Đặt vấn đề
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong
giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa
dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh càng nhiều tranh chấp.
Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc nhưng
việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết phân chia di sản
thừa kế theo di chúc trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Những khó
khăn ấy thường được thể hiện trong việc xác định thời điểm di chúc có hiệu lực,
những trường hợp di chúc vơ hiệu... Trong thực tiễn thì các quy định của pháp
luật về hiệu lực của di chúc cịn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc
nhận định và quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng
một vụ án tranh chấp về hiệu lực của di chúc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm rõ về hiệu lực của di chúc
cũng như thấy được những bất cập còn tồn đọng trong thực tiễn xã hội, tơi quyết
định tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Hiệu lực của di chúc theo quy định
của Bộ Luật Dân sự năm 2015” với mong muốn có được cái nhìn tồn diện, sâu
sắc hơn về nội dung đề tài, để rồi từ đó đưa ra những đề xuất hợp lí nhằm hồn
thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành xung quanh vấn đề hiệu lực
của di chúc.
Nội dung chính
I.
Một số vấn đề lí luận chung
1. Khái niệm “di chúc”
Từ cổ chí kim đến nay, di chúc là một thuật ngữ đã quá quen thuộc với
mỗi người bởi những tên gọi đa dạng, như: lời dặn, chúc thư, di ngơn,... của
người chết thể hiện ý chí tự nguyện của mình để lại tài sản cho người sống và
được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo đó:
- Về mặt ngữ nghĩa, theo giải thích của Từ điển tiếng Việt, “di chúc”
được hiểu là lời dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm
và nên làm, hay là văn bản chính thức, ghi những ý muốn cuối cùng
của một người, đặc biệt về việc xử lý các tài sản của mình sau khi
chết. Từ đó, xét về mặt ngữ nghĩa, di chúc có thể được hiểu là ý
nguyện của cá nhân khi còn sống muốn người khác thực hiện ý
nguyện của mình sau khi chết.
- Về góc độ khoa học pháp lý: Khái niệm di chúc cũng được hình thành
từ rất sớm, ở pháp luật mỗi thời kì, mỗi quốc gia thì khái niệm này
được định nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, theo một số nhà khoa học
pháp lý, di chúc là sự thể hiện ý chí của một người khi cịn sống nhằm
định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của
mình cho người khác sau khi chết. Và theo pháp luật thực định, di
chúc là giao dịch dân sự dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương, được
quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015: “Di chúc là sự thể
hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết”.
Từ những khái niệm trên, di chúc có thể hiểu đầy đủ là: “Di chúc là sự
thể hiện ý chí của một người khi cịn sống nhằm định đoạt tồn bộ hay một phần
tài sản của mình cho cá nhân, cơ quan tổ chức sau khi chết một cách tự nguyện,
theo đúng hình thức, thể thức luật định và chỉ phát sinh hiệu lực khi người để
lại di chúc chết”.1
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy, di chúc có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá
nhân. Đây là một giao dịch dân sự chỉ có thể lập bởi cá nhân, ngồi cá nhân
pháp luật khơng thừa nhận quyền lập di chúc của bất cứ một chủ thể nào khác.
Thứ hai, mục đích của di chúc phải nhằm dịch chuyển tài sản của người
lập di chúc cho người khác sau khi chết. Mặc dù nội dung di chúc có thể gồm
nhiều nội dung khác nhau như lời dặn, lời yêu thương,... nhưng nhất định phải
có nội dung thể hiện mục đích chuyển dịch tài sản của người để lại di chúc cho
con cháu hay những người khác, nếu không di chúc sẽ không thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật dân sự. Việc định đoạt tài sản ở đây phải là định đoạt tài sản
sau khi người để lại di chúc chết, vì di chúc chỉ có hiệu lực và được thực thi khi
người để lại di chúc chết. Đây là đặc trưng quan trọng thể hiện bản chất của di
chúc và phân biệt giữa di chúc với các hợp đồng tặng tài sản.
Thứ ba, về nguyên tắc, di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để
lại di sản thừa kế chết. Tuy di chúc là một giao dịch dân sự nhưng có hiệu lực
pháp luật khác các giao dịch dân sự khác, cụ thể khi người lập di chúc chết đi
thì di chúc có hiệu lực pháp luật (theo khoản 1 Điều 643, khoản 1 Điều 611 Bộ
luật dân sự năm 2015).
2. Khái niệm “thừa kế theo di chúc”
Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế theo quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015
quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại
tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật”. Theo đó, thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà
1
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, tr. 262
việc dịch chuyển tài sản của người chết để lại cho người thừa kế theo ý chí của
người để lại di sản được thể hiện trong di chúc. Đối tượng hưởng thừa kế theo
di chúc có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định cho
hưởng thừa kế trong di chúc. Như vậy, thừa kế theo di chúc là cách thức giúp cá
nhân trước khi chết để lại tài sản của mình cho người khác hồn tồn theo ý
muốn của mình.
3. Khái niệm “thừa kế theo pháp luật”
Một người trước khi chết có quyền lập di chúc để định đoạt toàn bộ tài
sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Tuy nhiên, trên thực tế,
không phải lúc nào một người trước khi chết cũng lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình, hoặc tuy có lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết
nhưng vì nhiều ngun nhân khác nhau mà di chúc đó vơ hiệu hoặc khơng có
giá trị. Do vậy, để định đoạt di sản của người quá cố, các nhà làm luật đã đưa ra
các quy định để thay người chết định đoạt di sản của người này để lại cho
những người thừa kế của họ. Hình thức thừa kế này được gọi là thừa kế theo
pháp luật, dựa trên ý chí của các nhà làm luật, được xem là “sự phỏng đốn” ý
chí của người để lại di sản. Theo pháp luật thực định của Việt Nam, khái niệm
thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015,
theo đó: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình
tự thừa kế theo pháp luật quy định”. Đối với thừa kế theo pháp luật, người thừa
kế chỉ có thể là cá nhân và cá nhân này phải thuộc diện thừa kế.
II.
Hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Hiệu lực pháp luật của di chúc là giá trị pháp lí của di chúc làm phát sinh
quyền thừa kế của cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc hoặc
làm chấm dứt quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật. Nội
dung hiệu lực pháp luật của di chúc bao gồm:
1. Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật, quyền và nghĩa vụ của
những người thừa kế được chỉ định trong di chúc sẽ phát sinh. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 643 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc có hiệu lực từ
thời điểm mở thừa kế”. Vậy, thời điểm mở thừa kế là khi nào? Theo quy định
tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tịa án tuyên bố một người là đã chết
thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật
này”. Từ đó thấy rằng, thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật được xác
định trong hai trường hợp:
- Trường hợp một người chết về mặt sinh học (chết thực tế) thì thời
điểm mở thừa kế đối với tài sản do người đó để lại là thời điểm người
đó chết.
- Trường hợp một người chết về mặt pháp lý (bị tuyên bố là đã chết) thì
thời điểm mở thừa kế đối với tài sản do người đó để lại là ngày chết
của người đó được Tịa án có thẩm quyền xác định cụ thể trong quyết
định tuyên bố người đó đã chết.
Như vậy, việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng, là
căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc do người chết để lại, làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, dù là thừa kế theo di chúc hay
thừa kế theo pháp luật.
2. Các trường hợp di chúc khơng có hiệu lực pháp luật
Mặc dù lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết là quyền
của mỗi cá nhân trong xã hội, thế nhưng không phải di chúc nào cũng có hiệu
lực pháp luật, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Do vậy, có
các trường hợp di chúc khơng có hiệu lực pháp luật như sau:
2.1. Di chúc vô hiệu
Trong đời sống pháp luật, để di chúc làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế theo di chúc thì di chúc phải tuân thủ theo các điều kiện của pháp
luật, hay di chúc phải hợp pháp. Những điều kiện đó được quy định tại Điều
630 Bộ luật dân sự năm 2015 làm căn cứ xác định rằng trường hợp di chúc vi
phạm một trong các điều kiện để xác định tính hợp pháp thì di chúc vơ hiệu. Từ
đó, có thể hiểu rằng: Di chúc vô hiệu là di chúc vi phạm một trong các điều kiện
để một di chúc được xem là hợp pháp và do đó khơng làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của người chỉ định trong di chúc và những nội dung khác của di chúc.
Vậy, để biết khi nào di chúc vô hiệu, trước hết chúng ta cần tìm hiểu:
“Thế nào là di chúc hợp pháp và các điều kiện để di chúc hợp pháp?”
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, do ý chí tự nguyện của bên có tài
sản định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Do vậy, đây là một loại giao dịch
dân sự đặc thù. Theo đó, di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đầy đủ các điều
kiện do pháp luật quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Di chúc hợp
pháp được xác định là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực
chủ thể, ý chí của người lập di chúc, về nội dung và hình thức của di chúc. Từ
đó có thể thấy di chúc vơ hiệu trong các trường hợp sau:
- Người lập di chúc khơng có năng lực chủ thể
Đó là trường hợp một người lập di chúc khi người đó mất năng lực hành
vi dân sự; người lập di chúc khi chưa đủ mười lăm tuổi; người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
lập di chúc khi chưa có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của những người
này.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là yếu tố mang tính chủ quan, phản
ánh khả năng của cá nhân đó bằng hành vi của mình tiến hành (thực hiện) các
hành vi tạo nên quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo Điều 19 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.” Lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình là quyền của mỗi cá nhân, tuy nhiên khơng
phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện được quyền này mà địi hỏi cá nhân đó
phải có năng lực chủ thể, cụ thể là năng lực hành vi dân sự.
o Một người lập di chúc khi người đó mất năng lực hành vi dân sự sẽ
làm di chúc vô hiệu, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di
chúc.
Họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự nếu có quyết định của Tịa án nhân dân có thẩm quyền
tuyên bố họ bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ
sở yêu cầu của người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Điều đó làm
cho di chúc vơ hiệu, bởi theo pháp luật chủ thể có tồn quyền trong
lập di chúc khi người đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khoản
1 Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người thành niên
có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ
luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người
thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và khi đó họ được
suy đốn là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Và tại điểm a khoản
1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ thể lập di chúc
phải trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
khơng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì mới có quyền lập di chúc.
Do vậy, một người mất năng lực hành vi khơng có quyền lập di
chúc, nếu có lập di chúc thì di chúc vơ hiệu.
o Người lập di chúc khi chưa đủ mười lăm tuổi; người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi hoặc người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự lập di chúc khi chưa có sự đồng ý của người đại
diện hợp pháp của những người này là một trường hợp làm di chúc
vô hiệu.
Bởi lẽ, những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi,
người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi là những
người chưa thành niên, họ bắt đầu có sự nhận thức về hành vi của
mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn có những hạn chế nhất định.
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập giao
dịch dân sự (trường hợp này là di chúc) phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi, đó là những giao dịch có giá
trị khơng lớn, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, sinh hoạt vui chơi
trong một giới hạn tài sản nhất định. Đối với người từ đủ mười lăm
tuổi dưới mười tám tuổi, bản thân họ có thể tham gia lao động để
có thu nhập, do vậy pháp luật cho phép họ có quyền tự xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà khơng cần có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Và
theo quy định tại khoản 2 Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập
di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập
di chúc”. Kèm theo đó, tại khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định: “Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.” Như vậy,
người lập di chúc khi chưa đủ mười lăm tuổi; người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi hoặc người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự lập di chúc phải có sự đồng ý của người đại diện
hợp pháp, nếu không sẽ là một trường hợp làm di chúc vơ hiệu.
- Ý chí của người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,...
Di chúc được lập thể hiện mong muốn dịch chuyển tài sản của họ sau khi
chết, do đó, tự nguyện về ý chí là điều quan trọng khi lập di chúc. Theo đó,
người lập di chúc phải hồn tồn tự nguyện trong việc lập di chúc, không bị lừa
dối, đe dọa và cưỡng ép. Và để ý chí của người lập di chúc là ý chí đích thực
của họ thì địi hỏi sự thể hiện ý chí của người lập di chúc phải được kiểm sốt
bởi lý trí của họ. Do vậy, di chúc được lập vào thời điểm người lập di chúc
khơng có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình như di chúc được
lập khi người lập di chúc đã già yếu, lú lẫn hoặc mất khả năng nhận thức và
kiểm soát hành vi do bị bệnh tâm thần, do say rượu, bia, đang lên cơn nghiện
ma túy hoặc các chất kích thích khác,... Khi đó, người lập di chúc được xem là
trong tình trạng khơng minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Và như thế, di chúc
được xem là vơ hiệu.
Ví dụ: Bà Hồ có tài sản tiết kiệm 500 triệu đồng trong ngân hàng. Lợi
dụng việc bà tuổi cao, khơng cịn minh mẫn, ông Hùng (con trai bà Hòa) đã lừa
dối, cưỡng ép, đe dọa bà kí vào di chúc để lại tồn bộ tài sản cho mình (di chúc
do ơng Hùng ghi sẵn). Xét theo điều kiện ý chí của người lập di chúc, di chúc
được kí khi bà Hịa khơng cịn minh mẫn, bị con trai lừa dối, cưỡng ép, đe dọa
và khơng do bà tự nguyện lập nên, vì thế, di chúc trên vơ hiệu do vi phạm về ý
chí của người lập di chúc.
- Di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội
Nội dung của di chúc thường thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc
định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người thừa kế cịn sống
được chỉ định trong di chúc. Điều đó thể hiện ý chí độc lập, tự nguyện của
người lập di chúc, do vậy pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó,
song sự tự do ý chí đó phải trong một chừng mực nhất định, phải trên cơ sở tôn
trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tơn trọng lợi ích của Nhà nước,
lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác. Điều cấm của luật là “những quy định của luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định”. Đạo đức xã hội là “những chuẩn mực ứng
xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa
nhận và tôn trọng” (Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015). Vì vậy, điểm b Điều
630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Nội dung của di chúc không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội...”. Thông thường di chúc cần thể
hiện những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm
2015 như sau:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có
các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm
nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm
chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc
hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa
chữa.
Từ đó, nội dung của di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội sẽ làm di chúc vô hiệu, không làm phát sinh hiệu lực pháp
luật của di chúc.
Ví dụ: Ơng Hưng lập di chúc để lại toàn bộ tài sản 100 triệu đồng cho con
là anh Hòa. Trong di chúc ghi rõ anh Hịa được nhận tồn bộ tài sản sau khi ông
Hưng qua đời, với điều kiện anh Hòa phải cắt đứt quan hệ mẹ con và khơng
chăm sóc bà Minh (ông Hưng và bà Minh đã li hôn được 5 năm). Xét về nội
dung, mặc dù di chúc trên có nội dung để lại tài sản nhưng có điều kiện trái với
đạo đức xã hội, trái với chữ hiếu, đạo làm con. Do đó, di chúc của ơng Hịa vơ
hiệu, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật.
- Di chúc khơng tn thủ hình thức, tn thủ về trình tự, thủ tục lập di
chúc do pháp luật quy định
Di chúc được lập để thể hiện ý chí của người để lại di sản thơng qua nội
dung di chúc, song hình thức của di chúc cũng là điều kiện quan trọng để minh
thị cho người khác biết về nội dung của di chúc. Vì vậy, điểm b khoản 1 Điều
630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “... hình thức di chúc không trái quy
định của pháp luật”. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, di chúc chỉ
được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn
bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 di chúc bằng văn
bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có cơng chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Theo quy định Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015 di chúc miệng được
thể hiện như sau:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không
thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di
chúc cịn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị
huỷ bỏ.
Từ đó có thể thấy rằng, hình thức của di chúc là một trong các điều kiện
trong lập di chúc, trường hợp di chúc khơng tn thủ hình thức, tn thủ về
trình tự, thủ tục lập di chúc do pháp luật quy định không làm phát sinh hiệu lực
pháp luật của di chúc.
Ví dụ: Ông trong lúc hấp hối thể hiện di chúc miệng trước hai con trai của
mình là anh C và anh D với nội dung để lại toàn bộ tài sản bao gồm căn nhà và
mảnh đất do ông đứng tên cho hai anh. Xét theo trường hợp được lập di chúc
miệng, ơng B đang trong tình trạng hấp hối, bị cái chết đe dọa nên được lập di
chúc miệng. Tuy nhiên, người làm chứng cho di chúc của ông là hai người con
trai, được chỉ định làm người thừa kế trong di chúc. Do đó, di chúc của ơng B
để lại là di chúc vơ hiệu.
2.2.Di chúc khơng có giá trị
Ngồi trường hợp di chúc vơ hiệu thì di chúc khơng có giá trị cũng là một
trường hợp khơng làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc. Đó là trường
hợp mặc dù di chúc đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được xác định là di chúc
hợp pháp nhưng di chúc vẫn không phát sinh hiệu lực, hay là di chúc khơng có
giá trị. Từ đó, có thể hiểu: Di chúc khơng có giá trị là những di chúc tuân thủ
đầy đủ các điều kiện để được xác định là di chúc hợp pháp nhưng do yếu tố
khách quan ngoài ý muốn của người lập di chúc mà không thể thực hiện việc
phân chia di sản theo di chúc.
Di chúc khơng có giá trị trong các trường hợp sau:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng
cịn vào thời điểm mở thừa kế.
Theo điểm a, b khoản 2 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ
quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân,
cơ quan, tổ chức này khơng có hiệu lực.
Theo đó, quan hệ thừa kế phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng khi
cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc khơng cịn tồn tại thì
khơng thể tham gia vào việc nhận di sản. Và theo ý chí của người lập di chúc là
để lại tài sản của mình cho cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di
chúc hưởng sau khi người đó chết đi mà khơng phải là người khác. Vì vậy,
người được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để
lại di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc khơng cịn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế thì di chúc khơng có giá trị. Phần di sản được định đoạt
trong di chúc sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Trong
trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức
được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không cịn vào thời điểm mở thừa kế
thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này khơng có
hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015).
Ví dụ: Ơng S có một người con duy nhất là chị T nên năm 2016, ơng lập
di chúc để lại tồn bộ tài sản cho con gái. Năm 2018, chị T bị ung thư phổi giai
đoạn cuối và qua đời. Vì chị T là người duy nhất được chỉ định trong di chúc
của ông S nhưng chị qua đời khi ông vẫn còn sống, nên di chúc của ơng S
khơng có giá trị.
- Di sản để lại cho người thừa kế khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế
Theo Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với
người khác”. Mục đích của một người lập di chúc là nhằm để lại tài sản của
mình cho cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể nào đó sau khi chết. Vì vậy, di chúc
sẽ khơng có giá trị khi di sản được định đoạt trong di chúc khơng cịn vào thời
điểm mở thừa kế, làm cho mục đích của người lập di chúc khơng đạt được.
Trường hợp di sản cịn một phần thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản
khơng cịn mới khơng có giá trị, phần di chúc để liên quan đến phần di sản cịn
lại vẫn cịn hiệu lực.
Ví dụ: Năm 2011, ông A bán đất được 200 triệu đồng nên ông đã lập di
chúc để lại hai con là anh D và chị H. Thời gian sau đó, ông A bị bệnh phải điều
trị lâu dài tại bệnh viện Y và số tiền 200 triệu đồng được dùng để trả chi phí
chữa bệnh cho ơng. Năm 2018, ơng A qua đời. Theo đó, di chúc ơng A để lại sẽ
phát sinh hiệu lực pháp luật khi ông qua đời, thế nhưng tại thời điểm ông qua
đời, tài sản trong di chúc khơng cịn tồn tại. Do đó, di chúc của ơng A khơng có
giá trị.
- Người thừa kế từ chối hưởng di sản
Định đoạt tài sản của mình sau khi chết cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức
được chỉ định trong di chúc là quyền của mỗi người, song từ chối hưởng di sản
thừa kế là quyền của người thừa kế. Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người
khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người
quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân
chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di
sản.
Từ đó thấy rằng, khi người người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ
chối hưởng di sản và việc từ chối đó là hợp pháp (từ chối di sản được coi là hợp
pháp nếu việc từ chối đó là hồn tồn tự nguyện, không nhằm trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác, hình thức của việc từ chối di sản
tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 và
việc từ chối đó được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 620 Bộ
luật dân sự năm 2015). Phần di sản bị từ chối được chia thừa kế theo pháp luật.
Ví dụ: Năm 2010, chị H lập di chúc để lại tài sản 50 triệu cho em mình là
anh B. Nhưng anh B khơng muốn nhận nên đã từ chối quyền thừa kế trước khi
chị H qua đời năm 2018. Vì anh B được chỉ định là người nhận thừa kế nhưng
anh đã từ chối nên di chúc của chị H khơng có giá trị.
3. Hiệu lực di chúc khi người chết để lại nhiều di chúc khác nhau
Một người có thể lập một hoặc nhiều di chúc, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di
chúc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người
lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ
lúc nào”. Khi một người lập nhiều bản di chúc thì việc xác định hiệu lực của
các di chúc đó cần dựa trên nhiều dấu hiệu khác nhau như tính hợp pháp của các
bản di chúc, nội dung của các bản di chúc, thời điểm lập của từng bản di chúc,...
Khi các di chúc đó được xác định đều hợp pháp thì xem xét nội dung của các
bản di chúc đó có mâu thuẫn nhau hay khơng; bản di chúc nào được lập sau
cùng. Từ đó, hiệu lực của các bản di chúc được xác định như sau:
- Nếu mỗi bản di chúc định đoạt một tài sản khác nhau thì tất cả các bản di
chúc đã lập đều có hiệu lực pháp luật.
- Nếu các bản di chúc đó cùng định đoạt một tài sản thì bản di chúc nào
được lập sau cùng sẽ có hiệu lực pháp luật, các bản di chúc trước khơng
có giá trị, theo khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di
chúc sau cùng có hiệu lực”.
III.
Mở rộng, liên hệ
Thừa kế theo di chúc đang ngày được hoàn thiện, là hành lang pháp lý
quan trọng để người dân tự do thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi
chết. Quyền thừa kế của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay không ngừng
được củng cố, mở rộng và được bảo vệ theo các nguyên tắc nhất qn là tơn
trọng ý chí của cơng dân trong việc định đoạt tài sản của mình cho người thừa
kế. Pháp luật cũng bảo vệ quyền của những người có quan hệ hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng trong việc định đoạt tài sản thừa kế. Là một trong những căn
cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân, quyền thừa kế của công dân ở
nước ta từ năm 1945 đến nay được pháp luật bảo đảm thực hiện ngày càng triệt
để hơn.
Trong đó, các quy định về thừa kế theo di chúc cũng đang ngày một hồn
thiện hơn, trở thành chỗ dựa pháp lí vững chắc cho việc giải quyết những tranh
chấp trong đời sống xã hội. Nội dung hiệu lực di chúc cũng vì thế mà được chú
trọng. Tính nhất qn trong các quy định của pháp luật và các nguyên tắc pháp
luật thừa kế ở Việt Nam theo tiến trình phát triển của pháp luật dân sự nói
chung, của những quy định về quyền thừa kế của cơng dân Việt Nam nói riêng
qua các thời kỳ phát triển đã và đang là động lực thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều
của cải vật chất cho xã hội mà ở đó hiệu lực di chúc được được đảm bảo thực
hiện cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra điều kiện phát
triển các quan hệ xã hội.
Phần kết luận
Quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế, xã hội
sâu sắc, tồn tại và phát triển song hành cùng với sự phát triển của loài người.
Khi nền kinh tế phát triển, đời sống khấm khá hơn, người dân có tài sản để
giành mà khi chết khơng dùng đến, từ đó nảy sinh việc để lại tài sản cho con
cháu. Quyền lập di chúc là quyền cơ bản của mỗi người, mỗi bản di chúc thể
hiện tâm tư, nguyện vọng khác nhau. Thế nhưng, không phải bản di chúc nào
lập nên đều hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn cho thấy không phải
lúc nào di chúc lập ra cũng phát sinh hiệu lực pháp luật vì rất nhiều trường hợp
người lập di chúc đã vi phạm các điều đã được quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2015 như: vi phạm về nội dung hay hình thức,... nhất là ở vùng sâu, vùng
xa sự hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế.
Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của
pháp luật về tính hiệu lực pháp luật của di chúc, tuyên truyền pháp luật sâu rộng
đến mọi cơng dân. Cịn với bản thân mỗi công dân cần phải hiểu biết pháp luật
để lập di chúc hợp pháp, làm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật, tránh các
trường hợp di chúc vơ hiệu hay di chúc khơng có giá trị, nảy sinh các mâu thuẫn
tranh chấp trong lúc chia di sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016.
2. Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Lao động
3. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd.
4. />5. />
Mục lục
Đặt vấn đề.............................................................................................................1
Nội dung chính.....................................................................................................2
I.
Một số vấn đề lí luận chung...................................................................2
1.
Khái niệm “di chúc”...........................................................................2
2.
Khái niệm “thừa kế theo di chúc”.....................................................3
3.
Khái niệm “thừa kế theo pháp luật”.................................................4
II.
Hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015....5
1.
Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật...............................5
2.
Các trường hợp di chúc khơng có hiệu lực pháp luật......................6
3.
Hiệu lực di chúc khi người chết để lại nhiều di chúc khác nhau. .16
III.
Mở rộng, liên hệ................................................................................16
Phần kết luận.......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................19