Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mở rộng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

----------------------------------------

TRƯƠNG THỊ LIÊN

MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------------TRƯƠNG THỊ LIÊN

TRƯƠNG THỊ LIÊN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT


NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01
NĂM 2019

Long An, năm 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

---------------------------------------------------------------------

TRƯƠNG THỊ LIÊN

MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn


Long An, năm 2019

Luan van


Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng./.
Tác giả

Trương Thị Liên

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng với đề tài“Mở rộng huy
động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang” là kết quả của quá trình nghiên
cứu của bản thân và sự giúp đỡ động viên của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người

thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn thầy cô đã đến Long An giảng dạy tận tình, tham gia
hội đồng bảo vệ luận văn khóa 3 tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Tôi xin biết ơn sâu sắc đối với thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu khóa học
vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và học tập, cung cấp và cho phép sử dụng số liệu liên quan để
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp tơi trong q
trình học tập và thực hiện luận văn.
Long An, tháng 09 năm 2019
Tác giả

Trương Thị Liên

Luan van


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại đóng vai trị rất quan
trọng đối với nền kinh tế và thị trường tài chính. Các ngân hàng thương mại muốn
tồn tại thì phải đẩy mạnh huy động vốn vì tạo ra nguồn vốn để các ngân hàng có thể
thực hiện các hoạt động khác như dịch vụ tín dụng, thanh tốn quốc tế và các dịch
vụ khác. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong
những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, đang tự khẳng định mình,
phát huy thương hiệu mạnh tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn hiện đại cho khách
hàng.Trong giai đoạn hiện nay việc tìm ra giải pháp để duy trì và phát triển nguồn

vốn huy động là yêu cầu cấp thiết cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang là một NHTM luôn
dẫn đầu về huy động vốn tại tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, thị phần huy động
vốn tiền gửi khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang hiện nay đang giảm đi do có nhiều NHTM cổ
phần xuất hiện trên địa bàn hơn trước. Do vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân
gây nên sự sụt giảm này luôn là vấn đề được Ban Giám Đốc quan tâm hàng đầu.
Luận văn giới thiệu một số khái niệm liên quan đến đề tài như ngân hàng
thương mại, khái niệm về vốn, huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân, các
nguyên tắc huy động vốn, hiệu quả huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến huy
động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Đây là một số lý
luận quan trọng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Tiền Giang.
Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chi nhánh Tiền Giang về
q trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, địa bàn hoạt động, các sản phẩm
dịch vụ. Giới thiệu sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Tiền
Giang giai đoạn 2016-2018. Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng
cá nhân tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 rút ra những thành tựu và
hạn chế trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tìm ra

Luan van


iv
những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cơ sở để tác giả đưa ra những giải
pháp để mở rộng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền
Giang trong thời gian tới.
Đề ra các giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tiền gửi cá nhân tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang trong
thời gian tới phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam. Xây dựng hệ thống gồm năm giải pháp nhằm mở rộng huy
động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh Tiền Giang trong thời gian tới
Đây là vấn đề cấp bách để thực hiện nhằm khắc phục nhanh những hạn chế
còn tồn đọng giúp cho cơng tác huy động ngày càng hồn thiện hơn. Từ đó sẽ góp
phần tăng hiệu quả trong cơng tác huy động vốn giúp nâng cao năng lực tài chính
của ngân hàng để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn
và mở rộng thị phần.

Luan van


v

ABSTRACT
Capital mobilization activities of commercial banks have a very important
role in the economy and financial market. The commercial banks are to survive,
they must boost raise capital than creating capital for banks may perform other
activities such as credit services, international payment and other services. Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development one of the leading commercial banks
in Vietnam, is to assert itself and develop strong brands to create more products for
the modern capital raising customers.In the current stage in finding solutions to
maintain and develop the mobilization is the current urgent requirements for
commercial banks. Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development branch
Tien Giang is a leading commercial banks are raising capital in the district in recent
years. However, the market share of mobilizing capital from individual customers
of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development of Tien Giang branch is
decreasing due to more joint stock commercial banks appearing in the area than

before. Therefore, understanding the causes of this decline is always a top concern
of the Board of Directors.
Thesis introduce some concepts related to topics such as commercial banks,
the concept of capital, raising capital, the principle of capital mobilization and
efficient mobilization of capital and factors affecting capital raising of commercial
banks. Here are some important theoretical basis for the analysis of the real
situation of capital mobilization in Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development branch Tien Giang province.
General introduction to the Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development and the Bank for Agriculture and Rural Development branch Tien
Giang province in the process of formation and development, organizational
structure, geographical dynamic, these products and services. Briefed on the status
of business activities in Tien GiangAgribank period 2016-2018. Situational
Analysis Agribank raise capital in Tien Giang period 2016-2018 from which to
draw the achievements and limitations in the work of mobilization and use of bank
capital. Then find out the cause of subjective and objective basis for authors offer

Luan van


vi
solutions to improve the efficiency of capital mobilization at AgribankTien Giang in
the future.
Proposing solutions to expand the mobilization of individual deposit capital at
the Bank for Agriculture and Rural Development of Tien Giang branch in the
coming time in accordance with the orientation of the Bank for Agriculture and
Rural Development Vietnam. Building a system of five solutions to expand the
mobilization of individual customer funds at the Bank for Agriculture and Rural
Development of Tien Giang branch in the coming time.
This is a pressing problem, in order to realize the rapid recovery of the

mobilization of restricted and the backlog of work more and more perfect. The
increase of effective contribution in the work to mobilize funds to help improve the
financial ability, enough bank competition and bank business site, expand market
share.

Luan van


vii

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ............................................ xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................. 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ....................................................... 4
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại .............................................................. 4
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại. ..................................................... 4
1.1.2.1.Chức năng làm trung gian tín dụng Trang .............................................. 4
1.1.2.2.Chức năng trung gian thanh toán ............................................................ 5
1.1.2.3.Chức năng tạo tiền .................................................................................. 6
1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại .............................. 6
1.2.1 Khái niệm về huy động vốn của ngân hàng thương mại ............................ 6
1.2.2 Đặc điểm của huy động vốn của ngân hàng thương mại ........................... 6
1.2.3 Nguyên tắc huy động vốn ......................................................................... 7
1.2.4 Tầm quan trọng của huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân .. 9
1.2.4.1 Đối với nền kinh tế ................................................................................. 9

1.2.4.2 Đối với ngân hàng thương mại ............................................................... 10
1.2.4.3 Đối với khách hàng................................................................................. 10
1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.....10
1.3.1 Tốc đô tăng trưởng nguồn vốn huy động ................................................... 11
1.3.2 Cơ cầu nguồn vốn huy động ...................................................................... 11
1.3.3 Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn ....................................................... 12
1.3.4 Chi phí huy động vốn bình qn................................................................ 12
1.3.5. Tỷ lệ lãi ròng biên tế................................................................................ 13

Luan van


viii
1.3.6 Mức độ khả dụng vốn huy động ............................................................... 14
1.4 Các hình thức huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân
hàng thương mại............................................................................................... 15
1.4.1 Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán ......................................................... 15
1.4.2 Huy động vốn từ tiền gửi có kì hạn ........................................................... 16
1.4.3 Huy động vốn từ giấy tờ có giá ................................................................. 17
1.4.3.1 Huy động vốn từ chứng chỉ tiền gửi ...................................................... 17
1.4.3.2 Huy động vốn từ giấy tờ có giá khác ...................................................... 17
1.5 Yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân
hàng thương mại .............................................................................................. 18
1.5.1 Yếu tố khách quan ..................................................................................... 18
1.5.1.1 Mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội ....................................................... 18
1.5.1.2 Chính sách tiền tệ .................................................................................. 18
1.5.1.3 Tâm lí dân cư .......................................................................................... 19
1.5.1.4 Sự cạnh tranh các ngân hàng thương mại ............................................... 19
1.5.1.5 Môi trường luật pháp .............................................................................. 20
1.5.2 Yếu tố chủ quan ......................................................................................... 20

1.5.2.1 Danh tiếng và uy tín của ngân hàng ........................................................ 20
1.5.2.2 Lãi suất ................................................................................................... 21
1.5.2.3 Chất lượng dịch vụ ngân hàng ................................................................ 22
1.5.2.4 Chính sách khách hàng ........................................................................... 22
1.5.2.5 Phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng........................................ 22
1.6 Kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong nước 23
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 26
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG ............................... 27
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang .............................................................. 27

Luan van


ix
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam ............................................................................................................ 27
2.1.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 29
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 29
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động ................................................. 29
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018: ........................... 31
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang ..... 32
2.2.1 Tiền gửi thanh tốn .................................................................................... 32
2.2.2 Tiền gửi có kì hạn ...................................................................................... 33
2.2.3 Phát hành giấy tờ có giá ............................................................................ 33
2.2.3.1 Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm ................................................................... 33

2.2.3.2 Phát hành giấy tờ có giá khác ................................................................. 34
2.3 Yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh
tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 34
2.3.1 Yếu tố khách quan ..................................................................................... 34
2.3.2 Yếu tố chủ quan ......................................................................................... 35
2.4 Đánh giá kết quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang ........................................... 36
2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................ 36
2.4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 .............. 36
2.4.1.2 So sánh tỉ trọng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang so với
các NHTM khác tại Tiền Giang ......................................................................... 43
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................50
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 53

Luan van


x
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG .................. 55
3.1 Định hướng phát triển họat động huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang
trong thời gian tới ............................................................................................. 55
3.2 Giải pháp mở rộng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................ 56

3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động marketing ................................................................. 56
3.2.2 Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng ......................................... 57
3.2.3 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh trong phạm vi
cho phép ............................................................................................................. 60
3.2.4 Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, nhất là các hình thức huy động vốn phải
được chú trọng.................................................................................................... 60
3.2.5 Giữ gìn và nâng cao thương hiệu của ngân hàng ....................................... 61
3.3 Kiến nghị ..................................................................................................... 62
3.3.1 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ................................. 62
3.3.2 Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tiền Giang ............................................................... 63
3.3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. ........................................................ 63
3.3.2.2 Xây dựng chiến lược hợp lý giữa huy động vốn và cho vay. .................. 65
3.3.2.3 Tăng cường năng lực quản trị nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực. ........ 66
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 70
PHỤ LỤC .......................................................................................................... vii

Luan van


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ


Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Agribank Tiền

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Giang

Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

4

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

5

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

6

NHTM

Ngân hàng thương mại


7

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

8

TCTD

Tổ chức tín dụng

9

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương

10

NCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân

11

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương


12

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

13

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu

14

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

15

Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương

1
3

Luan van



xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

BẢNG

TIÊU ĐỀ

BIỂU

01

Bảng 2.1

02

Bảng 2.2

03

Bảng 2.3

04

Bảng 2.4

05

Bảng 2.5


06

Bảng 2.6

07

Bảng 2.7

Kết quả một số chỉ tiêu kinh doanh của
AgribankTiền Giang giai đoạn 2016-2018
Nguồn vốn huy động tại Agribank Tiền Giang giai
đoạn 2016-2018
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ tại Agribank
Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Cơ cấu vốn huy động tại Agribank Tiền Giang giai
đoạn 2016-2018
Cơ cấu vốn huy độngtheo tính chất nguồn huy
động Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn động Agribank
Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Thị phần vốn huy động của các ngân hàng thương
mại tại Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

TRANG

31

37


38

39

40

41

43

Thị phần vốn huy động tiền gửi đối với khách hàng
08

Bảng 2.8

tiết kiệm của các NHTM tại Tiền Giang giai đoạn
2016-2018

Luan van

46


xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ & BIỂU ĐỒ
TT

HÌNH VẼ,


TIÊU ĐỀ

BIỂU ĐỒ

01

Hình 1.1

02

Hình 2.1

03

Biểu đồ 2.1

04

Biểu đồ 2.2

Sơ đồ luân chuyển vốn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của AgribankTiền
Giang
Kết quả một số chỉ tiêu kinh doanh của
AgribankTiền Giang giai đoạn 2016-2018
Nguồn vốn huy động tại Agribank Tiền Giang
giai đoạn 2016-2018

TRANG
4

30

31

37

Cơ cấu vốn huy động theo tính chất nguồn huy
05

Biểu đồ 2.3

động tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-

40

2018
Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn đối với khách
06

Biểu đồ 2.4

hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang từ 2016

41

đến 2018
Thị phần vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đối với
07

Biểu đồ 2.5


khách hàng cá nhân của các NHTM tại Tiền

48

Giang năm 2016
Thị phần vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đối với
08

Biểu đồ 2.6

khách hàng cá nhân của các NHTM tại Tiền

49

Giang năm 2017
Thị phần vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đối với
09

Biểu đồ 2.7

khách hàng cá nhân của các NHTM tại Tiền
Giang năm 2018

Luan van

49


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đối với các ngân hàng thương mại thì hoạt động huy động vốn đóng một vai
trị vơ cùng quan trọng. Các ngân hàng thương mại muốn tồn tại thì phải đẩy mạnh
huy động vốn vì tạo ra nguồn vốn để các ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động
khác như dịch vụ tín dụng, thanh tốn quốc tế và các dịch vụ khác.
Từ những tháng đầu năm 2018 đến nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam
đang gặp phải khó khăn về huy động vốn do lãi suất huy động quá thấp không hấp
dẫn người gửi tiền hoặc do các luồng thơng tin khơng chính xác từ các kênh truyền
thơng làm ảnh hưởng đến uy tín, mức độ tin cậy của khách hàng. Do đó, nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư đang bị phân tán qua những kênh khác hấp dẫn hơn như mua
vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản…
Trong hoạt động huy động vốn, huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân
chiếm tỉ lệ lớn trong tổng vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu của Agribank Tiền
Giang. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân của Agribank
Tiền Giang cuối năm 2018 có nhiều biến động lớn. Do vậy, việc tìm hiểu những
nguyên nhân gây nên sự biến động này luôn là vấn đề được Ban Giám đốc
Agribank Tiền Giang quan tâm hàng đầu.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “ Mở rộng huy động vốn tiền gửi khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Namchi nhánh tỉnh Tiền Giang ” thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình
huy động vốn tiền gửi cá nhân tại Agribank Tiền Giang trong những năm qua, đề ra
một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân của
ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của
Ngân hàng thương mại.


Luan van


2
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi cá nhân tại Agribank
Tiền Giang
- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tiền gửi cá nhân tại
Agribank Tiền Giang
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn tiền gửi cá nhân của ngân
hàng thương mại.
4.Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu về khơng gian địa điểm: có nhiều hình thức huy động
vốn từ nhiều đối tượng khác nhau nhưng trong luận văn tác giả chỉ nghiên cứu huy
động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang.
4.2 Phạm vi về thời gian: tác giả phân tích số liệu huy động vốn của Agribank
Tiền Giang trong 03 năm (2016- 2018).
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong q trình nghiên cứu viết luận văn là:
phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Tiền Giang,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang. Luận văn còn sử
dụng một số tài liệu tham khảo trên báo chí, website,tạp chí ngành...Sử dụng
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, đánh giá kết quả, đánh giá
thực trạng, so sánh, vẽ biểu đồ...để đưa ra giải pháp cho huy động vốn tiền gửi
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Tiền Giang.
6.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Luận văn sử dụng một số kết quả nghiên cứu để làm nền tảng lý luận minh

chứng cho những nhận định được trình bày trong luận văn như:
Luận văn thạc sĩ Trần Phương Lan (2018) đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Gị Cơng Tây tỉnh Tiền Giang” ,Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp
Long An. Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong một huyện Gị Cơng Tây nên không

Luan van


3
phân tích được tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần vì phạm vi
nhỏ.
Luận văn thạc sĩ Cao Thu Lan (2012) đề tài “ Tăng cường huy động tiền
gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang ” , Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh viết về huy động vốn Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang theo phương pháp
định lượng. Từ đó, rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn.
Các đề tài nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu đều liên quan đến việc huy động
vốn tại ngân hàng thương mại nhưng chưa được nghiên cứu tại thời điểm hiện nay
khi hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều biến đổi cả về thị trường lẫn pháp lý, đặt
biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các thông tin truyền thơng. Chính vì vậy, tác giả
thơng qua nghiên cứu này để phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng huy
động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang. Qua đó,
đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng khả năng huy động vốn tiền gửi
khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang nhằm mang lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn.
Từ các thông tin trên, tác giả đã chọn lọc, phân tích những ý tưởng liên quan
đến đề tài để đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn làm tăng nguồn
vốn huy động tại Agribank Tiền Giang trong thời gian tới.
7.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luân văn có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân

tại

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh
Tiền Giang
Chương 3: Giải pháp mở rộng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh
Tiền Giang

Luan van


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại
hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn
dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp
các phương tiện thanh toán và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là
khách hàng trong nền kinh tế” [1]

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và phổ biến
trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các hoạt động
của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương
mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế xã hội.”[1]
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1.Chức năng làm trung gian tín dụng.
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM
và được thể hiện qua sơ đồ luân chuyển vốn sau:
Hình 1.1: Sơ đồ luân chuyển vốn

Luan van


5
Với chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại làm "cầu nối" giữa
người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã khơng chỉ đem lại lợi ích cho những
người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà cịn đem lại lợi ích kinh tế cho bản
thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân
mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng mơi giới.
Lợi nhuận này chính là cơ sở cho Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Đối
với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện
liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến vốn
nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích q trình ln chuyển
vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đây chính là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó quyết định
sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức
năng sau:
1.1.2.2.Chức năng trung gian thanh toán
Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh tốn hộ

cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác theo
yêu cầu của họ. Thông qua chức năng này Ngân hàng đóng vai trị là người "thủ
quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách
hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức
năng này của ngân hàng ngày càng được mở rộng.
Thơng qua chức năng trung gian thanh tốn, hệ thống Ngân hàng thương mại
góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng
sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh tốn cho khách hàng đồng thời tốc độ luân
chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn
của khách hàng tăng. Đối với Ngân hàng thương mại chức năng này góp phần tăng
lợi nhuận của ngân hàng thơng qua việc thu lệ phí thanh tốn. Hơn nữa, nó lại tăng
nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của
khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền
của Ngân hàng thương mại.

Luan van


6
1.1.2.3.Chức năng tạo tiền
Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự
trữ ban đầu thơng qua q trình cho vay và thanh tốn bằng chuyển khoản của ngân
hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu
gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.
Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của
khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản
dự trữ bắt buộc, ngân hàng sư đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn
tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thơng qua chức năng tín
dụng và thanh tốn của ngân hàng. Ngân hàng thương mại thực hiện được chức
năng tạo tiền.


1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về huy động vốn của ngân hàng thương mại
“Huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM. Với hoạt động huy động vốn,
các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả các công cụ và phương pháp
khác nhau để huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế”[1].Huy động vốn là việc ngân hàng
sử dụng uy tín, chất lượng dịch vụ để thu hút tiền gửi của cá nhân, tổ chức có vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế theo ngun tắc hồn trả và có lãi. Vốn huy động là
nguồn vốn quan trọng đối với mỗi ngân hàng và chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng
nguồn vốn ngân hàng. Nguồn vốn này thực chất là tài sản của các chủ sở hữu mà
ngân hàng đang tạm thời quản lí và sử dụng, đây là nguồn tiền đang nhàn rỗi của xã
hội được ngân hàng huy động để tạo nên nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế.
Huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân là việc ngân hàng sử dụng uy
tín, chất lượng dịch vụ để thu hút tiền gửi của cá nhân theo ngun tắc hồn trả và
có lãi.
1.2.2 Đặc điểm của huy động vốn của ngân hàng thương mại
 Vốn huy động của NHTM nhất là huy động tiền gửi đối với khách hàng
cá nhân chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, các NHTM hoạt động
được chủ yếu nhờ vào nguồn này.

Luan van


7
 Về mặt lí thuyết nguồn vốn từ tiền gửi đối với khách hàng cá nhân khơng
ổn định vì khách hàng có thể rút tiền mà khơng bị ràng buộc. Vì vậy, các
NHTM phải duy trì một khoản dự trữ thanh toán để sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu rút tiền của khách hàng.
 Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao.

 Là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
 Tiền gửi chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các
NHTM không được sử dụng vốn này để đầu tư.
1.2.3 Nguyên tắc huy động vốn
 Tuân thủ pháp luật trong hoạt động huy động vốn tiền gửi
Các NHTM không được huy động vốn tiền gửi quá 20 lần so với vốn tự có
nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau. Bên cạnh đó, các NHTM phải áp dụng lãi
suất huy động phù hợp với cơ chế quản lí về lãi suất của NHNN bởi vì lãi suất là
một trong những cơng cụ để NHNN kiểm sốt được lượng tiền trong lưu thơng,
bình ổn giá cả và chống lạm phát.
Bên cạnh đó, NHTM phải có trách nhiệm hồn trả gốc và lãi cho khách hàng
vô điều kiện. NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo qui định hiện hành. Việc
qui định các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm mục đích bảo vệ cho người
gửi tiền với mức bảo hiểm tiền gửi của các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả gốc
và lãi cho khách hàng tối đa là 75 triệu đồng. Đồng thời các NHTM không được
cạnh tranh bất hợp lí như thơng tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp… gây ra tâm lí lo
sợ, mất lịng tin của người dân đối với ngân hàng.
 Các NHTM phải đảm bảo được hai yêu cầu là chi phí thấp và qui mô cao
của nguồn vốn huy động
Với chi phí thấp và qui mơ cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để
tài trợ cho các dự án thơng qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ
chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao.
Do mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng khơng chỉ là an tồn và
hưởng lãi mà cịn mong muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng về chuyển tiền, thu
tiền hộ, chi hộ… nên NHTM cần kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn tiền gửi với

Luan van


8

hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm
thỏa mãn nhu cầu khách hàng từ đó thu hút lượng tiền gửi nhiều hơn.
 Hoạt động huy động vốn tiền gửi phải đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu
thanh khoản của ngân hàng
Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín. Có tin tưởng vào sự quản lí và trả nợ
của ngân hàng thì người dân mới gửi tiền. Vì vậy, ngân hàng phải đảm bảo được
khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống
của khách hàng. Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần
nắm bắt kịp thời những tin đồn thất thiệt về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
tìm cách ngăn chặn chúng. Bởi vì nếu khơng ngăn chặn kịp thời những tin đồn này
sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây mất lòng tin của khách hàng dẫn đến
rút tiền hàng loạt địi hỏi ngân hàng phải có phương án đáp ứng thanh khoản kịp
thời như vay thị trường tiền tệ, NHNN để tránh tâm lí lây lan trong khách hàng.
 Các NHTM phải sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng
Ngồi các hình thức huy động vốn từ tài khoản thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm
thơng thường, sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng như kỳ phiếu, trái phiếu,
tín phiếu ngân hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng sẽ giúp
NHTM hạn chế rủi ro của huy động vốn đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng từ đó thu hút lượng tiền gửi nhiều hơn.
 Phải đảm bảo các cam kết với khách hàng
Ngân hàng đảm bảo hồn trả gốc và lãi vơ điều kiện, tham gia bảo hiểm tiền
gửi theo qui định hiện hành, giữ bí mật thơng tin số dư của khách hàng.
 Các NHTM phải đảm bảo tiêu chí về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỉ lệ này là một thước đo độ an tồn vốn của ngân hàng được tính theo tỉ lệ phần
trăm của tổng vốn cấp I và II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

H1 =

Vốn cấp 1+ Vốn cấp 2
Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro


x 100%

Công thức 1.1:tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

Luan van


×