1
1. Mở đầu
Bình đẳng giới khơng đơn thuần là quyền lợi của chị em, mà chính là
nguồn lợi chung của một đất nước muốn phát triển bền vững. Việc thúc đẩy
bình đẳng giới địi hỏi sự nhận thức và tham gia đóng góp của tất cả các thành
phần, từ các nhà hoạch định chính sách cho đến các doanh nghiệp, cá nhân
người lao động, đặc biệt là sự vào cuộc của truyền thơng, góp phần xây dựng
nhận thức xã hội một cách chủ động, phù hợp để đẩy lùi định kiến xã hội.
Ở Việt Nam, khoảng một nửa dân số là nữ, vì vậy nếu chỉ giới hạn dành
các vị trí lãnh đạo cho nam giới thì Việt Nam đang hạn chế nguồn lãnh đạo
tiềm năng của chính mình. Mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia các vị trí
lãnh đạo sẽ tăng cường được năng lực lãnh đạo phục vụ sự phát triển của đất
nước. Phụ nữ có nhiều quan điểm khác với nam giới trong các vấn đề khác
nhau. Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và q trình
hoạch định chính sách sẽ giúp thể hiện nhiều quan điểm và cách nhìn nhận
vấn đề khác nhau khi ra quyết định, khi đó các quyết định và chính sách cũng
mang tính toàn diện hơn và phù hợp hơn, đặc biệt là với những chính sách có
ảnh hưởng tới phụ nữ.
Chính vì vậy, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của
phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước. Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-51994 khẳng định: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng,
dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa
vị của phụ nữ”. Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn
đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng
lực, trí tuệ của mình. Với ý nghĩa trên, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Phát huy vai trị của nữ giới trong tình hình hiện nay” làm đề tài cho bài thu
hoạch cuối môn học.
2
2. Nội dung
Sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý được coi là
thước đo cơ bản về vai trị của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại. Có thể nói,
phụ nữ ở tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn gặp những trở ngại trong sự
thăng tiến quyền lực chính trị, sự có mặt của phụ nữ trong quốc hội hay các vị
trí từ cấp bộ trưởng trở lên là rất ít.
Kết quả thực hiện bình đẳng giới của Việt Nam được xếp hạng cao hơn
so với nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển và thu nhập. Việt Nam được
nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình
đẳng giới, trong đó có nỗ lực tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý,
lãnh đạo, từng bước xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: Việt
Nam là quốc gia có số lượng nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ cao trong khu
vực (nhiệm kỳ XIII đạt 24,4%) và đứng thứ 43/143 quốc gia trên thế giới. Kết
quả tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 là 25,17%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp quận, huyện, thị xã là 24,62%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân
dân xã, phường, thị trấn là 21,71%.
Năm 2010, tỷ lệ đảng viên nữ đạt 32,8%, tăng đáng kể so với năm 2005
khi số nữ đảng viên chỉ chiếm 20,9%. Mặc dù vậy tỷ lệ đảng viên nữ vẫn thấp
hơn nhiều so với đảng viên nam và sẽ dẫn tới tác động là sẽ có ít phụ nữ được
đề bạt, tiến cử vào những chức vụ lãnh đạo quan trọng.
Cùng với số lượng nữ đảng viên, số lượng phụ nữ tham gia cấp thể hiện
rõ nét thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội cũng là một tiêu chí về sự tham gia của
phụ nữ vào hệ thống chính trị. Tính đến năm 2009, chỉ có 23 quốc gia trên thế
giới đạt được tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội chiếm 30% trở lên.
3
Một trong những lý do khiến tỷ lệ đại diện nữ trong quốc hội các nước
thấp là số lượng các nữ ứng viên được lựa chọn hoặc đề cử trong bầu cử thấp.
Theo số liệu của Liên minh Quốc hội, năm 2011, trong số 260 ứng viên nữ,
chỉ 122 người trúng cử (47%), trong khi đó tỷ lệ trúng cử của các ứng viên
nam là 67%.
Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ 2011- 2016 có hai trong bốn Phó Chủ tịch
Quốc hội là nữ. Tuy vậy, trong Ủy ban Thường vụ, chỉ có 2 trong số 12 thành
viên là nữ. Trong số 9 ủy ban của Quốc hội, hiện chỉ có 1 Ủy ban có chủ tịch
là nữ, tuy nhiên, số lượng phó chủ tịch có tăng nhẹ so với các nhiệm kỳ trước.
Vai trị và vị trí của các nữ đại biểu trong Quốc hội chủ yếu tập trung vào
một số lĩnh vực như các vấn đề xã hội (42%), văn hóa, giáo dục, thiếu niên
nhi đồng (35%) và khá mờ nhạt ở những lĩnh vực khác như ngoại giao (16%),
kinh tế (15%), tư pháp (10%), quốc phòng, an ninh (5%).
Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là một con số minh chứng cho vị trí của người
phụ nữ trong Quốc hội nhưng nó chưa thể hiện được hết vai trị của họ trong
hệ thống cơ quan này. Bởi bên cạnh các thành viên chủ chốt của Quốc hội là
các chủ tịch, phó chủ tịch thì Quốc hội Việt Nam cịn được phân chia thành
các hội đồng và ủy ban khác nhau để xem xét các đạo luật, sáng kiến pháp lý,
văn bản luật và các báo cáo của Quốc hội trên từng lĩnh vực. Là thành viên
của một ủy ban hay hội đồng, các đại biểu sẽ có cơ hội tác động tới các quyết
định trong từng lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, trong số thành viên của các ủy ban
và hội đồng, những thành viên chuyên trách cũng có nhiều cơ hội tác động tới
quá trình ra quyết sách hơn so với các thành viên kiêm nhiệm. Do vậy, tỷ lệ
phụ nữ được bầu làm các thành viên chuyên trách của các ủy ban, hội đồng
trong quốc hội sẽ minh chứng rõ nét và chính xác hơn về quyền lực thực sự
của họ trong tổ chức này.
4
Như vậy, nếu xem xét tỷ lệ nữ giới là đại biểu Quốc hội thì nhiệm kỳ
2011-2016 con số này của Quốc hội Việt Nam là 24,4%. Tuy nhiên, xét trên
quan điểm đã đề cập ở trên thì tỷ lệ nữ giới có vai trị thực sự trong việc ra
quyết sách của Quốc hội chỉ là 17,5%.
Có một điểm đáng chú ý nữa trong phân tích cơ cấu nữ đại biểu Quốc
hội là những năm gần đây trình độ học vấn của các nữ đại biểu không ngừng
được nâng cao, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc khẳng định vị trí
của họ trong Quốc hội nói riêng và trong tồn xã hội nói chung.
Đánh giá chung về trình độ học vấn của nữ đại biểu Quốc hội, Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Tuy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc
hội khoá XII chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra nhưng chất lượng đã cao hơn so
với các khóa trước. Cụ thể, đã có 91,34% đại biểu có trình độ đại học trở lên
(khố XI có 88,98%), trong đó, trên đại học là 32,28%, đại học là 59,06% và
chỉ có 8,66% đại biểu có trình độ dưới đại học. Việc tham gia xây dựng luật
pháp, chính sách và đóng góp ý kiến, tọa đàm với cử tri của các nữ đại biểu
Quốc hội ngày càng có chất lượng.
Sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan dân cử cấp tỉnh, huyện, xã cũng
là một đặc trưng đáng lưu ý. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, quy mô và mức
độ tham gia quản lý của phụ nữ Việt Nam trong hệ thống các cơ quan này vẫn
cịn hạn chế, khơng liên tục và ổn định.
Theo đánh giá chung, tỷ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp tăng
không đáng kể. Ngược lại với số lượng phụ nữ tham gia ở các cấp uỷ, tỷ lệ
phụ nữ lãnh đạo ở Hội đồng nhân dân càng xuống cấp dưới càng thấp và thấp
nhất ở cấp xã, phường; tỷ lệ nữ giới làm chủ tịch xã, huyện, tỉnh đều rất thấp,
tỷ lệ làm phó chủ tịch các cấp có cao hơn so với tỷ lệ làm chủ tịch nhưng nếu
so với nam giới thì vẫn hết sức chênh lệch.
5
Điều này cho thấy một sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, khoảng cách
giới về quyền lực tồn tại rất xa; sự tham gia của phụ nữ trong quản lý nhà
nước ở các cấp còn thấp. Việc đề bạt, bố trí và sử dụng cán bộ nữ cịn nhiều
bất cập ở tất cả các cấp và vị trí lãnh đạo. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý nhà nước
đã thấp lại chủ yếu đảm nhận vị trí cấp phó, thừa hành, giúp cho cấp trưởng là
nam giới.
Trong tương quan so sánh với thế giới, tính đến cuối năm 2011, Việt
Nam xếp thứ 43 về sự tham gia và đại diện nữ trong hệ thống chính trị, giảm
so với vị trí thứ 36 vào năm 2010 và 33 năm 2008, 31 năm 2007, 25 năm
2006 và 23 năm 2005. Việt Nam xếp thứ 7 trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương.
Tính đến hết tháng 2/2013, có 14/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, chiếm
tỷ lệ 46,6%; có 23/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nữ đảm nhiệm
chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, đạt tỷ lệ 36,5% (giảm 1,59% so với
năm 2011). Cũng trong nhiệm kỳ 2011-2016, tỷ lệ nữ giữ chức vụ Chủ tịch
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 4,76% (tăng 3,2% so với nhiệm kỳ 2004-2009,
trước khi có Luật Bình đẳng giới); cấp huyện là 6% (tăng 2,1%); cấp xã là
5,67% (tăng 1,58%); tỷ lệ nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh là 19,05% (giảm 7,51%); cấp huyện 14,09% (giảm 5,55%); cấp xã là
13,06% (tăng 3%). Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có 2 ủy viên Bộ Chính trị
là nữ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận
những vấn đề còn tồn tại và thách thức. Với truyền thống văn hóa Á Đơng,
phụ nữ Việt Nam đang cịn chịu nhiều áp lực bởi khn mẫu, vai trị giới
truyền thống, phụ nữ được trơng đợi như một nhân lực chính để duy trì gia
đình và chăm sóc con cái hơn là tham gia các hoạt động xã hội. Chính điều
6
này đã phần nào hạn hế sự tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực và tham gia
vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Mặc dù đội ngũ cán bộ nữ đã tăng cả về chất
lượng và số lượng nhưng còn thấp so với nam giới và chưa tương xứng với
tiềm năng và đông đảo lực lượng lao động nữ cả nước. So với quốc tế, tỷ lệ
nữ lãnh đạo, quản lý của nước ta nằm trong số ít nước có tỷ lệ cao tuy nhiên
thứ bậc đang có xu hướng giảm sút so với các nước trong cùng khu vực và
trên thế giới (do nước bạn có sự chuyển biến mạnh hơn về tỷ lệ này). Nếu như
nhiệm kỳ trước, Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội dẫn đầu khối 8 nước
ASEAN có Nghị viện thì nhiệm kỳ này đứng vị trí thứ 2 (sau CHDCND Lào).
Những con số thống kê, tổng kết gần đây cho thấy có nguy cơ khơng đạt các
chỉ tiêu về cán bộ nữ đã đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính
trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đi được
một chặng đường khá dài và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, để
nâng cao vai trị và đóng góp của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược đặt ra, có rất
nhiều việc cần phải thực hiện quyết liệt từ cơ chế, chính sách tới triển khai
thực hiện, nâng cao nhận thức cũng như sự hỗ trợ và đóng góp của các tổ
chức quốc tế, cụ thể là:
Thứ nhất, cần xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và
bố trí sử dụng cán bộ nữ, trong đó:
Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ
trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng
địa phương. Đối với cán bộ nữ đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, phải
chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo
đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ,
7
phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình
đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.
Xây dựng và thực hiện chương đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn
với quy hoạch. Trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh
đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động
lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực nữ
đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các
lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào
tạo nhân lực nữ cho phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện cử tuyển đào tạo cán
bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ
nữ qúa thấp. Phổ cập tin học cho cán bộ nữ các cấp...
Thứ hai, phải có chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm
phát triển cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học, trong lãnh đạo, quản lý. Có
chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển
đối với cán bộ nữ, đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, cơng nhân, người
dân tộc thiểu số, tơn giáo; chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở
vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi
học có con nhỏ.
Cơng tác tạo nguồn cán bộ nữ cần được đặt trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của quốc gia. Ưu tiên tuyển cán bộ nữ, lao động nữ có trình
độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Chăm lo bồi dưỡng, phát triển tài năng là
nữ.
Bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ cân đối giữa các khu vực. Chú trọng
việc bố trí, phân cơng cơng tác để đảng viên nữ có điều kiện phấn đấu, rèn
luyện và trưởng thành.
8
Thứ ba, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của
các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa
cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới các cấp với tổ chức phối hợp liên
ngành vì sự tiến bộ của phụ nữ, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính.
Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, chính thức phân cơng một số cơ quan của
Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác phụ nữ.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác bình đẳng giới
và vận động nguồn lực hỗ trợ việc triển khai Chiến lược gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011-2020.
9
3. Kết luận
Xã hội hiện đại đặc trưng bởi năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của
nền kinh tế cơng nghiệp, bởi trình độ cao của khoa học và cơng nghệ, trong
đó nổi bật là nền chính trị hiện đại. Điều này đã được nhiều tác giả nhắc tới
khi bàn về bản chất và quy luật vận động của nền chính trị hiện đại. Nhiều ý
kiến đã được nêu ra từ các góc độ khác nhau để nhấn mạnh đặc trưng của nền
chính trị hiện đại, trong đó, một xu thế chủ đạo là tăng cường vị thế và vai trị
của phụ nữ trong q trình lãnh đạo quản lý trên mọi khía cạnh của đời sống
xã hội. Xu thế này đã được Phuriê, một nhà tư tưởng xã hội vĩ đại người Pháp
phát hiện và ghi nhận bằng nhận định nổi tiếng: “Trình độ giải phóng phụ nữ
khỏi áp bức, bóc lột là thước đo của trình độ phát triển xã hội”. Về sau, học
thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: bình đẳng giới vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng giải phóng con người và
giải phóng xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói phụ nữ là nói
phân nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa
lồi người; nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa”. Trong Di chúc để lại cho Đảng, nhân dân và con cháu muôn đời
sau, Người căn dặn: Đảng ta phải tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ sau
khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cần chú ý thực hiện hai
điều: một là, Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ phụ nữ, để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ
trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo; hai là, bản thân phụ nữ phải cố
gắng vươn lên. Theo Người, thực hiện được hai điều này là “một cuộc cách
mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. Giải phóng phụ nữ khỏi
những ràng buộc, quan niệm lạc hậu, đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để phụ
nữ bình đẳng và phát triển, thực hiện chống phân biệt đối xử với phụ nữ là cái
gốc, là cơ sở để tạo cơ hội cho phụ nữ tiến bộ. Bình đẳng giới trở thành mục
10
tiêu, đồng thời cũng trở thành vấn đề trung tâm của phát triển, là yếu tố để
nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và
quản lý nhà nước có hiệu quả.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Munro.J: Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt
Nam, UNDP, 2012.
2. Lê Thị Quý, Nguyễn Thị Tuyết Nga: Phụ nữ nước ta trong việc tham gia
lãnh đạo và quản lý, .
3. Võ Thị Mai: Vai trò nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình CNHHĐH, Luận án tiên sĩ xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
4. B. Kellerman & D. Rhode: Phụ nữ và quyền lãnh đạo (bản dịch Đăng
Trọng, Tường Khơi), Nxb Tổng hợp, Đồng Nai, 2007.
5. Giáo trình và các tài liệu bài giảng của môn học.