ra đời là kết quả của q trình tiến hóa lâu

dài của tự nhiên và xã hội. Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt
động của bộ óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan tạo ra hiện tượng
phản ánh năng động, sáng tạo.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không
phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc con
người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thươn thì hoạt động
của ý thức sẽ khơng bình thường. Vì vậy, khơng thể tách ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý
thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc
thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là máy
móc có ý thức như con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con
người là một thực thể xã hội. Máy không thể thay thế cho hoạt động trí tuệ của con người,
khơng thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó
chỉ có con người với bộ óc của nó mới có ý thức.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc khơng thơi mà khơng có sự tác động của thế giới bên ngồi để
bộ óc phản ánh lại sự tác động đó thì cũng khơng thể có ý thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Thuộc tính phản ánh
của vật chất có q trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong
giới tự nhiên vơ sinh, chỉ có những phản ánh vật lý, hóa học. Trong giới tự nhiên hữu sinh, sự

9

3

0


Tieu luan


phản ánh đã phát triển lên một trình độ cao hơn là phản ánh sinh học. Hình thức cao nhất của
sự phản ánh thế giới hiện thực chính là phản ánh năng động, sáng tạo. Nó chỉ được thực hiện ở
dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng
tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới
khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa
chọn thông tin, để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh
năng động, sáng tạo này được gọi là ý thức.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp
nhất là lao động và ngôn ngữ.
Lao động là q trình con người sử dụng cơng cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình; là q trình trong đó bản thân con
người đóng góp vai trị mơi giới, điều tiết và giám sát sự trao đổi vật chất giữa người và tự
nhiên.
Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới
khách quan bộc lộ ra những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó biểu
hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng
ấy thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc con người, tạo ra khả năng hình
thành những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Lao động cịn là q trình phát triển bản thân con người, biến vượn thành người. Trong lao
động con người phải suy nghĩ, tính tốn đề ra mục đích, tìm kiếm phương pháp và phương tiện
thực hiện mục đích, đúc rút kinh nghiệm thành cơng và thất bại. Đó chính là phương thức phát
triển của ý thức.
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thơng qua
q trình lao động.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội dung ý thức. Khơng
có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.

Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá
trình lao động làm nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt, nhu cầu này làm ngôn ngữ
nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ
giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền
đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức
là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ

10

3

0

Tieu luan


yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần
dần chuyển hóa thành ý thức.
b) Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan và bộ óc người là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
Tính chất năng động sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm
sinh lý của con người trong việc tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ
thơng tin và trên cơ sở đó có thể tạo ra những thông tin mới, phát hiện những ý nghĩa của thơng
tin được tiếp nhận.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách
quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó khơng
cịn y ngun như thế giới khách quan sẵn có mà nó đã cải biến thơng qua lăng kính chủ quan

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời và tồn tại của ý thức
gắn liền với hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. ý thức đã
sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
- Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu rất phức tạp nhưng cơ bản nhất là tri thức, tình cảm
và ý chí
Tri thức là tồn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự
tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Tri thức là
phương thức tồn tại của ý thức và điều kiện để ý thức phát triển.
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ tình cảm,
được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của
ngoại cảnh. Tình cảm xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là một yếu tố thúc
đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người vượt qua những cản trở trong
q trình thực hiện mục đích, ý chí là một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn ở đó con người
tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện
đến cùng mục đích đã lựa chọn. Giá trị chân chính của ý chí khơng thể hiện ở cường độ mạnh
hay yếu mà thể hiện ở nội dung ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau xong tri thức là yếu
tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng sự phát
triển quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
11

3

0

Tieu luan


3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trong dịng chảy vơ tận của lịch sử lồi người, có rất nhiều quan điểm khác nhau về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, tuy nhiên chỉ có Mác và Ăngghen mới là những nhà khoa học
đã tìm ra quan niệm đúng đắn và đầy đủ nhất về mối quan hệ của vật chất và ý thức, đó là: vật
chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức bắt nguồn từ vật chất, bị vật chất quyết định,
song song đó, ý thức cũng có tác động ngược lại đến vật chất thông qua những hoạt động thực
tiễn của con người. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua hai phần: vai trò của vật
chất đối với ý thức và vai trò của ý thức đối với vật chất.
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, có rất nhiều những quan niệm khái nhau về vật
chất: các nhà triết học duy vật cổ đại thì cho rằng vật chất là bất biến, dù cho trạng thái và
thuộc tính của sự vật có thay đổi; Ta-lét thì cho rằng vật chất là nước; Anaximenes lại cho rằng
vật chất là khơng khí… Tuy nhiên chỉ có quan điểm của Lênin mới là tồn diện và khoa học
nhất về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” 2 Như vậy ta có thể hiểu rằng vật chất là hiện thực
khách quan được não bộ con người ghi nhận thông qua cảm giác và tri giác, nếu không có thế
giới khách quan, não bộ con người sẽ khơng thể nhìn nhận điều gì và sẽ khơng sinh ra ý thức.
Như chúng ta đã biết, bộ não con người hiện đại phát triển qua hàng trăm hàng nghìn năm
trở thành một dạng vật chất sống có cấu tạo rất cao. Nhưng nhờ đâu mà bộ não con người phát
triển được như thế? Đấy là nhờ có hiện thực khách quan, hay nói một cách cụ thể hơn là nhờ
thế giới xung quanh là tự nhiên và xã hội. Chỉ khi có sự tác động qua lại giữa hiện thực khách
quan và bộ não con người thì ý thức mới xuất hiện. Từ đó có thể suy ra, bộ não con người và
thế giới khách quan là phần vật chất cần và đủ để sinh ra ý thức. Khi một trong hai điều kiện ấy
bị thiếu khuyết đi thì con người sẽ có ý thức kém hay thậm chí là khơng có ý thức. Lấy một ví
dụ cụ thể, những đứa trẻ mắc phải hội chứng Down có thần kinh (hoặc cũng có thể nói là não
bộ) kém phát triển, sẽ khơng thể có ý thức như những con người bình thường khác. Hay như
hai cơ bé Kamala và Amala được sói ni dưỡng, khi người ta đưa hai chị em về với xã hội loài
người, Kamala và Amala vẫn cư xử hệt như lồi sói, khơng thể nói tiếng người, đi chuyển bằng
bốn chi và chỉ ăn thịt sống… Có thể nói Kamala và Amala hồn tồn khơng có ý thức.
Tiếp theo, lao động và ngôn ngữ cũng là những điều kiện không thể thiếu để sinh ra ý thức.

Cũng như Ăngghen đã nói: “Sau lao động và cùng với lao động là ngơn ngữ, đó là hai sức kích
thích chủ yếu của sự chuyển biến não bộ lồi vật thành não bộ loài người, từ tâm lý động vật
thành ý thức.”3 .Bởi vì có lao động mà con người có được dáng đi thẳng đứng, giải phóng được
2 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.151.
3 Ph.Ăngghen. Biện chứng của tự nhiên, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1974, tr.259.

12

3

0

Tieu luan


hai tay, bộ não và các giác quan trở nên phát triển hơn, từ đó mà sự phản ánh thế giới khách
quan vào bộ óc con người trở nên tinh tế, hoàn thiện hơn. Lao động liên kết con người lại làm
họ có nhu cầu phải trao đổi với nhau và ngôn ngữ xuất hiện. Ta dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ là
phương tiện để con người giao tiếp với nhau, là sự biểu đạt của ý thức. Tóm lại, lao động và
ngơn ngữ chính là nguồn gốc xã hội của ý thức, có ý nghĩa quyết đinh đến sự ra đời của ý thức.
Vật chất sẽ quyết định nội dung ý thức và quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như tất cả
những sự biến đổi của ý thức. Bởi ý thức được tạo nên từ sự phản ánh hiện thực khách quan
vào bộ não con người, mà cả hiện thực khách quan và bộ não con người đều thuộc về phạm trù
vật chất. Chẳng hạn như nhân dân Việt Nam ta ngày xưa và hiện tại. Ngày xưa người Việt Nam
hầu như không hề biết đến máy tính hay bất cứ thiết bị cơng nghệ cao nào. Còn hiện tại, hầu
như mỗi người đều sở hữu một thiết bị công nghệ cao, tiêu biểu là điện thoại di động. Và
những thiết bị ấy đã tạo nên những nhận thức mới cho chúng ta. Ngày xưa, khi nói đến thư từ,
ta sẽ nghĩ ngay đến những lá thư viết tay được gửi qua bưu điện. Nhưng hiện tại, khi nói đến
thư từ, ta sẽ cịn nghĩ đến những bức thư điện tử được trao đổi thông qua mạng Internet. Đấy là
tác động của vật chất đến ý thức con người. Hay cho một ví dụ khác, ý thức của chúng ta là

bình thường khi não bộ và hệ thống thân kinh trong cơ thể chúng ta hoạt động bình thường,
nhưng một khi não bộ hay hệ thống thần kinh có vấn đề thì ý thức sẽ có những thay đổi khác
biệt.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức là hình ảnh mang tính chủ quan khi thế giới khách quan phản ánh vào bộ óc con
người; là sự phản ánh một cách sáng tạo thế giới khách quan. Như C.Mác đã nói: “Ý thức
chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi
trong đó.”4
Mặc dù nói vật chất quyết định ý thức, song ý thức cũng sẽ có tác động đến vật chất thơng
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách chính xác thì ý
thức khơng trực tiếp tác động lên vật chất, làm thay đổi vật chất mà chính những hoạt động
thực tiễn của con người mới tác động đến và làm thay đổi thế giới vật chất. Thế thì vì sao mà
con người hoạt động? Chúng ta hoạt động là dự trên sự điều khiển của ý thức. Chính ý thức
giúp con người có hiểu biết về thế giới, tạo nên những cảm xúc, tâm tư, những mục tiêu mà con
người hướng tới.
Ví dụ 1: khi một họa sĩ nghe một bản nhạc buồn, tâm trạng người họa sĩ sẽ bị bản nhạc ấy
tác động, trở nên buồn bã hơn, và khi ông vẽ với tâm trạng như thế, bức tranh mà ông tạo ra
cũng sẽ thấm đượm nỗi buồn mà ông cất chứa.

4 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1993, t.23, tr.35.

13

3

0

Tieu luan



Ví dụ 2: Khi cơng nhân trong một nhà máy được phát tiền thưởng, tâm trạng của họ sẽ vui
vẻ, phân khởi, họ sẽ làm việc với một tinh thần và quyết tâm cao độ, từ đó sẽ đưa năng suất sản
xuất của nhà máy tăng lên.
Ví dụ 1 và ví dụ 2 đã chứng minh một điều: sự tác động của ý thức đến vật chất diễn ra
theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu chúng ta có những nhận thức đúng đắn về thế giới,
có tinh thần học tập, có ý chí quyết tâm, có nghị lực vượt lên, chúng ta sẽ thúc đẩy thế giới phát
triển, trở nên ngày càng tốt đẹp, tiên tiến, văn minh hơn. Chẳng hạn như khi biết rằng tiêu hao
cơ năng của khơng khí chuyển động có thể tạo ra điện năng, con người đã xây dựng hàng loạt
các tubin gió tạo thành các nhà máy phát điện bằng sức gió. Tuy nhiên, nếu ý thức không phản
ánh đúng hiện thực khách quan, con người sẽ có những nhận thức sai lệch, thiếu đúng đắn về
thế giới, từ đó tạo ra những hành động không tốt, đi ngược lại với các quy luật của thế giới, kìm
hãm sự phát triển của xã hội. Những đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình khi lớn lên sẽ có
xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Họ chịu tác động xấu từ người thân và những
tác động đó quyết định cách họ nhìn nhận thế giới này, quyết định những hành động về sau của
họ là tốt hay xấu, là đúng hay sai.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý
thức và mối quan hệ biện chứng xây dựng trên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung
nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: “trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng
thời phát huy tính năng động chủ quan”.
+ Nguyên tắc 1: “xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan”. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng khẳng định: vật chất có trước ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức
song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy,
con người phải vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để định hướng cho hoạt động của
mình. Nghĩa là, khi muốn thực hiện một hoạt động nào đó, phải xem xét xuất phát từ các yếu tố
chính trị - xã hội nhất định mà đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, thúc
đẩy lịch sử tiến lên. Cương lĩnh của Đảng có viết: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng thực tế”.
Ví dụ: sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển xã hội chủ nghĩa và xem Liên Xơ như

"hình mẫu rập khn" cho mơ hình chủ nghĩa xã hội của nước nhà trong khi điều kiện và hoàn
cảnh đất nước ta hồn tồn khác biệt so với Liên Xơ, chính sách này đã dẫn đến việc hình thành
cơ chế quan liêu bao cấp, kéo theo hậu quả là làm nền kinh tế nước nhà bị trì trệ, sản xuất đình
đốn, đời sống nhân dân lầm than đói khổ.
Cho đến năm 1986, nhà nước ta đã nhận ra việc xem Liên Xơ là hình mẫu đã khơng cịn
phù hợp với hoàn cảnh bấy giờ nên việc đổi mới về kinh tế đã được tiến hành, như: chuyển đổi
14

3

0

Tieu luan


từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế của thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới này đã thúc
đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong sản xuất, thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển, nâng cao ý thức của con người.
+ Nguyên tắc 2: phát huy tính năng động chủ quan. Từ nguyên lí ý thức tác động trở lại vật
chất, địi hỏi con người phải ln ln chú ý phát huy đúng đắn tính năng động sáng tạo, chủ
quan của con người trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tư tưởng văn hóa, KH - KT cho
quảng đại quần chúng, quyết tâm đưa nhà nước ta thốt khỏi đói nghèo lạc hậu.
Ví dụ: Việc học tập, nghiên cứu sáng tạo ra các loại giống lúa phù hợp để phát triển và cho
năng xuất cao trong điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết khắc nghiệt như giống lúa HR 182. Ngồi
ra, người nơng dân cũng phải biết chủ động linh hoạt trong việc ứng phó thiên tai, lũ lụt bất
ngờ, chủ động bảo vệ nhà cửa, tài sản.
Ngoài ra, cần phải chống lại các biểu hiện hữu khuynh, tả khuynh. Nghĩa là chống lại bệnh
chủ quan duy ý chí, bảo thủ, cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn
cảnh khách quan, “lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm sách lược, chiến

lược,… Mặt khác, cũng cần phải chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học,
lí luận, thụ động trong nhận thức và thực tiễn.”
Ví dụ: Chống bệnh thành tích trong giáo dục, cơng bằng trong việc chấm điểm thi cử kiểm
tra hay việc xử phạt.

15

3

0

Tieu luan


KẾT LUẬN:
Tóm lại, sau q trình tìm hiểu, chúng ta đúc kết ra được rằng: vật chất là nguồn gốc, là
điều kiện tiên quyết để sinh ra ý thức; nó quyết định nội dung và sự phát triển của ý thức. Đồng
thời, ý thức cũng có khả năng tác động đến vật chất thông qua những hoạt động thực tiễn của
con người. Sự tác động ấy là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào sự phản ánh hiện
thực khách quan trong ý thức con người. Trong những hoàn cảnh khác biệt sẽ sinh ra những ý
thức khác biệt. Và những ý thức đó sẽ tác động trở lại hồn cảnh làm kìm hãm sự phát triển của
thế giới khách quan hoặc làm thế giới khách quan phát triển hơn nữa.

16

3

0

Tieu luan



II. LIÊN HỆ THỰC TẾ
Từ nội dung bài học, ta thấy rằng mối quan hệ biện chứng giữa vât chất ý thức có liên hệ
chặt chẽ với con người, bao gồm cả sự tư duy, hành động, tình cảm, nhận thức suy luận và sáng
tạo. Vậy chúng ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của chúng ta thế nào?
1. Cuộc sống
- Khoa học: Xét về mặt lich sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với nhưng mầm móng đầu
tiên của những tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luân dựa trên sự
logic, kiến thức khoa học và kinh nghiêm thực tiễn. Chính vì vậy mà ta thấy điều đó từ thời Hy
Lạp cổ đại.
Một trong những nhà triết học đáng chú ý lúc bấy giờ là Ta-lét. Ông là người đứng đầu
trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là cha đẻ của “khoa học”. Không
những thế ơng cịn là người sáng lập ra đinh lí Ta-lét, là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn
học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời. Ông cũng nghĩ
ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng và được
coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về sự sống ngồi Trái Đất.
Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể.
Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối
bởi triết học. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện
(speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán và giả
định. Mà trong mối quan hệ giữ triết học và khoa học là mối quan hê đổi chiều. Chính xác hơn
thì triết học từng đóng vai trị tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là
“khoa học của các khoa học”.
Kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng rõ
rệt, phát triển nhanh từ quan niệm của triêt học duy vật về vân động của vât chất và không gian,
là nền tảng của các khoa học độc lâp như các vận động cơ học (sự biến đổi của các vât thể
trong không gian nghiên cứu khoa học về thiên văn), vật lý (sự biến đổi của nhiệt), hóa học
(phản ứng hóa học và phân giải các vât chất), sinh học (sự lớn lên của các cơ thể sống nhờ quá
trình trao đổi chất, cấu trúc gen, q trình phát triển của lồi), xã hội (q trình biến đổi các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức).
- Đời sống con người: Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất
trên thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến con người Việt Nam. Từ nền tảng duy vật duy tâm mà
Phật giáo luôn mang sự tác động đến con người :
+ Lối sống khách quan có đạo đức.
+ Để tâm hồn thanh thản.

17

3

0

Tieu luan


+ Bao dung, nhân hậu, sư yêu thương nhân loại...
Kết luận:
- Triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trị nhận thức của nó, làm gia tăng tri
thức mới.
- Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu
các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của
nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học.
- Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgic của các quá trình
nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trị ngày càng tăng của nó trong đời sống
xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội và con người
khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn trong
quản lí, kế hoạch, ứng dụng , nghiêng cứu vào sản xuất và đời sống.
- Từ ý thức đã có được giúp con người: xác đinh được mục tiêu, mơ hình, phương hướng

cho hoạt động thực tiễn, phát huy tính năng động, sáng tạo,…
2. Học tập
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sự ra đời và phát triển kinh tế tri thức cùng với sự chuyển
đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường... địi hỏi nền giáo dục Việt
Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đào đạo những đội ngũ trên mọi lĩnh vực có
khả năng giỏi về chuyên môn,vận dụng tri thức khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
một cách hiệu quả nhất. Vì thế cần bồi dưỡng học sinh, sinh viên “ năng lực tư duy biện chứng
duy vật” của triết học Mác-Lênin. Từ nền tảng đó giúp học sinh, sinh viên hoc tập, tiếp thu,
nhận thức có hiệu quả, phân tích và giải thích cái vấn đề mà lí luận đã đặt ra.
Ví dụ: Bản đồ tư duy của một học sinh về Cô-lôm-bô.

18

3

0

Tieu luan


Để làm được như vậy cậu học sinh cần sự tư duy, sáng tạo một cách logic của bản thân:
+ Nắm được nơi dung tổng qn, nội dung chính.
+ Phân chia bố cục chẽ , đầy đủ ý cần trình bày.
+ Phối hợp màu sắc, kiễu chữ, nét vẽ, hình ảnh cho sinh động, hâp dẫn người xem.
Nói tóm lại, tư duy biện chứng duy vật giúp sinh viên:
+ Thứ nhất, tư duy biện chứng duy vật giúp sinh viên, một mặt, khắc phục được lối tư duy
siêu hình, phiến diện, chiết trung, nguỵ biện; mặt khác, xem xét đánh giá vấn đề một cách toàn
diện, đúng đắn.
+ Thứ hai, tư duy biện chứng duy vật giúp cho sinh viên khắc phục được tư tưởng bảo thủ,
trì trệ và thái độ định kiến với cái mới.

+ Thứ ba, tư duy biện chứng giúp sinh viên tránh những sự sai lầm, mị mẫm, phỏng đốn
thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào ảo tưởng.
+ Thứ tư, tư duy biện chứng duy vật giúp cho sinh viên nhìn nhận sự vật, hiện tượng một
cách khách quan và khoa học, khắc phục sai lầm chủ quan.
+ Thứ năm, phương pháp tư duy biện chứng duy vật giúp sinh viên có điều kiện học tập và
nghiên cứu các môn khoa học khác một cách hiệu quả hơn.
+ Thứ sáu, tư duy biện chứng duy vật giúp cho sinh viên có khả năng gắn kết lý luận với
thực tiễn, gắn học với hành.

19

3

0

Tieu luan


III. BÀI TẬP
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Khái niệm trung tâm mà V.I.Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm nào?
A. Phạm trù triết học.
B. Thực tại khách quan.
C. Cảm giác.
D. Phản ánh.
Đáp án: B.
Câu 2: Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I.Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật
chất là:
A. Tự vận động.
B. Cùng tồn tại.

C. Đều có khả năng phản ánh.
D. Tồn tại khách quan bên ngồi ý thức, khơng lệ thuộc vào cảm giác.
Đáp án: D.
Câu 3: Sắp xếp trình độ phát triển đặc tính phản ánh của vật chất, qua đó thể hiện nguồn gốc tự
nhiên của ý thức.
a) Phản ánh vật lý, hóa học.
b) Phản ánh sinh học.
c) Tính cảm ứng.
d) Phản xạ.
e) Tính kích thích.
f) Phản ánh tâm lý (tâm lý động vật).
Đáp án: a-b-e-c-d-f.
Câu 4: Bản chất của ý thức được thể hiện ở đặc trưng nào?
A. Tính phi cảm giác.
20

3

0

Tieu luan



×