Phần mở đầu
Có thể nói, tư tưởng về sự thống nhất quyền lực, có sự phân cơng, phối hợp
trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được thể hiện nhất quán
trong tư duy lý luận của Đảng ta. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu
sắc, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, hoàn thiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước: “Quyền lực nhà nước (QLNN) là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Để bộ máy nhà nước có hiệu lực và hiệu qủa trong việc quản lý xã hội thì
vấn đề quan trọng hàng đầu là phải bảo đảm cho nó có được một cơ cấu tổ chức
hợp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện
những nhiệm vụ được giao. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được khi xác định
đúng những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Một trong số những nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập quyền. Đây là
nguyên tắc quan trọng, đóng vai trị khơng thể thiếu trong tổ chức bộ máy nhà
nước ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Chính vì thế,
nhóm chúng tơi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc tập quyền trong tổ
chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam” để có thể rút ra được những tri thức khách
quan về khái niệm, đặc điểm, vai trò và biểu hiện thực tiễn của nguyên tắc này
trong xã hội ngày nay.
Phần nội dung
I. Khái niệm
1. Bộ máy nhà nước và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Để hiểu được nguyên tắc tập trung dân chủ là gì, trước hết chúng ta phải
hiểu được thế nào là bộ máy nhà nước và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, bộ máy nhà nước cần được tổ
chức chặt chẽ, khoa học. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc
chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức
năng của nhà nước. Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba
loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
- Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương).
- Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống
này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).
- Cơ quan tư pháp: bao gồm các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các
Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…) và các cơ quan kiểm sát
(Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương,
Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc
vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là
những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù
hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo thành cơ sở cho tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.
2. Nguyên tắc tập quyền
Nguyên tắc tập quyền là nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước của các nước
XHCN. Nguyên tắc này đề cao vị trí, vai trị của cơ quan đại diện các cấp (Quốc
hội, HĐND) trong tổng thể bộ máy nhà nước. Tập quyền vừa được hiểu là sự tập
trung quyền lực nhà nước vào một cá nhân hay một cơ quan được bầu ra theo
nhiệm kì ở trung ương, vừa được xem như là sự tập trung cao độ quyền hạn của
các cơ quan nhà nước ở trung ương trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước
giữa trung ương và địa phương.
Sự tập trung quyền lực nhà nước vào một cá nhân hay một cơ quan được bầu
ra theo nhiệm kì ở trung ương phụ thuộc vào hình thức chính thể và từng loại trong
một hình thức chính thể của nhà nước. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối (quân
chủ chuyên chế) dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, quyền lực nhà
nước được tập trung trong tay vua; trong nhà nước quân chủ lập hiến tư sản, cộng
hoà dân chủ tư sản và cộng hoà dân chủ XHCN, quyền lực nhà nước được tập
trung vào cơ quan được bầu ra theo nhiệm kì là Nghị viện (hay Quốc hội).
Trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước, sự tập trung cao độ quyền hạn
của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước ở trung ương đã tạo nên một nền
hành chính cai trị, trong đó, các cơ quan quản lí hành chính nhà nước ở địa phương
hoàn toàn tuân thủ và chấp hành tuyệt đối mọi mệnh lệnh, quyết định của cấp trên,
không có quyền tự chủ, sáng tạo; khơng phát huy được tính tích cực, năng động, và
tinh thần tự chịu trách nhiệm. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và
nền kinh tế thị trường hiện nay thì cơ chế quản lí này đã trở nên lạc hậu, lỗi thời
cần bị loại bỏ.
II. Đánh giá
1. Ưu điểm
Tại Việt Nam, trong một thời gian dài, nguyên tắc tập quyền XHCN đã giúp
nhà nước làm tốt chức năng của một “ nhà nước kháng chiến ”, quyền lực, nguồn
lực của nhà nước được đảm bảo tập trung phục vụ cho nhà nước, các quyết định
và thực thi quyền lực được đảm bảo nhanh chóng, thống nhất.
2. Nhược điểm
Nhưng khi đất nước ta bước sang giai đoạn đổi mới, hệ thống chính trị
chuyển từ hệ thống chuyên chinh vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
thì ngun tắc này bộ lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là thiếu đi sự phân định giữa 3
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, là sự phủ nhận tương đối của các quyền, là
thiếu cơ chế kiểm soát với quyền lập pháp, từ đó tạo nguy cơ tiềm ẩn về sự lạm
quyền của các cơ quan nhà nước được trao quyền.
III. Nguyên tắc tập quyền trong nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN
được thể hiện rõ qua sự tập trung quyền lực nhà nước vào một cá nhân hay một cơ
quan được bầu ra theo nhiệm kì ở Trung Ương phụ thuộc vào hình thức chính thể
và từng loại trong một hình thức chính thể của nhà nước. Qua tổ chức hoạt động
của bộ máy nhà nước XHCN, nguyên tắc tập quyền được thể hiện như sau:
1. Cơ quan quyền lực nhà nước (hay hệ thống cơ quan đại diện): bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan quyền lực nhà nước
do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi
một cách thống nhất quyền lực, phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước nhân
dân về mọi hoạt động của mình. Các cơ quan quyền lực hợp thành hệ thống
“xương sống” của bộ máy nhà nước. Trong cơ quan quyền lực cao nhất của
nhà nước XHCN, có các cơ quan thường trực như Ủy ban thường vụ Quốc
hội (Việt Nam), Hội đồng Nhà nước (Cu-ba)… Các cơ quan này do Quốc
hội bầu ra và chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Hội đồng nhân dân
các cấp ở nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phải chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, được trao nhiều quyền hạn
rộng lớn trong cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chủ tịch nước
là người giữ quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức
vụ Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh. Chủ tịch nước có vị trí đặc biệt
và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa
các bộ phận của bộ máy nhà nước XHCN.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở các nước XHCN gồm có:
- Chính phủ: là cơ quan cao nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà
nước. “Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.
Đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Đảm bảo
việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật” (Trích điều 109 Hiến
Pháp 1992 của Việt Nam).
- Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại…) hoặc các lĩnh vực (kế hoạch, tài chính, lao động…).
- UBND các cấp: thực hiện sự quản lý thống nhất mọi mặt đời sống xã hội ở
địa phương.
- Các sở, phòng, ban chức năng của UBND là các cơ quan thực hiện chức
năng quản lý chuyên môn trong phạm vi địa phương.
- Các cơ quan quốc phòng và an ninh: Thực hiện chức năng đảm bảo an ninh
quốc gia, trật tự xã hội, ổn định chính trị và các quyền tự do dân chủ của
nhân dân.
4. Các cơ quan xét xử: trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách
nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước nhưng trong hoạt động lại
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cụ thể ở nước ta, hệ thống cơ quan xét xử
gồm có: Tồn án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tịa
án qn sự và các tồ án khác do luật định.
5. Các cơ quan Kiểm sát: được tổ chức ra khơng chỉ để thực hiện quyền cơng
tố mà cịn để kiếm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hệ thống cơ quan kiểm sát
ở nước ta gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân
dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự.
Như vậy, tính tập quyền trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN
có thể nói là được biểu hiện cụ thể nhất trong cơ cấu và cách thức tổ chức bộ máy
nhà nước.
Trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước, sự tập trung cao độ quyền lực của
các cơ quan quản lí hành chính nhà nước ở Trung Ương đã tạo nên một nền hành
chính cai trị, trong đó, các cơ quan quản lí hành chính nhà nước ở địa phương hồn
tồn tn thủ và chấp hành tuyệt đối mọi mệnh lệnh, quyết định của cấp trên,
khơng hề có quyền tự chủ, sáng tạo. Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì cơ chế
quản lý này đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, cần bị loại bỏ.
IV. Nguyên tắc tập quyền ở Việt Nam
1. Nguyên tắc tập quyền ở Việt Nam
Lý luận của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những
nét cơ bản của học thuyết tập quyền XHCN như sau: Để đảm bảo xây dựng nhà
nước chuyên chính mà hạt nhân của nó là tồn bộ quyền lực thuộc về nhân dân,
người dân là người chủ thực sự trên tất các các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội, quyền lực nhà nước là thống nhất và được tập trung ở cơ quan đại diện cao
nhất của nhân dân (Xô viết tối cao hay Quốc hội). Việc tập trung quyền lực nhà
nước vào cơ quan đại diện của nhân dân giúp quyền lực bảo đảm tính thống nhất
của nó. Quốc hội là “cơ quan mẹ”, Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước
chỉ là cơ quan phái sinh do Quốc hội thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát
tối cao của Quốc hội. Ở đây khơng có sự phân chia quyền lực cũng như khơng có
sự kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Tính chịu trách nhiệm và luôn
bị giám sát bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và của nhân dân chính là cơ
sở để đảm bảo cho quyền lực nhà nước khơng bị tha hố.
Tại Việt Nam, trong một thời gian dài, nguyên tắc tập quyền XHCN đã giúp
nhà nước làm tốt chức năng của một “nhà nước kháng chiến”, quyền lực nhà nước
được bảo đảm tập trung, các quyết định và việc thực thi quyền lực được bảo đảm
nhanh chóng, thống nhất. Nhưng khi đất nước ta bước sang giai đoạn đổi mới, hệ
thống chính trị chuyển từ hệ thống chun chính vơ sản sang hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa thì nguyên tắc này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là sự thiếu
phân định giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, là sự phủ nhận tính độc lập
tương đối của các quyền, là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực với quyền lập pháp,
từ đó tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước được trao
quyền. Để khắc phục những hạn chế nói trên, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001) đã công nhận các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và yêu cầu sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền này. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định yêu cầu phân công, phối
hợp, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2. Vị trí, tính chất của Chính phủ trong định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Kết luận Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tổng
kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 đã tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo và yêu cầu duy trì những hạt
nhân hợp lý của học thuyết tập quyền XHCN trong bối cảnh xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN. Kế thừa quy định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980
và 1992, Quốc hội tiếp tục được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Ví trí, tính chất này của Quốc hội tiếp tục được khẳng định bởi Quốc hội là cơ
quan duy nhất gồm các đại biểu do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và lợi ích của tồn dân. Quy định Quốc hội là “Cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất” thể hiện những chức năng được toàn dân uỷ quyền cho
Quốc hội như ban hành Hiến pháp, ban hành luật, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước, thiết lập nên các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước và
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Văn bản và quyết định
của Quốc hội có hiệu lực pháp luật cao nhất. Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa
đổi, huỷ bỏ hay thay thế các văn bản quyết định của mình.
Nhận thức về vị trí, tính chất của Quốc hội với các nội dung nói trên đã
quyết định vị trí, tính chất của Chính phủ trong định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992. Những nguyên lý cơ bản của học thuyết tập quyền XHCN như
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thành lập Chính phủ,
bầu Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn thành viên Chính phủ, Chính phủ tổ chức
thực hiện luật, các nghị quyết của Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
chịu sự giám sát của Quốc hội chính là những căn cứ cơ bản để xác định vị trí của
Chính phủ trong phân cơng lao động quyền lực tại Việt Nam. Từ đó, vị trí, tính
chất của Chính phủ được xác định theo trật tự như sau: Chính phủ, Cơ quan chấp
hành của Quốc hội, Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Như vậy, vị trí
của Chính phủ tiếp tục được xác định là cơ quan có quyền lực “phái sinh” từ quyền
lực của Quốc hội, là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính, cơ quan thực hiện
quyền hành pháp dưới sự giám sát của Quốc hội. Học thuyết tập quyền XHCN tiếp
tục được xác định là một trong những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản để tổ chức bộ
máy quyền lực nhà nước trong giai đoạn tới.
Phần kết luận
Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, mơ hình xây dựng nhà nước tập
quyền đã trở nên phổ biến song có nhiều sự biến đổi cả về hình thức lẫn tính chất
cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của thời đại.
Là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam của hiện tại cũng xây dựng bộ
máy nhà nước tập quyền từ trung ương đến địa phương. Theo đó, bộ máy nhà nước
được phân chia thành Các cơ quan quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước, Các cơ
quan quản lí nhà nước, Các cơ quan xét xử và Các cơ quan Kiểm sát. Quyền lực sẽ
tập trung vào các đơn vị ở trung ương và những người đứng đầu các cơ quan, tuy
nhiên lại có sự giám sát và góp ý của nhân dân. Là một nước đi theo chế độ xã hội
chủ nghĩa, nòng cốt và linh hồn của quốc gia chính là nhân dân. Cho nên quyền lực
cao nhất phải thuộc về nhân dân. Mà cơ quan cao nhất và quyền lực nhất đại diện
cho nhân dân là Quốc hội. Bởi vậy, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Quốc hội
được coi là cơ quan quyền lực nhất, quyết định mọi vấn đề của quốc gia và dân tộc.
Chỉ có Quốc hội mới có quyền điều chỉnh và thay đổi luật pháp cũng như bộ máy
nhà nước lâm thời.
Không chỉ ở riêng Việt Nam, mà nguyên tắc tập quyền là nền tảng chung để
tổ chức bộ máy nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, nguyên tắc
này càng có tầm quan trọng hơn trong việc xây dựng nhà nước vì từ xưa đến nay,
nước ta vẫn luôn áp dụng nguyên tắc này và đã đạt được những thành cơng nhất
định. Nó đảm bảo quyền lực ln tập trung vào nhà nước, phục vụ cho nhà nước,
các quyết định được thực thi nhanh chóng và mang tính thống nhất cao. Tuy nhiên
ở một góc độ khác, khi đất nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển mới, nguyên
tắc tập quyền có đem lại một số hạn chế nhất định, tạo nguy cơ tiềm ẩn về sự lạm
quyền của các cơ quan được giao nhiệm vụ và người đứng đầu.
Tóm lại, nguyên tắc tập quyền trong xây dựng bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một trong những nguyên tắc chủ đạo, góp phần xây dựng nhà
nước vững mạnh. Nhờ đó, nhà nước ta là một thể hồn chỉnh và thóng nhất từ
trung ương đến địa phương, giúp đảm bảo sự công bằng, nhanh chóng trong giải
quyết các công việc của đất nước.