Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
----------------------------------------

Hà Minh Tuấn

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
TRÁI THANH LONG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8.34.01.01

Long An, năm 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
----------------------------------------

Hà Minh Tuấn

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
TRÁI THANH LONG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8.34.01.01
Người HDKH: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn

Long An, năm 2019

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Hà Minh Tuấn

Sinh ngày: 30/09/1978

Quê quán: Xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Hiện đang công tác tại: UBND xã An Lục Long, Châu Thành, Long An.
Là Học viên lớp Cao học ngành Quản trị kinh doanh, Khóa 02 của Trường Đại
học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Mã số học viên: 1781020033
Cam đoan đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy
mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long
An” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp
chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.


Học viên thực hiện luận văn

Hà Minh Tuấn

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS
Nguyễn Đăng Dờn đã giúp tơi có thể vận dụng những kiến thức đã học để
hồn thành luận văn nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Châu Thành, phòng Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành trong thời gian qua đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn nghiên cứu khoa học như
hiện tại.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Minh Tuấn

Luan van


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1

Diện tích trồng thanh long, giai đoạn từ 2015

33

– 2018
Bảng 2.2

Diện tích trồng thanh long phân theo từng

34

xã và diện tích thuộc vùng quy hoạch
ƯDCNC
Bảng 2.3.

Diện tích, sản lượng, năng suất thanh long

35

Bảng 2.4.


Khảo sát diện tích đất của nơng hộ

37

Các mơ hình ứng dụng khoa học, kĩ thuật

43

Bảng
2.5.
Bảng 2.6.

trong sản xuất
Diện tích nhân rộng mơ hình sản xuất thanh

44

long theo hướng Viet gap
Bảng 2.7.

Sản lượng tiêu thụ thanh long giai đoạn từ

49

2015 – 2018
Bảng 2.8

Giá tiêu thụ thanh long và lợi nhuận giai
đoạn từ 2015 – 2018


Luan van

51


iv

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
ĐỒ THỊ VÀ

TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

TRANG

Tỉ trọng thanh long trong xuất khẩu hoa quả

21

HÌNH VẼ
Đồ thị 2.1

tươi của Việt Nam
Đồ thị 2.2.

Diện tích thanh long giai đoạn từ 2015- 2018

35

Đồ thị 2.3.


Sản lượng thanh long giai đoạn từ 2015–

36

2018
Đồ thị 2.4.

Diện tích đất trồng thanh long của nông hộ

38

Đồ thị 2.5.

sản lượng tiêu thụ giai đoạn từ 2015 - 2018

50

Thống kê về thị trường xuất khẩu trái cây

29

Hình 2.1

năm 2018
Hình 2.2

Bản đồ quy hoạch sản xuất thanh long của

32


huyện Châu Thành
Hình 2.3.

Mơ hình tưới tiên tiến tự động

41

Hình 2.4.

Hạ bình điện để phục vụ xử lý ra hoa trái vụ

42

Hình 2.5.

Xử lý ra hoa trái vụ

42

Hình 2.6.

Sơ đồ về mơ hình thu mua thanh long trên

45

địa bàn huyện

Luan van



NỘI DUNG TĨM TẮT
Cây thanh long có thể nói là sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
huyện Châu Thành trong những năm gần đây. Với hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp
nhiều lần so với cây lúa đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất
lẫn tinh thần góp phần thắng lợi trong xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới
đầu tiên của tỉnh Long An.
Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ thanh long huyện Châu Thành vẫn chưa ổn định
và bền vững do còn sản xuất tự phát, sự liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ. Trong vùng
quy hoạch 2.000 ha thanh long ƯDCNC tuy đã có đi sâu nâng cao chất lượng, nhưng vẫn
cịn tập trung tăng diện tích và sản lượng, cịn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung
Quốc.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người nơng dân và chính quyền địa phương huyện
Châu Thành, tỉnh Long An có định hướng trong việc sản xuất và đặc biệt là đẩy mạnh
tiêu thụ trái thanh long, những yếu tố nào mang tính cốt lõi ảnh hưởng đến việc sản xuất
và tiêu thụ. Từ đó, căn cứ vào các đề xuất, biện pháp của tác giả làm cơ sở để đề ra những
phương hướng trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh
tiêu thụ trái thanh long, giải quyết được bài toán “Được mùa – mất giá” của người nông
dân và thay đổi tư duy trông chờ vào thị trường tiêu thụ.

Luan van


SUMMARY
Dragon fruit trees can be said to be successful in transforming crop structure of
Chau Thanh district in recent years. With economic efficiency, many times higher than
rice, people's lives are increasingly improved both materially and spiritually,
contributing to the success of building the district to become the first new rural district of
the province Long An.
However, the production and consumption of dragon fruit in Chau Thanh
district is still unstable and unstable due to spontaneous production, the linkage in

production is not strict. In the planned area of 2,000 ha of dragon fruit forest, although
there has been a deep improvement in quality, it still focuses on increasing the area and
production, depending heavily on the Chinese market.
The research results will help farmers and local authorities in Chau Thanh
district, Long An province with orientation in production and especially promote
consumption of dragon fruits, which are the core elements of photos. enjoy production
and consumption. Since then, based on the suggestions and measures of the author as a
basis to set the direction in the future to improve the efficiency of production
management and promote consumption of dragon fruit, solve the problem. Math "Get the
season - devaluation" of farmers and change the thinking of relying on the consumer
market.

Luan van


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:.......................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM ........................................................................................... 6
1.1.Sản xuất và quản trị sản xuất ........................................................................ 6
1.1.1.Khái niệm sản xuất và quản trị sản xuất .......................................................................... 6
1.1.2. Các mục tiêu của quản trị sản xuất ................................................................................. 7
1.1.3. Nội dung của quản trị sản xuất ....................................................................................... 8
1.1.4. Các biện pháp quản trị sản xuất.................................................................................... 10

1.2. Tiêu thụ sản phẩm ....................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm .................................................................................... 11
1.2.2. Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm.................................................................... 11

1.2.3. Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm .................................................................. 13

1.3. Vai trò của quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .................................. 13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ....... 14
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................................................ 14
1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: ............................................................................... 15

1.5. Nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ...................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 21

CHƯƠNG 2:........................................................................................ 22
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI THANH LONG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN ....... 22
2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế- xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An .. 22
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................... 22
2.1.2.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 22
2.1.3.Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................ 23
2.1.4. Tình hình sản xuất nơng nghiệp .................................................................................... 25

2.2. Vài nét về cây thanh long và sản phẩm cây thanh long ............................. 27
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Long An .......................................................................................... 32
2.3.1. Tình hình sản xuất ......................................................................................................... 32

Luan van


2.3.2

Tình hình tiêu thụ .................................................................................................... 45


2.4. Đánh giá việc sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện
Châu Thành, tỉnh Long An ................................................................................ 53
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn ........................................................................................ 53
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân ........................................................................ 56
2.4.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.............................................................................. 56
2.4.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: .............................................................................. 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................... 58
CHƯƠNG 3:........................................................................................ 59
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ
ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TRÁI THANH LONG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN .................................... 59
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh
Long An .............................................................................................................. 59
3.1.1. Phương hướng và mục tiêu chung của tỉnh Long An ................................................... 59
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu của huyện Châu Thành..................................................... 60

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh
long trên địa bàn huyện Châu thành, tỉnh Long An ........................................ 61
3.2.1. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển “Thanh long sạch” .................. 61
3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu trái thanh long
Châu Thành, Long An............................................................................................................. 64
3.2.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất ........................................................................................ 67
3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật, khuyến nông.............................................................................. 70
3.2.5. Tăng cường đầu tư phát triển vùng chuyên canh thanh long ....................................... 73
3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm thanh long ngay từ vùng nguyên liệu ...................................... 76
3.2.7. Giải pháp hỗ trợ thương lái và doanh nghiệp thu mua ................................................ 79
3.2.8. Đẩy mạnh liên kết “4 Nhà” giữa Nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh
nghiệp....................................................................................................................................... 81

3.2.9. Kiểm soát giá tự do trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người nông dân........................ 83

3.3 Kiến nghị ....................................................................................................... 85
3.3.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Long An, UBND huyện và các Phòng Ban chức năng của
huyện Châu Thành .................................................................................................................. 85
3.3.2. Kiến nghị đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An .................. 86
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An ................................ 87

Luan van


3.3.4. Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Châu Thành ..................... 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................... 88
KẾT LUẬN ......................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 91

Luan van


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài:
Trên con đường phát triển và hội nhập, Việt Nam mặc dù là quốc gia chủ yếu làm
nông nghiệp nhưng đến nay, việc tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn cịn khá lỏng lẻo.Điều này
dẫn đến thực trạng nông sản Việt Nam thường xuyên rơi vào cảnh "được mùa mất giá",
"cung vượt quá cầu" và liên tục phải "giải cứu" khi thương lái ngừng mua.Rau quả, trái
cây là một trong những mặt hàng còn nhiều dư địa để phát triển, tuy nhiên để phát triển
bền vững đòi hỏi vai trò chủ động của người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh

doanh cũng như vai trò của địa phương trong việc quy hoạch, phát triển vùng sản xuất.
Long An là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi
để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị
kinh tế cao. Đồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và
xuất khẩu. Chanh và thanh long là hai loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Long An, được
tỉnh chú trọng đầu tư phát triển bằng nhiều chính sách, chương trình, dự án. Hiện nay,
theo thống kê tổng diện tích chanh là trên 9.400 ha, thanh long là trên 10.300 ha. Trong
đó, thanh long được trồng tập trung nhiều nhất là ở huyện Châu Thành với 8.232 ha và là
vùng nằm trong “Đề án phát triển thanh long ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha trên địa
bàn huyện Châu Thành”.
Việc ứng dụng công nghệ cao và khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một hướng đi tất yếu đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nơng nghiệp. Ngày 17/12/2012, Thủ
tướng Chính phủ đã thơng qua Quyết định số1895/QĐ-TTg về Chương trình phát triển
nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các nhiệm vụ chủ yếu phát triển công nghệ cao
trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, xây dựng và phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu của Chương trình nhằm thúc đẩy phát
triển và ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ cao trong lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần xây
dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hố lớn, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Luan van


2

Thời gian qua, các tỉnh, thành phố cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng đã
triển khai Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nơng nghiệp an
tồn khá quyết liệt và bước đầu đem hiệu quả thiết thực.Ngày 31/3/2017 UBND tỉnh

Long An đã ban hành Quyết định số 1192/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp giai đoạn 2017-2020.Nghị quyết số 71/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của
HĐND tỉnh Long An về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được ban hành
kèm theo Nghị quyết số 254/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Long An.
Trên cơ sở đó, Huyện ủy Châu Thành đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày
30/6/2016 về thực hiện Đề án 2.000 ha thanh long ứng dụng CNC huyện Châu Thành
giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết số 05/NQ/HU ngày 04/04/2017 về việc thành lập tổ hợp
tác, hợp tác xã sản xuất 2.000 ha thanh long ứng dụng CNC giai đoạn 2017-2020. HĐND
huyện Châu Thành đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 29/6/2017 Về việc
thực hiện Quy hoạch sản xuất diện tích 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn
với thành lập Tổ hợp tác và Hợp tác xã trên địa bàn huyện Châu Thành.UBND huyện
Châu Thành đã ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 về việc ban
hành kế hoạch thực hiện đề án 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn với tái
cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 09/02/2017 và
kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 28/02/2017 về kế hoạch thực hiện vùng sản xuất thanh
long ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ thanh long vẫn còn một số khó khăn
nhất định: Hệ thống phân phối thanh long còn nhiều bất cập, chủ yếu theo kênh truyền
thống, người nơng dân tự sản xuất và tìm đầu mối tiêu thụ; thị trường tiêu thụ sản phẩm
thanh long an toàn vẫn chưa được ổn định, chưa gắn kết thị trường nên giá sản phẩm
không cao hơn so với sản phẩm sản xuất bình thường, do đó chưa khuyến khích được
người dân tham gia sản xuất thanh long an toàn; hiệu quả công tác xúc tiến thương mại
chưa cao, chưa mở rộng được việc xuất khẩu chính ngạch vào thị trường các nước, còn
quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc dẫn đến thiếu bền vững, ẩn chứa nhiều rủi ro.

Luan van



3

Đặc biệt vào mùa thanh long chính vụ, sản lượng thanh long quá lớn, doanh nghiệp lại
không điều tiết được lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nên đã xảy ra hiện tượng
ách tắc, ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và nông dân.
Trước bối cảnh này, việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trái thanh long
trên địa bàn huyện Châu Thành là rất cần thiết. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ.
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

-

Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện

Châu Thành, tỉnh Long An
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ
trái thanh long
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh
tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể :
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Long An.
- Phân tích những tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ trái

thanh longtrên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu
thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quản trị sản xuất và tiêu thụ trái thanh
long trong điều kiện hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm:Nghiên cứu đối tượng trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Long An.

Luan van


4

4.2. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đối tượng trong thời gian 4 năm từ năm 2015 đến
năm 2018 và giải pháp cho những năm tiếp theo.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quản trị sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện có ý
nghĩa gì trong phát triển kinh tế của địa phương ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ trái thanh long?
- Cần có biện pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu
thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học:
Nghiên cứu này giúp bổ sung vào hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người nông dân và chính quyền địa phương huyện
Châu Thành, tỉnh Long An có định hướng trong việc sản xuất và đặc biệt là đẩy mạnh

tiêu thụ trái thanh long, những yếu tố nào mang tính cốt lõi ảnh hưởng đến việcsản xuất
và tiêu thụ. Từ đó, căn cứ vào các đề xuất, biện pháp của tác giả làm cơ sở để đề ra những
phương hướng trong thời gian tới nhằmnâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh
tiêu thụ trái thanh long, giải quyết được bài toán“Được mùa – mất giá” của người nông
dân và thay đổi tư duy trông chờ vào thị trường tiêu thụ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đề xuất kết
quả nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua việc nghiên cứu các lý thuyết về
quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản
xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Bao gồm
các phương pháp như: Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản; phương pháp kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
Ngồi ra cịn kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu, thống kê phân tích, phân loại số
liệu thực tế; phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả. Để đi đến đánh giá

Luan van


5

chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh Long An.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Đã có một số cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc sản xuất và tiêu
thụ trái thanh long, tuy nhiên nhìn chung các cơng trình vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu
việc nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và tiêu thụ trái thanh long nói chung và trái
thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An nói riêng. Do vậy tác giả đã
chọn nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên
địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tổng quan một số cơng trình như sau:

Nguyễn Thị Anh Thơ (2016) nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
thanh long ruột đỏ tại huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ khoa học
kinh tế đại học Huế. Luận văn chỉ nghiên cứu chủ yếu hiệu quả kinh tế trong sản xuất
thanh long ruột đỏ, chưa đi sâu vào nghiên cứu việc quản trị sản xuất cũng như việc tiêu
thụ trái thanh long nói chung.
Trương Hồng Chinh (2014) nghiên cứu “ Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền
vững cho trái thanh long của tỉnh Long An”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung vào việc tìm ra giải pháp sản xuất và xuất
khẩu bền vững, tuy nhiên chưa đi sâu vào phân tích việc sản xuất và tiêu thụ trái thanh
long trên địa bàn tỉnh Long An.
Công ty TNHH Thanh long Hồng Hậu (2013) nghiên cứu cơng trình: “Chiến
lược xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ”. Chủ yếu nghiên cứu tình hình xuất khẩu
thanh long của tỉnh Bình Thuận và các nhân tố tác động tới các hoạt động xuất khẩu
thanh long, chưa đưa ra giải pháp phát triển mang tính lâu dài gắn liền với 3 mục tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường.
Phạm Thanh Thảo (2012) nghiên cứu về “ Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ
thanh long tại bang California Mỹ”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày về nhu cầu tiêu thụ trái thanh long Việt Nam tại bang
California của Mỹ, chưa đi sâu vào giải pháp trồng và xuất khẩu loại trái cây này sang
Mỹ và chỉ nghiên cứu chủ yếu vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, chưa đi sâu nghiên
cứu khả năng trồng và cung cấp loài trái cây đặc sản này tại Long An.

Luan van


6

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TIÊU

THỤ SẢN PHẨM
1.1.Sản xuất và quản trị sản xuất
1.1.1.Khái niệm sản xuất và quản trị sản xuất
1.1.1.1. Sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra
sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những
doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ
lạnh,... mới gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm
vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường,
quan niệm như vậy khơng cịn phù hợp nữa.
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là ngun vật liệu thơ, con
người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác
để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng
tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ
thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào
biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
1.1.1.2. Quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra
theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Quản trị sản
xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố
đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật
chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Quy trình quản lý sản xuất gồm 4 cơng đoạn chính: Đánh giá năng lực sản xuất;
hoạch định nhu cầu nguyên liệu, quản lý các công đoạn sản xuất và quản lý chất lượng
sản phẩm.

Luan van



7

-

Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh

nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào.
Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, người sản xuất có đáp ứng
được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
-

Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng

của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch
định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
-

Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết

trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý
nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
-

Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của

doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trị của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.
Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại
của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
1.1.2. Các mục tiêu của quản trị sản xuất
Các doanh nghiệp, người sản xuất nói chung khi tiến hành các hoạt động sản xuất

kinh doanh có mục tiêu chung nhất là sinh lời và tối đa hóa lợi nhuận (trừ các doanh
nghiệp hoạt động cơng ích khơng vì lợi nhuận). Khi đầu tư vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh trên thị trường, quản trị sản xuất với tư cách là bộ phận của các chức năng
quản trị có nhiệm vụ là tổ chức, quản lý, sử dụng các yếu tố đầu vào sau đó tạo ra các yếu
tố đầu ra nhằm đạt mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Nhằm thực hiện mục tiêu chung đó, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau:
- Tối thiểu hóa chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị đầu ra.
- Rút ngắn thời gian sản xuất.
- Cung ứng đúng thời điểm, đúng địa điểm và đúng khách hàng.
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.
- Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp,
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Luan van


8

1.1.3. Nội dung của quản trị sản xuất
Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất bao gồm:
- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm: Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội
dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị
trường mọi hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều
phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất. Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản
phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn
lực sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay khơng nên sản xuất?
Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả
mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.

- Thiết kế sản phẩm và quy trình cơng nghệ: Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị
trường một cách nhanh chóng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong
điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị
trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất
của doanh nghiệp. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình cơng nghệ sản
xuất tương ứng. Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần
thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có
khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế.
- Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp: Quản trị năng lực sản xuất của
doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai. Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới
trên thị trường để phát triển sản xuất. Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây
lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở q trình sản xuất sau này. Quy
mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến loại hình
sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp.
- Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp): Định vị doanh nghiệp
là q trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện
những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. Định vị doanh

Luan van


9

nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc trong những trường
hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh, bộ phận sản xuất
mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới..) Định vị doanh nghiệp là một hoạt
động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi

thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vơ hình và hữu hình.
- Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp (Bố trí mặt bằng sản xuất): Bố trí sản xuất là
xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị một cách
hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh
lý và các yếu tố xã hội. Những phương pháp thiết kế, lựa chọn phương án bố trí sản xuất
áp dụng rộng rãi hiện nay vẫn là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Gần đây người ta
đã thiết kế những chương trình phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa
chọn phương án bố trí tối ưu. Tuy nhiên, do phải tính đến những địi hỏi về cơng nghệ và
yếu tố tâm lý xã hội đặt ra nên để đi đến kết quả cuối cùng phải dựa vào cả các chỉ tiêu
định tính.
- Lập kế hoạch các nguồn lực: Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định
kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất
nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về
mua sắm nguyên vật liệu... nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất.
- Điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản
xuất đã đặt ra, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao
các cơng việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở
từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản
xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều độ
sản xuất là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn
sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
- Kiểm soát hệ thống sản xuất: Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có
hai nội dung quan trọng nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho.
Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn
trong giá thành sản phẩm. Ngồi ra dự trữ khơng hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ

Luan van


10


số sử dụng và vòng quay của vốn hoặc gây ra ách tắc cho q trình sản xuất do khơng đủ
dự trữ nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hồn chỉnh khơng bán được.
Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược. Để sản
xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi
của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp phải có chất lượng cao
và thường xuyên được kiểm sốt. Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của
công tác quản lý các yếu tố, bộ phận tồn bộ q trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
1.1.4. Các biện pháp quản trị sản xuất
1.1.4.1.Quản lý việc sản xuất
Thơng thường có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được linh hoạt áp dụng
trong từng doanh nghiệp:
-

Phương pháp tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản

xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ q
trình sản xuất thành từng bước cơng việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan
hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách
một bước cơng việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và
dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động
cao.
-

Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là khơng

thiết kế quy trình cơng nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt
mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong
cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
-


Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một

hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta khơng lập quy trình cơng
nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Quản lý sản xuất là một cơng đoạn phức tạp và có vai trị quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Kế hoạch hóa q trình sản xuất
Thực tế ln có sự sai khác giữa dự báo và thị trường nơi mà một doanh nghiệp
muốn thâm nhập. Vì vậy kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất có

Luan van


11

tính thời gian chờ đợi, thời gian máy hỏng, và phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu sản
phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất phải được điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với
mọi điều kiện biến động của nhu cầu. Điều đó làm cho quản lý sản xuất trở thành một
nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, với các yêu cầu của quản lý
sản xuất là :
- Chất lượng sản phẩm cao.
-

Đảm bảo khả năng họat động tốt của hệ thống sản xuất, các thiết bị và các

xưởng sản xuất đựơc sắp xếp phù hợp với dòng di chuyển vật chất.
- Quản lý tốt các nguồn lực (con người, vật chất và tài chính).

1.2. Tiêu thụ sản phẩm

1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên
là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong q trình tuần hồn
các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết
định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của
doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở
các khâu bao gồm: Phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lơ hàng để
bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến
giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa địi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động
trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu
cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế
hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các
hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán
hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
1.2.2. Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm
Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm từ việc xác định nhu cầu, tìm
kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm cho đến việc lựa chọn phương thức tiêu
thụ cho thích hợp với từng loại thị trường, từng loại sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ.

Luan van


12

Lựa chọn phương thức tiêu thụ thích hợp với từng loại sản phẩm - một nội dung
giữ vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp căn cứ vào những
thông tin về thị trường như cung cầu hàng hoá, giá cả, các điều kiện và các phương thức
mua bán - thanh toán, chất lượng hàng hoá dịch vụ; và những thông tin chung về môi
trường. Những thông tin này được sử dụng trong việc điều phối các kênh phân phối và

quản lý hệ thống phân phối, là căn cứ để đưa ra các quyết định về điều hoà lực lượng sản
xuất bán ra, thay đổi giá cả và hoạch định chính sách phân phối. Phương thức tiêu thụ sản
phẩm có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì
đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu
dùng. Nếu phương thức đơn giản, thuận tiện cho người tiêu dùng sẽ góp phần đẩy mạnh
cơng tác tiêu thụ và ngược lại nó sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, lưu thơng
chậm chạp. Thực tế có khá nhiều phương thức phân phối. Nếu ta căn cứ vào quá trình
vận động hàng hố từ người sản xuất đến người tiêu dùng, người ta chia thành các loại
sau:
- Phương thức phân phối trực tiếp
- Phương thức phân phối gián tiếp
- Phương thức phân phối hỗn hợp
Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và những chính sách
lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thoã mãn nhu cầu thị trường
và thị hiếu của khách hàng trong từng thời gian nhất định. Xây dựng chiến lược sản phẩm
phải phù hợp với thị trường về cơ cấu, số lượng chất lượng và thời gian. Chiến lược sản
phẩm bảo đảm sự phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng, gắn bó chặt chẽ giữa sản
xuất và tiêu dùng, giữa kế hoặch và thực hiện, đảm bảo việc đưa sản phẩm hàng hoá vào
thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận, chiến lược sản phẩm còn đảm bảo sự phát
triển và mở rộng thị trường trên cơ sở coi trọng công tác cải tiến và chế thử sản phẩm
mới cũng như việc theo dõi chu kì sống của sản phẩm. Vấn đề then chốt của chiến lược
sản phẩm cũng như mục tiêu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là đưa ra sản
xuất kinh doanh những mặt hàng được thị trường chấp nhận.
Cùng với việc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm, cần chú ý đặc biệt đến
chiến lược giá cả. Chiến lược giá cả giữ vai trị đặc biệt quan trọng, nó là mục tiêu tồn tại

Luan van


13


của doanh nghiệp, quyết định mức lợi nhuận đạt đựơc, góp phần củng cố vị trí và hình
ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp cần tính tốn đầy đủ chi phí
cũng như thu nhập để có thể lựa chọ mức giá cuối cùng phù hợp tình hình cạnh tranh và
thích ứng với điều kiện bên trong của doanh nghiệp
Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các hoạt động
hỗ trợ như: Quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, tham gia các hiệp hội kinh doanh,
thiết lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm,… các hoạt động này được thực hiện trước và
trong suốt quá trình sản xuất nhằm duy trì và tạo ra các u cầu mới có thể tăng dung
lượng thị trường, tăng doanh số bán và lợi nhuận thu được, giảm bớt những khó khăn khi
đưa sản phẩm vào thị trường, củng cố vị trí uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác
thông qua biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có hiệu quả doanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng
định hướng và sử dụng thu nhập của mình vào việc mua sắm những sản phẩm phù hợp.
1.2.3. Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
được hiểu là một quá trình gồm nhiều cơng việc khác nhau tõ việc tìm hiểu nhu cầu, tìm
nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các phục vụ
sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành...
Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 q trình có
liên quan:
Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói,
lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên
cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.

1.3. Vai trò của quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu của người sản xuất nói chung là mang lại giá trị (gia tăng) cho khách
hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm khách hàng mong muốn. Nói cách khác,
khách hàng ln sẵn lịng trả tiền mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi họ hài lịng về giá trị
của nó. Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt

động của doanh nghiệp và người sản xuất nói chung. Nếu quản trị sản xuất tốt, ứng dụng
các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tận dụng được các lợi thế, tạo khả năng sinh lợi

Luan van


14

lớn. Quản trị sản xuất ngày càng được quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc
bén trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường. Sự thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự
đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất.
Có thể nói sự tồn tại của hoạt động sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
công tác tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất mà không đưa được sản phẩm đến với người
tiêu dùng thì sản xuất chỉ trở nên vô nghĩa. Đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn có mối liên kết với nhau, thơng qua vai
trị lưu thơng ln chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những
yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hồn thiện q trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong
sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ
đồng nghĩa với góp phần giảm chi phí của tồn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi
nhuận cho doanh nghiệp, người sản xuất. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học q trình tiêu
thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt...
Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp, người sản xuất
có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng
mở rộng thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo
đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ
sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp
ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.


1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Mơi trường pháp luật, chính trị: Muốn hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đạt hiệu quả, cần có cơ chế khuyến khích sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ tuân thủ
nghiêm ngặt pháp luật. Chúng có thể tạo ra rủi ro hoặc cũng có thế đó là các cơ hội. Các
văn bản pháp luật về kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và hoạt động đẩy mạnh
thị trường tiêu thụ.

Luan van


×