Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 78 trang )

BỘ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

VŨ LONG HƢNG

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, tháng 05/2020

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

VŨ LONG HƢNG

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Long An, tháng 05/2020

Luan van


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Vũ Long Hƣng

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc
và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Kinh tế Cơng
nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các Anh/Chị đồng nghiệp
đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã hết lịng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng
góp ý kiến quý báu trong q trình làm luận văn.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phịng SĐH&QHQT Trƣờng Đại học
Kinh Tế Cơng Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã
nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế, luận văn đƣợc hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến của
các thầy cô giáo cùng các bạn.

Học viên thực hiện luận văn

Vũ Long Hƣng

Luan van


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa là hoạt động tạo
ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng chiếm trên 80% tổng thu nhập của Chi
nhánh. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động này là rất lớn, có thể gây nên hậu quả rất nghiêm
trọng. Mặc dù, trong thời gian qua Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa đã có những
biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro tín dụng nên nợ xấu có xu hƣớng giảm. Tuy
nhiên, cũng khơng thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Vì vậy,

địi hỏi Ngân hàng phải tìm hiểu, đánh giá những rủi ro trong hoạt động cho vay để tìm
ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng.
Luận văn đã tập hợp những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thƣơng mại; các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng; các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. Qua đó, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt
động cho vay; thực trạng rủi ro tín dụng; các biện pháp đã đƣợc thực hiện nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa giai đoạn 2017 - 2019.
Qua đó, thấy đƣợc những mặt đạt đƣợc và tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay.
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp tình hình thực tế trên của chi
nhánh để hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa phát triển bền
vững trong thời gian tới.
Thêm vào đó, luận văn cần đƣợc xem nhƣ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi
mở cho những ngƣời quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.

Luan van


iv

ABSTRACT
Credit activity at Agribank Thanh Hoa is the main source of profit for the bank,
accounting for over 80% of the Branch's total income. Therefore, the risk in this
activity is very large, can cause very serious consequences. Although, in the past,
Agribank Thanh Hoa has taken positive measures to minimize credit risks, so bad
debts tend to decrease. However, it is impossible to control all the risks brought about
by this activity. Therefore, it requires banks to learn and assess the risks in lending
activities to find solutions to limit bank credit risks.
The thesis has gathered the basic arguments about credit risks at commercial
banks; measure loan targets; measures to limit credit risks of commercial banks.

Thereby, the dissertation analyzed the current situation of lending activities; credit risk
situation; Measures have been taken to limit credit risks at Agribank Thanh Hoa in the
period of 2017-2019. Thereby, seeing the achievements and shortcomings in lending
activities. Based on that, propose solutions and recommendations suitable to the actual
situation in the locality for the sustainable development of Agribank Thanh Hoa's
lending activities in the coming time.
In addition, the dissertation should be viewed as a useful reference for
researchers interested in this field of study and are new issues that are open to those
interested in further clarification./.

Luan van


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... .i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ...ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................... ......x
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. .xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ............................................................................................................ 3
1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng .............. .3
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ...................................................................... ..3
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................. ..4
1.1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ...................................................................... ..5
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................... ..7
1.2. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ............ .8
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ........................................................................... .8
1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng .............................................................................. .8

Luan van


vi

1.2.3. Kiểm sốt và hạn chế rủi ro tín dụng ......................................................... .9
1.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng .................................................................................. .10
1.2.5. Một số chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng ......... .10
1.3. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân
hàng hiện nay ..................................................................................................... .13
1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả ..................................... .13
1.3.2. Thực hiện xếp hạng rủi ro tín dụng ............................................................ .14
1.3.3. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tiền vay ......................................... .14
1.3.4. Tuân thủ tuyệt đối quy trình cho vay ......................................................... .15
1.3.5. Mua bảo hiểm tiền vay ............................................................................... .15

1.3.6. Xử lý nợ xấu có hiệu quả ........................................................................... .16
1.3.7. Trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định ...................... .16
1.4. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thƣơng mại trên
địa bàn và Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ........... .16
1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thƣơng mại trên
địa bàn ......................................................................................................... .16
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ........................... .19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... .20
CHƢƠNG 2 . THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN
THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN ............................................................................ .21
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An...................................... .21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. .21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ................................................ .23
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................. .25
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ...................... .30
2.2.1. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn ..................................................... .30

Luan van


vii

2.2.2. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu ............................................................ .33
2.2.3. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ ............................................................... .36
2.2.4. Rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu khác ......................................................... .37

2.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An .................. .39
2.3. Đánh giá chung về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ........... .45
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................. .45
2.3.2. Những mặt còn hạn chế ............................................................................. .46
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... .47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................... .51
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN ............................................................ .52
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam và mục tiêu thực hiện của chi nhánh huyện Thạnh Hóa.............. .52
3.1.1. Định hƣớng phát triển ................................................................................. .52
3.1.2. Mục tiêu thực hiện ...................................................................................... .52
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ........... .53
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng .................................................. .53
3.2.2. Khai thác có hiệu quả thơng tin trong hoạt động tín dụng ......................... .55
3.2.3. Thực hiện tốt chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ .................................. .55
3.2.4. Tn thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối.......................................... .56
3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng ..................... .58
3.2.6. Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..................... .58
3.2.7. Tăng cƣờng thực hiện tốt xử lý nợ quá hạn và thu hồi nợ xấu trong hoạt
động tín dụng .............................................................................................. .59
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... .60
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Long An ................................................................................... .60

Luan van



viii
3.3.2. Đối với Ủy Ban Nhân dân huyện Thạnh Hóa ............................................. .62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................. .62
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... .64

Luan van


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

TIẾNG VIỆT
Tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural

1

Agribank

Development
Tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
Tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural


2

Agribank

Development – Branch Thanh Hoa Town, Long An Province

Thạnh Hóa

Tiếng Việt: Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
Cán bộ tín dụng

3

CBTD

4

CIC

5

DN

Doanh nghiệp

6

KH


Khách hàng

7

NH

Ngân hàng

8

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

9

NQH

Nợ quá hạn

10

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

11




Quyết định

12

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

13

RR

Rủi ro

14

RRTD

Rủi ro tín dụng

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

TCKT


Tổ chức kinh tế

17

TCTC

Tổ chức tài chính

18

TCTD

Tổ chức tín dụng

19

TD

Tín dụng

20

TP

Thành phố

21

TSĐB


Tài sản đảm bảo

Tiếng Anh: Center Information Credit
Tiếng Việt: Trung tâm thông tin tín dụng

Luan van


x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự

Tên bảng
Trang
Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn
Bảng 2.1
26
2017 – 2019
Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa
Bảng 2.2
27
giai đoạn 2017 – 2019
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thạnh Hóa giai
Bảng 2.3
29
đoạn 2017 – 2019
Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn
Bảng 2.4
30

2017 – 2019
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa
Bảng 2.5
31
giai đoạn 2017 – 2019
Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai
Bảng 2.6
32
đoạn 2017 – 2019
Nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn
Bảng 2.7
33
2017 – 2019
Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn
Bảng 2.8
34
2017 – 2019
Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017
Bảng 2.9
34
– 2019
Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Thạnh Hóa
Bảng 2.10
35
giai đoạn 2017 – 2019
Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai
Bảng 2.11
36
đoạn 2017 – 2019
Số liệu trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tại Agribank Thạnh

Bảng 2.12
36
Hóa giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.13

Vịng quay vốn tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn
2017 – 2019

Bảng 2.14 Hệ số thu nợ của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
Thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank Thạnh Hóa
Bảng 2.15
năm 2019

Luan van

37
38
40


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Thứ tự

Tên hình vẽ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phịng ban

Trang

23

Hình 2.2

Tình hình nợ xấu, nợ q hạn, nợ nhóm 5 tại Agribank Thạnh
Hóa giai đoạn 2017 – 2019

35

Hình 2.3

Vịng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ tại Agribank Thạnh
Hóa giai đoạn 2017 – 2019

38

Luan van


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng,
nhƣng hoạt động tín dụng cũng ln tiềm ẩn các rủi ro, rủi ro cũ không mất đi, rủi ro
mới khơng ngừng phát sinh, gây ảnh hƣởng khơng ít đến kết quả kinh doanh của Ngân
hàng. Đặc biệt đối với Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, thu nhập của tín dụng chiếm
từ 60-80% nguồn thu nhập của Ngân hàng. Song cũng chính trong hoạt động này,
Ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng

(RRTD) đối với các Ngân hàng thƣơng mại thƣờng là rất lớn, hậu quả của nó rất nặng
nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị mất đi, cùng với
sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, làm xấu đi tình
hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các Ngân hàng thƣơng mại.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, kinh tế trong
nƣớc vẫn cịn nhiều khó khăn, thử thách. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị
- điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là làm sao quản lý để đảm bảo an
tồn tín dụng, kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả, bảo đảm hoạt động tín dụng
trong rủi ro có thể chấp nhận đƣợc, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng
nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng
khác.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank) cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định về hạn chế RRTD. Song trong
môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động, RRTD cũng ngày càng trở nên đa dạng
hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và ln có khả năng xảy ra. Agribank sẽ
khó đảm bảo đƣợc an tồn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nếu khơng thƣờng
xun tăng cƣờng hạn chế RRTD.
Để phát triển ổn định, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và của Agribank nói riêng.
Là nhân viên làm việc tại Agribank Thạnh Hóa, nhằm để tăng thêm lợi nhuận,
góp phần nâng cao uy tín và tạo lợi thế của chi nhánh trong cạnh tranh, với những hiểu

Luan van


2
biết, những kiến thức có đƣợc trong q trình làm việc và nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của công tác hạn chế RRTD. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu trên, tác giả chọn
nghiên cứu đề tài: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An” để thực hiện văn thạc

sỹ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng
nói chung và rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 2019.
Đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa
giai đoạn 2020 – 2025.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa giai
đoạn 2017 – 2019 nhƣ thế nào? Thành tựu và tồn tại trong việc hạn chế rủi ro tín dụng
tại Agribank Thạnh Hóa? Ngun nhân của những tồn tại?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa?
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại và thực tiễn
tại Agribank Thạnh Hóa.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khơng gian: Nghiên cứu đối tƣợng tại Agribank Thạnh Hóa.
Thời gian: Trong giai đoạn 2017-2019.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính, cụ thể bao gồm các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng
pháp diễn giải, phƣơng pháp phân tích,…

Luan van


3

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo Markowitz (1952) “Rủi ro là một mệnh đề thể hiện sự không chắc chắn.
Trong hoạt động tài chính, biến thiên của kết quả hoạt động là một đại diện cho rủi ro
và do đó nhà đầu tƣ nên cân nhắc giữa kết quả kỳ vọng - điều mong đợi và biến thiên
của kết quả hay rủi ro - điều khơng mong đợi”.
Cịn theo Timothy W. Koch và S. Scott Mac Donald (2009) thì “Một khi NH
nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi KH sai hẹn – có nghĩa là KH khơng thanh
tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu
nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc KH khơng thanh tốn hay thanh tốn
trễ hạn”. Trong nghiên cứu của Henie Van Greuning - Sonja B rajovic Bratanovic
(1999) thì “Rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời đi vay không thể chi
trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động NH”.
Theo Tomaz R. Bielecki và Marek Rutkowski (2004): “Rủi ro tín dụng là khả
năng KH không thực hiện đầy đủ những cam kết/nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng”.
Theo Điều 3, Thơng tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc
NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ
của TCTD, chi nhánh NH nƣớc ngồi do KH khơng thực hiện, hoặc khơng có khả
năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem
lại nguồn thu chủ yếu, chiếm đến 60% - 80% lợi nhuận của NHTM. Tuy nhiên đây
cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự luân
chuyển tiền tệ và khả năng thanh khoản của NHTM (World Bank, 2009). Vì vậy, việc
nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM có ý nghĩa quan trọng nhằm
hạn chế tối đa tổn thất và nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của tổ chức này
Khoản 01 Điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng (gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có

Luan van


4
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngồi do
khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Tổn thất có khả năng xảy ra đối với Ngân hàng khi ngƣời đi vay không trả đƣợc
nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho Ngân hàng; khả năng xảy ra tổn
thất trong hoạt động Ngân hàng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất quan trọng nhất trong hoạt động Ngân hàng, là loại
rủi ro chủ yếu của rủi ro Ngân hàng.
Nhƣ vậy, có thể nói rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà
trong đó Ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không
đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong q trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, cho th tài chính, bảo lãnh, bao
thanh tốn của Ngân hàng. [13]
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro
nghiệp vụ. Rủi ro giao dịch là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình giao
dịch tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng. Rủi ro giao dịch là loại rủi ro mang nặng
tính chủ quan của bên cho vay trong quá trình tác nghiệp, bao gồm:
Rủi ro lựa chọn là q trình đánh giá, phân tích, lựa chọn khi tác nghiệp chƣa
tốt: Phân tích, đánh giá khách hàng thiếu bao qt, cịn nhiều sơ hở. Phân tích, lựa
chọn phƣơng án vay vốn của khách hàng còn lỏng lẻo, qua loa. Lựa chọn phƣơng án

thu nợ thiếu cân nhắc có nhiều sơ hở dẫn đến rủi ro.
Rủi ro đảm bảo là rủi ro các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài sản: Điều khoản
đảm bảo tín dụng thiếu chặt chẽ, rõ ràng; Danh mục tài sản đảm bảo thiếu tính cụ thể;
Hình thức đảm bảo và phƣơng pháp xử lý tài sản còn bất cập; Tỷ lệ đảm bảo tài sản
thiếu dứt khoát, rõ ràng.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các

Luan van


5
khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục
cho vay của NH. Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa tác
động của các nhân tố khách quan. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung.
Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố rủi ro bên trong của mỗi khách hàng vay vốn,
ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động.
Rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp Ngân
hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. [2]
1.1.3. Ngun nhân rủi ro tín dụng
Nhóm nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan gây tác động và ảnh hƣởng trên bình diện rộng: Do sự

biến động của mơi trƣờng kinh tế (nội địa, tồn cầu); những bất cập trong cơ chế,
chính sách của nhà nƣớc; hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng chƣa hoàn
thiện; những nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh....)
Nhóm ngun nhân thuộc về người đi vay
Tình hình SXKD thiếu ổn định vững chắc; tình hình tài chính khơng tốt; cơng
tác quản lý kinh doanh cịn hạn chế; thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của ngƣời đi
vay; hiện tƣợng cố ý, cố tình lừa đảo; ngƣời đi vay sử dụng vốn sai mục đích, khơng
có thiện chí trong việc trả nợ vay.
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn Ngân hàng đều có các phƣơng án kinh
doanh cụ thể, khả thi, nếu không kiểm tra, phân tích xem xét, có thể bị rủi ro. Số lƣợng
doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản
tuy không nhiều, nhƣng khơng phải khơng có, thậm chí có những vụ việc phát sinh hết
sức nặng nề và nghiêm trọng, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu

Luan van


6
đến các doanh nghiệp khác.
Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém cũng là lý do phát sinh rủi ro. Nhiều
doanh nghiệp đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý. Quy mơ kinh
doanh phình ra q to so với tƣ duy quản lý, là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của
các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành cơng trên thực tế.
Doanh nghiệp cùng một lúc vay vốn tại nhiều Ngân hàng, làm cho việc theo dõi,
quản lý trở nên phức tạp, khó theo dõi đƣợc dịng tiền, dẫn đến việc sử dụng vốn vay
chồng chéo và mất khả năng thanh tốn dây chuyền.
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô nguồn vốn
chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối là đặc điểm chung của hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam. Cơng tác quản lý tài chính kế tốn cịn tùy tiện, thiếu đồng bộ,
mang tính đối phó, làm cho thơng tin Ngân hàng có đƣợc khơng chính xác, chỉ mang

tính chất hình thức. Do đó, khi cán bộ Ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của
doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế
và sai lệch quá nhiều, rủi ro xảy ra là lẽ đƣơng nhiên.
Nhóm nguyên nhân thuộc về Ngân hàng cho vay
Chính sách tín dụng chƣa hợp lý; chƣa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm trong hoạt động TD; chƣa xác định đúng quy mơ và tốc độ tăng trƣởng của tín
dụng; chƣa có chính sách khách hàng hợp lý; chƣa linh hoạt trong lãi suất và ƣu đãi lãi
suất; chƣa đơn giản hóa quy trình thủ tục cấp tín dụng; chƣa có chiến lƣợc cạnh tranh
và marketing hợp lý; quá cứng nhắc trong việc xác định và kiểm sốt hạn mức tín
dụng; quy trình cho vay có nhiều kẽ hở bị khách hàng lợi dụng; trình độ chun mơn
nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cịn hạn chế; đạo đức kinh doanh chƣa tốt.
Các nguyên nhân nêu trên, trƣớc hết phải nói đến các Ngân hàng cịn thiếu một
chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hƣớng
chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về
bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn.
Ngân hàng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, để phân tích,đánh giá
khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phƣơng án xin vay, hoặc xác định
thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của khách hàng.
Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay, làm cho

Luan van


7
Ngân hàng không phát hiện kịp thời dù vốn vay đã bị sử dụng sai mục đích.
Ngân hàng quá tin tƣởng vào tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, bảo lãnh, bảo
hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi vốn vay.
Chạy theo thành tích số lƣợng hoặc chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lƣợng
khoản tín dụng, quá tin tƣởng vào phƣơng án kinh doanh của khách hàng.
Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng Ngân

hàng chƣa theo kịp yêu cầu. Quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ Ngân hàng chƣa thỏa
đáng, không giữ đƣợc cán bộ có tài năng.
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Hậu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi, thì Ngân hàng phải sử dụng
các nguồn vốn để trả cho ngƣời gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, Ngân hàng
khơng có đủ nguồn vốn để trả cho ngƣời gửi tiền thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là
làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh
giảm khơng những trong thị trƣờng nội địa mà cịn lan rộng ra các nƣớc, kết quả kinh
doanh của Ngân hàng ngày càng xấu, có thể dẫn Ngân hàng đến thua lỗ hoặc đƣa đến
bờ vực phá sản, nếu khơng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Hậu quả đối với nền kinh tế xã hội
Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu
cầu vay lại. Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra, thì khơng những Ngân hàng chịu thiệt
hại mà quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng bị ảnh hƣởng.
Khi một Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng với mức độ lớn, sẽ ảnh hƣởng đến
ngƣời gửi tiền làm cho ngƣời gửi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút tiền,
khơng những ở Ngân hàng có sự cố mà cịn ở những Ngân hàng khác, làm cho toàn bộ
hệ thống Ngân hàng gặp phải khó khăn. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra và ảnh
hƣởng rất nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng.
Hệ thống Ngân hàng bị ảnh hƣởng, hoạt động không hữu hiệu sẽ ảnh hƣởng
đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Nó có thể làm cho nền kinh tế bị suy giảm, lạm
phát tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Luan van


8

Tóm lại, rủi ro tín dụng của các Ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau,
rủi ro cấp độ nhẹ cũng làm cho Ngân hàng bị giảm lợi nhuận, rủi ro ở cấp độ nặng làm
cho Ngân hàng không thu đủ vốn lãi, hoặc bị mất cả vốn lẫn lãi, dẫn đến Ngân hàng bị
thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục đƣợc, Ngân hàng sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng.
Chính vì vậy địi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những
biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. [2]
1.2. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Hạn chế rủi ro tín dụng là một q trình bao gồm 4 cơng đoạn sau:
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là xác định mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu định
tính và định lƣợng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách
hàng. Để nhận diện rủi ro một cách khoa học, thực tế và chính xác, nhà quản trị sẽ căn
cứ vào các dấu hiệu cảnh báo của các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của
khách hàng vay vốn để có kết luận.
Nói cách khác nhận diện rủi ro tín dụng là việc xây dựng mơ hình thích hợp,
trên sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để lƣợng hóa mức độ rủi ro mang lại từ
phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối
với một khách hàng, cũng nhƣ để trích lập dự phịng rủi ro.
1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Nợ quá hạn (Expired Debt)
Theo thông tƣ 02 /TT- NHNN thì Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc
toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạ. Nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng đƣợc
hồn trả đúng hạn theo các cấp độ sau: Các khoản nợ quá hạn dƣới 91 ngày (khoản
mục chính của nợ cần chú ý); các khoản nợ quá hạn từ 91 đến dƣới 180 ngày (khoản
mục chính của nợ dƣới tiêu chuẩn); các khoản nợ quá hạn từ 180 đến dƣới 360 ngày
(khoản mục chính nợ nghi ngờ); các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày (khoản mục
chính của nợ có khả năng mất vốn). [13]
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans – NPL)

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhƣng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó

Luan van


9
đƣợc gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hƣởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, do đó cần đƣợc theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Nợ xấu bao gồm:
+ Nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) Gồm các khoản nợ đƣợc TCTD đánh
giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, và có khả năng tổn thất
một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) Gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng
đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360
ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại.
+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) Gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức
tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ
quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã
cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở thời điểm so sánh (Nợ
xấu/Tổng dƣ nợ). Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà Ngân hàng thƣơng mại
phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu khơng muốn Ngân hàng gặp
tình huống nguy hiểm. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu không đƣợc
vƣợt quá 3%.
1.2.3. Kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng
Kiểm sốt rủi ro tín dụng đƣợc coi là nội dung quan trọng trong việc hạn chế rủi
ro tín dụng. Khi đã nhận diện và đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng có thể xảy ra, mà
khơng kiểm sốt đƣợc, thì hiệu quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng sẽ bằng khơng.
Kiểm sốt rủi ro tín dụng sẽ đƣợc thực hiện theo các hƣớng sau đây:

+ Né tránh rủi ro: Biết rủi ro mà không né tránh, ắt sẽ gánh chịu hậu quả. Do đó
né tránh rủi ro là chủ động tìm một hƣớng đi trong hoạt động tín dụng, mà ở đó rủi ro
sẽ khơng xảy ra, hoặc có xảy ra nhƣng ở mức độ thấp nhất có thể.
+ Ngăn ngừa rủi ro: Ngăn ngừa rủi ro tín dụng, khơng có tính chất chủ động
hồn tồn nhƣ né tránh rủi ro, nhƣng vẫn phải chấp nhận nó. Nghĩa là khi hoạt động
kinh doanh Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng cần đƣợc phát triển theo một
chiều hƣớng và chỉ tiêu đặt ra, thì dù có khả năng rủi ro xuất hiện, Ngân hàng cũng

Luan van


10
không thể nằm im không hoạt động. Trong trƣờng hợp đó, cần có biện pháp ngăn ngừa
rủi ro một cách cụ thể rõ ràng để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
+ Giảm thiểu rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, phải chấp nhận
rủi ro, coi đó là một hiện tƣợng khách quan. Vấn đề quan trọng là làm sao để rủi ro
nếu có xảy ra, thì chỉ ở mức độ tối thiểu.
1.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng
Hạn chế rủi ro tín dụng là ta phải chấp nhận một thực tế là rủi ro luôn luôn xảy
ra, cho dù rủi ro đó có tính khách quan hay chủ quan, vơ tình hay cố ý. Rủi ro đó có
thể xảy ra với bất cứ Ngân hàng nào. Thấu suốt quan điểm này là để luôn chấp nhận và
sẵn sàng đối mặt với rủi ro tín dụng để tự tin giải quyết vấn đề. Do đó, khi rủi ro thực
sự đã đến, nhà quản trị cịn có một hành lang bảo vệ cuối cùng, đó là việc phân loại và
xử lý rủi ro, và đó là cách xử lý bắt buộc cuối cùng. Để xử lý rủi ro, Ngân hàng có
nhiều phƣơng án nhƣng phƣơng án mang tính chất chủ đơng hồn tồn về phƣơng diện
tài chính là chủ động trích lập dự phịng rủi ro, và khi đã co quỹ dự phịng rủi ro, Ngân
hàng hồn tồn chủ động để xử lý.
1.2.5. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng
Đo lƣờng rủi ro tín dụng là cơ sở để NH xây dựng chính sách cho vay hợp lý,
chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống nhằm hạn chế rủi ro

tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Các chỉ tiêu dùng để
đo lƣờng rủi ro trong hoạt động cho vay [10]
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ NQH phản ánh số dƣ nợ đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc. Tỷ lệ này cho
biết, cứ 100 đồng dƣ nợ có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một trong những chỉ tiêu
cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động cho vay. Nếu tỉ lệ NQH ở mức cao thì chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của NH chƣa đƣợc hiệu quả, chất lƣợng cho vay chƣa đƣợc tốt
và ngƣợc lại. NQH xuất hiện làm chậm q trình tuần hồn và chu chuyển vốn của các
tổ chức cho vay, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu
quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trƣởng cho vay, khả
năng kinh doanh cũng nhƣ giảm uy tín của NH và khả năng cạnh tranh của NH với các
tổ chức cho vay khác. Vì vậy, nếu NQH đƣợc kiểm sốt chặt chẽ sẽ góp phần làm lành
mạnh hóa tồn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của NH; Do

Luan van


11
đó các NH phải thƣờng xuyên theo dõi tỷ lệ NQH trên tổng dƣ nợ để có các biện pháp
xử lý thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu hay nợ khó địi là các khoản nợ dƣới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về
khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Theo Điều 6 Thông tƣ
09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN. Danh mục cho vay của NHTM đƣợc
phân loại thành 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm
3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ
xấu (Non Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu,
chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng cho

vay của NH. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng của NH càng lớn và ngƣợc
lại. Do vậy đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro tín
dụng của NHTM. Hiện nay, Chính phủ, NHNN đã và đang thực hiện Đề án Tái cấu
trúc NH để đƣa nợ xấu của hệ thống NH dƣới 3% theo đúng thơng lệ và chuẩn mực
quốc tế.

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ
Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ mà NH khó có khả
năng thu hồi đƣợc; đối với những khoản nợ nhóm 5 các NHTM thƣờng phải tiến hành
các biện pháp xử lý nhƣ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro… mà quỹ dự phịng rủi ro đƣợc
hạch tốn vào chi phí hoạt động của NH. Do đó tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải
đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậm
chí là nguy cơ phá sản nếu nhƣ NH khơng cịn khả năng bù đắp những khoản nợ này.
Vì vậy, NH cần có những biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện bán tài sản để thu
hồi nợ.

Luan van


12
Các chỉ tiêu đo lường khả năng bù đắp rủi ro
Tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD: Trích lập DPRR cho vay là biện pháp NH sử
dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho KH. Có hai loại dự phòng là dự
phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phịng chung đƣợc trích lập cho tất cả các khoản
nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể
đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
đối với 5 nhóm nợ lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50%,100%. Chỉ số này càng cao cho thấy
chi phí trích lập DPRR cho vay cao, chất lƣợng cho vay của NH đang có dấu hiệu xấu
đi và khả năng thu hồi nợ thấp.


Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng: Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro
tín dụng của NH, qua đó cho biết NH có thể sử dụng bao nhiêu đồng DPRR để bù đắp
cho một đồng nợ xấu. Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chịu đựng của NH khi có
nguy cơ rủi ro của các khoản dƣ nợ cho vay xấu xảy ra.

Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng khác
Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ cho biết, trong 100 đồng cho vay thì NH thu đƣợc
bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho KH
vay. Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp và
ngƣợc lại.

Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng dùng để đo lƣờng tốc
độ luân chuyển vốn cho vay của NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay
chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của NH đã luân chuyển
nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Luan van


×