Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở tỉnh khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

BOUNPONE THONGSOUVANNALATH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂDỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG Ở TỈNH KHĂM MUỘN,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

BOUNPONE THONGSOUVANNALATH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂDỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG Ở TỈNH KHĂM MUỘN,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng

2. PGS.TS. Phạm Đình Bầm

BẮC NINH – 2023


Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

Bounpone Thongsouvannalath


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

CLB


: Câu lạc bộ

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH&CĐ

: Đại học và Cao đẳng

ĐNDCM

: Đảng nhân dân cách mạng

GD&TT

: Giáo dục và thể thao

HSSV

: Học sinh, sinh viên

NDCM

: Nhân dân cách mạng

TDTT

: Thể dục thể thao


THCN

: Trung học chuyên nghiệp

TTTTC

: Thể thao thành tích cao

TN

: Thực nghiệm

XHH

: Xã hội hóa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án
MỞ ĐẦU.............................................................................................


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......

6

1.1. Một số khái niệm có liên quan đến luận án...............................

6

1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách Nhà nước Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân Lào đối với thể dục thể thao quần chúng................

17

1.3. Đặc điểm vị trí địa lý, mơi trường tự nhiên và điều kiện kinh
tế - xã hội tỉnh Khăm Muộn...............................................................

28

1.4. Định hướng phát triển thể dục thể thao quần chúng của tỉnh
Khăm Muộn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.............................

34

1.5. Thực trạng cơ sở pháp lý cho phát triển thể dục thể thao
quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào………………………………………………………… …….


38

1.6. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào
thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm muộn.................................

42

1.7. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan……………………

44

Kết luận chương…………………………………………………….

53

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

56

2.1. Phương pháp nghiên cứu...........................................................

56

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.............................

56


2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm.............................................


56

2.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học...............................................

57

2.1.4. Phương pháp phân tích SWOT..................................................

58

2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.................................................

60

2.1.6. Phương pháp thực nghiệm.........................................................

61

2.1.7. Phương pháp toán học thống kê................................................

62

2.2. Tổ chức nghiên cứu……………………………………………

63

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..........

65


3.1. Thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh
Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào......................

65

3.1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức - quản lý thể dục thể thao quần
chúng tỉnh Khăm Muộn......................................................................

66

3.1.2. Thực trạng công tác cán bộ thể dục thể thao quần chúng của
tỉnh Khăm Muộn.................................................................................

68

3.1.3. Thực trạng cơng trình thể dục thể thao phục vụ phát triển thể
dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn..........................................

70

3.1.4. Thực trạng kinh phí dành cho thể dục thể thao quần chúng tỉnh
Khăm Muộn.........................................................................................

73

3.1.5. Thực trạng chỉ tiêu phát triển phong trào thể dục thể thao quần
chúng tỉnh Khăm Muộn........................................................................

74


3.1.6. Thực trạng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người
dân tỉnh Khăm Muộn...........................................................................

78

3.1.7. Thực trạng nhận thức, động cơ và hứng thú tập luyện thể dục
thể thao của người dân tỉnh Khăm Muộn.............................................

80

3.1.8. Thực trạng hình thức và mức độ theo dõi các hoạt động thể dục
thể thao của người dân tỉnh Khăm Muộn.............................................

84

3.1.9. Thực trạng nhu cầu tập luyện các môn thể thao của người dân
tỉnh Khăm Muộn..................................................................................

86


3.1.10. Thực trạng mật độ tập luyện thể dục thể thao của người dân
tỉnh Khăm Muộn...................................................................................

88

3.1.11. Thực trạng về hình thức tập luyện thể dục thể thao quần
chúng tỉnh Khăm Muộn.........................................................................

89


3.1.12. Thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển phong trào thể
dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn..........................................

90

3.1.13. Thực trạng về những tồn tại và khó khăn khi phát triển phong
trào thể dục thể thao quần chúng tại tỉnh Khăm Muộn.........................

91

3.1.14. Kết quả phân tích SWOT phong trào thể dục thể thao quần
chúng tỉnh Khăm Muộn........................................................................

93

3.1.15. Bàn luận về thực trạng phong trào thể dục thể thao quần
chúng tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào..

101

3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung giải pháp phát triển phong
trào thể dục thể thao quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào...............................................................

114

3.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp phát triển thể dục thể thao
quần chúng tỉnh Khăm Muộn...............................................................


114

3.2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng tỉnh
Khăm Muộn.........................................................................................

116

3.2.3. Xây dựng nội dung giải pháp phát triển phong trào thể dục thể
thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn.......................................................

121

3.2.4. Bàn luận về việc lựa chọn và xây dựng nội dunggiải pháp phát
triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước
CHDCND Lào…………………………………………………………

127

3.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào thể dục
thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.....................................................................................
3.3.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng các giải pháp phát triển phong

129


trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn.............................

129


3.3.2. Xác định tiêu chí đánh giá sự phát triển phong trào thể dục thể
thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn........................................................

130

3.3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển thể dục thể thao
quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn………………………………………

131

3.3.4. Bàn luận về việc đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong
trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào........................................................................

136

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................

138

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Thể
loại


Số
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Bảng

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Tiêu đề
Thực trạng đội ngũ cán bộ thể dục thể thao tỉnh Khăm
Muộn
Thực trạng quỹ đất dành cho thể dục thể thao quần chúng
tỉnh Khăm Muộn
Thực trạng cơng trình thể dục thể thao quần chúng cơ
bản của tỉnh Khăm Muộn

Trang
68
71
72


Thực trạng kinh phí dành cho thể dục thể thao quần

Sau

chúng tỉnh Khăm Muộn

73

Diễn biến một số chỉ tiêu phát triển phong trào thể dục
thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn
Diễn biến nhịp tăng trưởng một số chỉ tiêu phát triển
phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn
Mức độ tham gia tập luyện thể dục thể thao quần chúng
của người dân tỉnh Khăm Muộn

75
76
79

Thực trạng tập luyện các môn thể thao của các đội tượng

Sau

dân cư tỉnh Khăm Muộn theo độ tuổi

79

Nhận thức về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục
thể thao của người dân tỉnh Khăm Muộn
Thực trạng động cơ tập luyện thể dục thể thao quần

chúng của người dân tỉnh Khăm Muộn
Thực trạng hứng thú tập luyện thể dục thể thao quần
chúng của người dân tỉnh Khăm Muộn
Hình thức theo dõi hoạt động thể dục thể thao của các
đối tượng dân cư tỉnh Khăm Muộn

3.13 Mức độ theo dõi thể dục thể thao của các đối tượng dân

81
82
83
85
85


cư tỉnh Khăm Muộn
3.14

Nhu cầu tập luyện các môn thể thao của các đối tượng
dân cư tỉnh Khăm Muộn theo khu vực

87

Lựa chọn thời điểm và số buổi tập thể dục thể thao quần
3.15 chúng hàng tuần của các đối tượng dân cư tỉnh Khăm

88

Muộn
Kết quả phỏng vấn về hình thức tổ chức tập luyện thể

3.16 dục thể thao quần chúng của các đối tượng dân cư tỉnh

89

Khăm Muộn
3.17

Thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển phong trào
thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn

91

Kết quả phỏng vấn những tồn tại và khó khăn trong việc
18

phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở

92

tỉnhKhăm Muộn
3.19

Phân tích SWOT phong trào thể dục thể thao quần chúng
tỉnh Khăm Muộn

93

Kiểm định chuyên gia về phân tích SWOT phát triển
3.20 phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn


95

- Điểm mạnh
Kiểm định chuyên gia về phân tích SWOT phát triển
3.21 phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn

97

- Điểm yếu
Kiểm định chuyên gia về phân tích SWOT phát triển
3.22 phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn

98

– Thờ cơ
Kiểm định chuyên gia về phân tích SWOT phát triển
3.23 phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn
– Thách thức

99


3.24
3.25

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các giải pháp phát triển
phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các giải pháp phát triển
phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn


117
118

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (KMO and Bartlett's
3.26 Test) của giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao

119

quần chúng tỉnh Khăm Muộn
3.27

Kết quả đánh giá của các giải pháp phát triển phong trào
thể dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn (n = 30)
Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt độngthể

3.28 dục thể thao quần chúng ở các nhómlàng trước khi ứng
dụng các giải pháp
Tổng hợp kết quả hoạt động thể dục thể thao quần chúng
3.29 ở các nhóm làng thuộc tỉnh Khăm Muộn sau thực
nghiệm
3.30

đồ

3.1.
3.1.

Biểu

3.2


đồ

Kết quả tổng hợp trạng thái sức khỏe của người tập thể
dục thể thao quần chúng tỉnh Khăm Muộn (n=100)
Mơ hình cơ cấu tổ chức – quản lý thể dục thể thao ở tỉnh
Khăm Muộn
Thực trạng tham gia thể dục thể thao quần chúng của nhân
dân tỉnh Khăm Muộn
Thực trạng hứng thú tham gia thể dục thể thao quần
chúng của người dân tỉnh Khăm Muộn

120
Sau
131
Sau
132
136
66
79
84

Nhịp tăng trưởng các chỉ số phát triển phong trào TDTT
3.3

quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn - trước và sau thực
nghiệm (%)

134



1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Ngay từ ngày mới thành lập đối với ĐNDCM Lào (tháng
2/1972) và ngày thành lập nước CHDCND Lào (02/12/1975), nền TDTT mới đã
được Đảng và Nhà nước Lào xác định trong chương trình cứu nước của nhân
dân các bộ tộc Lào và bộ đội Pathet Lào, thời kỳ đầu cách mạng Lào: “Công tác
TDTT là biện pháp rất có hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và quốc
phịng, ý chí, nghị lực của mỗi người dân, tăng khả năng chống lại bệnh tật cho
toàn dân. Yêu cầu các cấp ủy đảng và lãnh đạo ngành TDTT các cấp tìm hiểu kỹ
ý nghĩa trên của TDTT và nghiêm túc thực hiện” [100]. Đây là sự quan tâm to
lớn của Đảng và Nhà nước Lào đối với công tác TDTT non trẻ của CHDCND
Lào.
Kể từ ngày đó đến nay, cơ sở pháp lý để quản lý TDTT đã được kiện toàn,
các kỳ đại hội ĐNDCM Lào đều có nội dung dành riêng cho TDTT, nhiều chính
sách và Luật TDTT đã được ban hành. Điều này tạo hành lang pháp lý cho
TDTT Lào phát triển một cách có hệ thống từ Trung ương đến địa phương, đặc
biệt là TDTT quần chúng. Ngành TDTT Lào đã xây dựng chiến lược TDTT
quần chúng với mục tiêu, biện pháp và kế hoạch cụ thể cho ở nhiều giai đoạn
phát triển đất nước. Từ đó, góp phần nâng sức khỏe và thể chất cho mọi tầng lớp
nhân dân các bộ tộc Lào, góp phần tăng cường lực lượng lao động xây dựng
XHCN và lực lượng quốc phòng bảo vệ vững chắc thành quả của đất nước.
Năm 1996, tại Đại hội NDCM Lào lần thứ VI lại nhấn mạnh và chỉ rõ
định hướng phát triển và nhiệm vụ của TDTT quần chúng trong những năm tiếp
theo là: “Mở rộng quy mô và chất lượng phong trào TDTT quần chúng, đưa hoạt
động TDTT quần chúng trở thành một yếu tố của lối sống lành mạnh của nhân
dân, động viên đông đảo quần chúng nhân dân tự giác tập luyện có hiệu quả
nhất để phát triển thể chất cho quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào. Hệ thống tổ
chức quản lý TDTT được xây dựng và đẩy mạnh xã hội hóa. Đội ngũ cán bộ
TDTT ngày càng đông đảo, cơ sở vật chất TDTT được xây dựng càng ngày càng



2
nhiều, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất của TDTT đến tận các khu dân cư, các
cơng trình TDTT được nâng cấp…” [104].
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước Lào giao cho,
ngành TDTT phải là ngành chủ đạo, giữ vai trò nòng cốt, cùng với các cấp lãnh
đạo ĐNDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào cũng như các tổ chức chính trị
xã hội của cả nước, trong quá trình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, đề án
phát triển TDTT quần chúng.
Thực hiện chủ trương chính sách TDTT của ĐNDCM Lào và Nhà nước
CHDCND Lào, trong những năm qua phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh
Khăm Muộn đã có những bước phát triển rõ rệt, hệ thống tổ chức quản lý TDTT
được hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cơ sở (xã, huyện). Các yếu tố phát triển TDTT
quần chúng đã từng bước được khai thác một cách có hiệu quả. Cơ sở vật chất
thiếu yếu cho TDTT đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Các chỉ tiêu đánh giá
sự phát triển phong trào TDTT quần chúng ln có xu hướng gia tăng như: Số
người tập luyện TDTT thường xuyên, số gia đình thể thao, số CLB TDTT quần
chúng, số giải thi đấu thể thao quần chúng đã được cơ quan TDTT tỉnh triển
khai tốt. Đặc biệt, tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt trên 20% dân số của
tỉnh. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, phong trào TDTT quần chúng tỉnh
Khăm Muộn vẫn bộc lộ những bất cập như: tỷ lệ người tập luyện TDTT thường
xuyên còn thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra của quốc gia, kinh phí đầu tư cho phát
triển TDTT cịn hạn hẹp, trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ TDTT cịn
hạn chế… Điều này cho thấy, muốn phát triển được sự nghiệp TDTT quần
chúng của tỉnh Khăm Muộn cần phải có giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt là các giải pháp phát
triển phong trào TDTT quần chúng cần phải hướng đến việc nắm bắt được cơ
hội, phát huy những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu, cũng như
những thách thức đối với phong trào TDTT quần chúng của tỉnh Khăm Muộn.

Về vấn đề phát triển phong trào TDTT quần chúng đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu, đồng thời đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã


3
hội của các quốc gia. Cụ thể ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
tỉnh, thành phố và nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về lĩnh vực TDTT quần
chúng như: Đoàn Thế Thiêm (1994), Đặng Quốc Nam (2006), Trần Kim Cương
(2009), Phạm Tuấn Hiệp (2012), Nguyễn Ngọc Kim Anh (2013), Phan Quốc
Chiến (2014), Nguyễn Thị Thủy (2015), Nguyễn Văn Phúc (2020), Đỗ Hữu
Trường (2020), Bùi Ngọc (2019), Nguyễn Cẩm Ninh (2015), Nguyễn Đại
Dương (2020) [2], [15], [20], [24], [26], [34], [35], [38], [41], [45], [47], [49]...
Ở CHDCND Lào cũng có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về TDTT
quần chúng như: Intong Leusinxay (2012) - “Phát triển mơ hình lãnh đạo của
cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới giáo dục nước CHDCND Lào”,
Southanom Inthavong (2013) - “Nghiên cứu về chiến lược phát triển TDTT ở
CHDCND Lào”, Bounly Patraphanh (2021) - “Nghiên cứu phát triển thể chất
cho sinh viên Đại học quốc gia Lào”, Koulap Keomany (2022) - “Nghiên cứu
phát triển TDTT quần chúng ở Viên Chăn”, … Tuy nhiên, chưa có tác giả nào
tiến hành nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh
Khăm Muộn [13], [31], [42], [114].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở
tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào TDTT
quần chúng tỉnh Khăm Muộn, cũng như yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng
phát triển TDTT quần chúng, đề tài đề xuất một số giải pháp phát triển phong
trào TDTT quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào sao cho phù
hợp với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường trong
thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu của luận án,
đề tài tiến hành giải quyết 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phong trào TDTT quần chúng ở Tỉnh
Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.


4
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và xây dựng nội dung giải pháp phát triển
phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào TDTT
quần chúng tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát
triển phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào.
Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải
pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước
CHDCND Lào.
Đối tượng quan trắc:
Người tham tập luyện thể thao quần chúng: 2100 người;
Cán bộ quản lý, chuyên gia TDTT thuộc Sở Giáo dục và Thể thao, các xã,
phường trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào: 40 người;
Đại diện các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia và các nhà
chuyên môn các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Khăm Muộn nước
CHDCNDLào: 30 người.
Qui mô nghiên cứu:
Số lượng mẫu nghiên cứu: 2170 người. Trong đó gồm: 2100 người tham
tập luyện thể thao quần chúng; 40 cán bộ quản lý, chuyên gia TDTT thuộc Sở
Giáo Dục và Thể Thao, các xã, phường; 30 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý,
chuyên gia các sở, ban, ngành, địa phươngcủa tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND

Lào;
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào;
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng
từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2023.


5
Giả thuyết khoa học: Thực trạng phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh
Khăm Muộn nước CHDCND Lào hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, bất cập.
Đề tài đặt giả thuyết rằng, nếu xây dựng được các giải pháp phát triển phong
trào TDTT quần chúng tỉnh Khăm Muộn một cách khoa học và phù hợp với
điều kiện thực tiễn của tỉnh sẽ phát huy được điểm mạnh, khắc phục được những
điểm yếu, vượt qua thách thức và tận dụng tốt thời cơ để thúc đẩy sự phát triển
phát triển phong trào TDTT quần chúng ở tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND
Lào trong thời gian tới.
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa được
chủ trương, đường lối và chính sách phát triển TDTT quần chúng của nước
CHDCND Lào, cũng như những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
phong trào TDTT quần chúng, góp phần hồn hiện hệ thống lý luận về phát triển
phong trào TDTT quần chúng, có tính đến những điều kiện thực tiễn của địa
phương và quốc gia, cũng như nguyện vọng và điều kiện tham gia hoạt động
TDTT của quần chúng nhân dân.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, quá trình nghiên cứu
đã lựa chọn và xây dựng được 7 giải pháp phát triển phong trào TDTT quần
chúng ở tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào. Các giải pháp này sẽ là căn cứ
quan trọng cho các nhà quản lý, lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn trong xây dựng và
thực thi chính sách TDTT quần chúng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, đặc
biệt là đáp ứng nhu cầu giải trí kết hợp rèn luyện sức khỏe cho quần chúng nhân
dân.



6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Một số khái niệm liên quan đến luận án
Để giải quyết nhiệm vụ của luận án, đề tài cần làm rõ một số khái niệm có
liên quan như: TDTT quần chúng; phong trào TDTT quần chúng; các tiêu chí
đánh giá phong trào TDTT quần chúng; giải pháp trong quản lý.
1.1.1. Khái niệm thể dục thể thao quần chúng
Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân
dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp công
tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, nghỉ ngơi giải
trí của các đối tượng mầm non đến người cao tuổi. Đối tượng của TDTT quần
chúng là tất cả mọi người (kể cả người khuyết tật).
Thể dục thể thao quần chúng là hình ảnh TDTT ở mỗi quốc gia, là một
hoạt động rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản phẩm
của nó là một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự phồn
của vinh xã hội [32]. Hiện nay, trên thế giới còn sử dụng khái niệm thể thao cho
mọi người (Sport for all). Khi xem xét nội hàm của khái niệm này, song có thể
nói về bản chất đó chính là TDTT quần chúng [36].
Tuy nhiên, ở Việt Nam trong Luật TDTT năm 2006 của Việt Nam còn sử
dụng khái niệm “TDTT cho mọi người” [39]. Trong Luật xác định rõ “TDTT
cho mọi người” bao gồm: TDTT quần chúng; GDTC và thể thao trong nhà
trường; TDTT trong lực lượng vũ trang. Thực tế, có nhiều quan điểm cho rằng
để chuẩn hóa và thống nhất các khái niệm này với thế giới cần phải có thời gian,
cơng sức của các nhà lý luận TDTT, các nhà ngôn ngữ học. Trong thời điểm
hiện tại chúng ta vẫn mặc nhiên chấp nhận sử dụng cụm từ “TDTT quần chúng”.
Cũng tương đồng với Việt Nam, ở nước CHDCND Lào, TDTT quần
chúng, GDTC và thể thao trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang là những

thành tố của thể thao cho mọi người. Khi đánh giá hoạt động TDTT quần chúng
trong toàn quốc sẽ bao gồm các hoạt động TDTT của 18 tỉnh, thành phố. Các chỉ


7
tiêu đánh giá hoạt động TDTT quần chúng được xác định theo đơn vị hành
chính cấp xã, huyện, tỉnh và thành phố [51].
Các tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006) cho rằng: “Thể thao cơ
sở (quần chúng) chỉ nhằm đạt trình độ phổ thơng “phong trào”, chủ yếu để giữ
gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt
động chính - lao động, học tập, cơng tác...” [48].
Tác giả Phạm Đình Bẩm cho rằng: “TDTT quần chúng là hoạt động tập
luyện, biểu diễn TDTT mang tính tự nguyện của đơng đảo nhân dân, khơng
phân biệt đối tượng, giới tính, tuổi tác, tôn giáo…” [5].
Theo Phạm Trọng Thanh: “TDTT quần chúng là những hoạt động tập thể
mang tính tự nguyện của đơng đảo nhân dân với nhiều nội dung và hình thức
khác nhau, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, điều kiện, tập quán và nhu cầu của
từng đối tượng” [44].
Tác giả Lương Kim Chung cho rằng: “TDTT quần chúng chỉ là hoạt động
TDTT của mọi người, mọi lứa tuổi, đối tượng với nội dung phong phú, hình
thức sinh động của cơng nhân, nông dân, cư dân đường phố, lực lượng vũ trang,
học sinh, sinh viên nhằm tăng cường sức khỏe làm mục đích chủ yếu …hoạt
động mang tính nghiệp dư, tự nguyện làm phương thức cơ bản và tạo cơ hội để
mọi người thực hiện quyền hoạt động TDTT, nên không có tính cưỡng chế…”
[19].
Tại Điều 41, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy
định: “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc và nhân dân; khuyến
khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân
dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT
quần chúng...” [25].

Từ những thực tế nêu trên cho thấy, mặc dù có nhiều các văn bản của
Đảng, Nhà nước, cùng các tác giả trong và ngoài nước cho thấy, tồn tại nhiều
cách hiểu về TDTT quần chúng, song đều thống nhất những điểm chung như:
TDTT quần chúng là hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện, nhằm đạt trình


8
độ phổ thông của đông đảo nhân dân, không phân biệt đối tượng, giới tính, tuổi
tác, tơn giáo. Mục tiêu quan trọng của TDTT quần chúng hướng tới động viên
mọi người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, đồng thời việc tập luyện
phải mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống hàng ngày đó là duy trì và nâng
cao sức khỏe. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT quần chúng rất đa dạng, bao
gồm: Các cá nhân tự tập luyện tại gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc; Tập luyện
có tổ chức trong các CLB TDTT cơ sở, hoạt động TDTT tại các điểm vui chơi
giải trí cơng cộng, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quần chúng; Tham dự và tổ
chức các giải thể thao, ngày hội Văn hóa - Thể thao, Đại hội TDTT các cấp;
Hình thành các đội tuyển thể thao của đơn vị, địa phương để tham gia thi đấu
các giải thể thao quần chúng từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, xã phường, thị
trấn.
1.1.2. Khái niệm phong trào TDTT quần chúng
Theo Matveev L.P., Novicov A.D., Macsimenko A.M., Suslov Ph.V.,
Kholodov Z.K., Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Đồng Văn Triệu…, phong trào
TDTT đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động có tổ chức, rộng hẹp theo
nhiều góc độ khác nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau,
nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT
[48], [50]…
Trên cơ sở thực tiễn phát triển TDTT trong xã hội, xuất hiện và mở rộng
gắn liền với giao lưu xã hội được gọi là “phong trào thể thao”. Ngày nay phong
trào thể thao đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế
của lồi người. Đó chính là phong trào Olympic và các hình thức khác của

phong trào thể thao quốc tế. TDTT quần chúng (cơ sở) cho phép đạt trình độ
phổ thơng của “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực
chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập
quân sự [73].
Đồng thời, trong các hình thức của phong trào thể thao khu vực khơng bị
mất đi bản sắc của các nền văn hóa quốc gia và được phát triển tuỳ theo đặc


9
điểm của sự hình thành xã hội. Sự tác động qua lại của quốc gia và quốc tế là
một trong những nguồn gốc của sự tiến bộ trong thể thao [87].
Từ những quan điểm nếu trên, luận án cho rằng, phong trào TDTT quần
chúng có tính chất xã hội tạo bởi hệ thống các cơ quan, tổ chức tình nguyện của
quần chúng nhân dân, là hoạt động tổng hợp về vật chất và tinh thần nhằm tận
dụng các chức năng đa dạng của TDTT theo hướng phát triển toàn dân tham gia
hoạt động TDTT.
1.1.3. Khái niệm tiêu chí đánh giá phong trào thể dục thể thao quần
chúng
Thuật ngữ “tiêu chí” có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp có nghĩa là “để phán
xét”. Tiêu chí là sự đánh giá hoặc phân biệt,đồng thời còn được xem là một dấu
hiệu, trên cơ sở đó hình thành sự đánh giá chất lượng của một đối tượng, một
quá trình hay một thước đo cho sự đánh giá đó.Theo Từ điển mở Wiktionary,
tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà phân biệt một vật, một khái niệm,
để phê phán nhằm đánh giá [8].
Như vậy, luận án xác định tiêu chí đánh giá phong trào TDTT quần chúng
là những dấu hiệu, mà trên cơ sở đó cho phép đánh giá được chất lượng phong
trào TDTT quần chúng của mỗi địa phương hoặc quốc gia.
Ở mỗi quốc gia đầu có những tiêu chí đánh giá phong trào TDTT quần
chúng, song những tiêu chí này ở các quốc gia về cơ bản là thống nhất với tiêu
chí đánh giá phong trào TDTT quần chúng của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Ngoài ra, nhiều quốc gia cịn đưa những tiêu chí đánh giá phong trào TDTT
quần chúng mang tính đặc thù dựa trên những đặc điểm điều kiện tự nhiên, cũng
như trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ban hành Thông tư số
01/2019/TT-BVHTTDL quy định chi tiết việc đánh giá phong trào thể dục, thể
thao quần chúng bằng các tiêu chí theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Thơng tu này có hiệu lực thi hành từ ngày


10
05/3/2019. Theo đó, nội dung tiêu chí đánh giá phong trào TDTT quần chúng
bao gồm [12]:
(1) Tiêu chí số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là người tập luyện mỗi
tuần ít nhất 3 lần; mỗi lần tập luyện ít nhất 30 phút. Tiêu chí số người tập luyện
thể dục, thể thao thường xuyên được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng
số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên so với tổng số dân trên địa
bàn.
(2) Tiêu chí số gia đình thể thao
Gia đình thể thao là hộ gia đình có tổng số thành viên tập luyện thể dục,
thể thao thường xuyên chiếm từ 50% trở lên tổng số thành viên trong gia đình.
Tiêu chí số gia đình thể thao được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số
gia đình thể thao so với tổng số hộ gia đình trên địa bàn.
(3)Tiêu chí số cộng tác viên thể dục, thể thao
Cộng tác viên thể dục, thể thao là người có trình độ chuyên môn thể dục,
thể thao thực hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức, hướng dẫn mọi người tập luyện
thể dục, biểu diễn, thi đấu thể thao và tham gia phát triển phong trào thể dục, thể
thao quần chúng. Tiêu chí số cộng tác viên thể dục, thể thao được xác định bằng
tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số cộng tác viên thể dục, thể thao so với tổng số
dân trên địa bàn.

(4) Tiêu chí số CLB thể thao
Câu lạc bộ thể thao bao gồm: CLB thể thao cơ sở được thành lập và công
nhận theo quy định của pháp luật, có chức năng tuyên truyền, vận động những
người có cùng sở thích để tổ chức, phổ biến, hướng dẫn hoạt động thể dục, thể
thao quần chúng nhằm thoả mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí,
nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và nâng cao thành tích
thể thao cho người tập; Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao. Tiêu chí số CLB
được xác định bằng tổng số CLB thể thao cơ sở và cơ sở kinh doanh hoạt động
thể thao trên địa bàn.


11
(5) Tiêu chí số cơng trình thể thao
Số cơng trình thể thao bao gồm: Tổng số nhà tập luyện, thi đấu thể thao
bao gồm: Tổng số nhà tập luyện, thi đấu thể thao đa năng; tổng số nhà tập luyện,
thi đấu thể thao đơn môn. Tổng số bể bơi bao gồm: Tổng số bể bơi có chiều dài
50 mét; tổng số bể bơi có chiều dài 25 mét; tổng số các loại bể bơi khác. Tổng
số sân tập luyện, thi đấu thể thao ngoài trời bao gồm: Tổng số sân vận động có
khán đài; tổng số sân vận động khơng có khán đài; tổng số sân bóng đá mini;
tổng số sân bóng chuyền; tổng số sân bóng rổ; tổng số sân cầu lông; tổng số sân
quần vợt; tổng số các loại sân tập luyện, thi đấu thể thao khác. Tiêu chí số cơng
trình thể thao được xác định bằng tổng số cơng trình thể thao đang sử dụng cho
hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn.
(6) Tiêu chí số giải thể thao tổ chức hàng năm
Tiêu chí số giải thể thao tổ chức hàng năm được xác định bằng tổng số
giải thể thao quần chúng được tổ chức trên địa bàn. Tổng số giải thể thao quần
chúng quy định tại Điều 13 Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể
dục, thể thao do Tổng cục TDTT xác định. Tổng số giải thể thao quần chúng
quy định tại Điều 13 Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung theo quy định

tại Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao do
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, xác định.
Phong trào TDTT quần chúng được đánh giá bằng cách so sánh chỉ số của
các tiêu chí trên với chỉ số của các tiêu chí được xác định trong kỳ đánh giá
trước và chỉ số phấn đấu của các tiêu chí được xác định trong kế hoạch hoạt
động từng năm của cơ quan. Việc đánh giá phong trào TDTT quần chúng được
thực hiện định kỳ một năm một lần; thời điểm ấn định thông tin đánh giá là ngày
31 tháng 10 hàng năm.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển TDTT quần chúng ở nước CHDCND
Lào được quy định cụ thể tại Luật TDTT, bao gồm [52]:
(1) Số người tập TDTT thường xuyên


12
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng của sự nghiệp phát triển TDTT xã hội chủ
nghĩa.Người tập TDTT thường xuyên là người tham gia tập luyện các mơn
TDTT ít nhất 1 tuần 2 lần, mỗi lần 30 phút và 1 năm phải tập liên tục từ 6 tháng
trở lên.
Công thức tính: K = D x N
Trong đó: K là chỉ tiêu người tập TDTT thường xuyên; D là số dân hiện có
hoặc sẽ có; N là tỷ lệ số người tập thực tế trên 1000 dân.
Ví dụ: 1 trường có 1200 học sinh, tỷ lệ N = 800/1000, vậy:
1200 x 800
K=

= 960 người
1000

Đó là cách tính chỉ tiêu của 1 trường, cịn khi tính được chỉ tiêu củatất cả
các trường thì sẽ xác định được chỉ tiêu chung chocác trường trong huyện.

Chỉ tiêu người tập TDTT thường xuyên của 1 huyện là tổng số người tập
TDTT thường xuyên của các đơn vị xã, xí nghiệp, trường học và cơ quan v.v...
Học sinh trong trường học thực hiện đầy đủ chương trình GDTC bắt buộc;
cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện thể
lực theo quy định được tính là người luyện tập TDTT thường xuyên.
(2) Số gia đình thể thao
Số gia đình thể thao được tính theo tỷ lệ % trên số hộ gia đình và đạt u
cầu trong mỗi gia đình có ít nhất 2 người trở lên thuộc 2 thế hệ là (vợ - chồng,
cha - con, mẹ - con hoặc ông - cháu, bà - cháu) là người tập luyện thể thao
thường xuyên đạt tiêu chuẩn quy định.
(3) Số CLB TDTT
Số CLB TDTT là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức
độ phát triển phong trào TDTT quần chúng của tỉnh. Các CLB TDTT được
thành lập trên cơ sở quyết định của Vụ TDTT quần chúng thuộc Bộ Giáo dục và
Thể thao của tỉnh. Mỗi CLB đều có tơn chỉ, mục đích cơ cấu tổ chức, cũng như
nội dung hoạt động cụ thể.


13
(4) Số đội thể thao cơ sở
Số đội thể thao cơ sở được xác định thông qua cơ cấu và thành phần tham
dự tại các giải thi đấu TDTT quần chúng trong phạm vi tồn tỉnh.
(5) Số mơn TDTT quần chúng
Các môn TDTT quần chúng được xác định bao gồm các môn thể thao
hiện đại và dân tộc . Đây là những môn thể thao được người dân lựa chọn tập
luyện để nâng cao thể chất và sức khỏe, vui chơi, giải trí.
(6) Số cộng tác viên và HDV TDTT
Hàng năm, Sở Giáo dục và Thể thao các tỉnh sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng
cộng tác viên và HDV TDTT cơ sở. Đồng thời, các huyện có trách nhiệm báo
cáo định kỳ số lượng cộng tác viên và HDV TDTT cho tỉnh vào đầu tháng 12.

(7) Số giải thể thao
Số giải thể thao của địa phương, đơn vị được tổ chức trong năm là một
nội dung quan trọng thúc đẩy phong trào tập luyện chung.
(8) Kinh phí từ nguồn xã hội hóa TDTT
Đây là nguồn kinh phí huy động cho phát triển TDTT quần chúng thông
qua các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân. Nguồn kinh phí này sẽ giúp
tăng cường đầu tư cho hoạt động TDTT quần chúng ngồi kinh phí từ ngân sách
thơng qua tài trợ bằng tiền cho hoạt động TDTT, hoặc cơ sở vật chất phục vụ
phát triển TDTT quần chúng.
Ngồi ra, cịn có thể sử dụng những nội dung và tiêu chí liên quan khác
có ảnh hưởng đến hoạt động TDTT quần chúng như: cơ sở vật chất (m2
đất/người dân dành cho TDTT, số sân bãi dụng cụ các loại/số dân..). Đối với các
lĩnh vực TDTT trường học có các chỉ tiêu đánh giá như: tỷ lệ trường học có
phong trào TDTT nội khóa, tỷ lệ có phong trào TDTT ngoại khóa, tỷ lệ % học
sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định. Đồng thời, đối
với lĩnh vực TDTT trong các lực lượng vũ trang cũng có các nội dung và chỉ
tiêu đánh giá tương ứng như: tỷ lệ số đơn vị có nề nếp hoạt động rèn luyện thân
thể và phong trào thể thao, số cán bộ chiến sỹ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.


14
1.1.4. Khái niệm giải pháp trong quản lý
Để hiểu đúng khái niệm giải pháp, nội hàm của chúng, trước hết phải
phân tích các khái niệm về phương pháp, biện pháp và giải pháp thường được
dùng trong quản lý các lĩnh vực xã hội, trong đó có quản lý TDTT quần chúng.
Phương pháp quản lý: khi mục tiêu quản lý đã được xác định, nhà quản lý
thường sử dụng cách thức tác động đến hệ thống bị quản lý, hay tìm con đường
nào tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, các cách thức tác động ở đây
có tính định hướng, khơng mang tính bàn luận và diễn tả cách thức thực hiện.
Vậy khái niệm phương pháp quản lý: là tổng thể tác động của hệ thống quản lý

đến hệ thống bị quản lý để phối hợp hành động nhằm thực hiện nhiệm vụ (mục
tiêu) quản lý đã đề ra [43].
Cần nhấn mạnh rằng, theo khái niệm trên thì nhà quản lý có thể thực hiện
mục tiêu quản lý cần có sự cân nhắc, khi nào sử dụng phương pháp quản lý, khi
nào sử dụng nguyên tắc quản lý (có tính ổn định hơn, cứng nhắc hơn) [6].
Biện pháp quản lý: Cho đến nay khái niệm này còn rất ít tác giả làm rõ,
trong nhiều trường hợp biện pháp được hiểu giống như phương pháp quản lý.
Như đã phân tích ở trên, biện pháp quản lý cũng là cách thức tác động của hệ
thống quản lý đến hệ thống bị quản lý để phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu đề
ra. Tuy nhiên, khác với phương pháp quản lý là sự vận dụng con đường hay các
tác động của nhà quản lý mang tính biện luận nhiều hơn, ít mang tính định
hướng và diễn giả cụ thể ở một vấn đề [21].
- Giải pháp quản lý: Trong thực tiễn quản lý kinh tế - xã hội, người ta xây
dựng mục tiêu chiến lược cho nhiều năm thì có thể dùng giải pháp. Giải pháp
cũng là cách thức tác động của hệ thống quản lý (người lãnh đạo) đến hệ thống
bị quản lý (người bị lãnh đạo) nhằm phối hợp để thực hiện mục tiêu quản lý.
Như vậy có thể thấy ba khái niệm về phương pháp, biện pháp và giải pháp cơ
bản là giống nhau. Song, giải pháp có tác động mang tính giải đáp cụ thể để thực
hiện mục tiêu, khơng mang tính định hướng hoặc biện luận nhiều [29].


×