Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trắc nghiệm địa lí lớp 8 có đáp án bài (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 8 trang )

BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Mĩ
D. Châu Phi
Trả lời:
Đáp án C
Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi => Tây
Nam Á không tiếp giáp châu Mĩ.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam
Á là
A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng
B. tơn giáo và các thế lực thù địch chống phá
C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái
D. tranh giành đất đai và nguồn nước
Trả lời:
Đáp án A
Khu vực Tây Nam Á có tài nguyên dầu mỏ giàu có, kết hợp với vị trí chiến lược quan
trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương nền từ xưa nơi
đây đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và
ngoài khu vực.


Câu 3. Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ
B. núi và cao nguyên
C. bán bình nguyên
D. sơn nguyên và bồn địa
Trả lời:


Đáp án B
Tây Nam Á có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 4. Các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần
lượt là
A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A-rap
B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên Arap; các dãy núi cao
C. sơn nguyên Arap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao
D. các dãy núi cao; sơn nguyên Arap; đồng bằng Lưỡng Hà
Trả lời:
Đáp án A
Các miền địa hình chính từ đơng bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á lần
lượt là các dãy núi cao ở phía đơng bắc, phái tây nam là sơn nguyên Arap và nằm
ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
Câu 5. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
A. Ti-grơ và Ơ-phrát
B. Ấn – Hằng


C. Hồng Hà, Trường Giang
D. A-mua và Ơ-bi
Trả lời:
Đáp án A
Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
Câu 6. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở vị trí nào của khu vực Tây Nam Á?
A. Phía tây nam
B. Phía đơng bắc
C. Ven các biển và đại dương
D. Ở giữa
Trả lời:
Đáp án D

Địa hình của khu vực Tây Nam Á chia thành 3 khu vực
- Các dãy núi cao ở phía đơng bắc.
- Phía tây nam là sơn ngun Arap chiếm gần tồn bộ diện tích của bán đảo Arap.
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà, vị trí nằm kẹp giữa các dãy núi ở phía đơng bắc và
sơn ngun ở phía tây nam.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của các nước Tây Nam Á là
A. hơn 1 tỉ tấn dầu
B. hơn 2 tỉ tấn dầu
C. gần 1 tỉ tấn dầu


D. gần 2 tỉ tấn dầu
Trả lời:
Đáp án A
Hằng năm các nước khu vực Tây Nam Á khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng
1/3 sản lượng dầu thế giới.
Câu 2. Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là
A. công nghiệp luyện kim
B. cơ khí, chế tạo máy
C. khai thác và chế biến dầu mỏ
D. sản xuất hàng tiêu dùng
Trả lời:
Đáp án C
Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là khai thác và
chế biến dầu mỏ.
Câu 3. Ngành kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á trước kia là
A. thương mại
B. nông nghiệp
C. khai thác rừng

D. khai thác và chế biến dầu mỏ
Trả lời:
Đáp án B


Trước đây, đại bộ phận dân cư Tây Nam Á làm nơng nghiệp: trồng lúa mì, chà là,
chăn ni du mục và dệt thảm.
Câu 4. Tây Nam Á không tiếp giáp với biển
A. Địa Trung Hải
B. A-rap
C. Ca-xpi
D. Gia-va
Trả lời:
Đáp án D
Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển kín: biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển
A-rap, biển Ca-xpi => Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va (biển Gia-va thuộc
khu vực Đông Nam Á).
Câu 5. Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là
A. nóng ẩm
B. lạnh ẩm
C. khơ hạn
D. ẩm ướt
Trả lời:
Đáp án C
Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khơ hạn.
Câu 6. Tây Nam Á nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt và ôn đới


B. Nhiệt đới và ôn đới

C. Nhiệt đới và cận nhiệt
D. Ôn đới và hàn đới
Trả lời:
Đáp án C
Tây Nam Á nằm trong hai đới khí hậu là đới nhiệt đới và đới cận nhiệt.
3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang
mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á?
A. Khí hậu khơ hạn quanh năm
B. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật
C. Lượng mưa trung bình năm thấp
D. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm khơng khí thấp
Trả lời:
Đáp án B
Tây Nam Á nằm trong hai kiểu khí hậu là cận nhiệt lục địa và nhiệt đới khơ nên
quanh năm khí hậu khơ hạn, mùa đơng lạnh khơ, mùa hè khơ và nóng, lượng mưa
trung bình năm từ 200-500mm. Ngồi ra các dãy núi cao ở phía nam đã ngăn cản
khối khí ẩm có thể xâm nhập và sâu trong đất liền càng làm sâu sắc hơn tính chất
khơ hạn. Nhiều khu vực sơng chết, đất đai khơ cằn hình thành nên các hoang mạc
và sa mạc.
Sự hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chủ yếu do nhân tố tự
nhiên, do đó nguyên nhân do việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật ở đây là
khơng chính xác.


Câu 2. Dân cư Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, thung lũng có mưa,
gần các nguồn nước vì
A. khí hậu Tây Nam Á khơ hạn, đặc biệt vùng nội địa
B. vùng ven biển và thung lũng mưa có nguồn tài nguyên giàu có
C. người dân có truyền thống đánh bắt, ni trồng thủy sản

D. nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh lúa nước
Trả lời:
Đáp án A
Tây Nam Á là vùng có khí hậu khô hạn, đặc biệt là khu vực nằm sâu trong nội địa
(hình thành nhiều hoang mạc cát khơ nóng), vùng rất khan hiếm các nguồn nước
ngầm phục vụ cho đời sống. Do vậy dân cư của vùng chủ yếu sinh sống ở vùng ven
biển, gần các nguồn nước, các vùng thung lũng có mưa để đảm bảo đủ nguồn nước
cho đời sống sinh hoạt.
Câu 3. Nguyên nhân nào không khiến Tây Nam Á có khí hậu khơ hạn quanh năm?
A. địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió
B. có gió tín phong thổi quanh năm
C. vị trí khơng tiếp giáp biển
D. có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ
Trả lời:
Đáp án C
Tây Nam Á có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ, khu vực thống trị quanh năm
của khối áp cao cận chí tuyến -> do vậy nền nhiệt cao quanh năm, khí hậu khơ hạn
ít mưa; đây là vùng có gió tín phong khơ nóng thổi quanh năm. Mặt khác, địa hình
núi và cao ngun phân bố ở rìa lục địa phía nam đã ngăn cản các khối khí ẩm từ


biển thổi vào làm cho khí hậu của vùng thêm phần khắc nghiệt => Như vậy, vị ví trí
lí (có đường chí tuyến đi qua), gió tín phong và địa hình chắn gió từ biển vào là
những ngun nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khơ hạn => loại A, B, D
- Tây Nam Á tiếp giáp với 5 vùng biển -> nhận xét do vị trí của vùng không giáp biển
là sai




×