Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.27 KB, 3 trang )
Tăng huyết áp khi mang
thai, nguy hiểm cho cả
mẹ lẫn con
Tăng huyết áp khi mang thai
là bệnh lý nguy hiểm thường
gặp và cũng là nguyên nhân
chính gây ra các biến chứng,
thậm chí tử vong cho cả mẹ và
thai nhi. Có tới 15% phụ nữ
mang thai tăng huyết áp và
25% trường hợp đẻ non cũng do nguyên nhân nói trên
Được coi là tăng huyết áp thai nghén khi trị số huyết áp đo được ở mức
140/90mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg, huyết áp
tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm
trước khi mang thai.
Phụ nữ mang thai cần kiểm tra huyết áp đều đặn
Tăng huyết áp vô căn: Chiếm 3 – 5% số lần mang thai của phụ nữ và có xu
hướng ngày càng gia tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn (từ 30
– 40 tuổi). Nếu những phụ nữ này được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình
mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu tăng huyết áp vô
căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ
nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng làm tăng nguy cơ cho cả mẹ
và thai nhi.
Tăng huyết áp thai nghén: Khi tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kỳ
ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường.
Tăng huyết áp thai nghén chiếm 6 – 7% số lần mang thai của phụ nữ và khỏi
hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15 – 26%. Nếu