Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tổng quan Tê nhức chân tay Bảo Nguyên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.48 KB, 11 trang )





Tổng quan Tê nhức chân
tay Bảo Nguyên
1. Hoạt động sinh lý tay chân
Trong cuộc sống hàng ngày, những thao tác vận động như đi, đứng, cầm,
nắm đều chịu sự chi phối hệ thần kinh – cơ – xương khớp. Bộ não đưa ra
“lệnh vận động” và các sợi dây thần kinh dẫn truyền thông tin đến hệ cơ
xương khớp của tay – chân. Đặc điểm của các dây thần kinh thường kéo dài
và phân bố khắp cơ thể.

Cơ - Xương - Khớp - Dây thần kinh giúp duy trì hoạt động sinh lý của tay
chân
Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co và làm xương
cử động theo ý muốn. Trong các bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần
kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đến từng sợi cơ, nhờ thế mà cơ thể tiếp
nhận được chất dinh dưỡng và kích thích. Khi dây thần kinh và mạch máu
nuôi dưỡng bị chèn ép, các tế bào cơ không nhận được nguồn năng lượng
cho hoạt động và gây nên hiện tượng tê nhức, đau mỏi chân tay.
2. 2. Triệu chứng tê nhức chân tay
Tê nhức chân tay có biểu hiện khác nhau từng người do tùy thuộc vào vị trí
dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép. Nhiều người bị tê nhức ở tay, nhưng
có người bị tê ở chân. Có người tê đồng thời cả 2 phía, nhưng nhiều người
chỉ tê đơn thuần một phía.

Tê đầu ngón tay cảm giác như châm chích, khó chịu
Ban đầu tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê
rần như bị châm chích. Sau đó cảm giác tê sẽ tăng dần và lan dần đến bàn
chân, bàn tay, cổ chân, cổ tay và gây lên hiện tượng tê bì gót chân, mỏi cánh


tay, mỏi bắp chân.
Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn ngón tay như: cầm nắm dụng cụ
lao động lâu; lái xe máy đi xa, có khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay
mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được; có khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉ
ngơi như khi đang ngủ bị thức giấc vì tê và đau các ngón tay, người bệnh
phải dậy đi lại và vẩy tay một lúc cho đỡ tê mới ngủ tiếp.

Tê nhức bàn chân gây ảnh hưởng đến vận động
Tê chân thường đau dọc theo dây thần kinh tọa (dây thần kinh chi phối hoạt
động của chân). Tê nhức bắt đầu từ thắt lưng sau đó đau dọc ra phía sau
mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân, ngón
chân. Nhưng cũng có người đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động
mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi
nhiều, nằm nhiều trong một ngày, thì mức độ tê nhức lại nặng hơn.
Nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến mất cảm giác ở tay chân, teo
cơ và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động của chân tay.
Đặc biệt, mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, gió hoặc thời tiết thay đổi khiến
tình trạng tê nhức, tê buốt chân tay nặng hơn, khó chịu và ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng cuộc sống.
3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Tê nhức chân tay, nhưng nguyên nhân chính
là do hệ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, khiến khí huyết khó lưu thông.
Các bệnh lý thường gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu đến chân tay
như : thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, hội chứng ống cổ tay


Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tay
+ Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, hay thoái hóa đốt sống cổ thường
dẫn đến chèn ép dây thần kinh mạch máu ở cánh tay dẫn đến tê nhức tay.


Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa
+ Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng hay thoái hóa đốt sống thắt
lưng thường chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động của chân hay còn gọi
đau dây thần kinh tọa.

Hội chứng ống cổ tay chèn ép dây thần kinh cổ tay
+ Hội chứng ống cổ tay bắt nguồn từ việc dây thần kinh giữa của lòng bàn
tay bị chèn ép tại ống cổ tay. Đôi khi các gân cơ tay bị viêm hoặc các vết
sưng khác có thể làm hẹp ống cổ tay và làm cho dây thần kinh giữa bị chèn
ép.
+ Ngoài ra, một số bệnh lý khác tuy không gây chèn ép dây thần kinh nhưng
lại làm tổn thương dây thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý
tiểu đường, cao huyết áp…
+Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc chứa
một trong các thành phần: lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine,
amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram,
chlaramphenicol.
+Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ (thiếu vitamin và khoáng chất) hay sự
lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là nguyên nhân khiến gia tăng tê nhức chân
tay ở người cao tuổi.

+ Hiên nay, tê nhức chân tay đang có xu hướng trẻ hóa. Sự chuyên nghiệp
hóa trong công việc giúp tăng hiệu quả lao động nhưng lại là nguyên nhân
khiến cơ thể ít hoạt động, máu lưu thông kém, hoặc làm việc trong môi
trường điều hòa lạnh.
4. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục
Người bị tê nhức chân tay cần chú ý đến chế độ ăn và cần được bổ sung đầy
đủ vi khoáng chất B1, B12, acid folic thường có trong những thực phầm
như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng.


Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng tê nhức chân tay
Thường xuyên tập thể dục đặc biệt là các động tác ở tay và chân giúp lưu
thông máu tốt hơn. Tránh ngồi lâu hoặc nằm lâu ít vận động, đi giày dép quá
chật.
Người bị tê nhức chân tay nên hạn chế làm việc trong môi trường lạnh, ẩm,
gió. Giữ ấm bàn tay, bàn chân và ngâm tay, chân trong nước ấm có pha muối
giúp máu lưu thông thông tốt và đỡ tê hơn. Tăng hoạt động chân tay khi tay
chân cảm thấy quá lạnh.
5. Điều trị tê nhức chân tay
Hiện nay phương pháp điều trị tê nhức chân tay đã có nhiều tiến bộ và có
nhiều lựa chọn. Điều trị tê nhức chân tay cần chú ý dựa theo nguyên nhân.
Một số thuốc được sử dụng làm giảm các triệu chứng tê nhức như : thuốc
giảm đau, khàng viêm như nhóm NSAIDs, corticoid, thuốc chống trầm cảm,
thuốc chống co giật …

Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm đau, tê nhức
+ Thuốc kháng viêm non-steroid giúp giảm đau như Ibuprofen (Motrin,
Advil, Nuprin, NeoProfen) ; Ketoprofen (Actron, Orudis, Oruvail) ;
Naproxen (Anaprox, Naprosyn, Aleve) …
+Thuốc chống trầm cảm giúp giảm tê nhức Amitriptyline (Elavil);
Nortriptyline (Pamelor, Aventyl HCl).
+ Thuốc điều trị đống kinh cũng giúp giảm tê nhức venlafaxine; gabapentin;
carbamazepine; lamotrigine
Ưu điểm của các thuốc tây y giúp giảm triệu chứng tê nhức chân tay nhanh.
Nhưng không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài do tác dụng
phụ của các thuốc này, nhất là trên đường tiêu hóa cũng như gan, thận. Điểm
lưu ý quan trọng là đối với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hen suyễn,
viêm loét dạ dày bệnh mạn tính về tim mạch, thận, gan…cần thận trọng khi
dùng thuốc để tránh tai biến do thuốc gây ra.


Tê nhức chân tay Bảo Nguyên giúp khắc phục triệu chứng tê nhức, đau
mỏi chân tay
Người bệnh cũng cần chú ý điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân có thể
gây ra tê nhức chân tay như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng
ống cổ tay, viêm dây thần kinh ngoại biên, tiểu đường …
Trong khi đó, các biện pháp không dùng thuốc lại tỏ ra vừa hiệu quả lại an
toàn. Các biện pháp này là giảm cân nếu thừa quá cân, giảm tải cho các khớp
bị tổn thương như dùng nạng, tránh đứng lâu, tránh cúi đột ngột, dùng các
phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, mát xa…Đồng thời người bệnh nên
ưu tiên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Tê nhức chân tay
Bảo Nguyên. Được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược, Tê nhức chân tay
Bảo Nguyên giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp, giúp đưa chất
dinh dưỡng tới các khớp, khắc phục các triệu chứng đau nhức, tê mỏi các
khớp ở tay, chân, cột sống và phòng ngừa thoái hóa khớp. Để có hiệu quả
cao nhất, người bệnh nên ưu tiên sử dụng 3 viên/lần, ngày 2 lần giúp giảm
đau nhức xương khớp, duy trì hoạt động tự nhiên của chân tay, duy trì sức
khỏe ở người cao tuổi.

×