Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện khánh sơn, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.81 KB, 16 trang )

BÀI THU HOẠCH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH SƠN, TỈNH KHÁNH HÒA

1


A. THÔNG TIN CHUNG
Thực hiện kế hoạch đào tạo chương trình Cao cấp Lý luận Chính trị
khóa học 2016 – 2017, căn cứ Quyết định số 1383/QĐ-HVCTQGHCM ngày
14/4/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về việc cử cán bộ và
học viên đi nghiên cứu thực tế của Lớp Cao cấp Lý luận Chính trị K67-A13.
Tập thể lớp K67-A13 đã tổ chức chuyến đi thực tế tại 02 xã đặc biệt khó khăn
là Sơn Bình và Sơn Lâm thuộc huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, thời gian
từ ngày 23/4 đến ngày 28/4/2017. Với phương châm học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn. Mục tiêu đặt ra của đợt học tập thực tế lần này
nhằm giúp học viên có điều kiện tiếp xúc thực tế về mọi mặt của cơng tác
chính quyền cơ sở ở địa phương đơn vị cụ thể, mà cụ thể là nắm bắt tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của 02 xã vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Khánh
Sơn, tỉnh Khánh Hịa, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với bản thân mỗi
học viên và những bài học kinh nghiệm trong công tác điều hành của chính
quyền cơ sở tại địa phương mình.
Để chuẩn bị cho chuyến thực tế quan trọng này, Viện Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đã phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự lớp A13K67 làm tốt công tác tổ chức, nội dung làm việc và hậu cần. Trước chuyến đi
Ban cán sự lớp đã họp và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên
trong lớp nhằm chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho chuyến đi.
1. Thành phần Đoàn (theo Quyết định) đi nghiên cứu thực tế gồm: 41
đồng chí
2. Thời gian, địa điểm, nội dung nghiên cứu


2.1. Thời gian gồm 06 ngày, từ ngày 23/4 đến ngày 28/4/2017
2.2. Địa điểm làm việc và nghiên cứu thực tế:
- Thăm và làm việc với lãnh đạo Huyện ủy huyện Khánh Sơn, nghe báo
cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn huyện nói chung và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của hai xã Sơn Lâm và Sơn Bình nói riêng;
2


- Thăm thực tế và làm việc với đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân hai
xã Sơn Lâm và Sơn Bình;
- Trao quà ủng hộ quỹ vì người nghèo của 02 xã Sơn Lâm và Sơn Bình;
- Tồn đồn họp tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và chuẩn bị một số
nội dung hoàn thiện báo cáo thực tế của lớp.
2.3. Nội dung trao đổi và nghiên cứu.
Trao đổi về tình hình lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ về công tác phát triển
kinh tế xã hội; công tác xây dựng đảng của địa phương, công tác vận động
viện trợ phi chính phủ nước ngồi giúp xóa đói giảm nghèo tại một số địa bàn
khó khăn tại huyện...
Trao đổi về kết quả hoạt động, triển khai nhiệm vụ của Đồn thanh niên
trong cơng tác tun truyền, vận động về xây dưng và phát triển kinh tế của
địa phương.
B. CÁC ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ
Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Khánh Hịa,
phía bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, phía tây Nam là tỉnh Ninh
Thuận, phía đơng giáp thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm. Huyện có
diện tích 337 km2 và dân số là 20.930 người. Huyện lỵ là thị trấn Tô Hạp nằm
trên tỉnh lộ 9, cách thành phố Cam Ranh 25 km về hướng Tây. Ngồi ra cịn
có các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn
Trung, Thành Sơn.
Trước đây, huyện Khánh Sơn và thành phố Cam Ranh ngày nay vốn

cùng một đơn vị hành chính và là một phần đất của Khánh Hòa và Ninh
Thuận. Trải qua nhiều lần phân định ranh giới cho nên địa giới hành chính
cũng có sự thay đổi.
Tháng 3 năm 1951, Ủy ban kháng hành chính Nam Trung bộ ra quyết
định tách huyện Ba Ngòi thành 2 đơn vị hành chính: Khu vực đặc biệt Cam
Ranh và huyện Khánh Sơn. Năm 1960, tách vùng ở Sông Cạn - Trại Láng trở
3


vào Cà Rôm giao về Ninh Thuận quản lý, đồng thời nhập 2 xã Sơn Bình, Sơn
Thượng của huyện Bác Ái vào huyện Khánh Sơn. Năm 1962, tách các xã Sơn
Bình, Sơn Thượng, Sơn Lâm, Sơn Thành, Sơn Thái nhập vào huyện Vĩnh Sơn
mới thành lập (nay thuộc huyện Khánh Vĩnh).
Tháng 11 năm 1975, nhập các xã Sơn Thành, Sơn Lâm vào huyện
Khánh Sơn. Quyết định số 49/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 3
năm 1977, hợp nhất huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành huyện Cam
Ranh.
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, tách huyện Cam Ranh thành 2 huyện:
Huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn ngày nay. Huyện Khánh Sơn khi đó
gồm có 4 xã: Ba Cụm, Sơn Hiệp, Thành Sơn, Trung Hạp.
Ngày 13 tháng 9 năm 1985, chia xã Ba Cụm thành 2 xã lấy tên là xã Ba
Cụm Bắc và xã Ba Cụm Nam; chia xã Trung Hạp thành hai đơn vị hành chính
lấy tên là xã Sơn Trung và thị trấn Tô Hạp (thị trấn huyện lỵ của huyện
Khánh Sơn); chia xã Sơn Hiệp thành 2 xã lấy tên là xã Sơn Hiệp và xã Sơn
Bình; chia xã Thành Sơn thành 2 xã lấy tên là xã Thành Sơn và xã Sơn Lâm.
Tổng diện tích huyện Khánh Sơn là 33.802 ha, dân số 23.388 người.
( số liệu công bố đến hết tháng 5/ 2015 đăng trên nh hoa.
Gov.vn).Cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp. Diện tích đất
lâm nghiệp của huyện Khánh Sơn chiếm 94% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh, định cư, đã có tập

quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thơng, chồng chè và cà
phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn.
I. Tại xã Sơn Lâm
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội thời gian qua
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, Đảng
uỷ - HĐND xã, UBND xã đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp vụ Đông
Xuân 2015 – 2016, Hè Thu 2016, triển khai thực hiện tốt công tác phòng
4


chống cháy rừng và ngăn chặn việc khai thác rừng, lấn chiếm rừng trái phép.
Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các lĩnh vực văn hố xã hội như cơng tác giảm
nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện
tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
Chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Triển khai
các nhiệm vụ về cải cách hành chính, chấn chỉnh lề lối, tác phong, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ phục vụ
nhân dân và chỉ đạo thực hiện và hồn thành tốt cơng tác diễn tập chiến đấu
phòng thủ năm 2016.
1.1. Về sản xuất nông – lâm nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ
đạo các ban ngành thực hiện vận động nhân dân chăm lo phát triển sản xuất,
chú trọng phát triển các loại cây chủ lực, chăm sóc tốt đàn gia súc gia cầm…
Tởng diện tích gieo trồng 712,52 ha, đạt 101,21% kế hoạch.
Trong đó: - Cây hàng năm 162,6 ha, đạt 69,48 % kế hoạch;
Bao gồm: Bắp: 152 ha, đạt 72,38 % so kế hoạch
Lúa rẫy: 3 ha
Cây chất bột: 5 ha, đạt 41,66%
Cây thực phẩm: 2,6 ha, đạt 23,63%

- Cây lâu năm: 549,92ha, đạt 117% % kế hoạch.
Trong đó: + Cây cơng nghiệp lâu năm: 208,6 ha, đạt 102,75%, gồm Cà
phê: 186,92 ha, đạt 101,03% , hồ tiêu: 15.57 ha đạt 94,36%, điều 6,11 ha ),
+ Cây ăn quả: 341,32 ha, đạt 127,83% ( Trong đó: Chuối: 174 ha, đạt
108,87% , Sầu riêng: 136 ha, đạt 144,68%, ( trong đó sầu riêng cho thu hoạch
95 ha, đạt 105,55%, ước tính sản lượng đạt 990 tấn, năng suất đạt khoảng 11
5


tạ/ha. sầu riêng năm nay được mùa được giá nên đời sống của bà con đã được
cải thiện) . Mít nghệ: 4,6 ha, đạt 92%, bưởi: 11,94 ha, chôm chôm: 10,58 ha,
măng cụt: 1,4 ha, cam, quýt: 1,96 ha, bơ: 0,64 ha, dứa: 0,2 ha.
Tổng sản lượng lương thực ước đạt 597 tấn, đạt 86,14% ( Nguyên nhân
do nắng hạn nên năng suất bắp, lúa đạt thấp)
- Công tác khuyến nông: Phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tập
huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bắp. Cấp hỗ trợ tiền giống cho hộ
nghèo, tổng cộng 399 hộ; 1.571 khẩu, với tổng số tiền 125.680.000đ
- Chăn nuôi: Thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động nhân dân chăm
sóc tốt đàn gia súc gia cầm, thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh.
Hiện nay tổng số đàn trâu: 4 con đạt 57,14%; đàn bò 417 con đạt 69,5%; heo:
670 con đạt 111,66%; đàn gia cầm: 4.500 con đạt 81,81 %.
Trong công tác quản lý bảo vệ rừng: Kiểm lâm xã đã phối hợp với
kiểm lâm địa bàn, các ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo
dục trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, được 08 buổi với hơn 478 lượt người
tham dự. Tổ chức kiện tồn các tổ, đội phịng cháy chữa cháy rừng, triển khai
kế hoạch phương án phòng cháy chữa cháy rừng, tuyên truyền vận động các
chủ rừng, các hộ có rẫy gần khu vực rừng trồng làm cam kết thực hiện
nghiêm các quy ước phòng cháy chữa cháy rừng (tổng cộng 28 hộ) Nhờ làm
tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng nên trong năm 2016 khơng xảy ra
tình trạng cháy rừng. bên cạnh đó thường xun tăng cường cơng tác phồi

hợp với tổ liên ngành tuần tra, truy quét được 08 đợt thu giữ 2.3 m 3 gỗ các
loại chuyển giao Trạm Kiểm lâm Sơn Lâm xử lý.
1.2. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện
1.2.1. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thông mới:
Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chương
trình xây dựng nơng thôn mới.
6


Triển khai kế hoạch hỗ trợ vốn phát triển sản xuất năm 2016 tổng cộng
có 20 hộ được xét hỗ trợ vốn phát triển sản xuất,

với tổng kinh phí:

228.000.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh 159.000.000đ, vốn hộ gia đình
69.000.000đ.(hiện đang triển khai hoàn chỉnh hồ sơ giải ngân )
Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2015, Qua kiểm tra
đối tượng được hỗ trợ thực hiện đúng theo quy định, giống cây trồng, vật nuôi
được chọn hỗ trợ đầu tư phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và tập
quán canh tác của người dân địa phương. Một số mơ hình đầu tư hỗ trợ bước
đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nâng cao mức thu
nhậpcho người dân.
Kết quả các tiêu chí đạt được đến cuối năm 2016: đạt 10/19 tiêu chí
nông thôn mới gồm: TC3: Thủy Lợi, TC4: Điện, TC7: Chợ nông thôn, TC8:
Bưu điện, TC12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xun, TC13: Hình thức
tổ chức sản xuất, TC14: Giáo dục, TC16: Văn hóa, TC17: Môi trường, TC19:
an ninh trật tự xã hội. Phấn đấu đến năm 2017 đạt thêm 01 tiêu chí: Y tế.
1.2.2. Chương trình phát triển nguồn nhân lực
Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi

dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, bồi
dưỡng tập huấn; 12 người, lý luận chính trị: (sơ cấp: 14 người, trung cấp 07
người); người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cấp thơn hàng năm đều
được bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.3. Công tác xây dựng Đảng
Trong cơng tác xây dựng Đảng đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận
thức đến hành động trong q trình thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, gắn với thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
đã góp phần khắc phục tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
được tăng cường. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vai
7


trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị ngày càng được phát
huy. Để có được kết quả đó, q trình thực hiện, Đảng ủy xã Sơn Lâm ln
xác định: Vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của các tổ chức đảng và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.   
Sau khi có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ủy xã
chỉ đạo các cấp ủy phải gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa IX) với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Quy định về
những điều đảng viên khơng được làm, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng ủy xã
nhận thức sâu sắc rằng, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm đấu tranh, ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; xây dựng các tổ chức đảng trong
sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Đồng thời, tiến

hành nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch, lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4, bảo đảm cho Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị được khẳng định
trong thực tiễn, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân
đối với Đảng và công cuộc đổi mới.
Để việc gắn kết thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị với Nghị
quyết Trung ương 4 đạt mục đích, yêu cầu đề ra, Đảng uy xã Sơn Lâm xác
định phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cụ
thể, tạo sự thống nhất cao về mặt nhận thức trong tồn Đảng bộ. Trong q
trình tiến hành, Cấp ủy các cấp phải coi nhiệm vụ này là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo hàng tháng của cấp ủy, chi bộ; là một nội dung
trong kế hoạch công tác của người đứng đầu; là việc làm thường xuyên của
từng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng thời,
đưa việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
8


thành một nội dung trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; kế
hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng. Việc triển khai thực hiện
Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 phải
được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, với quyết tâm chính trị rất cao,
bám sát vào các tiêu chí đã được xác định; khắc phục mọi biểu hiện chủ quan,
giản đơn, làm không đến nơi đến chốn, trì trệ, hình thức, khơng chuyển biến
được tình hình.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng đảng bộ, cấp ủy các cấp đã bổ
sung, hoàn chỉnh chuẩn mực đạo đức cho các đối tượng, làm cơ sở cho việc
gắn kết đạt chất lượng, hiệu quả cao. Theo đó, mọi cán bộ, đảng viên trong
Đảng bộ phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, kiên quyết đấu
tranh chống các biểu hiện sai trái, chấp hành kỷ luật một cách tự giác, nghiêm
minh, đoàn kết nội bộ, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong thực
hiện chức trách nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí,

có lối sống trong sáng, giản dị. Những người đứng đầu phải thể hiện rõ vai
trò, trách nhiệm, phẩm chất, năng lực; là hạt nhân đoàn kết trong cấp ủy, cơ
quan và đơn vị; gương mẫu, tiêu biểu về đạo đức lối sống, thực hành tiết
kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tự phê bình và phê bình trung thực,
nghiêm túc; phương pháp, tác phong công tác khoa học, dân chủ, kỷ cương,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khiêm tốn, gần gũi, tôn trọng cấp
dưới; đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
II. Tại xã Sơn Bình
1. Thơng tin chung
Sơn Bình là một xã miền núi của huyện Khánh Sơn, cách trung tâm
huyện 8km về phía Tây, có các vị trí tiếp giáp sau:
+ Phía Đơng giáp xã Sơn Hiệp
+ Phía Tây giáp xã Sơn Lâm
+ Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận
9


+ Phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh
Dân số hiện tại trên toàn xã là 2.958 khẩu, với đại đa số là đồng bào
dân tộc Raglai sinh sống chiếm trên 75%. Đảng bộ xã hiện có khoảng 80 đảng
viên sinh hoạt tại 08 chi bộ trực thuộc. Diện tích đất tự nhiên của tồn xã là
4.710 ha, chiếm 13,9% diện tích tồn huyện. Địa giới hành chính xã gồm có
04 thơng: Liên Hịa, Xóm Cỏ, Liên Bình và Cơ Lắc. Trong đó Liên Hịa là
trung tâm hành chính của xã.
2. Một số kết quả đạt được trong thời gian qua
2.1. Lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp
UBND xã đã tập trung chỉ đạo các thôn đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm
bảo nguồn lương thực tại chỗ, chú trọng việc vận động Nhân dân chuyển giao
khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng
suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Chỉ đạo cho các thôn và các ban ngành

đoàn thể thuộc xã quản lý chặt chẽ đàn gia súc, nghiêm cấm việc mua bán trái
phép nguồn trâu, bò do đơn vị đỡ đầu hỗ trợ gắn với việc đẩy mạnh công tác
tuyên truyền vận động nhân dân làm chuồng chăn ni, và tiêm phịng cho
đàn gia súc đầy đủ nhằm ngăn chặn các dịch bệnh.
Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường một số biện pháp cấp bách trong cơng tác QLBVR, kiện tồn lại
Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác QLBVR và phòng chống
cháy rừng, thường xuyên chỉ đạo Ban Lâm nghiệp phối hợp với kiểm lâm địa
bàn và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Khánh Sơn kiểm tra việc khai thác,
buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
2.2. Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội
Lĩnh vực văn hố thơng tin thể dục thể thao và truyền thanh: Đã chỉ đạo
cho Ban văn hố phối hợp với các ban ngành đồn thể của xã cùng với các
thôn triển khai tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ
chức nhiều các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ
10


niệm các ngày lễ lớn trong năm, Đài truyền thanh của xã đã tập trung tuyên
truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước.
Lĩnh vực giáo dục: Chỉ đạo các trường chú trọng công tác giảng dạy
nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng và học trong nhà trường, ngoài ra
ngành đã tổ chức tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm
học 2016-2017 và duy trì cơng tác phổ cập giáo dục Tiểu học và Mầm non 5
tuổi.
Y tế: Trạm Y tế xã đã từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
cho nhân dân. Cơng tác phịng chống dịch bệnh sốt rét, sốt suất huyết, các
chương trình y tế quốc gia được Trạm y tế chú trọng triển khai có hiệu quả,
thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế huyện kiểm tra vệ sinh an toàn

thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Công tác thương binh xã hội và dân số - trẻ em: Thực hiện tốt việc
nhận và chi trả trợ cấp chế độ cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội,
lập đề nghị cấp thẻ bảo hiểm Y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ là người
đồng bào dân tộc Raglai. Chỉ đạo cho Ban dân số cùng với đội ngũ cộng tác
viên dân số phối hợp với các ban ngành đồn thể tổ chức thực hiện tốt chính
sách dân số KHHGĐ và trẻ em.
2.3. Về thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm
UBND xã đã tập trung chỉ đạo cho các thơn phối hợp với các ban
ngành, đồn thể của xã tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia
thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, đặc biệt là tập trung chỉ đạo nhân
dân thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nhìn chung thơng qua việc
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần ổn định đời
sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
a. Chương trình xây dựng Nơng thơn mới
11


Công tác xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được triển khai theo kế
hoạch, trong năm, xã đã kịp thời kiện tồn Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã. Trong năm 2016,
UBND xã Sơn Bình đã hồn thành việc đăng ký, cấp phát các giống cây trồng
theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2016 theo nhu cầu thực tế
của các hộ dân. Cụ thể: cây Bưởi da xanh đã hỗ trợ cho 102 hộ trồng trên diện
tích 16,08ha; cây Quýt đường cho 104 hộ với diện tích 15.27ha.
Tính đến cuối năm 2016, theo Quyết định 823/QĐ-UBND ngày
04/4/2014 của UBND tỉnh Khánh Hịa thì địa phương đã đạt 13/19 tiêu chí
gồm: điện, bưu điện, chợ, an ninh trật tự, văn hóa, thủy lợi, tỷ lệ lao động
có việc làm thường xun, mơi trường, hình thức tổ chức sản xuất, giao

thơng, trường học, giáo dục, hệ thống chính trị.
- Về đánh giá tiến độ thực hiện 02 tiêu chí đề ra trong năm 2016:
+ Tiêu chí quy hoạch: hiện nay, xã chỉ đạt được hai chỉ tiêu con thuộc
tiêu chí đó là chỉ tiêu 1.1 và 1.3 (có quy hoạch và quy chế quản lý quy hoạch),
riêng chỉ tiêu 1.2 xã đã hồn thành xong việc cơng khai quy hoạch thông qua
họp dân và công bố trực quan, hiện nay đang triển khai việc cắm mốc quy
hoạch tại các trục đường chính.
+ Về tiêu chí Y tế: Theo báo cáo kết quả kiểm tra Bộ tiêu chí quốc gia
y tế xã năm 2015 của Phòng Y tế huyện Khánh Sơn, Trạm y tế xã hiện nay
chưa đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011
của Bộ trưởng Bộ y tế (tỷ lệ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ sinh con thứ 3
chưa đạt); số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn xã là 2.602 người,
tỷ lệ 90%. Như vậy, hiện nay xã mới đạt được 01 yêu cầu của tiêu chí trên.
b. Chương trình phát triển kinh tế- xã hội miền núi
Hỗ trợ phát triển sản xuất: thực hiện Quyết định 2233/QĐ-UBND ngày
10/9/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa, năm 2016 xã đã đầu tư 05 hộ phát

12


triển mơ hình trồng chuối, ni gà và heo đen (mỗi hộ được hỗ trợ tối đa
không quá 10 triệu).
c. Chương trình phát triển nguồn nhân lực:
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng: UBND xã đã thường xuyên chú trọng
tới việc tham mưu cho Đảng ủy và UBND huyện về công tác quy hoạch đào
tạo, bồi dưỡng quản lý cán bộ nhằm nâng cao trình độ lí luận chính trị, nghiệp
vụ chuyên môn cho cán bộ. Về chuyên môn, hiện nay có 02 cơng chức, 03
cán bộ đang theo học hệ đại học Hành chính và Đại học Luật. Về lý luận
chính trị, hiện 03 cán bộ (trong đó 01 công chức và 02 cán bộ không chuyên
trách) đang theo học trung cấp chính trị.

Trong năm 2016 đã cử 03 cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chức danh
Đảng, Đoàn thể theo Đề án 1956 tại tỉnh. Ngoài ra UBND xã cũng đã cử 01
cán bộ và 03 công chức tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ
thông tin cho công chức xã thuộc huyện Khánh Sơn năm 2016 tại huyện.
Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các ban ngành, đoàn thể được tham dự đầy
đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tỉnh, huyện mở.
- Công tác đào tạo nghề: Trong năm, xã đã phối hợp với Trung tâm dạy
nghề huyện Khánh Sơn đã mở 03 lớp đào tạo nghề với 80 học viên, trong đó:
(Nấu ăn: 35 học viên; Xây dựng: 25 học viên; Sơ cấp Tin học: 20 học viên).
III- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá kết quả
1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Chính phủ
về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình phát triển và các đề án
tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh; tập trung cao việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; huy động các nguồn
lực đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng bền
13


vững và hợp lý. Tăng cường huy động các nguồn lực và sử dụng có hiệu qủa
các nguồn lực đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn theo hướng
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đưa
vào sản xuất những giống cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, sạch bệnh;
xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ
giữa kinh tế hộ và các doanh nghiệp, thị trường để đẩy mạnh phát triển sản
xuất hàng hóa với quy mơ lớn, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm,
xây dựng thương hiệu và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm

nông, lâm nghiệp.
1.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn
nhân lực. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung 8 khoá XI
về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng
giáo dục ở các cấp học, đẩy mạnh thực hiện xã hội học tập, liên kết đào tạo.
Đổi mới công tác đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu đào tạo cho phù hợp với
nhu cầu sử dụng, gắn kết giữa việc mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng
dạy nghề, tập trung dạy nghề gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật, công
nghệ cho lao động nông thơn, thanh niên người dân tộc thiểu số, góp phần
tăng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo theo hướng hợp lý.
1.4. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng,
an ninh. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh biên giới, nhất là biên
giới biển đảo, an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá tư tưởng,
an ninh trong các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; từng bước xây dựng hoàn
thiện quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phịng thủ, giữ vững an ninh
chính trị trong mọi tình huống. Làm tốt cơng tác xây dựng lực lượng và huấn
luyện, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
1.5. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp
14


thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, tố giác tội
phạm; tăng cường tấn công truy quét các tụ điểm tệ nạn xã hội; kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
1.6. Xây dựng khối đại đồn kết các dân tộc, phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
đoàn viên, hội viên nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, phát huy nội lực
trong nhân dân, chủ động sáng tạo trong thực thi chức trách, nhiệm vụ và

chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Kiến nghị
2.1. Đề nghị Học viện nghiên cứu xây dựng chương trình học tồn khố
cho các lớp cao cấp lý luận chính trị hằng năm phù hợp về mặt thời gian, tạo
điều kiện cho học viện có thêm nhiều thời gian tự nghiên cứu của Học viện.
2.2. Đề nghị Học viện nên xem xét và rút ngắn thời gian học lý thuyết
tại Học viện, tăng thời gian cho học viên đi nghiên cứu thực tế tại các địa
phương khác nhau trên mọi miền của đất nước.
2.3. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá cho các học viên các Học
viện khu vực thuộc Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được giao lưu
trao đổi về kinh nghiệm cơng tác và q trình học tập tại trường.
Trên đây là bài thu hoạch sau chuyến đi thực tế tại 2 xã thuộc huyện
Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa của em, rất mong nhận được sự đóng góp của
các Thầy, Cô trong Học viện để cho chuyến thực tế và khoá học đạt kết quả
tốt nhất./.

NGƯỜI THỰC HIỆN BÁO CÁO

15


TRẦN THỊ MAI

16



×