Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Để bé dứt sữa mẹ mà vẫn đảm bảo sức khỏe pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.22 KB, 8 trang )





Để bé dứt sữa mẹ mà vẫn đảm bảo sức khỏe


Cai sữa là giai đoạn bé chuyển từ sữa mẹ sang các nguồn dinh dưỡng khác. Thời
điểm nào cho bé cai sữa là quyết định của riêng mỗi người mẹ. Phần lớn do các bà
mẹ bị ảnh hưởng bởi công việc, tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc bé, hoặc chỉ đơn
giản là cảm thấy thời điểm đó là hợp lýCai sữa là một quá trình phải thực hiện từ
từ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ mẹ và bé.
Khi nào thì cho bé cai sữa?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu. Sau thời gian đó các bà mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn dặm và bú sữa mẹ
cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi.
Theo một số chuyên gia, thôi nôi chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé cai
sữa, vì trẻ dễ thích ứng với sự thay đổi hơn ở độ tuổi này. Bé một tuổi cũng ăn
nhiều đồ ăn đặc hơn và có thể bỏ thói quen bú mẹ một cách tự nhiên. Hơn nữa, thời
điểm này các bà mẹ cũng ít gặp vấn đề ngực bị căng sữa do nhu cầu tiết sữa giảm.
Tùy vào tình hình công việc và thời gian biểu của mẹ, mà bạn điều chỉnh việc cai
sữa cho phù hợp, tránh làm theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Ví dụ bạn có thể
cho con cai sữa vào ban ngày và nuôi con bằng sữa mẹ vào ban đêm. Trên thực tế,
một số bé cai sữa sớm hơn dự tính của người mẹ, trong khi số khác khó cai sữa
hơn dù người mẹ đã sẵn sàng.
Việc cai sữa cũng dễ dàng hơn khi bé còn nhận sữa từ nguồn khác. Vì thế, một khi
thói quen bú mẹ đã được định hình tốt, bạn cũng thỉnh thoảng nên cho bé bú bình.
Cách làm này cũng đồng thời cho phép những thành viên khác trong gia đình có
thể giúp cho bé bú, hay giao trẻ cho bảo mẫu chăm sóc.
Nếu quyết định cho bé cai sữa trước 1 tuổi hoặc do bạn không đủ sữa cho bé, bạn
cần cho bé uống sữa công thức có chất sắt tăng cường. Hãy hỏi bác sĩ để biết rõ


bạn cần loại công thức gì cho bé. Nếu bé sắp tròn 1 tuổi, hãy cân nhắc cho sữa
công thức vào ly thay vì bình sữa.
Một số bé cứ bú mẹ không dứt và không có dấu hiệu muốn cai sữa, trong khi đó số
khác sẽ có những dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng cai sữa. Các bé này có thể có
thái độ khó chịu hoặc thờ ơ khi bú hoặc thời gian bú ngắn hơn trước đây. Một số
bé lại có vẻ hờ hững khi bú và có thể mất rất nhiều thời gian khi cho bé bú.
Cho bé cai sữa như thế nào?
Để cả mẹ và bé có thể điều chỉnh những thay đổi về tâm sinh lý, việc cai sữa nên
được tiến hành chậm rãi.
Một cách tiếp cận là bỏ một cữ bú mẹ mỗi tuần cho đến khi bé chỉ bú bình hoặc
uống ly. Nếu muốn tiếp tục cho bé bú mẹ, bạn có thể phải nặn sữa để giữ nguồn
cung cấp sữa cho bé. Nếu muốn ngưng cho bé bú mẹ hoàn toàn, việc giảm dần cho
bé bú có thể giúp tránh bị căng sữa. Bạn có thể bắt đầu bằng bỏ cữ bú trưa vì nó
thường là thời gian ngắn nhất nhưng lại bất tiện nhất, đặc biệt là với các bà mẹ
đang đi làm. Phần lớn các bà mẹ đều bỏ cữ bú trước khi ngủ đêm sau cùng vì muốn
giữ lại những trải nghiệm đặc biệt gắn kết tình mẫu tử.
Một cách tiếp cận khác là để việc cai sữa hoàn toàn do bé quyết định. Một khi bé
ăn ba bữa thức ăn đặc mỗi ngày (cộng với thức ăn nhẹ xen kẽ), bé thường ít bú mẹ
đi. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy nguồn sữa của bạn cạn dần do không còn
nhu cầu, và bạn có thể phải nặn sữa nếu muốn duy trì sữa mẹ cho bé.

Cần cho trẻ cai sữa từ từ vì nó gây những tác động tâm sinh lý đến người mẹ và
bé.
Nếu con bạn bú mẹ ít dần đi, bạn cần đảm bảo bé vẫn có đầy đủ dinh dưỡng được
cung cấp từ sữa công thức. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng sữa cần thiết cho
bé.
Những cảm xúc lẫn lộn
Quyết định cai sữa có thể đem lại cảm xúc lẫn lộn cho nhiều người mẹ. Một mặt,
việc cai sữa giúp đem lại nhiều tự do và linh hoạt thời gian, cũng như niềm tự hào
khi nhận ra con bạn đã phát triển đến một cột mốc quan trọng trong đời. Mặt khác,

việc cho con bú là một hoạt động thân mật, tăng sức mạnh gắn kết giữa mẹ và bé,
chính điều này khiến một số phụ nữ cảm thấy rất khó để cho bé cai sữa.
Bạn cũng cần để ý và thấu hiểu những cảm xúc của bé. Nhưng đừng quên rằng có
rất nhiều cách khác để nuôi dưỡng con bạn trong những ngày tới.
Để giai đoạn chuyển tiếp được nhẹ nhàng
Một số gợi ý sau sẽ giúp mẹ và bé cai sữa dễ dàng hơn:
 Cho bé chơi các hoạt động vui nhộn hoặc ra ngoài trong suốt thời gian bạn
thường cho bé bú.
 Tránh ngồi ở nơi bạn thường hay cho bé bú hoặc mặc đồ bạn thường mặc
khi cho bé bú.
 Hãy hoãn lại việc cai sữa nếu con bạn đang cố gắng thích ứng với những
thay đổi khác, chẳng hạn khi thiên thần của bạn bắt đầu học cách chăm sóc
hay trong thời điểm mọc răng.
 Nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi, hãy thử cho bé bú bình hoặc uống bằng ly vào thời
điểm bạn thường cho bé bú. Với trẻ lớn hơn, hãy thử cho trẻ dùng đồ ăn nhẹ,
cho trẻ một ly hoặc đơn giản chỉ là ôm trẻ một chút.
 Thử thay đổi lịch trình hàng ngày để bạn bận rộn vào những thời điểm cho
bé bú.
 Nhờ ông xã làm nhiệm vụ “đánh lạc hướng” vào thời điểm hay cho bé bú.
 Đừng cấm đoán khi trẻ bắt đầu có những thói quen như mút ngón tay hay
“quan tâm đặc biệt” đến chiếc chăn an toàn. Rất có thể con bạn đang cố điều
chỉnh cảm xúc thay đổi từ việc cai sữa.

Mút ngón tay là dấu hiệu cho thấy bé đang cố điều chỉnh cảm xúc từ việc cai sữa.
Bao lâu là quá lâu?
Một số chuyên gia cho rằng việc cho con bú sữa mẹ cho đến khi bé biết đi vững
vàng hay thậm chí trước những năm đến tuổi đi học cũng không có gì là sai, miễn
là mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái với điều đó. Tuy nhiên, việc cai sữa có thể trở
nên khó khăn khi trẻ lớn lên, vì trẻ sẽ trở nên quen với việc được bú sữa mẹ.
Một điều quan trọng khác là trẻ sơ sinh hơn 6 tháng tuổi nên được cho ăn kết hợp

thức ăn đặc và sữa mẹ. Từ sau một năm tuổi, sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ
toàn bộ dinh dưỡng cho trẻ phát triển, thức ăn đặc phải trở thành một phần thường
xuyên trong khẩu phần ăn của trẻ.
Khi bạn bắt đầu cai sữa, đừng quên con bạn cần có thời gian để điều chỉnh việc
uống bằng ly. Vì thế, bạn cần kiên nhẫn khi thiên thần của bạn bắt đầu khám phá
thế giới của thức ăn.

×