Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.42 KB, 4 trang )
Bệnh tuyến giáp dễ gây nguy
hiểm khi mang thai?
Rau bong non dễ gặp ở bà mẹ mắc bệnh tuyến giáp.
Theo các nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 3 - 4% các phụ nữ mang thai bị
rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Do nằm
trong vùng bị thiếu iode nên các thai phụ ở Việt Nam có nguy cơ bị mắc bệnh
tuyến giáp cao hơn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì bệnh có
thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.
Phụ nữ có thai bị bệnh tuyến giáp có nguy cơ gì?
Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên
phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp
qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị
thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Tại Mỹ, khoảng 2,5%
phụ nữ có thai bị suy giáp. Hậu quả của suy giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, còn
với thai nhi thường là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt là
trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Cường chức năng tuyến giáp ở các
thai phụ tuy ít gặp hơn, khoảng 1,7% phụ nữ có thai bị bệnh này, nhưng cũng có
thể gây ra các biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non... và
nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và
con lên đến gần 100%.
Điều trị bệnh tuyến giáp ở mẹ có thể tránh được các biến chứng không?
Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở
phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến
chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh
ra là hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt... Điều trị càng sớm thì nguy
cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp.
Những ai cần được sàng lọc bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai?
Các thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu: Đã được chẩn đoán