Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tìm hiểu quyền của người biểu diễn theo quy định của luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.35 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: “Quyền của người biểu diễn theo quy định của Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và định hướng hoàn
thiện các quy định của pháp luật”.

1


MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

B.

NỘI DUNG..........................................................................................................2
I.

Những vấn đề lý luận chung.............................................................................2
1.

Người biểu diễn.............................................................................................2

2.

Quyền của người biểu diễn............................................................................3

II.


Các quy định về quyền của người biểu diễn.....................................................4
1.

Nội dung về quyền của người biểu diễn........................................................4

2.

Giới hạn về quyền của người biểu diễn.........................................................8

3.

Thời hạn bảo hộ và hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn............10

III. Thực trạng và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền của người
biểu diễn..................................................................................................................12
1.

Thực trạng về việc thực hiện các quy định về quyền của người biểu diễn .12

2.

Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền của người biểu diễn....13

C.

KẾT LUẬN........................................................................................................15

D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................16


2


A. MỞ ĐẦU
Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, ở chế độ nguyên thủy mỗi khi
hái lượm, săn bắt trở về người ta đã biết tụ họp xung quanh đống lửa, nhảy múa hát
hò để biểu lộ tình cảm trước thành quả lao động của mình. Trải qua thời gian cùng sự
phát triển của nhân loại, cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu hưởng
thụ về đời sống tinh thần của con người (như ca, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh…)
cũng ngày càng gia tăng. Có thể nói, cuộc sống này sẽ trở lên tẻ nhạt nếu như thiếu
vắng đi những tác phẩm sân khấu, những bộ phim truyền hình hay những lời ca, tiếng
hát. Chính vì lẽ đó mà nghệ thuật biểu diễn ngày càng trở lên quan trong hơn. Và bên
cạnh đó thì nghệ sỹ, diễn viên hay ca sỹ… (gọi chung là người biểu diễn) chính là
những người thổi hồn vào trong từng tác phẩm. Tuy vậy, nhưng hiện nay cùng với sự
gia tăng nhanh chóng của hoạt động biểu diễn thì các tác phẩm nghệ thuật đang bị
xâm phạm ngày càng nhiều. Các tác phẩm này bị sửa đổi, biến tấu gây ảnh hưởng tiêu
cực đến uy tín và danh dự của người biểu diễn. Trong khi đó, đa số những người biểu
diễn này không nắm hết được các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Điều
này đã khiến cho họ bị mất quyền lợi, thậm chí gây ảnh hưởng đến cả cơng việc và sự
nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra những quy định của pháp
luật về quyền của người biểu diễn là hoạt động rất thiết thực và ý nghĩa.
Trước nội dung cần quan tâm, để thấy được những quy định pháp luật về vấn
đề trên, em xin chọn đề tài: “Quyền của người biểu diễn theo quy định của Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và định hướng hoàn thiện các
quy định của pháp luật” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần mơn Luật Sở hữu trí
tuệ.

1



B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Người biểu diễn
* Khái niệm:
Trước hết, để hiểu rõ vấn đề cần tìm hiểu thì việc đưa ra khái niệm về người
biểu diễn là vô cùng quan trọng. Giống như mọi khái niệm pháp lý, khái niệm người
biểu diễn không chỉ biến đổi theo thời gian mà cịn có những khác biệt theo phạm vi
lãnh thổ. Pháp luật các nước tuỳ thuộc điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và kỹ năng
lập pháp đã có những điều chỉnh trong việc đưa ra khái niệm về người biểu diễn.
Theo đó, có thể hiểu rằng: “Người biểu diễn là người chuyển tải tác phẩm đến cơng
chúng thơng qua các loại hình nghệ thuật khác nhau; Bên cạnh đó, người biểu diễn
là cầu nối giữa tác giả và cơng chúng, góp phần truyền bá, lưu giữ và phát triển các
tác phẩm có giá trị” [1]. Hay nói cách khác, người biểu diễn là người sử dụng tác
phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ
thuật. Đó có thể là các ca sĩ trình diễn bài hát, vũ công, diễn viên biểu diễn tác phẩm
kịch, phim… và những chủ thể khác trình bày các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Người biểu diễn là cầu nối trung gian đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng. Ví
dụ như bài hát “Chị tơi” do nhạc sỹ Trần Tiến sáng tác được hát bởi ca sỹ Trần Thu
Hà, vậy nên ca sỹ Trần Thu Hà chính là người biểu diễn.
* Đặc điểm của người biểu diễn:
Từ các khái niệm nêu trên thì có thể thấy, người biểu diễn có những đặc điểm
riêng mang đậm dấu ấn của nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, người biểu diễn là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
biểu diễn bao gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ cơng… Trong đó, họ tập trung chủ
yếu và đơng đảo nhất trên ba lĩnh vực là múa, âm nhạc và điện ảnh.
Thứ hai, người biểu diễn thực hiện công việc thơng qua các cuộc biểu diễn
hoặc trình bày, thể hiện tác phẩm văn học, nghệ thuật một cách sáng tạo. Họ không
những là người trực tiếp thể hiện nội dung của tác phẩm khiến tác phẩm trở lên sống
động hơn, đến gần hơn với công chúng mà qua các vai diễn, các buổi trình diễn họ

2


còn thể

2


hiện được những sáng tạo riêng của mình khiến tác phẩm trở nên ấn tượng hơn, có
sức sống lâu hơn trong lịng cơng chúng.
Thứ ba, hoạt động nghề nghiệp, cơng việc giúp cho những người biểu diễn trở
lên nổi tiếng và được nhiều cơng chúng biết đến. Từ đó giúp cho họ có được mức thu
nhập phù hợp từ chính nghề nghiệp, cơng việc của mình.
Thứ tư, người biểu diễn có thể đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn khi họ
đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn (Ví dụ như
việc các ca sỹ tổ chức LiveShow kỷ niệm 10 năm hoạt động ca hát của mình).
2. Quyền của người biểu diễn
* Khái niệm:
Hiện nay, chúng ta thường nghĩ chỉ có người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ
thuật như tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm mới có quyền theo pháp luật Sở hữu trí
tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh những chủ thể này, chủ thể biểu diễn tác phẩm cũng là đối
tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ quan tâm và bảo hộ các quyền của họ. Bên cạnh
đó, để hiểu quyền của người biểu diễn là gì thì cần hiểu rõ khái niệm về quyền. Theo
đó, “Quyền được hiểu là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà
pháp luật cơng nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá
nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế” [2].
Từ khái niệm trên, có thể thấy quyền của người biểu diễn là loại hình quyền được hầu
hết luật pháp các quốc gia, trong đó có Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và
bảo hộ. Ở đây, quyền của người biểu diễn được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra
tác phẩm không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Quyền của người biểu diễn phát

sinh kể từ khi đối tượng được bảo bộ định hình hoặc thực hiện. Hay nói cách khác,
quyền của người biểu diễn tự động được phát sinh và được pháp luật thừa nhận bảo
hộ.
* Ý nghĩa các quy định về quyền của người biểu diễn:
Hiện nay, việc pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Sở hữu trí tuệ nói
riêng đưa ra các quy định về quyền của người biểu diễn là cần thiết và có ý nghĩa lớn
đối với cuộc sống. Theo đó có thể thấy:
- Quy định về quyền của người biểu diễn đảm bảo cho các ca sỹ, nghệ sỹ, diễn
3


viên, nhạc cơng… được hưởng quyền và lợi ích tương xứng với những gì mà họ đã

4


5

cống hiến. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ hình ảnh của họ.
Bởi trên thực tế, sự phát triển của xã hội hiện đại đã giúp người biểu diễn định hình,
sao chép và truyền phát cuộc biểu diễn của mình tới đơng đảo cơng chúng một cách
nhanh chóng, nhưng cũng chính những bản sao biểu diễn đã ảnh hưởng nghiêm trọng
tới khả năng kiểm sốt cơng chúng tiếp cận với cuộc biểu diễn. Thậm chí là ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người biểu diễn. Việc đưa ra quy định về quyền của
người biểu diễn góp phần bảo vệ quyền lợi của họ. Hơn hết là tạo động lực cho người
biểu diễn ra sức cống hiến, đưa tác phẩm chất lượng đến với công chúng.
- Quy định về quyền của người biểu diễn là cơ sở góp phần củng cố, hồn
thiện cơ chế bảo hộ quyền tác giả. Bởi với các quy định về quyền của người biểu diễn
sẽ giúp cho các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên đảm bảo cho công việc của họ một cách tốt
nhất. Từ đó giúp người biểu diễn nhận được thù lao tương xứng với công sức đã bỏ ra

trong quá trình thể hiện, truyền bá tác phẩm sẽ càng nỗ lực truyền tải các sản phẩm
sáng tạo của các tác giả, nâng cao giá trị của các tác phẩm. Đồng thời khi biểu diễn
các tác phẩm, người biểu diễn trước tiên phải tuân thủ các nghĩa vụ xin phép và trả
tiền bản quyền cho tác giả theo quy định của pháp luật, khi đó tác giả được hưởng các
quyền của mình.
- Các quy định về quyền của người biểu diễn là cơ sở quan trọng giúp cho các
cơ quan chức năng có thể nhận định và giải quyết tốt vấn đề khi có tranh chấp xảy ra.
Đảm bảo đúng yêu cầu, nhiệm vụ và quyền lợi của người biểu diễn.
II. Các quy định về quyền của người biểu diễn
1. Nội dung về quyền của người biểu diễn
Tùy theo từng phương tiện nhất định, hình thức nghệ thuật mà người biểu diễn
thực hiện để biểu diễn tác phẩm cũng mang dấu ấn cá nhân theo phong cách sáng tạo
nên họ có quyền được hưởng các quyền lợi dành riêng cho mình. Theo luật Sở hữu trí
tuệ thì quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Tuy
nhiên, không phải người biểu diễn nào cũng được hưởng đầy đủ hai quyền này mà tại
Khoản 1, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: “Người biểu diễn đồng
thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu
diễn; trong trường hợp người biểu diễn khơng đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu


diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu
diễn” [3]. Cụ thể như sau:
* Quyền nhân thân của người biểu diễn:
- Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình,
phát sóng cuộc biểu diễn:
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Người biểu
diễn có quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình,
phát sóng cuộc biểu diễn. Đây là quyền năng được ghi nhận đầu tiên trong nhóm
quyền nhân thân của người biểu diễn. Việc đưa ra quy định này đã thể hiện sự tôn
trọng của nhà nước và pháp luật đối với những thành quả sáng tạo của người biểu

diễn. Bởi khi tác phẩm biểu diễn của mình được chuyển tải đến khán giả thì rất nhiều
người biểu diễn mong muốn được khán giả biết đến và hâm mộ mình. Hơn nữa danh
tiếng của một diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các nghệ sĩ khác chỉ được công
chúng biết đến khi tên tuổi của họ được giới thiệu thơng qua các buổi biểu diễn. Vì
vậy, việc nêu tên người biểu diễn không chỉ nhằm để cá biệt hóa hình tượng biểu diễn
mà cịn tác dụng trong việc cung cấp thông tin về cá nhân người biểu diễn đến cơng
chúng thưởng thức. Có thể nói rằng, một ca sỹ, diễn viên, nghệ sỹ… dù có giỏi và tài
năng đến đâu mà không được công chúng biết đến thì cũng khơng thể nào có được
thành cơng. Chính việc được giới thiệu tên khi biểu diễn là con đường giúp hình
thành nên những hình tượng biểu diễn trong lịng cơng chúng. Đó là lý do giải thích
cho việc tại sao những bộ phim, ca khúc, tác phẩm… có sự góp mặt của những người
nổi tiếng lại thu hút được đông đảo khán giả tham gia và thưởng thức đến vậy.
- Quyền được bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác
sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh
dự và uy tín của người biểu diễn:
Nội dung của quyền này được ghi nhận tại Điểm b, Khoản 2, Điều 29 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005. Theo đó có thể thấy rằng, hình tượng biểu diễn được tạo nên bởi
nhiều yếu tố khác nhau như phong cách biểu diễn, âm giọng, thái độ, cử chỉ… Với
mỗi người nghệ sỹ sẽ tạo dựng một phong cách, hình tượng biểu diễn riêng và gắn
liền với tên
6


tuổi của họ. Vì vậy, người biểu diễn cần được bảo hộ về hình tượng biểu diễn để tránh

7


8


việc người khác lợi dụng hoặc xuyên tạc. Bên cạnh đó, các tác phẩm nghệ thuật cũng
là những đối tượng rất dễ bị tác động, sửa chữa, cắt xén hoặc thay đổi trình tự. Điều
này đã gây ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín, danh dự của người biểu diễn. Bởi danh
dự, uy tín, của người biểu diễn được thường được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm với
hàng loạt các động thái khác nhau theo trình tự nhất định. Chính vì vậy, việc đưa ra
quy định nêu trên khơng những bảo vệ hình tượng, uy tín, danh dự của người biểu
diễn mà cịn thể hiện sự tơn trọng quyền tác giả cũng như quyền được thưởng thức
một tác phẩm nguyên gốc của công chúng.
Tuy nhiên, quyền này lại không ngăn cấm những chỉnh sửa kĩ thuật thông
thường hoặc những thao tác kĩ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện bản ghi,
chương trình phát sóng.
* Quyền tài sản của người biểu diễn:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình:
Trước hết, có thể thấy rằng: “Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký
tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện
âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép
hoặc truyền đạt” [4]. Từ đây có thể hiểu, định hình cuộc biểu diễn chính là đặt cuộc
biểu diễn vào một hình thức vật chất nhất định.
Với các nội dung trên thì quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình
trên bản ghi âm, ghi hình được hiểu là quyền được ghi âm, ghi hình trực tiếp các cuộc
biểu diễn. Theo đó, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm,
ghi hình, có thể thơng qua người khác thực hiện công việc này theo mục đích và lợi
ích của mình hoặc có quyền cho hay khơng cho phép người khác ghi âm, ghi hình
trực tiếp cuộc biểu diễn đó. Định hình cuộc biểu diễn có vai trị đặc biệt quan trọng,
nó là bước ghi lại những giá trị sáng tạo tinh thần của người biểu diễn. Bên cạnh đó,
với tư cách là quyền tài sản nên quyền này luôn thuộc về chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm,
ghi hình:
Nội dung của quyền này được ghi nhận tại Điểm b, Khoản 3, Điều 29 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005. Theo đó, sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản sao ghi âm,



9

ghi hình cuộc biểu diễn. Đây là một trong những quyền độc quyền của người biểu
diễn. Với quyền sao chép này người biểu diễn sẽ tạo ra các bản sao cuộc biểu diễn
của mình để từ đó thực hiện một quyền khác mà pháp luật cho phép đó là phân phối
tới cơng chúng bản sao cuộc biểu diễn của mình. Quyền sao chép bao gồm hai loại là
sao chép trực tiếp và sao chép gián tiếp. Cụ thể:
+ Quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm,
ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.
+ Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm,
ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác khơng từ bản ghi âm, ghi hình đó
như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thơng tin điện tử, viễn thơng và
các hình thức tương tự khác. [5]
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác tới cơng chúng cuộc biểu diễn của
mình chưa được định hình mà cơng chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc
biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng:
Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: “Phát sóng là việc truyền âm
thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến cơng chúng bằng phương tiện vô
tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để cơng chúng có thể tiếp
nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Bên cạnh đó, quyền
truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình là quyền
của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực
hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến cơng chúng bằng bất kỳ
phương tiện kỹ thuật nào ngồi phát sóng [6].
Luật sở hữu trí tuệ đã xác định quyền phát sóng là quyền tài sản ln thuộc về

chủ sở hữu quyền liên quan đỗi với cuộc biểu diễn. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn
được thực hiện với mục đích để phát sóng.


- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình
thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật
nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được:
Quyền phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn chính là quy
định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 29 luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo đó, Điều này cho
phép người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn được thu về các giá trị vật chất
từ các giá trị tinh thần mà cuộc biểu diễn và người biểu diễn mang lại. Quy định này
là hoàn tồn hợp lý, bởi trong q trình hoạt động nghệ thuật thì người biểu diễn đã
phải bỏ cơng sức, trí tuệ của mình để tạo ra sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật chất lượng
nên họ xứng đáng nhận được những gì phù hợp với cơng sức mà mình bỏ ra. Và
chính quy định này đã đáp ứng điều đó, nó là cơ sở để người biểu diễn có được nguồn
thu chính đáng cũng như danh tiếng từ chính hoạt động nghệ thuật biểu diễn của
mình.
Bên cạnh đó, khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong
các quyền nói trên cần phải căn cứ vào tư cách chủ thể của họ đối với cuộc biểu diễn.
Người biểu diễn có thể mang một trong hai tư cách chủ thể: hoặc là chủ sở hữu quyền
liên quan hoặc là chỉ mang tư cách người biểu diễn. Trong trường hợp được xác định
là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có tất cả các quyền nhân thân và
quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Mặt khác, nếu chỉ là người biểu diễn
mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các
quyền nhân thân. Tuy nhiên, trong trường hợp này bên cạnh quyền nhân thân thì
người biểu diễn vẫn được hưởng một khoản tiền thù lao nhất định khi người khác sử
dụng bản ghi âm, ghi hình đã được cơng bố nhằm mục đích thương mại. Quy định về
mức tiền thù lao này sẽ do các bên tự thỏa thuận.
2. Giới hạn về quyền của người biểu diễn
* Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn:

Hầu hết pháp luật của các quốc gia đều có quy định về giới hạn quyền liên
quan. Đó là những hạn chế về quyền liên quan hay còn được hiểu như là các ngoại lệ
của quyền liên quan. Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
đã dẫn ra các giới hạn về quyền của người biểu diễn. Các giới hạn này được thể
10


hiện thông
qua hai nguyên tắc sau:

11


Nguyên tắc thứ nhất là việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác
bình thường cuộc biểu diễn, không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn.
Nguyên tắc thứ hai là trong quá trình sử dụng, các chủ thể phải tôn trọng
quyền của người biểu diễn như thông tin về người biểu diễn, thông tin về cuộc biểu
diễn… Bên cạnh đó, tơn trọng quyền của người biểu diễn cịn là sự tơn trọng pháp
luật, là cơ sở góp phần vào việc nâng cao quyền lợi cho người biểu diễn.
* Các trường hợp giới hạn quyền của người biểu diễn:
- Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép không phải trả
tiền thù lao:
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phải xin phép, không
phải trả tiền thù lao được quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa
đổi 2009, 2019) như sau: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học
của cá nhân; Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được cơng bố để giảng
dạy; Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thơng tin; Tổ chức phát sóng tự làm
bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Bên cạnh đó, tại
Khoản 2 của Điều này cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại

khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và khơng gây phương hại
đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
sóng”. [7]
Như vậy, có thể thấy quy định trên của pháp luật nhằm hạn chế việc độc quyền
từ các tác giả, người biểu diễn bằng việc giới hạn quyền của người biểu diễn trong
những trường hơp trên nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người biểu diễn thông qua
việc chỉ sao chép một bản. Đồng thời, việc khai thác trong các trường hợp trên không
được làm ảnh hưởng, phương hại đến người biểu diễn và những người có liên quan.
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả
tiền thù lao:
Ngoài các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 32 của Luật Sở hữu trí
12


tuệ 2005, nhà làm luật cịn có quy định riêng các trường hợp sử dụng quyền của người

13


biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo Điều 33 luật này. Cụ
thể bao gồm các trường hợp:
Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được cơng bố nhằm
mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc
thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố
trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Các trường hợp ngoại lệ này bao gồm các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã cơng bố nhằm mục đích thương mại để phát
sóng (hay chỉ đơn thuần là sử dụng các bản ghi này trong hoạt động kinh doanh,

thương mại) có hoặc khơng có tài trợ, quảng cáo, thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
khơng phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy
định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn bảo hộ và hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn
* Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn:
Nội dung của quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn được quy
định tai Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
“Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo
năm cuộc biểu diễn được định hình; Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn
chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ
các quyền liên quan”.
Đặc điểm chung của các quyền sở hữu trí tuệ là việc bảo hộ giới hạn về mặt
thời gian, tức là khi hết thời hạn bảo hộ thì quyền này cũng chấm dứt. Đối với quyền
liên quan, thời hạn này là năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn
được định hình; bản ghi âm, ghi hình được cơng bố hoặc định hình; chương trình phát
sóng được thực hiện. Quy định giới hạn quyền như trên vừa vẫn đảm bảo lợi ích
chính đáng của chủ sở hữu quyền liên quan vừa tính đến lợi ích của người sử dụng,
cơng chúng hưởng thụ. Bên cạnh đó, việc quy định thời gian bảo hộ như trên xác định
ngay cả đối

14


với các quyền nhân thân của người biểu diễn, thời hạn này khác với thời hạn bảo hộ

15



16

của quyền tác giả. Nếu như quyền nhân thân được quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều
19 Luật Sở hữu trí tuệ là vơ thời hạn thì quyền nhân thân của người biểu diễn chỉ là
năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm của cuộc biểu diễn được định hình.
* Hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn:
Hiện nay, những quyền năng của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn ln
có nguy cơ bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Các dạng hành vi xâm
phạm quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo
đó, các hành vi xâm phạm này được chia thành hai loại là hành vi xâm phạm quyền
tài sản và hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn.
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm:
- Hành vi mạo danh người biểu diễn là hành vi dùng tên người khác (người
mạo danh) để thay thế tên của người biểu diễn thực sự trong một cuộc biểu diễn.
- Hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc
biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Hành vi xâm phạm quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm:
- Hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn (là hành vi dịch chuyển các
quyền mà pháp luật trao cho người biểu diễn sang cho người chiếm đoạt một cách bất
hợp pháp, làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến người biểu diễn).
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà khơng được phép của người biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng mà khơng được phép của người biểu diễn.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu
diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thơng
tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bi ̣ dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không
được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, trên đâu là các quy định của luật Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm
quyền của người biểu diễn. Các hành vi này cần được ngăn chặn và có những chế tài

phù hợp nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của những người biểu diễn.


III. Thực trạng và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền của người
biểu diễn
1. Thực trạng về việc thực hiện các quy định về quyền của người biểu diễn
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì hoạt động của ngành
nghệ thuật biểu diễn ở nước ta cũng đang có nhiều bước tiến lớn. Bên cạnh việc chất
lượng của các buổi biểu diễn được chú trọng đầu tư thì số lượng các buổi biểu biểu
diễn và hoạt động của người biểu diễn cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Trong
bối cảnh đó, Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách đặc biệt quan tâm đến vấn đề
quyền, lợi ích hợp pháp của người biểu diễn và nhiều văn bản pháp lý liên quan được
xây dựng, đưa vào thực thi. Từ đây, hoạt động đăng ký và khai thác quyền liên quan
đối với cuộc biểu diễn đã trở thành hoạt động diễn ra phổ biến và đem lại nhiều lợi
ích nhất cho người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan với cuộc biểu diễn. Mặt
khác, từ khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành đến nay, số lượng tác phẩm, đối
tượng quyền liên quan được chuyển giao phổ biến đến công chúng được tăng lên theo
từng năm. Đồng thời, nhiều người biểu diễn đã có sự nhìn nhận, chủ động và chú
trọng trong việc thực hiện quyền của mình. Trong số đó thì ca sĩ là đối tượng có nhiều
hy vọng địi quyền lợi hơn cả [8]. Từ đó dẫn tới việc số lượng tác phẩm, đối tượng
quyền liên quan được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan đến đăng ký đã chiếm tới khoảng 70%. Các tác phẩm
đã và đang được khai thác, chuyển giao một cách có hiệu quả, thơng qua đó mang lại
lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá
nhân khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa
phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thì hoạt động khai thác quyền
của người biểu diễn vẫn cịn tồn tại khó khăn, bất cập. Đặc biêt là tình trạng xâm
phạm quyền liên quan đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực từ báo chí, xuất bản, điện
ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, tạo hình, kiến trúc, chương trình máy tính đến phát

thanh, truyền hình… Việc sao chép bất hợp pháp, bản ghi âm, ghi hình đang là vấn đề
rất đáng báo động. Tình trạng xâm phạm quyền liên quan nói chung và quyền của
người biểu diễn nói riêng đã và đang ảnh hưởng tới mơi trường sáng tạo và đầu tư và
17



×