Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Mạng không giây và di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 49 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
9/2013
BỘ MÔN: MẠNG MÁY TÍNH – TRƯỜNG ĐH HÀ TĨNH
2
Nội dung

Truy nhập không dây

Mạng không dây

Sự phát triển của mạng không dây

Những thách thức đối với sự phát triển

Kiến trúc Internet không dây

Các thiết bị không dây và các tiêu chuẩn

Các ứng dụng Internet không dây
3
Truy nhập không dây

Hàng triệu người sử dụng
thiết bị cầm tay truy nhập
Internet

Nỗ lực nghiên cứu và triển
khai mạng không dây và di
động


Tốc độ truyền dữ liệu của
mạng không dây, có dây và
các ứng dụng

HDTV (High Definition
TeleVision), FDDI (Fiber
Distributed Data Interface),
ISDN, ATM (Asynchronous
Transfer Mode), G
(Generation)
4
Truy nhập không dây

Truy nhập Internet di động
5
Giới thiệu tổng quan về mạng không dây

Sự phát triển của mạng không dây

Điện thoại di động thời kỳ ban đầu

Điện thoại di động tương tự

Điện thoại di động số

Cordless phones

Các hệ thống truyền dữ liệu không dây

Những thách thức

6
Giới thiệu về mạng không dây

Có lịch sử nhiều hơn một thế kỷ, được sử dụng rộng rãi
trong truyền thông chỉ trong vòng 15-20 năm đến nay

Một trong các lĩnh vực phát triển nhất của công nghiệp
truyền thông

Được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày

Hai đặc điểm mang lại ưu thế cho mạng không dây là sự di
động và tiết kiệm giá thành

Sự di động

Khái niệm không dây và di động rất khó tách rời

Sự di động có nhiều ưu thế
7
Giới thiệu về mạng không dây

Tiết kiệm giá thành

Cài đặt mạng không dây đòi hỏi ít dây hơn nhiều so với mạng có
dây

Không sử dụng dây đặc biệt có lợi trong các tình huống

Lắp đặt mạng rất khó khăn trong các vùng rộng lớn: qua sông, biển

hoặc các khu vực nhiễm độc

Không được phép đi dây: các khu vực lịch sử

Triển khai mạng tạm: sử dụng trong thời gian ngắn
8
Sự phát triển của mạng không dây

Truyền không dây đã có trong lịch sử loài người thời kỳ xa
xưa: khói, gương phản chiếu, cờ hiệu, lửa …, trong Hy lạp
cổ.

Nguồn gốc của mạng không dây bắt đầu với truyền sóng
radio

Năm 1895, bởi Guglielmo Marconi, khoảng cách là 18 dặm

Năm 1901, truyền tín hiệu radio qua biển Đại tây dương

Năm 1902, truyền hai chiều qua biển

Điện thoại sử dụng sóng radio lần đầu tiên đuợc thực hiện
năm 1915: hai tàu biển nói chuyện được với nhau
9
Điện thoại di động thời kỳ ban đầu

Năm 1946, hệ thống điện thoại di động công cộng đầu tiên
xuất hiện, Mobile Telephone System (MTS), ở nước Mỹ,
25 thành phố


Máy thu phát của MTS rất lớn, dùng để các ô tô nói chuyện với
nhau

Hệ thống tương tự, bán song công (half-duplex)

Sử dụng BS (Base Station, trạm cơ sở)

Với một máy phát công suất lớn để phủ toàn bộ khu vực hoạt động của
hệ thống

Các BS sử dụng cùng một tần số

Các máy điện thoại không truyền trực tiếp đến BS mà truyền đến các
điểm nhận

Các cuộc gọi đuợc chuyển mạch thủ công
10
Điện thoại di động thời kỳ ban đầu

Ngoài nhược điểm chuyển mạch cuộc gọi thủ công, số lượng các
kênh của MTS rất giới hạn, 3 kênh

Một hệ thống nâng cao của MTS, gọi là Improved Mobile
Telephone System (IMTS), được đưa vào hoạt động vào
những năm 1960

Chuyển mạch cuộc gọi tự động

Hỗ trợ song công


Số lượng kênh 23
11
Điện thoại di động tương tự

IMTS có số lượng người dùng nhỏ, không thực tế

Sử dụng phổ điện từ không hiệu quả

Công suất lớn của máy phát gây ra nhiễu cho các hệ thống xung
quanh

Các nhà nghiên cứu tại AT&T Bell Laboratories tìm ra khái
niệm ngăn tổ ong (cellular)

Chương 3
12
Điện thoại di động số

Một số nhược điểm của các hệ thống di động tương tự được
được làm giảm bớt trong các hệ thống thế hệ thứ hai (2G)

Số hoá biểu diễn dữ liệu

Tiếng nói được đưa qua thiết bị chuyển đối A/D (Analog to
Digital)

Ưu điểm của các hệ thống số so với các hệ thống tương tự

Dữ liệu số dễ dàng được mã hoá để bảo đảm tính cá nhân và bảo
mật


Giảm được nhiễu và lỗi

Việc biểu diễn dữ liệu tương tự làm cho các hệ thống 1G dễ bị nhiễu

Có thể thêm các kỹ thuật phát hiện và sửa lỗi

Nén, tăng hiệu quả sử dụng phổ
13
Điện thoại di động số

Chia sẻ sóng mang RF

Sử dụng khe thời gian hoặc mã số riêng cho từng người dùng

Chỉ cấp cho người dùng khi có tiếng nói hoặc dữ liệu gửi

Một số các hệ thống 2G được triển khai trên toàn thế giới

Hỗ trợ SMS (Short Messaging Service)

Định danh người gọi

Có thể gửi dữ liệu, tốc độ thấp (~10kbps)

Nâng cấp lên 2.5G
14
GSM

Tại châu Âu, phổ điện từ xung quanh 900 MHz, và sau đó 1800 MHz

được phân cho các hệ thống 2G

Một tiêu chuẩn chung cho châu Âu được hình thành bởi một nhóm làm
việc tên là Global System for Mobile Communication (GSM)

GSM hiện tại là công nghệ 2G phổ biến nhất

Đến năm 1999, mỗi tuần có thêm một triệu thuê bao mới

Đây là chuẩn duy nhất ở châu Âu

Hệ thống GSM thương mại đầu tiên vào năm 1992, sử dụng dải tần 900
MHz

DCS 1800 sử dụng dải tần 1800

GSM tại châu Mỹ sử dụng dải tần 1900 MHz, 450 MHz nhằm hỗ trợ
NMT

GSM sử dụng các kênh theo tần số, được tổ chức thành các khuông,
sau đó được chia thành các khe thời gian
15
HSCSD và GPRS

GSM hỗ trợ một số công nghệ mở rộng để đạt được tốc độ
truyền dữ liệu cao hơn: HSCSD (High Speed Circuit
Switched Data), GPRS (General Packet Radio Service)

HSCSD


Cho người sử dụng nhiều khe thời gian hơn trong một khuông

Không đối xứng

Làm giảm thời gian sử dụng của pin

Phù hợp cho duyệt Web

GPRS

Cùng nguyên tắc với HSCSD

Chuyển gói, sử dụng băng thông theo nhu cầu
16
HSCSD và GPRS

GPRS hỗ trợ nhiều mức tốc độ: 14.4 đến 115.2 kbps

Đối xứng và không đối xứng
17
D-AMPS

Tại Mỹ, không chỉ có một hệ thống mà có nhiều hệ thống 2G hoạt động

IS-54

1993

Dựa trên khe thời gian


Số lượng người dùng tăng gấp ba so với AMPS

IS-136

1996

Thêm một số tính năng

D-AMPS

Hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ thấp, 3 kbps

D-AMPS+

Mở rộng của D-AMPS cho truyền dữ liệu

9.6 – 19.2 kbps
18
D-AMPS

Cellular Digital Packet Data (CDPD)

Hỗ trợ truyền dữ liệu cho cả AMPS và D-AMPS

Tốc độ truyền như D-AMPS+

Cách duy nhất hỗ trợ truyền dữ liệu trong mạng AMPS tương tự
19
IS-95


IS-95

1993, IS-95 được chuẩn hoá

2G, cdmaOne

1995, triển khai thương mại tại Hàn quốc và Hồng kông

Sử dụng Code Division Multiple Access (CDMA)

Không tương thích với IS-136

IS-95, IS-136, AMPS: dải tần 800 MHz

Máy di động chế độ kép: IS-95 và AMPS

Tốc độ truyền dữ liệu: 4.8 – 14.4 kbps

IS-95b

cdmaTwo

115.2 kbps

8 mã số truyền song song
20
Cordless phone

Xuất hiện vào những năm 1970


Được thiết kế cho sự di động trong những vùng phủ nhỏ,
như trong nhà và văn phòng

Thiết bị cầm tay kết nối với BS, đến lượt kết nối với PSTN
(Public Switched Telephone Network)

Xuất hiện đầu tiên là tương tự, chất lượng cuộc gọi thấp

Kỹ thuật số thế hệ một xuất hiện, chất lượng cuộc gọi tương
tự như điện thoại nối dây

Thế hệ hai cho phép dùng ngoài phạm vi trong nhà và văn
phòng
21
Cordless phone

Thế hệ hai còn gọi là telepoint system

Sử dụng telepoint BS

Các BS có thể đặt ở nhà ga hoặc bến tàu

Chỉ có thể gọi mà không nhận được cuộc gọi

Không hỗ trợ đi lại giữa các BS

Hệ thống telepoint được triển khai tại Anh và Nhật bản vào những
năm 1990 nhưng hiện nay không phát triển được do cạnh tranh

DECT


Tiến hoá từ hệ thống số, sử dụng nhiều chỉ Ở châu Âu

Nhiều BS kết nối với Private Branch Exchange (PBX)

Có thể đi lại giữa các BS mà không bị gián đoạn cuộc gọi

Hỗ trợ chuyển giao
22
Cordless phone

Personal Handyphone System (PHS)

Tương tự DECT, tại Nhật

Hỗ trợ chuyển giao

Kết nối 32 kbps hai chiều

TDMA, dải tần 1900 MHz
23
Các hệ thống truyền dữ liệu không dây

Các hệ thống truyền dữ liệu không dây được số hoá ngay từ
ban đầu

Dữ liệu truyền bùng nổ

Hệ thống đầu tiên được phát triển năm 1971 tại trường tổng
hợp Hawaii, dự án ALOHANET


Tư tưởng là truyền dữ liệu hai chiều giữa các máy tính trên bốn
đảo với máy tính trung tâm trên đảo Oahu mà không sử dụng
đường điện thoại

Sử dụng tôpô hình sao

Hiệu quả thấp, ưu điểm là đơn giản, không hỗ trợ sự di động

Là cơ sở của các hệ thống truyền dữ liệu không dây ngày nay
24
Các hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng

Paging systems

Hệ thống một chiều, dựa trên khái niệm ngăn

Tốc độ truyền dữ liệu thấp hướng đến người dùng di động

Có thể truyền các thông điệp ngắn cho người dùng

Truyền quảng bá từ nhiều BS

Không cần định vị người dùng di động và định tuyến

Thiết bị nhận không cần có phần cứng phức tạp, giá thấp và kích
thước nhỏ

Phổ biến trong nhiều năm nhưng không phát triển nữa do sự cạnh
tranh

25
Các hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng

Mobitex

Hệ thống chuyển gói phát triển bởi Ericsson cho các ứng dụng
telemetry

Vùng phủ rộng, tốc độ truyền 8 kbps

Các BS gắn trên các tháp, mái nhà

Truy nhập đường truyền được thực hiện nhờ một giao thức kiểu
ALOHA

Được triển khai ở thị trường Mỹ năm 1998 cung cấp truy nhập
Internet tốc độ thấp

×