Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUỐC TẾ HỌC
----------------------

TIỂU LUẬN
Đề tài:
SO SÁNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN BÀN ĂN CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

(Học phần: Lịch sử văn hóa Hàn Quốc)

SVTH: Nguyễn Thượng Vân
Lớp: 19CNDPH01
GVHD: Trần Thị Ngọc Hoa

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 04 năm 2022

1

0

Tieu luan


MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH.......................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................................... 3
1. Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam............................................4
2. Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc..........................................7
3. So sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam và Hàn Quốc......10


3.1.

Sự tương đồng...........................................................................................10

3.2.

Sự khác nhau.............................................................................................12

KẾT LUẬN................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................15

1

1

0

Tieu luan


MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Hình 1. Lời mời trước bữa ăn của người Việt Nam...................................................4
Hình 2. Quy tắc xới cơm...........................................................................................5
Hình 3. Quy tắc dùng đũa..........................................................................................5
Hình 4. Trị chuyện vui vẻ khi ăn cơm.......................................................................6
Hình 5. Quy tắc uống rượu bia của người Việt..........................................................7
Hình 6. Quy tắc ngồi trên bàn ăn của người Hàn Quốc.............................................8
Hình 7. Hình ảnh ăn cơm của một gia đình Hàn Quốc..............................................9
Hình 8. Quy tắc uống và rót rượu của người Hàn Quốc............................................9
Hình 9. Hình ảnh dùng đũa của người Hàn và người Việt.......................................10

Hình 10. Hình ảnh người Hàn và người Việt trò chuyện khi dùng bữa....................11
Table 11. Bảng so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn và người Việt (Phan
Thái Bình, 2018)......................................................................................................12
Hình 12. Bữa ăn tiêu biểu của người Việt Nam và Hàn Quốc.................................13

2

1

0

Tieu luan


MỞ ĐẦU
Ẩm thực không chỉ đẹp trong cách chế biến, bày biện, ngon trong cách lựa chọn
nguyên liệu mà còn có cả văn hóa ứng xử trên bàn ăn. Hàn Quốc và Việt Nam là hai
quốc gia Châu Á, cùng chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Trung Quốc,
nhưng sự khác biệt về tơn giáo, khí hậu, địa hình đã hình thành nên sự khác biệt cơ
bản trong con người và cả văn hóa của người ở cả hai quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn
cũng như đi sâu vào nghiên cứu sự khác nhau của hai nền văn hóa, bài tiểu luận chọn
đề tài quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt và người Hàn nghiên cứu. Để nắm bắt
và thông hiểu một cách đầy đủ bài tiểu luận cũng sẽ tiến hành so sánh ở hai quốc gia.

3

1

0


Tieu luan


NỘI DUNG
1.

Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam
Đối với người dân Việt, trong mâm cơm của họ, có rất nhiều quy tắc lễ nghi,

Việt Nam dưới sự đô hộ 1000 năm phong kiến đã in sâu vào tư tưởng của người Việt
những lễ nghi, chuẩn mực của Nho giáo Trung Quốc. Đặc biệt là ở miền Bắc Việt
Nam. Để có thể hiểu hết được những quy tắc cũng như lễ nghi đó chúng ta cần phải có
một thời gian rất dài để tìm hiểu.
Trước bữa ăn, người có địa vị thấp hơn hoặc nhỏ tuổi hơn phải đi mời cơm
những người lớn hoặc người có địa vị cao hơn vào bàn dùng cơm nếu họ đang làm
việc dở tay. Sự ảnh hưởng của tư tưởng cấp bậc trong Nho giáo đã làm cho xã hội Việt
Nam trong nhiều năm có sự bất bình đẳng trong mối quan hệ nam nữ, vợ chồng, con
trai và con gái, nhưng cũng tạo được nét văn hóa tơn trọng người lớn trong một gia
đình. Khi mọi người đã đầy đủ và chuẩn bị ăn cơm thì người nhỏ sẽ mời một lượt từ
trên xuống dưới. Nét văn hóa này cịn đậm nét ở miền Bắc hơn là miền Trung hay là
miền Nam, để tiết kiệm thời gian dùng bữa, người miền Trung hay miền Nam sẽ chỉ
mời một lần “cả nhà dùng cơm” thay vì mời từng người. Và phải để người lớn nhất
trong nhà cầm đũa ăn miếng đầu tiên thì mọi người mới được phép ăn. Lời mời trong
bữa ăn của người Việt thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép, văn minh.

Hình 1. Lời mời trước bữa ăn của người Việt Nam
Khi dùng bữa, có vài điểm đáng lưu ý khi làm khách ở gia đình Việt Nam, còn
nhiều quy tắc như khi xới cơm chỉ nên xới hai muỗng khơng nên xới nhiều hay ít hơn.
Vì người Việt quan niệm rằng “một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn” và đặc biệt là
không ép chặt hạt cơm vì đây là cơm cho người đã khuất. Một điểm văn hóa mà đậm

4

1

0

Tieu luan


nét châu Á của người Việt Nam đó là hiếu khách. Nếu bạn làm khách ở bất kỳ gia đình
nào ở Việt Nam, bạn sẽ được trải nghiệm làm thượng khách ở nhà họ. Món ngon nhất
sẽ ở gần chỗ khách, miếng ngon nhất, to nhất sẽ dành cho khách. Ông bà, cha mẹ, con
cái cũng sẽ gắp đồ ăn qua lại cho nhau để thể hiện sự quan tâm, yêu thương lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình.

Hình 2. Quy tắc xới cơm
Khi ăn khơng được nhai nhóp nhép, nhồm nhồm hoặc uống canh khơng được
phát ra tiếng động, không ăn vội vàng mà phải từ tốn từng miếng nhỏ, hành động này
được cho là bất lịch sự và gây khó chịu cho người xung quanh. Hiện nay, thế giới đã
bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự hiện đại, những phép tắc này có thể cũng
đã được xem nhẹ và khơng cịn quan trọng hóa vấn đề nhưng vẫn cịn số nhiều gia
đình ở phía Bắc và miền Trung Việt Nam vẫn giữ quy tắc này trong mâm cơm.
[ CITATION Tác19 \l 1033 ]

Hình 3. Quy tắc dùng đũa
Thứ hai, là quy tắc gắp đồ ăn, khơng được phép gắp chuyền đũa, vơ tình đan
5

1


0

Tieu luan


chéo đũa với người khác hoặc gắp rồi bỏ lại, đặc biệt là gắp thật nhiều đồ ăn khi trong
bát vẫn còn. Quan niệm của người Việt cho rằng việc gắp chuyền đũa liên tưởng đến
việc gắp tro cốt hoặc va chạm đũa hay gắp nhiều đồ ăn là hành động bất lịch sự, không
tôn trọng người xung quanh, tham ăn tham uống như quỷ đói. Bên cạnh đó, cũng
khơng được phép gõ đũa vào mâm hay chén, bát gây tiếng động, điều đó được cho là
hành động kêu gọi ma quỷ - xui xẻo, cũng rất bất lịch sự. Có rất nhiều quy tắc dùng
đũa của người Việt Nam xưa, nhưng qua thời gian đã khơng cịn nhiều gia đình để ý
đến việc này nữa, nhưng có những quy tắc không thể nào biến mất trên mâm cơm của
người Việt, nó là biểu tượng, nét văn hóa độc nhất vô nhị của ông bà ta.[ CITATION
Trầ17 \l 1033 ]
Thứ ba, bữa cơm của người Việt Nam rất vui vẻ, họ trị chuyện với nhau khi
dùng cơm hoặc có thể uống rượu, những vị khách khi cùng dùng cơm trong một gia
đình Việt sẽ cảm thấy vơ cùng tự nhiên và thoải mái. Họ sẽ nói về cuộc sống, thiên
nhiên, con vật mà họ cảm thấy đó là một câu chuyện vui và tuyệt nhiên sẽ không kể
những chuyện buồn, chuyện bực bội. Ơng cha Việt có câu “Trời đánh tránh bữa ăn”,
miếng ăn phải ngon, phải được hưởng thụ một cách suôn sẻ, vui vẻ, không nên làm
gián đoạn bữa ăn bằng những chuyện không vui, gây xung đột trong gia đình.
[ CITATION Pha18 \l 1033 ]

Hình 4. Trị chuyện vui vẻ khi ăn cơm
Thêm vào đó, việc sử dụng đồ uống trong bữa ăn của người Việt cũng được
xem trọng, rót đầy cho mình và cho cả khách, không quan trọng là ly đã hết chưa hay
chưa hết, miễn sao ly đã vơi thì có thể rót, khơng nhất thiết phải nâng ly khi người
khác rót cho mình. Việc uống rượu, hay bia trong bữa ăn nhằm giúp khơng khí trở nên
vui vẻ hơn, người đàn ơng cũng sẽ trò chuyện nhiều hơn cùng với khách và mời nhau

6

1

0

Tieu luan


tạo sự hiếu khách.
Khi gần kết thúc bữa ăn, nếu người nhỏ đã ăn no và muốn đứng lên, phải xin
phép rồi mới được đứng lên trước hoặc ăn chậm để chờ người lớn ăn xong, không
được phép xếp chén đũa lại, đó là hành động vơ lễ, hối thúc người lớn ăn nhanh để dọn
bát. Và người dọn bát sẽ là phụ nữ và trẻ con, đàn ông sẽ đi uống trà hoặc nghỉ ngơi,
đây là một nét văn hóa cổ hủ, phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ ở Việt Nam và
cho đến bây giờ vẫn khó thay đổi được.

Hình 5. Quy tắc uống rượu bia của người Việt
Bữa cơm của một gia đình Á Đơng nói chung hay gia đình Việt Nam nói riêng
vơ cùng nhiều quy tắc nhưng khơng q khó để tiếp nhận, là những con người tình
cảm, hiếu khách nên họ sẽ khơng tỏ vẻ khó chịu khi ai đó khơng biết điều này mà tự
mình dung hịa với văn hóa của khách hoặc giúp khách tiếp nhận văn hóa của mình
một cách tự nguyện.
2.

Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc
Bất kỳ quốc gia Châu Á nào cũng đều có nhiều quy tắc riêng cho bữa ăn của

mình, từ cách ứng xử, cách ăn uống đều luôn là điểm nhấn trong bữa ăn của gia đình
người phương Đơng. Tương tự với văn hóa ăn uống của Việt Nam, văn hóa ẩm thực

Hàn Quốc cũng có những nguyên tắc trên bàn ăn. Thậm chí là những nguyên tắc khắt
khe hơn rất nhiều so với nước ta mà người ngồi trên bàn ăn nhất định phải tuân thủ.
Trước bữa ăn, văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong
xã hội. Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới”. Bạn chỉ ngồi xuống
sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa
với thìa lên thì mới được ăn. Tôn trọng người lớn tuổi và giữ lịch sự là điều tất yếu
7

1

0

Tieu luan


trong một quốc gia như Hàn Quốc. Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ
tự tuổi tác. Người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào
nhất. Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong. Bạn phải đợi người lớn
tuổi nhất nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn. Nhưng khi ăn đồ nướng, người lớn
tuổi hơn có nhiệm vụ phải nướng cho người nhỏ tuổi hơn. Trong các buổi tiệc, người
lớn tuổi hoặc người có địa vị, chức vụ cao hơn hay người có việc được chúc mừng ở
buổi tiệc đó sẽ trả tiền. Đây là điều khá đặc biệt trong văn hóa Hàn Quốc và cũng gây
áp lực lớn cho những người có địa vị và lớn tuổi hơn khi tụ tập, ăn uống. [ CITATION
Tác19 \l 1033 ]

Hình 6. Quy tắc ngồi trên bàn ăn của người Hàn Quốc
Người Hàn thường nói: “Tơi sẽ ăn thật ngon” trước bữa ăn. Câu nói này như lời
cảm ơn đầu bếp hoặc người đã nấu ăn cho bạn. Khi kết thúc bữa ăn, bạn có thể nói
“Tơi ăn no rồi”, để báo với mọi người là bạn cảm thấy hài lòng với bữa ăn.
Khi dùng bữa, người Hàn Quốc khi ăn cơm sẽ không mở miệng, không để

người khác thấy đồ ăn trong miệng của mình, khi ăn cũng sẽ khơng tạo tiếng ồn va
chạm từ muỗng, đũa, chén, dĩa, ly. Một điều quan trọng khi ăn của người Hàn là không
được bưng bát cơm lên miệng ăn, quan niệm này đi ngược hồn tồn với văn hóa của
một số nước Châu Á khác, người Nhật có câu “Chỉ có chó mới gục mặt xuống bát khi
ăn” thì người Hàn lại nói “Chỉ kẻ ăn mày mới bưng bát lên ăn cơm”. Khơng quan niệm
nào đúng mà cũng khơng có cái nào là sai, mỗi một quốc gia đều trải qua những thăng
trầm khác nhau, việc hình thành quan niệm khác nhau bởi do thế giới quan của họ
khác nhau, điều đó là đúng với con người, suy nghĩ của họ. Người Hàn khi dùng cơm
sẽ ăn rất nhanh, vội vàng và ăn miếng to cùng với phát ra tiếng động để thể hiện rằng
bữa ăn này được nấu rất ngon nhằm đáp lại thịnh tình của người nấu cơm. Cũng bởi
8

1

0

Tieu luan


lịch sử người Hàn phải chịu đói khổ liên miên, khơng có cái để ăn, nên việc ăn ngon,
ăn to thể hiện thái độ hạnh phúc, thõa mãn trước những gì mà họ đang có hiện tại.
[ CITATION Tác19 \l 1033 ]
Thêm vào đó, người Hàn khơng có q nhiều quy tắc khi dùng đũa trong bữa
ăn, nhưng lại có vài quy tắc cơ bản trong cách dùng thìa và đũa khi ăn. Khi ăn cơm và
canh bằng thìa, đũa thì để gắp thức ăn, đặc biệt khơng cầm đũa và thìa trên một tay.
Bởi vì họ phải cúi xuống bát để ăn cơm nên cần phải dùng cả đũa và thìa, nếu khơng
sẽ khó gắp thức ăn và múc cơm.

Hình 7. Hình ảnh ăn cơm của một gia đình Hàn Quốc
Trong bàn ăn, người Hàn Quốc sẽ chú ý rót đầy nước cho người lớn tuổi trước

khi rót cho mình. Đây là cách thể hiện phép lịch sự và sự kính trọng. Ngồi ra, trong
một cuộc gặp mặt, hãy chú ý rót nước cho người khác nếu cốc của họ đã hết. Tương
tự, bạn sẽ được người khác rót nước cho khi hết. Khi được mời rượu, người Hàn sẽ
nâng ly bằng cả hai tay để không bị đổ và bày tỏ sự tôn trọng người đối diện. Việc từ
chối đồ uống nhiều lần là không lịch sự. Đặc biệt là nếu người lớn tuổi rót cho
bạn. Khi rót rượu cho người lớn hơn, một tay cầm chai rượu, tay còn lại vịn nhẹ vào cổ
tay kia. Một khi bạn nhận được lời mời uống rượu, bia hay bất kỳ thứ nước nào, bạn
phải quay đầu để uống. Đó là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
[ CITATION Mần17 \l 1033 ]

9

1

0

Tieu luan


Hình 8. Quy tắc uống và rót rượu của người Hàn Quốc
Khi gần kết thúc bữa ăn, cần cố gắng ăn với tốc độ giống người lớn. Nếu bạn
nhanh hơn thì bạn cũng khơng thể rời bàn ăn trước khi người lớn rời khỏi đó. Và ăn
quá nhanh hay quá chậm cũng có thể làm người khác ngại hoặc cảm thấy kỳ cục. Nếu
bạn rời khỏi bàn ăn trước những người lớn tuổi, bạn sẽ bị cho là thiếu lễ độ. Còn nếu
bạn ăn xong, xếp đũa và ngồi tại bàn ăn thì điều này cũng tạo cho người đối diện cảm
giác như bạn đang chờ đợi họ hoàn thành bữa ăn. Tốt nhất bạn nên chú ý tốc độ ăn
uống của mình để khơng phải kết thúc bữa ăn quá sớm. Cũng như bạn chỉ được đứng
dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước. Ngoài ra,
người Hàn sẽ để khăn lên bàn để báo hiệu mình đã dùng bữa xong.[ CITATION
Trầ17 \l 1033 ]

Người Hàn Quốc cũng có rất nhiều quy tắc cho bữa ăn của mình. Hiện nay,
chúng ta dễ dàng bắt gặp những nét văn hóa đặc sắc đó trên phim ảnh hay truyện tranh.
Nó là biểu tượng của người Hàn, họ tự hào về nó và ln tìm cách truyền bá nó đến
với thế giới.
3.

So sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam và Hàn Quốc

3.1.

Sự tương đồng
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia

có nét truyền thống cao, dù qua bao năm lịch sử hiện đại thì nó cũng khơng phai mờ
theo thời gian mà còn được lưu giữ và lưu truyền đến tận bây giờ. Và cả hai quốc gia
cũng có những điểm văn hóa tương tự nhau đậm nét Á Đông.
Dân tộc ở cả hai quốc gia này đều dùng đũa để ăn cơm và có nhiều quy tắc sử
dụng đũa khác nhau.

10

1

0

Tieu luan


Hình 9. Hình ảnh dùng đũa của người Hàn và người Việt
Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại lớn của thế giới, sự phát triển văn minh Trung

Quốc đã tác động mạnh mẽ đến các quốc gia xung quanh trong đó có cả Việt Nam và
Hàn Quốc. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng đặc biệt là khi ăn mì và cũng phù
hợp với tư tưởng hạn chế sử dụng dao của Khổng Tử. Từ đó, nét văn hóa này lan
truyền rộng rãi qua nhiều con đường khác nhau và trở thành nét văn hóa chung người
Châu Á.
Thứ hai, trước khi ăn đều mời người lớn tuổi dùng bữa. Nét văn hóa “kính trên
nhường dưới” này khơng rõ bắt nguồn từ đâu nhưng nó đã là sự hiển nhiên trong văn
hóa ăn uống của cả người Hàn và người Việt. Có lẽ cũng bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của Nho giáo vị tư tưởng Nho giao mang nặng tư tưởng cấp bậc, con cháu phải kính
trọng ông bà, cha mẹ. Hơn thế nữa khi ăn, người nhỏ phải ăn chậm để chờ người lớn,
không được phép đứng lên trước người lớn hoặc xếp bát đũa lại khi họ đang ăn. Đây là
hành vi thiếu sự tôn trọng và lễ độ.
Thứ ba, cả người Hàn và người Việt đều sử dụng đồ uống khi dùng bữa trong
đó uống rượu là cả một câu chuyện dài. Người Việt có câu “miếng trầu là đầu câu
chuyện” thì rượu chính là thức uống thắt chặt tình cảm anh em, gia đình, bạn bè. Vì
vậy, họ thường uống rượu trong bữa ăn. Có câu “Nam vơ tửu như kỳ vơ phong” hay
“chén tạc chén thù” uống rượu đã là nét văn hóa sâu xa của hai quốc gia, uống rượu
khơng phải để say mà là để thể hiện khí khái anh hùng trong người đàn ông, để người
đàn ông vỗ ngực, ngẩng cao đầu. Khi khách đến nhà mời khách bằng chén tạc khách
đáp lễ lại là chén thù, văn hóa hiếu khách, thắt chặt tình bạn bè anh em của dân tộc
Hàn và Việt được thể hiện qua chén rượu cạn.
Thêm vào đó, cả người Hàn và người Việt đều thích trị chuyện khi dùng cơm,
nhưng khơng được phép vừa ăn vừa nói, mọi người sẽ trị chuyện với nhau về cuộc
11

1

0

Tieu luan



sống, gia đình, học tập để hiểu nhau hơn. Hoặc cha mẹ động viên con cái, con cái chia
sẻ gánh nặng với cha mẹ, đây là nét văn hóa trau dồi tình cảm gia đình, u thương
chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.[ CITATION Mai18 \l 1033 ]

Hình 10. Hình ảnh người Hàn và người Việt trị chuyện khi dùng bữa
3.2.

Sự khác nhau
Tuy nhiên, khơng chỉ có sự tương đồng, quy tắc ứng xử trên bàn ăn cũng có

những điểm khác biệt mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng Việt Nam và Hàn Quốc
giống nhau. Người Việt và người Hàn không xem việc ăn uống thuần túy là hoạt động
hàng ngày mà còn là một lĩnh vực để giáo dục con cái, khác ở chỗ là người Việt thiên
về khuyên bảo, răn dạy, còn người Hàn là phép tắc, quy củ phải tuân theo.
Việt Nam

Hàn Quốc

Sắp xếp tất cả món ăn lên mâm khơng

Bàn ăn phải được bày trí đúng quy cách

quan trọng vị trí, thứ tự
Vị trí ngồi khi ăn khơng cần q để ý (vì

Vị trí ngồi ăn cần phải chú ý

là mâm tròn)

Khi ăn cơm, phải cầm bát trên tay
Khi ăn cơm khách phải ăn ngon miệng

Khi ăn cơm, phải để bát trên bàn
Khi ăn cơm khách phải ăn ngon và ăn

và để lại một ít đồ ăn trên dĩa
Khơng ăn vội, ăn miếng to, nhai nhồm

sạch đồ ăn
Ăn nhanh, ăn miếng to, nhai nhồm

nhồm
Khi uống rượu, bia có thể khơng rót cho

nhồm
Khi uống rượu, bia khơng thể tự rót cho

mình, khơng cần chờ hết mới rót, khơng

mình, chờ hết mới rót, nâng ly khi người

cần nâng ly khi người khác rót cho mình
Khi uống khơng cần phải quay mặt ra

khác rót cho mình
Khi uống phải quay mặt ra ngồi hoặc

ngồi hoặc che tay để uống.
Xới cơm khi ăn và thích ăn cơm trắng


che tay để uống.
Nén cơm khi ăn và thích ăn cơm độn
12

1

0

Tieu luan


Table 11. Bảng so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn và người
Việt[ CITATION Pha18 \l 1033 ]
Từ cách ăn uống đến cách bày biện đều có sự khác nhau rõ rệt, khi ăn người
Việt hay xới cơm để cơm tơi ra cho nguội và dễ ăn, họ chỉ thích ăn cơm trắng thay vì
cơm độn đậu, hạt hay củ bởi vì ngày xưa lúc Việt Nam cịn đói kém, khơng đủ gạo để
ăn nên mới ăn thêm hạt, củ cho no. Bây giờ, họ không làm vậy nữa bởi họ cũng mong
muốn cuộc sống luôn đủ đầy có ăn, có mặc và khơng phải ăn cơm củ. Cịn người Hàn
thì ngược lại, họ đã chịu nạn đói kém trong một thời gian dài và họ cho rằng phải ăn
thật no mới gọi là hạnh phúc, cho nên họ thường nén cơm lại và độn thêm hạt để ăn
cho thật no, khi làm việc sẽ không dễ bị đói.
Ngồi ra, những quy tắc khác như trong cách uống rượu, tôn trọng người lớn
trên bàn ăn đây là những quy tắc ứng xử được hình thành từ xưa, bây giờ vẫn được lưu
truyền bởi nó phù hợp với thuần phong mỹ tục của cả hai quốc gia, tuy có sự khác
nhau một vài chi tiết nhưng cơ bản vẫn là quan niệm đúng đắn, phù hợp với quốc gia
đó. Từ lịch sử, con người, văn hóa đều ln có sự khác nhau bởi cách hình thành nên
quốc gia, những yếu tố ảnh hưởng đến con người, những biến cố trong lịch sử mà họ
trải qua. Không một nền văn hóa nào giống nền văn hóa nào, nếu khơng hiểu rõ được
văn hóa ứng xử của nhau thì rất dễ đánh đồng hai quốc gia đó giống nhau.


Hình 12. Bữa ăn tiêu biểu của người Việt Nam và Hàn Quốc

13

1

0

Tieu luan


KẾT LUẬN
Khép lại một hành trình dài tìm hiểu về quy tắc ứng xử trên bàn ăn của hai nền
văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, bước đầu đã làm rõ được một số điểm cốt lõi về sự
giống và khác nhau. Chúng ta cần phải hiểu một điều rằng, không quốc gia nào giống
quốc gia nào, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của một hệ tư tưởng nhưng sự khác nhau
cơ bản về lịch sử hình thành, tính cách con người, khí hậu địa lý cũng đã tạo nên sự
khác biệt rõ ràng. Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc
là những đặc trưng riêng nổi bật của hai quốc gia đó, đều để lại nhiều ấn tượng cho
bạn bè thế giới. Hiểu và biết những quy tắc của một nền văn hóa là điều cần thiết,
chúng ta sẽ khơng phải bỡ ngỡ, gây ra sự hiểu lầm khơng nên có khi giao tiếp với một
nền văn hóa khác.

14

1

0


Tieu luan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Sơn Ngọc. (2018). Văn hóa ẩm thực Việt Nam .
[2] Mần Trầu Đỏ. (2017). So sánh văn hóa ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc.
Retrieved from Academic: />%C3%A1nh_v%C4%83n_h%C3%B3a_%E1%BA%A9m_th%E1%BB
%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_v%C3%A0_H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c
[3] Phan Thái Bình. (2018). MỘT VÀI SO SÁNH TRONG ỨNG XỬ GIỮA NGƯỜI
VIỆT VÀ HÀN. Retrieved from Tuyển tập nghiên cứu văn hóa Việt Nam:
/>OA-VANHOC/26.-PHAN-THAI-BINH---TR388-397_Mot-vai-so-sanh-trongung-xu-.pdf
[4] Tác giả TTHQ. (2019). Thông tin Việt Hàn. Retrieved from Ẩm thực Hàn –
Việt: Giống và khác nhau: />[5] Trần Thị Thu Lương. (2017). “Phát huy sự tương đồng về tính nhân bản trong

văn hóa để hướng dẫn ứng xử mâu thuẫn tăng hịa hợp giữa các cơng ty Hàn
Quốc ở Việt Nam". Retrieved from Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Giao tiếp Hàn Việt .

15

1

0

Tieu luan



×