Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 83 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất do thiên nhiên tạo ra, nó
là nguồn vật chất quý giá đối với xã hội loài người, vừa phục vụ trực tiếp cho
con người, vừa phục vụ cho các ngành sản xuất. Danh mục các loại tài nguyên
thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và sự phát triển của khoa học kĩ
thuật do xã hội loài người và sự tiến bộ của nhân loại phát minh sáng chế.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cũng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nơng lâm nghiệp,
đất cịn là địa bàn phân bố dân cư, nơi xây dựng các cơ sở kinh tế…Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã gây ra những vấn đề môi trường,
trong đó có suy thối tài ngun đất, thu hẹp diện tích sử dụng đất ngày càng
nhanh, chính vì vậy, việc sử dụng hợp lí cũng như tái tạo bảo vệ tài nguyên đất
đai là điều hết sức cần thiết.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nằm trong khu vực
Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, được hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình
bỗi đắp nên đất đai của tỉnh rất mãu mỡ. Q trình cơng nghiệp hóa của huyện
sau năm 2000 tại tỉnh Bắc Ninh cũng như huyện Tiên Du đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ, q trình cơng nghiệp hóa khơng tránh khỏi tình trạng thu hẹp diện
tích hoạt động sản xuất nơng nghiệp để nhường chỗ cho sự gia tăng hoạt động
cơng nghiệp (hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp) và
dịch vụ, ngoài ra đất đất cũng như các thành phần tự nhiên khác hiện nay đang
có diễn biến phức tạp chịu sự tác động mạnh mẽ từ con người. Tuy nhiên hoạt
động sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn ln được coi là hoạt động kinh tế có
vai trị quan trọng hàng đầu tại địa phương, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến những thay đổi hàng năm của tài ngun đất trong tỉnh. Chính vì vậy,
nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá
thực trạng và đề xuất các định hướng nhằm sử dụng hợp lí và bảo vệ và quản lý
tài nguyên đất đai địa phương vì mục tiêu phát triển bền vững. Sự lựa chọn đề
tài luận văn “Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu
1




phát triển bền vững huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015”.
Nhằm đánh giá sự biến động đối với việc sử dụng đất đang diễn ra ở địa
phương từ đó đề xuất các giải pháp quản lý cũng như sử dụng hợp lí tài nguyên
đất đai.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất đai trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử
dụng đất cũng như biến động sử dụng đất đai, từ đó đã đề ra được các biện
pháp hữu hiệu nhằm khai thác hợp lí tài ngun đất đai vì mục tiêu phát triển
bền vững [6], [21].
Một số nhà khoa học trên thế giới sử dụng mơ hình trong khơng gian xác
định ngun nhân ảnh hưởng cũng như biến động sử dụng đất và lớp phủ thực
vật. Từ đó hình thành nên bản đồ sử dụng đất qua các thời kỳ (theo các mốc
thời gian điều tra khảo sát).
- Theo Stewat, đánh giá đất đai “sự đánh giá khả năng thích nghi của
đất đai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế
thủy lợi, quy hoạch sử dụng” và đánh giá nhằm mục tiêu cung cấp những thông
tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai.
- Thập niên 50 thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, cục cải tạo đất đai đã tiến hành
phân loại khả năng thích nghi đất đai có nước tưới. Trong đó ngồi đặc điểm
đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được chú trọng nhưng giới hạn ở phạm vi
thủy lợi. Sau đó, năm 1464 các tác giả Klinggbiel và Montgomery đã đưa ra
khái niệm “khả năng đất đai”, chỉ tiêu chính để phân loại khả năng đất đai là
các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng cho mục tiêu canh tác được đề nghị, đây là
một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng sử dụng đất.
- Hiện nay trên thế giới đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và theo dõi biến động sử dụng đất được
tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám cùng với phần

mềm xử lí số liệu chuyên dụng. Ví dụ (VD) ở Hoa Kỳ người ta sử dụng phương
pháp xử lí ảnh số để thường xuyên cập nhật các thông tin về hiện trạng sử dụng
2


đất trong cơng tác quản lí đất đai, cũng như trong nghiên cứu biến động rừng,
thậm chí họ cịn dự báo tình trạng sâu bệnh đối với các loại cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp (ảnh vệ tinh).
2.2. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam
Tại Việt Nam những cơng trình nghiên cứu, đánh giá đất đai tiêu biểu bắt
đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây [11], [8], [17].
- Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện khả năng đánh
giá, phân hạng, khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai
của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, phân cấp thành 7
nhóm: (4 nhóm đất nơng nghiệp, 2 nhóm đất lâm nghiệp và 1 nhóm đất cho
mục đích khác).
- Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá
quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt nam theo phương pháp của FAO. Các
chỉ tiêu đánh giá bao gồm thổ nhưỡng, thủy văn và các điều kiện tưới tiêu. Hệ
thống phân vị là lớp thích nghi cho từng loại đất sử dụng.
- Năm 1986, nhóm tác giả quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp đã biên
tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông Cửu Long”, trên cơ sở
xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị là cơ sở các đơn vị sinh thái, từ
đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng như lúa, ngơ, mía... với
bốn cấp (thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp, khơng thích hợp).
- Năm 1990 Hồng Xn Tứ và các cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử
dụng hợp lý”. Việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh khí hậu,
xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây
trồng và phục hồi rừng áp dụng cho vùng đồi Quang Nam - Đà Nẵng [17].

- Việc điều tra nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất thông qua xây dựng
khai thác thông tin từ bản đồ trong những năm gần đây đạt được những thành
tựu đáng kể. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Việt Nam tỉ lệ 1:1 000 000 được
xây dựng 5 năm một lần bằng phương pháp tổng hợp các bản đồ, sơ đồ hiện
trạng sử dụng đất tỉ lệ 1:250 000 đến bản đồ 1:100 000 của các tỉnh trong cả

3


nước. Các bản đồ này được xây dựng từ các tư liệu đo vẽ và thống kê diện tích
các loại hình sử dụng đất ở các cấp xã, huyện theo một quy trình thống nhất do
tổng cục quản lí ruộng đất quy định.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia của các nhà khoa
học, theo thống kê sơ lược cịn có nhiều đề tài khoa học của các nghiên cứu
sinh cũng như nhiều luận án tiến sĩ cũng như luận văn thạc sĩ khoa học cũng
nghiên cứu liên quan đến đất đai khắp các vùng miền trên toàn quốc đơn cử
như luận án tiến sĩ của Ts. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nghiên cứu biến động và đề
xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Học viện nông nghiệp Việt Nam Những cơng trình nghiên cứu liên quan như
luận án tiến sĩ của TS. Lê Năm, Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế - ĐHSP
Hà Nội - 2004; Đề tài độc lập cấp nhà nước của GS.TS Trần Nghi, Đánh giá
tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội nhằm định
hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh hóa đến Kon
Tum - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội…
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến biến động tài nguyên tại Bắc Ninh
Phạm vi không gian của tỉnh Bắc Ninh cũng đã có các cơng trình nghiên
cứu liên quan như; luận án tiến sĩ, Nguyễn Công Thắng, Chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nơng nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích của tỉnh Bắc
Ninh - Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2014; luận văn Th.s. Lê

Khánh Hội, Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử
dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững - Đại
học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2014.
Tại địa bàn huyện Tiên Du cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu sự
biến động tài nguyên đất đai, trong đó nổi bật là Phịng Tài Ngun Mơi
Trường huyện có cơng trình, Báo cáo thuyết minh tổng hợp lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 - kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015. Nhìn
chung các cơng trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến sử dụng đất tỉnh
Bắc Ninh mới chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh khác nhau, các tài liệu cịn ở
4


mức độ thơng kê rời rạc, chưa có nghiên cứu nào về quá trình biến động tài
nguyên đất ở tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt các cơng trình nghiên cứu riêng cho
huyện Tiên Du là chưa có, vì vậy với đề tài nghiên cứu biến động tài nguyên
đất huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, nhằm xác định cơ sở khoa học cho vấn đề
xây dựng quy hoạch điều chỉnh đất đai cho hợp lí là rất cần thiết.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ hiện trạng sử dụng và biến động tài nguyên đất tỉnh Bắc
Ninh. Đồng thời trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng tài
nguyên đất kiến nghị các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất
đai của tỉnh, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được kết quả mà mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đặt ra, đề tài đã
thực các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực tế địa phương, thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu, tài liệu
liên quan đến tổng thể điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội
(phạm vi cần nghiên cứu).
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá biến

động sử dụng đất thuộc địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2005 - 2015.
- Tổng hợp các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để lập bản đồ
đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất địa phương, phân tích xu hướng
biến động của tài nguyên trong thời gian tới.
- Đề xuất một số định hướng cốt lõi nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên quý giá của địa phương phục vụ cho phát triển bền vững.
4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Về mặt không gian lãnh thổ; đề tài khóa luận tập trung vào nghiên cứu
về mặt khơng gian trên địa bàn của 14 xã, thị trấn thuộc huyện Tiên Du - tỉnh
Bắc Ninh;

5


- Về mặt thời gian; Nghiên cứu đánh giá giai đoạn điều tra từ 2005 2015 để thấy được sự thay đổi trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất
đai của địa phương, đề xuất quy hoạch phục vụ cho việc phát triển kinh tế một
cách hợp lí, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời góp phần bảo vệ
mơi trường xây dựng một xã hội văn minh.
- Giới hạn tập trung nghiên cứu sự biến động của các nhóm đất phục vụ
sản xuất nơng nghiệp, phi nông nghiệp, và đất chưa sử dụng.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trong q trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp kết qủa đánh giá cho
ra kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, nó làm sáng tỏ sự biến động cũng
như những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên cũng như tài nguyên đất
đai của địa phương, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại
các địa bàn nghiện cứu trong phạm vi khơng gian nghiên cứu.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn của q trình nghiên cứu sẽ góp phần

lập hoạch định cho việc khai thác hợp lý tài nguyên đất ở địa phương theo
hướng kết hợp giữa sự phát triển các ngành kinh tế với sản xuất nông nghiệp
đặc trưng trong một không gian nhất định của địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Dựa trên cơ sở khoa học, q trình phân tích thực trạng khai thác và sử
dụng tài nguyên đất đai tại địa phương, đề tài đã chỉ ra và đưa ra được một số
định hướng chung cũng như các giải pháp cụ thể và trước mắt nhằm khai thác
có hiệu quả tài nguyên đất, là loại tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện, để địa phương vừa phát triển tổng hợp các ngành và
các lĩnh vực kinh tế đồng thời vừa bảo vệ và phát triển sản xuất nền nông
nghiệp của ông cha để lại theo hướng bền vững.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Quan điểm nghiên cứu của đề tài
6.1.1. Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng,
những tiến bộ xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện
nay đang làm phong phú mối quan hệ nhiều chiều giữa tự nhiên với xã hội.

6


Đứng trên nhiều góc độ để nhìn nhận đánh giá, mọi sự vật hiện tượng
trên một đơn vị lãnh thổ nhất định chúng có mối quan hệ thống nhất và hoàn
chỉnh với nhau. Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu sẽ thấy rõ mọi tác động
qua lại giữa các thành phần trước kia là tự nhiên chi phối và giai đoạn hiện nay
có sự tác động cộng hưởng giữa tự nhiên và xã hội phát sinh trên đơn vị lãnh
thổ đó. Để vận dụng quan điểm này sẽ nhìn nhận được tổng hòa các mối quan
hệ tác động nhằm đưa các hoạt động sản xuất của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
phát huy hơn nữa những điều kiện thuận lợi của mình để đẩy nhanh quá trình
phát triển kinh tế.[21]

6.1.2. Quan điểm lịch sử
Tự nhiên của mỗi lãnh thổ là một thực thể thống nhất và hoàn chỉnh, các
thành phần tự nhiên ln có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu một thành phần
thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần còn lại. Sự phát sinh phát triển
của tự nhiên được diễn ra trong một thời gian dài, quá trình phát triển của tự
nhiên sẽ tạo nên tính thích ứng của chúng (nếu khơng thích ứng, tự nhiên sẽ
đào thải chúng một cách ngẫu nhiên) [21].
Khi ta áp dụng quan điểm này trong một đơn vị nghiên cứu cụ thể,
nghiên cứu các vấn đề cảnh quan tự nhiên đất đai huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
cho ta thấy được sự phát triển theo quy luật của chúng ngồi ra cịn thấy được
sự tác động của xã hội vào biến động sử dụng đất ngày càng sâu sắc. Từ sự
phân tích đó cũng cho ta dự báo xu thế tác động ngược lại của tự nhiên nếu
chúng bị thay đổi. Vấn đề đặt ra, đưa ra định hướng hết sức cần thiết là phải sử
dụng và khai thác tài nguyên theo hướng bền vững.
6.1.3. Quan điểm hệ thống
Huyện Tiên Du là một trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh.
Trên mỗi đơn vị hành chính riêng lẻ lại có những thế mạnh thuận lợi khác
nhau. Đặc điểm tự nhiên mỗi đơn vị diện tích chính là tính thích ứng của tự
nhiên trên đơn vị diện tích đó. Khi ta xác định được mức độ thích ứng tổ hợp
các yếu tố tự nhiên với mục tiêu cụ thể, ta sẽ đưa ra được đề xuất nhằm sử dụng
và khai thác có hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích mà vẫn đạt mục tiêu phát
7


triển bền vững. Việc quy hoạch sử dụng đất hợp lí trên 14 đơn vị xã, thị trấn
của huyện nhằm phát huy thế mạnh vốn có của huyện.
6.1.4. Quan điểm bền vững
Sản xuất nông nghiệp bền vững là một nền sản xuất được xây dựng hệ
thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, thỏa mãn các nhu
cầu hiện tại và trong tương lai. Sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn là

một hệ thống hiệu quả về mặt kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh
lương thực nhưng vẫn giữ gìn và cải thiện tài nguyên cũng như nâng cao được
chất lượng cuộc sống.
Quan điểm phát triển bền vững áp dụng trong nông nghiệp, tăng năng
suất kết hợp với khai thác tài nguyên hợp lí cũng như sử dụng có hiệu quả tài
nguyên “Phát triển bền vững là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của
mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp
ứng nhu cầu của họ” [17].
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay là quan điểm mang tính thời sự
nóng bỏng khơng những ở nước ta mà còn tất cả các nước trên thế giới, cùng
chung tay, nhằm khai thác tự nhiên theo hướng bền vững, chỉ có khai thác theo
hướng bền vững thì mới tránh được những tác động xấu tự nhiên tới thực tế của
xã hội hiện đại ngày nay.
Khi áp dụng quan điểm cho địa phương ta thấy đó là quan điểm hết sức
cần thiết nhằm phát triển kinh tế hợp lí mà không tách khỏi tự nhiên, phát triển
kinh tế vẫn đảm bảo được cân băng sinh thái (tính thích ứng được duy trì) năng
suất cây trồng vật ni vẫn tăng mà tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật của
nó, như vậy xã hội sẽ phát triển thuận lợi.[17]
6.2. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu cũng như tài liệu là phương pháp quan trọng hàng đầu
khi ta muốn nghiên cứu một vấn đề tự nhiên cũng như một lĩnh vực kinh tế cụ
thể nào đó. Thu thập số liệu về cũng như các tài liệu liên quan về đơn vị lãnh
thổ, cụ thể là các loại số liệu về (vị trí địa lí, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
8


văn, thổ nhưỡng, sinh vật…). Các cơng trình nghiên cứu trước đó, các luận văn
luận án có liên quan đến đề tài hoặc các bài báo tạp chí của địa phương…
Nguồn số liệu hiện nay rất đa dạng nhưng trong q trình thu thập ta sẽ

có sự chọn lọc số liệu, số liệu phải mang tính khái quát và chính xác nhằm hỗ
trợ quá trình nghiên cứu đề tài.
6.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra thực địa là phương pháp đặc thù của chuyên ngành Địa lí tự
nhiên, chỉ có điều tra thực tế mới đảm bảo tính chính xác khi ta phân tích về
một vấn đền nào đó trong tự nhiên. Quá trình điều tra cũng tiến hành theo các
bước truyền thống của chuyên ngành Địa lí, những phát sinh trong q trình
điều tra thu thập thơng tin càng làm cho q trình nghiên cứu thêm chính xác
và thực tế hơn.
Ngay trong quá trình điều tra cũng đã phản ánh cho điều tra viên thấy rõ
sự cần thiết phải khai thác tổng hợp các yếu tố tự nhiên theo hướng phát triển
bền vững. Sự phân tích trên thực địa sẽ làm minh chứng chứng minh quan
trọng khi nghiên cứu cảnh quan của đơn vị nghiên cứu.[6]
6.2.3. Phương pháp xử lí thơng tin
Phương pháp xử lí thơng tin là phương pháp được thực hiện thường
xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, thông tin thu thập là thông tin
được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp đến nguồn thơng tin sơ cấp của q
trình điều tra. Thơng tin mang tính tương thích với đề tài mà tác giả đang
nghiên cứu, những thông tin khác (thông tin phụ) chỉ làm minh chứng cũng như
dẫn dắt vào quá trình nghiên cứu. Kết hợp với việc thu thập thông tin là việc xử
lí thơng tin địa lí, thơng tin địa lí phải đảm bảo tích chính xác của thơng tin.
Nguồn thơng tin trong q trình thu thập là thơng tin chứa đựng trong một
khoảng thời gian nhất định, nếu nguồn thông tin về khoảng thời gian qúa ngắn
sẽ không thể hiện được sự thay đổi của sự vật hiện tượng tự nhiên, vì vậy thơng
tin phải mang tính thời gian là cần thiết.
Nguồn thơng tin xử lí là kết quả kế thừa của thơng tin điều tra phân tích
so sánh trên đơn vị diện tích mà đã được nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên thơng

9



tin cũng cần có sự cập nhật trong thời gian hiện tại của quá trình điều tra, sẽ
làm minh chứng quan trọng cho việc cần thiết phải khai thác bền vững tự nhiên
trong điều kiện hiện nay.[7]
6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sự phát triển của tự nhiên ln ln tuân theo quy luật của nó. Khi ta
nghiên cứu về một đơn vị diện tích cụ thể ta nên phân tích tổng hợp các yếu tố
cấu thành cảnh quan. Trong đó có cảnh quan cấu trúc đứng, cảnh quan cấu trúc
ngang của đơn vị diện tích ngiên cứu nhìn thấy được sự biến đổi của chúng.
Chỉ có phân tích tổng hợp mới thấy được sự vận động cũng như tính biến
đổi của cảnh quan theo thời gian của quá trình nghiên cứu. Cũng chính từ phân
tích tổng hớp sẽ đúc rút được những tác động làm phương hại đến cảnh quan tự
nhiên của chúng. Từ việc phân tích tổng hợp sẽ cho tác giả đề xuất được những
biện pháp khai thác hợp lí cảnh quan cũng như giải pháp cần phát triển hợp lí
giữa tự nhiên và xã hội trên lãnh thổ điều tra.[6]
6.2.5. Phương pháp ứng dụng phần mềm hệ thơng tin địa lí
Các phương pháp ứng dụng GIS được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu để thành lập bản đồ, tổng hợp các phương pháp này để thể hiện trong một
đơn vị diện tích nhất định chứa đựng nhiều đối tượng thuộc tính cũng như đặc
tính khác nhau. Trong đơn vị cấp huyện khi nghiên cứu để thành lập bản đồ,
các phương pháp như: Phương pháp kí hiệu; Phương pháp kí hiệu tuyến;
Phương pháp kí hiệu chuyển động; Phương pháp nền số lượng và nền chất
lượng; Phương pháp khoanh vùng…
Xây dựng bản đồ cảnh quan tự nhiên cũng như sự biến động tự nhiên
dựa trên cơ sở phát triển theo không gian giữa các ngành sản xuất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Bản đồ biến động sử dụng đất địa
phương được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin GIS, tổ hợp
và chồng xếp các đối tượng trên một đơn vị cảnh quan tiêu biểu.
Vận dụng phương pháp đặc thù bộ mơn địa lí (thành lập bản đồ) ln
gắn bó mật thiết trong q trình nghiên cứu, thu thập, hệ thơng tin địa lí. Trên

cơ sở thành lập bản đồ sẽ đánh giá được sự cần thiết phải quy hoạch giữa các
ngành sản xuất của địa phương một cách thích hợp [9], [20].
10


6.2.6. Vận dụng phương pháp SWOT trong nghiên cứu đất đai huyện Tiên Du
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mỗi phương pháp đều có những ưu
việt của nó, các phương pháp đều bổ trợ cho nhau làm sáng tỏ nội dung nghiên
cứu về đơn vị cảnh quan. Vận dụng phương pháp SWOT nhằm đánh giá một
cách khách quan, chính xác sự thay đổi của các hiện tượng tự nhiên theo không
gian và thời gian, đánh giá được thời cơ và thách thức trong sử dụng đất.
Phương pháp SWOT nhằm phân tích cụ thể trên một đơn vị có vai trị hết
sức quan trọng, phục vụ q trình nghiên cứu đề tài đồng thời cũng đưa ra
những đề xuất nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí. Kết quả
phân tích cũng như mức độ chính xác chi tiết biến động của tự nhiên phụ thuộc
chặt chẽ vào việc vận dụng phương pháp phân tích, đánh giá này. Vấn đề tự
nhiên luôn biến đổi theo không gian và thời gian, nên phương pháp đánh giá
SWOT sẽ làm sáng rõ vấn đề cần đánh giá trên mỗi đơn vị cảnh quan.
7. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng và biến động tài nguyên đất, đề
tài đã xây dựng được bản đồ biến động tài nguyên đất hiện tại, cũng như dự báo
được sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên, tạo điều kiện cho phát triển các ngành sản
xuất một cách hài hịa với mơi trường tự nhiên vốn thuận lợi của địa phương.
- Đề tài đã đề xuất được sự cần thiết phải quy hoạch nhằm khai thác và
sử dụng chúng một cách hợp lí, nhằm bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững
giữa các ngành và các lĩnh vực.
8. Cấu trúc của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn ngồi phần mở đầu cịn có các phần như kết
luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo.
Nội dung chính được trình bày chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về nghiên cứu biến động tài
nguyên đất
Chương 2: Tình hình biến động sử dụng đất của huyện Tiên Du
Chương 3: Kết quả nghiên cứu, định hướng, giải pháp sử dụng tài
nguyên đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh

11


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất.
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, nơi xây dựng các cơng trình trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn
hóa - xã hội - an ninh - quốc phịng. Theo các nhà thổ nhưỡng đất đai bao gồm
tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [21].
Theo các quan điểm phát sinh phát triển của thổ nhưỡng và kinh tế học:
- Đất là thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của các
yếu tố tự nhiên như đá mẹ, khí hậu, sinh vật đặc biệt là địa hình cùng với thời
gian và con người tác động.
- Đất đai (Đất đai = Lands) là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo cách tiếp cận mới đất được hiểu là
khơng gian giới hạn có chiều thẳng đứng, đó là sự kết hợp của các thành tố tự

nhiên như thổ nhưỡng khí hậu, thủy văn và thực vật cùng với các thành phần tự
nhiên hợp thành khác.
- Hệ thống sử dụng đất (LUS) là sự kết hợp của đơn vị biến động đất đai
và loại hình sử dụng đất đai ở thời một điểm hiện tại hoặc tương lai. Như vậy ta
thấy được mỗi hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp phần
sử dụng đất:
+ Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là những đặc tính đơn vị
biến động đất đai như: Loại đất, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa…
+ Hợp phần sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất là đặc tính để mơ tả
loại hình sử dụng đất như: Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý
sản xuất cũng như thuộc tính khoa học kỹ thuật…

12


Hệ thống canh tác trong sản xuất nơng nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ
với hệ nông nghiệp của một vùng sản xuất nông nghiệp đặc thù. Tận dụng triệt
để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học kỹ thuật, đất
đai, nguồn lao động qua việc trao đổi liên kết nhằm nâng cao hơn nữa tỉ trọng
và giá trị trong sản xuất.
1.1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là một trạng thái sử dụng của lớp phủ
thổ nhưỡng trên bề mặt trái đất, cụ thể là lớp phủ tự nhiên và các tác nhân của
nó phản ánh trạng thái sử dụng quỹ đất thơng qua các loại hình sử dụng đất.
Hiện trạng sử dụng đất ln có sự thay đổi dưới tác động của các quy luật tự
nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của con người. Theo quy định của điều 13
luật đất đai 2003 [15], căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân
thành các loại như sau (Hình 1.1):
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: trồng cây hàng năm; trồng
cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phịng hộ; đất ni trồng thủy sản; đất

nơng nghiệp khác
- Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất: đất ở (đất ở tại khu
vực nông thôn cũng như thành phố, thị xã); đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây
dựng cơng trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phịng; đất
xây dựng các khu và cụm công nghiệp, đất làm mặt bằng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh…
- Đất sử dụng vào các mục đích khác như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đất
xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đất dành để xây dựng các cơng trình
phúc lợi xã hội khác…
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất: đất đồi chưa sử dụng; đất
đồng bằng chưa sử dụng.
1.1.2. Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất
1.1.2.1. Khái niệm về biến động
Biến động sử dụng tài nguyên đất là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng
thái này bằng một trạng thái khác liên tục của sự vật hiện tượng tồn tại trong
môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội [13].
Biến động sử dụng tài nguyên đất là sự thay đổi mục đích sử dụng đất
theo thời gian do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
13


QUỸ ĐẤT ĐAI

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng phòng hộ
- Đất ni trồng thủy sản
- Đất nơng nghiệp khác


ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

- Đất ở nông thôn, đô thị
- Đất đồi chưa sử dụng
- Đất xây dựng
- Đất khu vực đồng bằng chưa
- Đất an ninh quốc phòng
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông
sử dụng.
nghiệp
- Đất công cộng
- Đất tơn giáo
- Đất làm cơng trình đình miếu
Hình 1.1:
Sơ đồ
phân
loạinghĩa
đất theo
- Đất
nghĩa
trang,
địa mục đích sử dụng
- Đất sơng ngịi, kênh rạch
- Đất phi nông nghiệp khác

14



- Những nguyên nhân khách quan đó là sự thay đổi của các quy luật tự
nhiên liên quan đến biến động tài nguyên đất (VD: như ở khu vực đồng bằng là
sự thay đổi dịng chảy của sơng ngịi hay sự cướp dòng trong thủy văn, hoặc sự
cạn kiệt của dịng sơng…). Những ngun nhân tự nhiên thường diễn ra trong
một thời gian dài nên không gây sự thay đổi đột ngột đến sử dụng tài nguyên
đất đai của địa phương[10].
- Nguyên nhân quan trọng nhất hay còn gọi là nguyên nhân trực tiếp ảnh
hưởng rõ rệt đến thực trạng sử dụng đất đó chính là ngun nhân từ sự phát
triển của xã hội. Q trình cơng nghiệp hóa ở địa phương đang ảnh hưởng trực
tiếp làm biến đổi mục đích sử dụng cũng như tính chất của đất đai.
Quá trình nghiên cứu theo thời gian trên 10 năm (2005-2015) sẽ là một
minh chứng sinh động thấy được thực trạng sử dụng đất của địa phương, từ đó
đưa ra được cái nhìn tổng thể về việc sử dụng tài nguyên đất.
Nghiên cứu biến động tài nguyên đất nhằm xác định được sự thay đổi
toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng về mặt định lượng diện tích các
loại hình sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định; tình hình thực tế về xu
hướng sử dụng đất vào từng mục đích cụ thể của mỗi cấp lãnh thổ, vì vậy kết
quả nghiên cứu có thể là tài liệu phục vụ công tác định hướng quy hoạch sử
dụng đất và làm cơ sở để phục vụ công tác quản lý đất đai của các cấp.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của việc đánh giá biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của
lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ
biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ,
kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây
hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực
vật, biến đổi đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động thực vật và tác động
đến các yếu tố hình thành khí hậu [8].
Trong quá trình sử dụng đất ở địa phương sẽ ln có sự biến động theo
thời gian và khơng gian, việc điều tra cũng như nghiên cứu sự biến động sử

dụng tài nguyên đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả tự nhiên địa

15


phương cũng như các yếu tố kinh tế xã hội. Trên địa bàn xã, thị trấn trong
huyện có sự biến động sử dụng khác nhau, sự biến động liên quan đến hoạt
động sản xuất công nghiệp cũng như phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng địa
phương. Biến động đất đai liên quan đến các hoạt động kinh tế (chuyển dịch từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp sang hoạt động sản xuất cơng nghiệp, đẩy
nhanh hơn q trình cơng nghiệp hóa nhanh chóng).
Nghiên cứu để thấy sự BĐSDĐ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ
môi trường tự nhiên cũng như môi trường sinh thái. Biến động sử dụng đất
không phải là sự biến mất một cách đột ngột mà là sự thay đổi tính chất cũng
như thành tố của tài nguyên đất đai chuyển biến chúng từ dạng này sang dạng
khác với các mục đích khác nhau. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu đánh giá
chúng một cách toàn diện để thấy được sự biến đổi nhằm đưa ra phương hướng
khai thác chúng một cách hợp lý nhất vừa để bảo vệ môi trường tự nhiên vừa
để phục vụ phát triển kinh tế[10].
1.1.2.3. Các phương pháp đánh giá biến động
Biến động là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng
thái khác liên tục của sự vật hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên cũng
như mơi trường xã hội [13].
Trong q trình sử dụng đất nông nghiệp nhất là khu vực đồng bằng
thường nảy sinh nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con
người. Do đó về mặt khơng gian, một lãnh thổ sẽ ln có sự biến động theo cả
không gian và thời gian. Sự biến động lại phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Đánh giá sự biến động một cách chính xác và
kịp thời sẽ có được cái nhìn tổng thể để địa phương có sự điều chỉnh sao cho
hợp lý nhất giữa phát triển và bảo vệ tài nguyên.

Sự BĐSDĐ thông thường được phát hiện trên cơ sở so sánh tư liệu viễn
thám đa thời gian hoặc giữa bản đồ cũ và bản đồ mới được điều chỉnh theo tư
liệu viễn thám. Có nhiều phương pháp nghiên cứu sự BĐSDĐ tuy nhiên có thể
chia làm hai nhóm: Phương pháp so sánh (căn cứ vào bản đồ cũ và bản đồ

16


mới); Phương pháp quang phổ (từ ảnh chụp cũ và ảnh mới chụp thời gian
nghiên cứu). Muốn chính xác để biết được sự biến động ta có thể kết hợp cả hai
phương pháp để khai thác tối ưu sự ưu việt của phương pháp ấy.
Các phương pháp đánh giá sự biến động cụ thể [13], [20]:
- Tạo ảnh biến động từ ảnh gốc theo từng band phổ: Phương pháp chung
là so sánh các giá trị độ sáng của hình ảnh (DN) của từng band giữa thời điểm
chụp ảnh khác nhau bằng cách tạo hiệu số của hai band đó:
DN(1,2) = DN(1) - DN(2)
Trong đó:
DN(1): Giá trị DN của pixel trong ảnh chụp thời gian (1)
DN(2): Giá trị DN của pixel trong ảnh chụp thời gian (2)
DN(1,2): Giá trị DN của pixel ảnh biến động giữa hai thời gian (1) và (2).
DN sẽ có các giá trị (-), (+), hoặc bằng 0.
- Phân loại dữ liệu đa thời gian: Tạo tổ hợp ảnh đa thời gian và phân loại
chúng, khi đó những lớp biến động sẽ có khác biệt phổ so với các lớp không
biến động.
Trước khi phân loại ảnh người ta ghép (chồng phủ) hai ảnh có N kênh
phổ để tạo nên một ảnh đa thời gian có 2N kênh phổ. Kết quả phân loại ảnh
chồng phủ gồm 2N kênh là một tập hợp bao gồm các lớp thay đổi và các lớp
không thay đổi.
- Tạo ảnh biến động từ ảnh của hai thời điểm khác nhau: Ảnh kết quả là
vùng có sự thay đổi về phổ nhiều, sẽ là vùng có khả năng biến động cịn vùng

mà kết quả của phép trừ ảnh ít hoặc bằng 0 là vùng khơng có biến động. Từ ảnh
viễn thám ban đầu với việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau sẽ tạo nên một hay
nhiều kênh ảnh mới có sự thay đổi phổ. Sự khác biệt phổ giữa các pixel có thể
được tính cho từng pixel hoặc tính trên hồn cảnh cũng với tính trên từng pixel.
Phương pháp này chỉ rõ những khu vực biến động và không biến động cũng
như mức độ biến động [11].

17


1.1.3. Khai thác sử dụng đất bền vững
1.1.3.1. Sự cần thiết phải khai thác sử dụng đất theo hướng bền vững
Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có
rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nơng nghiệp (chiếm hơn 28,4% tổng diện
tích đất tự nhiên). Trung bình trên đầu người là hơn 0,1ha. Trong số 5,35 triệu
ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ khoảng 350 nghìn ha, cịn lại 5 triệu ha
là đất đồi núi bị thối hóa nặng. Do vậy khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở
đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải
hết sức thận trọng.
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nơng
lâm nghiệp. Hệ sinh thái đất hồn tồn có khả năng tự lập lại sự cân bằng giữa
các quần thể sinh vật đất, giữa vịng tuần hồn vật chất và dòng năng lượng. Hệ
sinh thái đất giữ được ổn định khi bị tác động bởi những điều kiện ngoại cảnh là
nhờ khả năng tự điều chỉn. Con người có tác động hai mặt: Mặt tiêu cực làm mất
sự cân bằng hệ sinh thái đất. Mặt tích cực góp phần tạo dựng nên sự cân bằng
này ổn định, bền vững [21].
Trên thế giới và ở Việt Nam khái niệm phát triển bền vững đã được đưa
vào chương trình hành động để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài
nguyên đất nói riêng. Tuy nhiên ở nước ta việc bảo vệ cũng như tái tạo độ phì
nhiêu cho đất đai chưa được phổ biến rộng khắp mà chỉ tập trung vào những vùng

sản xuất hàng hóa, chun mơn hóa, đâu đó vẫn cịn hiện tượng tiêu cực làm ảnh
hưởng tới tài nguyên đất.
Trên thế giới khái niệm bền vững cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ
theo Hatem (1990) về tính bền vững cần phân biệt 3 tiếp cận [21]:
* Tiếp cận kinh tế học: Theo cách định nghĩa của tiếp cận này, phát triển
bền vững là phát triển nhằm duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác tổng lượng
dự trữ vốn cần thiết để đảm bảo được cuộc sống tốt đẹp, với giả thiết là có khả
năng có thể thay thế lẫn nhau giữa nguồn lợi tự nhiên và vốn nhân tạo.

18


* Tiếp cận sinh thái học: Tiếp cận này cũng nhằm duy trì lượng dự trữ
vốn, tuy nhiên khơng thể dựa vào một khả năng thay thế hoàn hảo của vốn tự
nhiên và vốn nhân tạo.
* Tiếp cận cấp tiến hay văn hóa xã hội: Cách tiếp cận này nhấn mạnh
các chủ đề như sự khác nhau giữa tăng cường và phát triển.
1.1.3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Để phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững thì việc định hướng sử dụng
tài nguyên đất đai một cách phù hợp cũng như xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp
lý là điều cần thiết. Việc phát triển một nền sản xuất phù hợp với điều kiện sinh
thái vùng miền sẽ phát huy hiệu quả cao của nền nông nghiệp nhiệt đới. Để sản
xuất nơng nghiệp phù hợp địi hỏi ta phải có sự đầu tư nghiên cứu cũng như phân
tích mối quan hệ tác động giữa cây trồng vật nuôi và đặc điểm mỗi vùng, vừa
nhằm phát triển nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 đã được đề ra vừa nhằm
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn theo hướng
hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều
kiện sinh thái của từng vùng. Đồng thời đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề, cơ cấu lao động tạo nhiều việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn,

đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2010
diện tích đất nơng nghiệp trên 10 triệu ha; bảo vệ nghiêm ngặt 4.147.700 ha
quỹ lúa nước, mở rộng hợp lý diện tích trơng cây lâu năm, điều chỉnh cây trồng
hợp với điều kiện sinh thái vùng miền. Đất nông nghiệp của nước ta vốn đã ít,
nên chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện
tích đất nơng nghiệp [9].
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình khai thác sử dụng đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta khoảng 33 triệu ha [19]; xếp thứ
59 trên thế giới trên tổng số hơn 200 quốc gia. Theo niên giám thống kê năm
2013 dân số nước ta 89.708.900 người, với dân số này nước ta là nước đông

19


dân, dân số đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđonexia và
Philippin), đứng thứ 7 ở Châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới.
Trong khi diện tích nước ta thuộc loại trung bình mà dân số lại đơng, nên
bình qn đất trên đầu người đã thấp lại cịn có xu hướng ngày một giảm. Khu
vực đồi núi có diện tích tự nhiên chiếm 3/4 diện tích tồn quốc, là khu vực gặp
nhiều trở ngại khó khăn. Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, đất chiếm trên 60% là đất feralit (là loại đất dễ bị thối hóa do hiện
tượng mưa tập trung lớn theo mùa, lớp phủ thực vật mất). Vì vậy khu vực đồi
núi gặp nhiều thách thức khó khăn khi phát triển kinh tế, nhất là hoạt động sản
xuất nơng nghiệp. Khu vực đồng bằng diện tích chỉ chiếm khoảng 1/4 dân số
tập trung tới 75% (thống kê năm 2006) nên khu vực đồng bằng đất chật người
đông, bình quân đất canh tác trên người vào loại thấp nhất trên thế giới. Nước
ta diện tích có ý nghĩa quan trọng nhất trong nơng nghiệp là diện tích đất phù sa
chiếm khoảng 9%, tiếp đó là đất xám bạc màu chiếm 7,4%, đất feralit (đỏ vàng,
vàng đỏ) chiếm khoảng 50%, đất mùn trên núi chiếm khoảng 9%.

Diện tích bình quân đầu người của nước ta thấp nhất khu vực và vào loại
thấp nhất trên thế giới. Những năm gần đây, do chủ chương toàn dân đẩy mạnh
bảo vệ rừng, nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích
đất đai bị suy thối vẫn cịn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe
dọa hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai). Để đất luôn là mảnh
đất màu mỡ cho nông nghiệp phát triển cũng như cung cấp sản phẩm cho con
người, vì vậy chúng ta cần phải khai thác sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên (đất
đai) quan trọng số một của nông nghiệp này một cách hiệu quả nhất[7].
1.2.2. Tình hình khai thác sử dụng đất ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau Đồng
bằng Sông Cửu Long. Năm 2015 nhóm đất nơng nghiệp của đồng bằng có diện
tích 1.380,57 nghìn ha, chiếm 65,31% diện tích tự nhiên của vùng và 5,15%
nhóm đất nơng nghiệp của cả nước, trong đó: “Diện tích đất trồng lúa là 586,50
nghìn ha, đất rừng phịng hộ 173,46 nghìn ha, đất rừng đặc dụng 79,11 nghìn
ha, đất rừng sản xuất 266,81 nghìn ha, đất ni trồng thủy sản 107,45 nghìn ha,
20


đất làm muối là 1,15 nghìn ha”. Ngồi ra cịn có các nhóm đất khác như đất phi
nơng nghiệp là 653,36 nghìn ha, đất chưa sử dụng 79,61 nghìn ha…
Trong những năm qua Đồng bằng Sông Hồng cũng như các vùng khác
trong cả nước thực hiện nghiêm công tác quản lý đất đai tuân theo Điều 6 của
luật đất đai năm 2003 quy định: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong
13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng bằng Sơng Hồng có 13 đơn vị
đất đai chia ra làm ba vụ chính là : Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ
yếu là cây lúa nước, bên cạnh đó là các cây công nghiệp ngắn ngày khác [15].
Trong những năm qua quá trình cơng nghiệp hóa ở ĐBSH diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Đi cùng với q trình đơ thị hóa là q trình cơng nghiệp hóa, đã kéo
theo diện tích đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp khơng ngừng giảm sút, vì
vậy cần phải có quy hoạch và quy hoạch diện tích đất cho hoạt động phi nơng

nghiệp, nhưng vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế một cách hợp lý, đặc biệt là
kinh tế nông nghiệp luôn được quan tâm một cách thường xuyên[17].
1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Sau 20
năm tái lập (1/1/1997-1/1/2017) Bắc Ninh có bước phát triển đột phá. Bắc Ninh
có diện tích 822,7 km2; dân số 1.153,6 nghìn người; mật độ dân số trung bình
1.403 người/km2 [16]. Sau 20 năm tái lập, quy mô kinh tế của tỉnh ngày một
lớn, thu hút vốn đầu tư ngày một nhiều, hiện nay trên tồn tỉnh có gần 15.700
doanh nghiệp hoạt động. Tỉnh có 15 khu cơng nghiệp đang hoạt động, tỉ lệ lấp
đầy trên 74,86%. Sự phát triển công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, giá trị sản
xuất công nghiệp chiếm 75,2%. Cơng nghiệp ngày càng phát triển thì diện tích
đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm [18].
Trong những năm qua, Bắc Ninh luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển
sản xuất nông nghiệp nông dân và nông thôn. Trong đó tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư
quy hoạch vùng sản xuất, thực hiện nghiêm việc dồn điền đổi thửa chỉnh trang
đồng ruộng, tạo quỹ đất rộng lớn để đẩy nhanh áp dụng cơ giới hóa sản xuất. Xây
dựng lại cơ cấu mùa vụ cho nông nghiệp, tập trung vào sản xuất chun canh, sản
xuất hàng hóa. Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại Bắc Ninh đạt
21


nhiều kết quả tích cực. Năm 2017, huyện Tiên Du đã đón nhận danh hiệu đạt
chuẩn nơng thơn mới cấp huyện.
Sự phát triển công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, trong khi quỹ đất có hạn,
những địa phương có quỹ đất cho hoạt động nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
như: thành phố Bắc Ninh, các huyện Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ, n
Phong,… Vì vậy việc quy hoạch, tính tốn sao cho phù hợp giữa phát triển công
nghiệp nhưng vẫn phải coi trọng vùng sản xuất nông nghiệp luôn được coi là ưu
tiên số một của tỉnh Bắc Ninh.
Tiểu kết chương 1

Việc nghiên cứu BĐSDĐ ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh có cơ sở lý luận
và thực tiễn. Trong quá trình phát triển, bên cạnh những tác động khách quan
đến tài nguyên đất đai, ta còn thấy tác động chủ quan của con người, vì vậy cần
phải định hướng sao cho phù hợp giữa phát triển và bền vững với môi trường
cho thế hệ hiện tại và tương lai. Trên thực tế, việc phân tích sự biến động tài
nguyên đất nhằm giúp cho việc theo dõi cũng như quản lý đất đai thêm phần
hiệu quả. Tránh tình trạng quy hoạch nhưng không khai thác và sử dụng dẫn tới
lãng phí tài ngun và ơ nhiễm mơi trường.

22


Chương 2
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về huyện Tiên Du
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5
km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của
huyện nằm trong khoảng: Từ 20005’30” đến 21011’00” độ vĩ Bắc; Từ
105058’15” đến 106006’30” độ kinh đơng; Phía Bắc: giáp thị xã Bắc Ninh,
huyện n Phong; Phía Nam: giáp huyện Thuận Thành; Phía Đơng: Giáp
huyện Quế Võ; Phía Tây: giáp huyện Từ Sơn.
Huyện có diện tích tự nhiên là 96,21 km2, dân số 128.781 người (năm
2010). Như vậy Tiên Du là huyện đông dân với mật độ trung bình khoảng
1.251 người/km2 (gấp khoảng 4,9 lần dân số trung bình của nước ta). Huyện
Tiên Du có 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Tồn huyện có một thị trấn
là: Thị trấn Lim; Có 13 xã, cụ thể: Cảnh Hưng, Đại Đồng, Hiên Vân, Hoàn
Sơn, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Phú Lâm, Tri Phương,

Tân Chi, Việt Đồn (Hình 2.1).
Với vị trí địa lí như trên huyện Tiên Du có nhiều thuận lợi trong phát
triển kinh tế xã hội. Vị trí cịn thuận lợi hơn vì nằm trên trục giao thơng huyết
mạch quan trọng nhất của vùng và cả nước.
Có quốc lộ 1A, 1B và đường sắt (mỗi đường đi qua huyện dài gần 9 km),
nối liền với thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà nội. Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và
mở rộng nâng cấp Quốc lộ 38 trở thành tuyến đường thông thương với Hải
Dương, Hưng Yên và đặc biệt là thành phố Hải Phịng có cảng Quốc tế và khu
công nghiệp tập trung[1].
Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ 279, 295 cùng với hệ thống các
tuyến đường huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thơng rất thuận lợi, tạo cho
huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
23


Hình 2.1: Bản đồ các đơn vị hành chính huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh
24


- Sơng Đuống chảy qua phía Nam huyện, có cầu Hồ là nơi đi lại, thông
thương tấp nập của nhân dân và các phương tiện giao thông vận tải.
Huyện Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy
lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa
chất lượng cao. Là một huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời
với nhiều di tích lịch sử văn hố: chùa Hồng Vân, chùa Bách Mơn, chùa Phật
Tích. Huyện Tiên Du cịn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề
xây dựng ở Nội Duệ, nghề làm bún ở Khắc Niệm, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim,
nghề làm giấy ở Phú Lâm[2]…
Lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lợi thế mà nhiều địa
phơng khác khơng có được những thuận lợi như huyện Tiên Du.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất
a. Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng Sơng Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối
bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc < 30 (Trừ một số
đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn,
núi Đơng Sơn… có độ cao từ 20 - 120 m, chiếm diện tích nhỏ 2,65% so với diện
tích tự nhiên). Địa hình vùng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới
giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư,
các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra
những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công
nghiệp ngắn ngày[21].
b. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng
của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackei - paleozoi.
Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đơng Bắc nên có những nét mang tính
chất của vùng Đông Bắc. Trải qua giai đoạn phát triển tam giác châu và hiện
25


×