Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (2001 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 106 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hố ln là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, là
nền tảng tinh thần, mục tiêu phát triển kinh tế, thể hiện trình độ phát triển
chung của một đất nước, một thời đại. Đời sống văn hoá là một bộ phận cấu
thành của nền văn hóa dân tộc; có tác động tích cực đối với các lĩnh vực khác
của đời sống. Văn hóa có chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn
nhân lực về trí tuệ, tâm hồn, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân
và cộng đồng. Do đó, văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của văn hố, ngay từ thời kì
vận động Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đưa ra Đề cương văn hóa Việt Nam
(năm 1943). Trong văn kiện này, Đảng ta xác định rõ: Văn hố là một trong
ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá). Sau ngày Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới công tác vận
động nhân dân xây dựng đời sống mới. Tại Hội nghị Văn hố tồn quốc lần I
(năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hố phải soi đường cho
quốc dân đi”.
Với chức năng phối hợp hành động, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết
của toàn dân, từng bước nâng cao chất lượng của cuộc sống của mọi người dân,
tại Hội nghị lần thứ 2 (1995), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(khóa IV) đã quyết định mở Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư; đồng thời ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày
3/5/1995 để hướng dẫn cuộc vận động. Sau 4 năm thực hiện, đến tháng 1/1999,
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
Thông tư số 01-TT/MTTW hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư, bổ sung và cụ thể hóa nội dung cho cuộc vận động.
Tại Hội nghị lần thứ 5 (16/7/1998), Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII ra Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
1



đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu rõ: “Văn hóa là một mặt trận; xây
dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có
ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng” [1, tr.58]. Vậy, xây dựng đời sống
văn hóa là một nhiệm vụ khơng kém phần quan trọng; đó cũng là một sự
nghiệp lâu dài, gian khổ, địi hỏi phải có quyết tâm cao của tồn xã hội và của
cá nhân từng con người.
Để thống nhất trong tổ chức thực hiện, ngày 12/6/2001, Chính phủ và
Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quyết định: Từ nay, trên địa bàn khu dân cư như: Thơn, ấp, bản, làng, sóc,
xóm, cụm dân cư khu phố, thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa thành tên gọi mới là cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường,
thị trấn chủ trì.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư trong cả nước
nói chung, ở từng địa phương - trong đó có huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
nói riêng, đang là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hết sức quan tâm. Đây là một chủ trương quan trọng,
đúng đắn, mang ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục, kinh
tế, chính trị của đất nước, tạo nên một lối sống mới, phù hợp với con người
mới, đáp ứng yêu cầu địi hỏi của đất nước trong thời kì q độ lên chủ nghĩa
xã hội.
Nhận thức sâu sắc nội dung của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, được sự chỉ đạo của UB MTTQ tỉnh Thái
Nguyên, UB MTTQ huyện Võ Nhai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn triển khai cuộc vận động trên toàn huyện.
Võ Nhai là huyện miền núi ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Ngun, cách
trung tâm thành phố 40 km về phía đơng bắc. Nhân dân các dân tộc huyện Võ


2


Nhai có truyền thống cách mạng, đồn kết xây dựng quê hương. Trải qua hơn
30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Võ Nhai đã có nhiều chuyển
biến về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó khẳng định đường lối đúng
đắn của Đảng, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh địa
phương của Đảng bộ huyện Võ Nhai.
Cùng với cả tỉnh, cơng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hố ở khu
dân cư ở huyện Võ Nhai đã được triển khai. Trong điều kiện nền kinh tế đất
nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc xây dựng đời sống văn hố ở khu dân
cư có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Võ Nhai đã quán
triệt và vận dụng chủ trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Nhờ đó, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở huyện Võ
Nhai đã đạt được nhiều kết quả.
Để góp phần đánh giá đúng q trình thực hiện cơng cuộc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân
dân Võ Nhai trong quá khứ và hiện tại, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng,
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tơi lựa chọn đề tài Cuộc vận động
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
(2001-2015) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam từ trước tới nay đã từng
được đề cập dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
Năm 1943, Đảng ta đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam, trình bày nội
hàm chủ yếu của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, nêu rõ
văn hố là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hố) mà ở đó, người
cộng sản phải hoạt động, phải lãnh đạo cách mạng chính trị và cách mạng văn
hóa. Đề cương đã nêu bật những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn
hóa ở Việt Nam là phải hồn thành cách mạng văn hóa mới hồn thành được

cuộc cải tạo xã hội. Đề cương đã xác định nền văn hóa dân chủ mới của Việt

3


Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa
và khoa học hóa.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, bên cạnh những
nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xã hội, Nhà nước cách mạng và Hồ Chí Minh đã rất
quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống mới. Năm 1946, Ủy ban Vận động đời
sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau, ngày 20/3/1947, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới và được Ủy ban Vận động đời sống
mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập của các
cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra
bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới” ba nội dung ấy, có
quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trị chủ yếu.
Năm 1946 tại Hội nghị Văn hóa tồn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Tiếp đó, từ ngày 16
đến ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông
qua bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính
chất và nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và
quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của
những người làm công tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong
kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng
chiến hóa văn hóa”.
Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chỉ ra sự
cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cách
mạng kĩ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Đại hội IV năm 1976 và Đại hội
V năm 1981 tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn

Đảng, toàn dân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền văn
hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân
dân. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII; các nghị

4


quyết của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương khơng ngừng hồn thiện các tư
tưởng văn hóa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở.
Năm 1986, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng đã khẳng định vai trị to lớn của văn hóa trong việc xây dựng tình
cảm lành mạnh tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con
người. Toàn bộ các văn kiện Hội nghị Trung ương đều khẳng định văn hóa sẽ
phát triển theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm gần đây, một số cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngồi nước về văn hóa đã được cơng bố:
Năm 1998, cuốn sách Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống
văn hóa ở cơ sở nơng thơn của tác giả Phạm Việt Long được xuất bản.Tác giả
đã phân tích và làm rõ một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa
cơ sở ở nơng thơn.
Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
khu dân cư. Đây là cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tiêu biểu, đại diện cho
địa bàn dân cư ở các vùng, miền, thành thị cũng như nơng thơn, địa bàn có các dân
tộc, các tơn giáo…để bồi dưỡng điển hình và nhân rộng điển hình.
Năm 1999, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách: Cơ sở Văn hóa Việt
Nam của Trần Ngọc Thêm giúp chúng ta có cái nhìn bao qt về tiến trình phát
triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các giai đoạn văn hóa.
Năm 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc
gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế với chủ

đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ chức tại thủ đơ Hà Nội (19 - 21/9/2000).
Đáng chú ý có một số báo cáo sau đây:
Văn hóa và phát triển: Khuôn khổ UNESCO với bối cảnh những thành
tựu của Việt Nam trong quá khứ và tiềm năng tương lai của Rosamria Durand –
Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Trong báo cáo tác giả trình bày rõ 3 vấn đề;

5


1- Khn khổ của UNESCO với văn hóa và phát triển; 2- Những thành tựu của
Việt Nam; 3- Tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.
Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền
thống của Việt Nam trước những biến đổi văn hóa đang diễn ra với tốc độ
chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định xem các cơ quan văn hóa
của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt với những thách thức mới
của xu hướng tồn cầu hóa đang tăng lên hay khơng...", để "đóng góp vào mục
tiêu chung là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [67,
tr.272].
Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XX
của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả chỉ rõ: "Các giá trị của
truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện đại hóa
xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ tới của
thế kỉ XXI" [68, tr.304].
Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trên cơ sở trình
bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao lưu văn hóa và
sự chuyển biến từ con người nơng dân đến con người chiến sĩ; Con người Việt
Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và phát triển thơng

tin, tác giả phân tích sự chuyển biến trong đời sống văn hóa từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra
nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống văn
hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mĩ tục,
chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh, khoa
học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước hết là đối với

6


phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong gia đình,
làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [68, tr.421], v.v...
Các Luận văn Thạc sĩ Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001-2013) của học viên
Nguyễn Thu Hằng (2015). Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001-2013) của học viên Phùng Trung
Kiên (2016) đã trình bày một cách khái quát quá trình thực hiện và những thành
tựu đạt được của cuộc vận động trong hai huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên
nói chung.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên. Vấn đề này chỉ được đề cập rất khái quát trong một số cuốn sách và
văn kiện của Đảng bộ địa phương; trong đó đáng chú ý là cuốn sách Lịch sử
Đảng bộ huyện Võ Nhai tập II (1955 – 2000), xuất bản năm 2004. Trong
chương 4 và 5 của cuốn sách, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng,
trưởng thành và kết quả lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - văn
hóa - an ninh - quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự trưởng thành của
Đảng bộ Võ Nhai và những bài học kinh nghiệm.
Mặc dù chưa có nhiều, nhưng tất cả các cơng trình nghiên cứu, tài liệu về
văn hóa đã được cơng bố là những nguồn tài liệu q giá giúp tơi đi sâu nghiên

cứu để hồn thành Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2015).
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện Cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
(2001- 2015).
3.2. Phạm vi nghiên cứu

7


- Phạm vi nội dung: Luận văn làm rõ khái niệm đời sống văn hóa ở khu
dân cư; q trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (vấn đề đoàn kết giúp nhau phát triển
kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục – đào tạo, bảo vệ môi
trường…).
- Về không gian: Huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) với diện tích tự
nhiên 83.950,24 ha (845,1 km2) có 15 đơn vị hành chính gồm 14 xã, 1 thị
trấn và 174 xóm, bản.
- Về thời gian: Luận văn tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu từ năm
2001, khi bắt đầu triển khai cuộc vận động Toàn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư trên cơ sở thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa, đến năm 2015. Tuy nhiên, để làm nổi bật những thành
tựu của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trong cuộc vận động xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, Luận văn đề cập tình hình kinh tế, xã hội của huyện
những năm trước đó.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát về huyện Võ Nhai: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Võ Nhai trước năm 2001.
- Nghiên cứu quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015), rút ra một số
nhận xét về thành tựu, hạn chế của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015).
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở
khu dân cư huyện Võ Nhai.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:

8


Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của Huyện ủy
Võ Nhai về vấn đề nghiên cứu.
Các kế hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, báo cáo thường niên,
báo cáo theo từng giai đoạn Cuộc vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Thái Ngun, Phịng Văn hóa-Thơng tin huyện Võ Nhai, Chi
cục Thống kê huyện Võ Nhai.
Các sách và bài báo khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài.
Tài liệu khảo sát thực tế tại huyện Võ Nhai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên những nguồn tư liệu
chọn lọc, trình bày hệ thống quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
huyện Võ Nhai. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tác giả

đưa ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế của cuộc vận động.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so
sánh, điều tra, điền dã, phân tích, phỏng vấn trực tiếp để làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá, khẳng
định tính đúng đắn của công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Võ Nhai nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở nhận định
những mặt hạn chế, thiếu sót, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương trong
những năm tiếp theo.
9


Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ Lục và Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương nội dung:
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 2: Quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015).
Chƣơng 3: Một số nhận xét về cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015).

10


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN


(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

11


(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên)

12


Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Vùng đất Võ Nhai thời thuộc Đường có tên là huyện Vũ Lễ; thời Lý,
Trần gọi là châu Vạn Nhai. Thời thuộc Minh (đầu thế kỉ XV), châu Vạn Nhai
đổithành châu Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê (đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ đổi
thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai
quản. Đến thời Nguyễn Gia Long (từ năm 1802) vẫn theo như thế.
Theo Sách Đại Nam nhất thống chí: Huyện Võ Nhai cách phủ 82 dặm về
phía bắc, đông - tây cách nhau 124 dặm, nam - bắc cách nhau 152 dặm, phía
đơng đến địa giới huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 35 dặm, phía tây đến địa giới
huyện Cảm Hố 89 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Văn Quảng tỉnh Lạng
Sơn 70 dặm [19, tr.158].
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền núi phía Bắc.
Năm 1894, chính quyền thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh
Sơn, Tân Lưu, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn,
thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai

Ngày 25/3/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ
kí Sắc lệnh số 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, tổng.
Châu Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã. Ngày nay, huyện Võ Nhai
gồm 14 xã (Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Cúc
Đường, Lâu Thựơng, La Hiên, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương
Giao, Dân Tiến, Bình Long) và 1 thị trấn (Đình Cả) với tổng số 174 xóm bản
và 2 tổ dân phố.
Võ Nhai là một huyện miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm ở
khu vực Đơng Bắc tỉnh Thái Ngun; có toạ độ địa lí 21036' đến 21056' vĩ Bắc
và 105045' đến 106017' kinh Đơng. Về phía bắc, Võ Nhai giáp huyện Na Rì
(Bắc Kạn), phía đơng và đơng bắc giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía nam

13


và tây nam giáp huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và Yên Thế (Bắc Giang), phía
tây giáp 2 huyện Đồng Hỷ và Phú Lương (Thái Nguyên). Tổng diện tích tự
nhiên của tồn huyện theo địa giới hành chính là 845,1 km2. Huyện lị đặt tại thị
trấn Đình Cả, cách thành phố Thái Ngun khoảng 40km về phía đơng bắc,
cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 87km về phía tây.
Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc
Kạn theo hướng đông bắc - tây nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc đơng nam. Vì vậy, huyện có địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và núi đá vôi
chiếm 92% diện tích tự nhiên. Núi đá vơi tập trung ở khu vực phía Bắc huyện,
cịn xuống phía nam, độ cao giảm dần. Khu vực phía Nam huyện phổ biến là
những núi đất thấp, đặc trưng của vùng trung du.
Với địa hình chung là núi dốc và núi đá vơi nên tồn huyện có độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 800m. Nhìn chung, những vùng
đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung
chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá vôi. Căn
cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, địa hình huyện Võ Nhai được chia làm 3

tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng I: Đây là vùng thấp nhất của huyện, có địa hình tương đối
bằng phẳng hơn các vùng cịn lại, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc
theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn. Vùng này thuận lợi trong
việc trồng cây ăn quả, cây lương thực và phát triển nông nghiệp, bao gồm các
xã: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả.
Tiểu vùng II: Bao gồm 5 xã nằm ở phía Nam huyện: Tràng Xá, Liên
Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long; chủ yếu là đồi núi bát úp, bị chia
cắt bởi nhiều khe, suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với
phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc.
Tiểu vùng III: Bao gồm 6 xã vùng cao: Nghinh Tường, Sảng Mộc,
Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng này phần lớn
bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên.

14


Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp,
du lịch sinh thái và di tích lịch sử, văn hố.
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ,
nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Thời trước, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng
thiêng nước độc. Sách Đồng Khánh địa dư chí, viết: “Trong huyện rừng núi
liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xn
trời vẫn cịn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa
đơng thì rét đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì khơng nhìn
thấy núi” [66; tr.984]. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa
mưa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5mm và phân bố không đều,
chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng
mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình

khoảng 372,2mm [66, tr.985]. Mưa lớn và tập trung gây xói mịn đất, lũ lụt ảnh
hưởng xấu tới cây trồng, độ phì nhiêu của đất và các cơng trình thuỷ lợi, đặc biệt
là ở tiểu khu III và I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.
Võ Nhai nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Ngun. Nhiệt độ trung
bình năm trên 22,40C. Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là
27,80C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14,90C. Biên độ
ngày và đêm là 70C. Chế độ nhiệt và địa hình như trên đã tạo cho Võ Nhai lợi
thế để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới như: hồng, táo, na,
cam, quýt, vải, nhãn,…
Tuy có phần khắc nghiệt nhưng nhìn chung khí hậu Võ Nhai vẫn tương
đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông, lâm nghiệp.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Với địa hình đa dạng và có phần phức tạp đã tạo cho vùng đất Võ Nhai
có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên (du lịch, đất, nước, khoáng sản…)
phong phú giúp cho cư dân nơi đây khai thác, sử dụng tạo ra nét đặc trưng
riêng của đồng bào dân tộc vùng cao.
15


Tài nguyên du lịch: Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng như: Quần
thể hang động Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngồi
ra, Võ Nhai cịn có những di tích lịch sử, văn hố như mái đá Ngườm,
rừng Khuôn Mánh - nơi thành lập Trung đội Cứu quốc quân II…
Tài nguyên đất: Do địa hình chủ yếu là đồi núi đá vơi nên diện tích đất
cho nông nghiệp ở huyện Võ Nhai không nhiều, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Với
diện tích đất tự nhiên là 845,1 km2, Võ Nhai có 561,27 km2 đất lâm nghiệp,
77,24 km2 đất nông nghiệp, 1,55 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản, 22,13 km2 đất phi
nông nghiệp và 182,92 km2 đất chưa sử dụng.
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai
Loại đất

Diện tích(km2)
Tỉ lệ %

845,1

Đất
nơng
nghiệp
77,24

100

9,14

Tổng số

Đất
Đất ni
lâm
trồng
nghiệp thủy sản
561,26
1,55
66,42

0,18

Đất phi
Đất
nơng chƣa sử

nghiệp
dụng
2,13
182,92
2,62

21,64
Nguồn [10]

Qua bảng thống kê có thể thấy, dù là một huyện có diện tích rộng lớn
nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị
chia cắt mạnh bởi những dãy núi đá vôi. Đất dành cho phát triển đô thị và giao
thông trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân
cư, khu cụm cơng nghiệp trong tương lai. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên
đất đai dành cho phát triển sản xuất nơng nghiệp ở Võ Nhai ít, phần lớn khơng
có độ phì nhiêu và đang trên đà bị suy thối mạnh.
Tài ngun nước: Võ Nhai có mật độ sơng suối khá lớn, nhưng phân bố
khơng đều và khơng có nhiều sông lớn. Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất,
chảy qua khu vực phía Bắc huyện, là nhánh của sơng Cầu, bắt nguồn từ dãy
vịng cung Bắc Sơn, có chiều dài 46km và lần lượt chảy qua các xã: Nghinh
Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ ra sông Cầu. Sơng Rong chảy
qua khu vực phía Nam huyện là nhánh của sơng Thương. Dịng sơng này bắt
nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, các xã Tràng Xá, Dân Tiến,

16


Bình Long và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Hầu hết các sông trên địa bàn
huyện Võ Nhai đều hẹp và dốc nên trong mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, xói mịn
và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân

trong huyện. Cùng với sông, suối, trên địa bàn huyện có 11 hồ chứa nhỏ, 50 phai
đập kiên cố, 12 trạm bơm và 122 kênh mương do Nhà nước hỗ trợ và nhân dân
đóng góp xây dựng, tạo nên nguồn nước mặt khá phong phú.
Ngoài nguồn nước mặt từ sơng, suối, ao, hồ, huyện Võ Nhai cịn có nguồn
nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi. Những năm gần đây do nạn chặt
phá rừng gần như không được kiểm soát làm nguồn tài nguyên nước của huyện
đang bị suy thoái, lũ lụt xảy ra nhanh và nhiều hơn, có cả lũ ống và lũ quét.
Tài nguyên rừng: Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, khí hậu nhiệt đới nên
tài nguyên rừng là thế mạnh kinh tế ở Võ Nhai. Theo sách Đại Nam nhất thống
chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, ở Võ Nhai Lụa thổ, trừu thổ. Cỏ tranh, lá
cọ, các loại mây, hậu phác sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa (tức ban trúc có vân
trịn, hình trơn ốc, rất cứng rắn, người ta dùng làm địn càng) cũng có, gỗ
nghiến, gỗ táu,gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ xoan. Chè nam, củ nâu, nhung, hươu,
nai, mật gấu, sáp ong, chim cơng đều có [61, tr.181- 182].
Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng do nạn chặt phá rừng khơng được
kiểm sốt nên tài nguyên rừng ở Võ Nhai còn lại rất nghèo, những loài thú quý
bị săn bắt và khan hiếm dần. Hiện nay, diện tích rừng phần lớn là rừng non mới
được phục hồi, mới trồng, trữ lượng và độ che phủ còn thấp. Những năm gần
đây, với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tích cực của người dân, tài nguyên rừng
đã và đang được phục hồi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực 6 xã
khu vực phía Bắc huyện.
Tài nguyên khoáng sản: Võ Nhai nằm trong vùng sinh khoáng Đơng Bắc
- Việt Nam thuộc vành đai sinh khống Tây Thái Bình Dương. Do vậy, huyện có
nguồn tài ngun khá phong phú về chủng loại và trữ lượng. Sử cũ chép rằng:
Huyện Võ Nhai có mỏ vàng Kim Hỷ (nay thuộc huyện Na Rì- Bắc Kạn), mỗi năm

17



nộp thuế 20 lạng, mỏ Thuần Mang mỗi năm nộp thuế 13 lạng, mỏ Sảng Mộc mỗi
năm nộp thuế 9 lạng, mỏ kẽm đen ở Làng Nho mỗi năm nộp thuế 600 cân [61,tr.
171]. Mỏ chì, kẽm, vàng tìm thấy ở Thần Sa; phơtphorit ở La Hiên có trữ lượng
được đánh giá vào loại khá (khoảng 60.000 tấn). Những dải núi đá kéo dài theo
chiều dọc huyện là nguồn cung cấp vật liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây
dựng, đá xây dựng, đất sét,… Mỏ đất sét ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất
lượng tốt.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Võ Nhai
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trong thời kì thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả
nước (1975 - 1985), nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã đạt được những thành
tựu đáng kể về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện xa trung tâm thành phố
lại là huyện vùng cao nên nền kinh tế của huyện chậm chuyển biến, đời sống
nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế Võ Nhai có nhiều chuyển
biến tích cực. Các thành phần kinh tế nơng - lâm nghiệp chiếm vị trí chủ đạo
trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Trong nông nghiệp, những năm gần đây có sự chuyển dịch mạnh mẽ về
cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ theo hướng phát triển hàng hóa gắn với thị trường,
đa dạng hóa cây trồng. Năng suất và sản lượng lương thực đều đạt kết quả cao.
Năm 1985, năng suất bình qn tồn huyện đạt 26,18 tạ/ha; tổng sản lượng
lương thực đạt 11.597,6 tấn; bình quân lương thực cho một nhân khẩu ở khu
vực nông nghiệp là 216,59 kg (tăng 23,39 kg so với năm 1984) [48, tr.221].
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đến năm 2015, năng suất lúa đạt 49,4
tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 52.222 tấn.
Các loại cây ăn quả và rau màu ngày càng tăng lên về số giống và diện
tích. Cây chè đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Nơng
nghiệp của huyện. Ngành Chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định,
Trạm thú y của huyện được thành lập nên việc chăm lo, theo dõi đàn gia súc,


18


gia cầm được quan tâm, các dịch bện được ngăn chặn, cứu chữa kịp thới. Năm
1985, tổng số đàn trâu có 13.216 con, vượt 4% so với chỉ tiêu kế hoạch; đàn
lợn có 11.939 con (trong đó có 2.961 con lợn lai kinh tế), mở ra phương
hướng mới cho ngành chăn nuôi lợn thịt ở địa phương [48, tr.222, 223]. Đến
năm 2015, đàn trâu có 6.580 con, vượt 7% so với chỉ tiêu kế hoạch; đàn lợn
có 29.000 con.
Là một huyện vùng cao, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 66,41% diện
tích của tồn huyện, nên lâm nghiệp vẫn là một ngành có vị trí quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nghề rừng từ lâu đã là thế mạnh của Võ Nhai,
nhân dân các dân tộc trong huyện sống phụ thuộc nhiều vào nguồn khai thác
lâm sản.
Hiện nay, việc trồng mới và bảo vệ rừng được đặc biệt quan tâm. Với
phương châm phát triển hài hòa 4 nhiệm vụ: Trồng, chăm sóc, khai thác và bảo
vệ rừng, trong hai năm (1984 - 1985), toàn huyện đã trồng được 307 ha
(106,6% kế hoạch), chăm sóc và tu bổ 1.050 ha (102% kế hoạch), khai thác
4.500 m3 gỗ tròn, 200 m3 gỗ xẻ, nộp ngân sách Nhà nước 2.480.000 đồng.
Cũng trong 2 năm đó, huyện đã giao 30.990 ha rừng và đất rừng cho lâm
trường quốc doanh và các hợp tác xã quản lí, khai thác bước đầu đạt kết quả tốt
[48, tr. 223]. Đến năm 2010, về cơ bản đã hồn thành việc giao đất, giao rừng,
làm tốt cơng tác khoanh ni bảo vệ rừng; Diện tích trồng rừng mới được 4.157
ha rừng, nâng độ che phủ lên 63,2%; Công tác tuyên truyền về vai trò của rừng
trong nhân dân mang lại hiệu quả, đại bộ phận nhân dân nhận thức được vai trò
của kinh tế rừng đồi; việc quản lí, bảo vệ rừng được tăng cường bằng nhiều
hình thức, cơng tác phịng chống cháy rừng và phá hoại tài nguyên rừng luôn
được thực hiện tốt.
Các ngành Công nghiệp, Thủ cơng nghiệp và Thương nghiệp nhìn chung
chưa phát triển; tồn huyện chỉ có 1 xí nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất một số

nông cụ phục vụ cho nông nghiệp và gia công một số mặt hàng phục vụ xây
dựng cơ bản. Năm 2002, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 43,6%, nông

19


nghiệp còn 38,3%, dịch vụ 18,1% kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình
quân hằng năm đạt khoảng 12%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt
13,1%, trong đó tỷ trọng cơng nghiệp – xây dựng chiếm 46,3%, tỉ trọng nơng
nghiệp giảm cịn 35,1%, dịch vụ 18,6%. Đến năm 2015, giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 494,3 tỉ đồng (bằng 96,4% so với năm 2010).
Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, năm 2009 còn 25,2%; năm 2015 là 15,89% (giảm
6,09% so với năm 2014).
Công nghiệp và thủ công nghiệp tuy nhỏ bé và chưa đa dạng, song đã
góp phần tích cực vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của huyện;
cung ứng dụng cụ cầm tay cho nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây
dựng phục vụ sửa chữa, xây lắp các cơng trình giao thơng, thủy lợi, xây dựng
nhà ở cho cơ quan, trường học. Các ngành đều được tích cực đầu tư, khuyến
khích phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng
của huyện.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Những phát hiện của khảo cổ học tại di chỉ Thần Sa đã khẳng định địa
bàn Võ Nhai là một trong những cái nôi của người nguyên thuỷ. Những người
nguyên thuỷ sống bằng nghề săn bắt, hái lượm. Trải qua một quá trình lâu dài
hàng nghìn năm, dân số tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, họ đi dọc theo các
triền sông, khe suối, mở rộng địa bàn cư trú. Ngược lại, cũng có những bộ phận
khác di cư tới sinh sống, trở thành chủ thể của vùng đất này [66, tr.988].
Cư dân Võ Nhai gồm nhiều bộ phận hợp thành, một bộ phận là cư dân
định cư lâu đời, hay những đồng bào tản cư trong kháng chiến. Càng về sau,
dân số Võ Nhai càng tăng dần do những đợt di cư của đồng bào Tày, Nùng từ phía

bắc xuống và nhiều gia đình từ đồng bằng chuyển lên. Trong thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp, nhiều hộ gia đình từ các tỉnh miền xi tản cư đến sinh
sống, cùng tham gia các hoạt động kháng chiến, sản xuất với nhân dân địa phương
và coi đây là quê hương thứ hai của mình. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, theo
chủ trương của Đảng và Chính phủ, huyện Võ Nhai tiếp nhận 11.931 nhân khẩu ở
miền xuôi lên tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá.

20


Là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên nên Võ Nhai có dân số và mật
độ thấp nhất so với mặt bằng chung của tỉnh. Năm 1991 có 51.416 người, năm
2002 có 61.626 người, mật độ: 73 người/km²; năm 2012 có 65.517 người, mật
độ: 76 người/km²; năm 2015 có 66.674 người, mật độ 79 người/km2 thuộc 8
thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là một trong những nét cơ bản
tạo nên những nét văn hóa chung của cư dân nơi này, là điểm hội tụ giao thoa
văn hóa giữa các tộc người sinh sống trên địa bàn huyện.
Bảng 1.2: Thống kê các tộc ngƣời ở huyện Võ Nhai – Thái Ngun
Tộc ngƣời

STT

Số ngƣời

Tỉ lệ %

1

Kinh


22,993

36,64

2

Tày

13,910

22,16

3

Nùng

12,313

19,62

4

Dao

8,299

13,22

5


Mơng

2,578

4,1

6

Sán Chay

2,517

4,01

7

Sán Dìu

81

0,13

8

Các tộc người khác

54

0,12


Ghi chú

Hoa, Mường

( Nguồn: Số liệu điều tra dân số năm 2004, Phịng Thống kê huyện Võ Nhai).

Tính đến năm 2000, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình qn hằng năm tồn
huyện là 1,62%; Năm 2002, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,4%; năm 2010, tỉ lệ
gia tăng dân số tự nhiên 1,2%.
Bảng thống kê trên cho thấy, tộc người Kinh chiếm 36,64%, đông nhất
trong các tộc người ở Võ Nhai. Theo số liệu mới, đến tháng 2/2010, tỉ lệ người
Kinh ở đây còn chiếm 34.17%, cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện; nhưng tập trung đông nhất là ở thị trấn Đình Cả và các xã Phương Giao,
Tràng Xá, La Hiên. Người Kinh có mặt ở Võ Nhai khá muộn, vào khoảng cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp tuyển mộ nhân công ở các tỉnh
miền xuôi lên khai thác các mỏ đồng ở Sảng Mộc, mỏ kẽm ở Bắc Lâu, mỏ chì
21


ở Vũ Chấn… Một phần lớn trong số đó đã định cư ở đây, sống xen kẽ với các
dân tộc khác. Số lượng người Kinh tăng dần lên, nhất là từ khi thực hiện chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi của Đảng và Nhà nước, đồng bào từ
các tỉnh Hưng n, Thái Bình, Hà Đơng, Hà Nam lên xây dựng cuộc sống mới.
Người Tày tập trung đơng nhất ở các xã phía Bắc huyện. Cúc Đường là xã
có tỉ lệ người Tày cao nhất. Cũng như tộc người Kinh và người Nùng, đồng bào
Tày thường chọn những nơi thấp trong thung lũng, gần sông suối, giao thông
tương đối thuận lợi để định cư. Đời sống kinh tế vật chất và kể cả sinh hoạt cộng
đồng của họ có nhiều nét giống với tộc người Kinh. Trình độ thâm canh lúa nước
của họ tương đối cao. Ngoài ra, người Tày cũng tham gia khá tích cực vào hoạt
động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện. Họ cũng nắm bắt khá nhanh và vận

dụng tốt những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Vì vậy đời sống của họ
phát triển và ổn định hơn nhiều dân tộc khác.
Đứng vị trí thứ ba sau người Kinh và Tày về dân số là tộc người Nùng,
chiếm 19.62% dân số tồn huyện, gồm ba nhóm: Nùng Cháo, Nùng Inh và
Nùng Phàn Slình. Người Nùng ở đây chủ yếu di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn xuống và từ Bắc Kạn sang; cư trú chủ yếu ở các xã Lâu Thượng, Phú
Thượng, La Hiên và các xã phía Nam huyện. Phong tục tập quán cũng như kinh
tế vật chất của tộc người Nùng có nhiều nét tương đồng với tộc người Tày.
Trong quá trình phát triển tộc người, nhiều nhóm người Nùng phát triển sớm đã
bị Tày hóa. Hai tộc người Tày, Nùng sống xen kẽ mật thiết với nhau, về lịch sử
họ có nhiều nét tương đồng. Nguồn sống chính của họ là kinh tế nơng - lâm
nghiệp và chăn ni. Văn hóa người Nùng có nhiều nét riêng, mỗi bản có một
miếu thần thổ địa, nơi đâu có bản nơi đó có thần thổ cơng ví như ở xóm Đồng
Mỏ (Tràng Xá, Võ Nhai).
Tộc người Dao ở Võ Nhai cũng chiếm tỉ lệ khá lớn, chủ yếu là Dao Lô
Gang. So với các tộc người khác, tộc người Dao có sự thống nhất trong văn hóa
cổ truyền, sự khác biệt mang tính địa phương tương đối ít. Họ định cư ở những
vùng cao hơn, thành những bản riêng biệt. Chẳng hạn, xã Vũ Chấn có 10 bản

22


thì có 5 bản người Tày và 5 bản người Dao biệt lập. Các xã Vũ Chấn, Nghinh
Tường, Liên Minh là những nơi có người Dao sinh sống đơng nhất. Nói chung,
đời sống của đồng bào Dao ở đây cịn gặp nhiều khó khăn do vấn đề giao thơng
và tập quán du canh, du cư.
Tộc người Mông đến Võ Nhai khá muộn. Năm 1975, có 9 hộ tộc người
Mơng, gồm 53 nhân khẩu, di cư về Võ Nhai, cư trú thành bản riêng tại các xã
Thượng Nung, Dân Tiến. Năm 1979, hơn 40 hộ đồng bào dân tộc Mông ở Cao
Bằng đã về xã Sảng Mộc định cư và lập nên xóm Khuổi Mèo. Năm 1993, đồng

bào Mơng tiếp tục di cư xuống Võ Nhai và cư trú xen kẽ cùng tộc người mình
ở các xã Dân Tiến, Phương Giao, Thương Nung, Sảng Mộc, La Hiên. Họ
thường cư trú trên những vùng núi cao. Nguồn sống chủ yếu là làm nương rẫy,
du canh, chặt cây đốt rừng, chăn nuôi gia súc và khai thác lâm thổ sản. Đời
sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngồi các tộc người kể trên, ở Võ Nhai cịn có các tộc người khác như:
Sán Chay, Sán Dìu, Mường, Hoa. Tuy mỗi tộc người có nguồn gốc lịch sử khác
nhau, phong tục tập quán khác nhau, trình độ khơng đồng đều, nhưng họ ln
gắn bó, đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong một cộng đồng thống nhất. Tình
trạng xung đột giữa các tộc người khơng hề xảy ra. Sách Đồng Khánh dư địa
chí chép rằng: “Trong huyện, người Kinh, người Thổ (Tày), người Mường sống
xen kẽ nhau. Người dân thì quê mùa, tập tục thì thuần phác” [61, tr. 82]. Các
tộc người trên địa bàn huyện không sống biệt lập mà thường sống xen kẽ nhau
trong các làng, bản. Sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không chỉ thể hiện
trong đời sống hằng ngày (các dịp ma chay, cưới xin, làm nhà,…) mà cả trong
sản xuất. Đó là yếu tố quan trọng đưa đến sự ổn định chính trị và trật tự an tồn
xã hội trên địa bàn huyện; đồng thời cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Trong quá trình lao động sản xuất và chế ngự thiên nhiên, nhân dân các
dân tộc huyện Võ Nhai luôn thể hiện đức tính cần cù, thơng minh, sáng tạo. Họ
đã tự chế tạo được các loại cung, nỏ, súng kíp,…để săn bắn thú rừng làm phong

23


phú thêm thức ăn hằng ngày, tự rèn đúc được các loại dao, cuốc,…làm dụng cụ
và đồ dùng sinh hoạt cũng như sản xuất. Từ xưa, người dân Võ Nhai đã biết dệt
lấy vải mặc, biết làm cọn nước, đào đắp mương phai để dẫn nước vào ruộng.
Ngoài kĩ thuật làm ruộng lúa nước, đồng bào còn rất thạo làm nương,
rẫy. Nhờ những kinh nghiệm tích lũy từ lâu năm, nên đồng bào dễ dàng chọn

rừng, đất làm rẫy trồng lúa, ngô họ chọn những cây to khỏe, đều bắp để làm
giống cho vụ mùa sau. Trong kĩ thuật canh tác, người dân Võ Nhai từ lâu đã
biết trồng luân canh, xen canh gối vụ làm tăng năng suất và sản lượng cây
trồng. Đồng bào đã biết chọn và giữ gìn những giống lúa thơm ngon nổi tiếng.
Câu ca Cơm Phương Bá, cá Bình Long từ xa xưa đã chứng minh điều đó.
Nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai có đời sống văn hóa, tinh thần phong
phú, đa dạng. Họ có tục thờ cúng tổ tiên, thổ cơng và các vị thần đình làng, anh
hùng lao động.... Cư dân nơi đây có rất nhiều lễ hội, như: Lễ hội Khai xuân, Cầu
mùa, Tết Thanh minh, Lễ Thượng điền, Lễ Hạ điền…tùy theo mỗi xóm, bản mà
có một ngày hội chính. Mỗi lễ hội mang những đặc trưng riêng của từng dân tộc.
Nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai đã góp phần xây dựng, gìn giữ
những tinh hoa văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Đó chính là
những điệu hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, những làn điệu
dân ca của người Sán Chay… Cùng với đó là những câu truyện kể được lưu
truyền trong trong đồng bào các dân tộc. Tất cả đều là những tài sản quý giá,
chứa đựng những yếu tố tích cực, lành mạnh. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm
trong sáng, ước mơ cao đẹp của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Từ nửa sau thập kỉ 90, cùng với các địa phương trong tỉnh, nhân dân các
dân tộc huyện Võ Nhai tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế
thị trường, việc xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư có nhiều thuận lợi,
nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Võ Nhai đã quán triệt và vận dụng chủ
trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nhờ đó, cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở huyện Võ Nhai đã đạt được kết
quả bước đầu.

24


Bảng 1.3. Kết quả thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động Toàn dân

đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ đến hết năm 1998
Các mục tiêu

Toàn
tỉnh


Nhai

Đại
Từ

1

2

3

4

5

6

7

Tổng số xã,phƣờng, thị trấn

177


15

30

20

16

25

Số hộ

220,652

11.319

34.575 21.797 21.991

45.803

Số khẩu

1.008496

61.069 153.777 103.719 98.959

195.036

Số KDC


2,592

174

454

277

277

275

Số KDC đã có ban vận động
(Tỉ lệ %)

2,242

174

277

218

252

86,4%

100%

396

87,2%

Số KDC đã có quy ƣớc
(Tỉ lệ %)
Số hộ đã kí cam kết

1.59261,4%

155
89,3%

91,6%
153
55,6%

16.800 17.193 6.056
48,5% 78,8% 27.5%

29,991
65,4%

4,432

(Tỉ lệ %)

51,4%

39%

Số KDC khơng có hộ đói


1.217

29

(Tỉ lệ %)

45,9%

16,5%

635

12

24,5%

6,8%

Số KDC khơng có ngƣời
sinh con thứ ba (Tỉ lệ %)

1.713

83

66%

47,7%


Số KDC khơng có trẻ suy
dinh dƣỡng (Tỉ lệ %)

1.520

93

60,2%

53%

Số KDC khơng có trẻ thất
học (Tỉ lệ %)

2.076

127

80%

72,9%

Số KDC khơng có ngƣời mê
tín dị đoan (Tỉ lệ %)

2.267

139

87,4%


79,8%

406
89,1%

1.745

110

323

67,3%

63,2%

71%

Số KDC khơng có tệ nạn xã
hội (Tỉ lệ %)

1.531

101

286

59%

58%


63%

Số KDC khơng có đƣờng lầy
lội (Tỉ lệ %)

2.229

144

85,9%

82,7%

Số KDC khơng có vi phạm
pháp luật (Tỉ lệ %)

100% 78.7%

TP

312
215
128
68,7% 77,6% 46.2%

113.484

Số KDC khơng có hộ nghèo
(Tỉ lệ %)


Đồng Phú
Hỷ Lƣơng

454
100%

166
103
59,9% 37,1%

28
214
33
47,1% 11,9% 10,1%
295
207
149
64,9% 74,7% 53,7%
255
170
103
56,1% 61,3% 37,1%
380
245
156
83,7% 88,4% 56,3%
253
91,3%


222
80,7%
20
7,3%
232
84,3%
193
70,1%
255
92,7%

230

224

83%

81,4%

98
164
59,2% 35,3%
111
172
40,07% 64,2%

405
262
202
89,2% 94,5% 72,9%


205
74,5%
99
36%
244
88,7%

(Nguồn Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên)

25


×