Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích cung lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.46 KB, 19 trang )

CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG–XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

PHÂN TÍCH CUNG LAO ĐỘNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Điểm số

Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ

Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, tháng 04 năm 2022

1


1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hiện nay, thị trường lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh phát triển theo chiều
hướng hội nhập quốc tế và khu vực vì vậy cung lao động có sự biến động lớn. Bởi là
một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy
nhiên, thị trường lao động tại Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn đang có sự mất cân đối
lớn về cung lao động. Hệ thống chính sách và môi trường cho hoạt động và phát
triển cho thị trường lao động còn gặp nhiều hạn chế. Bài tiểu luận đi sâu vào việc
tìm hiểu và phân tích thực trạng cung lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh, qua một
số chỉ tiêu đánh giá như: quy mô lực lượng lao động, lực lượng lao động theo vùng
kinh tế, theo loại hình doanh nghiệp, theo trình độ văn hóa,.. bên cạnh đó cịn đề cấp


đến những yếu tố tác động đến cung lao động và những mặt đạt được và hạn chế về
cung từ đó đưa ra giải pháp khắc phục cung lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh
nhằm đáp ứng như cầu hội nhập thị trường quốc tế và khu vực hiện nay.
2. GIỚI THIỆU
2.1. Lí do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi mà lao
động đổ dồn về đây tìm việc làm và sinh sống, nên có lợi thế rất lớn về ng̀n nhân
lực. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực đang ngày càng gia tăng đang gây sức ép lớn
cho việc đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Số việc làm của xã hội lại
phụ thuộc vào cầu trên thị trường lao động, được hình thành từ nhu cầu của các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức... hoặc từ nhu cầu nhập khẩu lao động từ nước
ngoài. Việc nghiên cứu xu hướng, quy mô và chất lượng của cầu lao động là rất
quan trọng trong việc xác định quy mô và chất lượng cung lao động cần thiết để
đáp ứng, đồng thời tìm ra những giải pháp để sử dụng nguồn cung lao đợng mợt
cách có hiệu quả nhất, đảm bảo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp
của nền kinh tế, từ đó ởn định phát triển kinh tế và xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi như ở Việt Nam hiện nay, cơ
cấu kinh tế đang chuyển dịch giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế theo
hướng hiện đại, nhu cầu về lao động giữa các ngành và các thành phần kinh tế cũng
thay đổi không ngừng để đáp ứng sự chuyển dịch, việc nghiên cứu cung cầu lao
1


đợng lại càng có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu sự mất cân bằng cung cầu, giải
quyết những vấn đề khó khăn của xã hợi do mất cân bằng cung cầu gây ra như tình
trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Nhằm phân tích xu hướng biến động của cung lao
động tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, từ đó chỉ ra những biện pháp nhằm hướng
cung cầu lao động phát triển phù hợp với sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, em
chọn đề tài : "Phân tích tình hình cung lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay” làm đề tài nghiên cứu.
2.2. Cơ sở lý luận chung về cung lao động
Khái niệm về cung lao động
Cung lao động là tổng hợp số lượng đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào
thị trường lao động ở những thời điểm nhất định (thời điểm xem xét). Cung lao
động phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biến động của cầu về lao động ,
trình độ đào tạo hướng nghiệp dạy nghề và tiền lương (tiền công) trên thị trường lao
động. ( Nguồn: giáo trình lao động/ trang 53-54)
Có thể hiểu rõ hơn cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao
động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tức là tổng số
nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân lực khơng
nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất
xã hội. Xét về mặt số lượng, khi nói đến cung trên thị trường lao động, người ta
thường phân biệt rõ thành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng.
Cung tiềm năng về lao động bao gồm: những người đủ 15 tuổi trở lên đang
làm việc, những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc khơng có nhu cầu làm
việc.
Cung thực tế về lao động bao gồm: tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên
đang làm việc và những người thất nghiệp, hoặc thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, cung về lao động cịn được xem xét từ góc độ chất lượng lao
động, tức là các phẩm chất cá nhân của người lao động. Trong đó, trình độ học vấn,
trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động…là những yếu tố chính,
quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này. Từ đó có thể thấy rằng các
2


nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động gồm 3 nhóm chính là: về số lượng
người lao động ( dân số/ nguồn nhân lực, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, sự phát
triển của các ngành kinh tế,hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật lao động). Về chất

lượng người lao động ( sự phát triển của y tế, giáo dục, đào tạo,hội nhập kinh tế
quốc tế,chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực).
Về cung thời gian làm việc ( tiền lương,điều kiện kinh tế của hộ gia đình,nhu
cầu của người lao động, pháp luật lao động). ( Ngọc Lan, 2008)
3. THỰC TRẠNG VỀ CUNG LAO ĐỘNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Cung lao động tại Thành Phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Lực lượng lao động theo quy mơ
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị
đặc biệt Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ, hiện thành phố gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện,
tổng diện tích 2.095,06 km². Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số trung bình trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 9.038.566 người (nữ chiếm tỷ lệ 51,2%), lực
lượng lao động là 4.842.407 người
Năm 2020, tổng số lao động đang làm việc là 4.724.798 người, tăng 2,43% so
với cùng kỳ năm 2019 cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Giữ vai trò
quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh chiếm 21,3%
tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nứớc.
3.1.2. Lực lượng lao động theo vùng kinh tế
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế
Kinh tế

Đơn vị

2017

2018

2019*

2020*


Nông - Lâm -

Người

96.062

93.616

91.081

88.494

Ngư nghiệp

%

2,19

2,11

2,03

1,96

Công nghiệp -

Người

1.494.085


1.489.326

1.486.233

1.487.852

Xây dựng

%

34,02

33,52

33,08

33,04

Dịch vụ

Người

2.801.513

2.860.441

2.914.954

2.927.371

3


Tổng cộng

%

63,79

64,37

64,89

65,00

Người

4.391.660

4.443.383

4.492.268

4.503.717

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thơng tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh
Từ bảng số liệu trên, đã nói lên được sự thay đổi về tỉ trọng lao động trong
khu vực ngành kinh tế có sự biến đổi mạnh, khu vực dịch vu có sức thu hút nhiều
cơ cấu lao động hơn so với khu vực nông – lâm - ngư nghiệp. Từ đó cho thấy các

ngành mới hình thành có sức hút so với các ngành mang tính truyền thống. Bên
cạnh đó cịn thể hiện việc lao động Thành Phố Hồ Chí Minh đang tiến dần đến q
trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa
Lao động đang làm việc năm 2020: 4.503.717 người; Cơ cấu lao động đang
làm việc cũng chuyển dịch theo xu hướng phát triển kinh tế của thành phố, cụ thể:
tăng dần tỉ trọng lao động khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, giảm dần
tỉ trọng lao động khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Lao động đang làm việc khu
vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 1,96%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 33,04
%, Dịch vụ chiếm 65,00%.
3.1.3. Lực lượng lao động theo loại hình doanh nghiệp:
Tổng số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp là 3.035.201
người. Trong đó, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm
4,51%, doanh nghiệp ngồi nhà nước chiếm 72,31%, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chiếm 23,18%.

4


Bảng 3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc các loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Cục Thống kê TP.HCM và tính tốn
của Trung tâm Dự báo NCNL và Thông tin TTLĐ TP.HCM
Theo bảng cơ cấu lao động đang làm việc trong khu vực ngoài nhà nước có xu
hướng ngày càng tăng nhanh tạo sức ép với khu vực này. Ngược lại với khu vực
ngoài nhà nước thì khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm
2020 cơ cấu lao động khu vực này giảm từ 8,60% còn 6,65%. Từ đó cho thấy cơ cấu
lao động đang làm việc trong khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao hơn so với
hai khu vực còn lại.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động đang làm việc
Khu vực


2017

2018

2019

2020

Tổng số (%)

100

100

100

100

Khu vực nhà nước

8,60

8,00

7,40

6,65

Khu vực ngồi nhà nước


83,63

83,49

84,49

85,09

Khu vực có vốn đầu tư

7,77

8,01

8,11

8.26

nước ngồi
5


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019

6


3.1.4. Lực lượng lao động theo trình độ chun mơn, kỹ thuật
Đại học trở lên chiếm 63,21%, nhu cầu tìm việc ở các vị trí như: Kế tốn

trưởng, kỹ sư cơ khí, nhân viên pháp lý, trưởng phịng kinh doanh, trưởng phịng
hành chính nhân sự, ..
Cao đẳng chiếm 22,28%, tập trung ở các vị trí: Kế tốn viên, chun viên kinh
doanh, nhân viên thu mua, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, ..
Trung cấp chiếm 6,75%, tập trung ở các vị trí như: Nhân viên kế tốn, nhân
viên chăm sóc khách hàng, nhân viên văn phòng, lễ tân, thu ngân, ..
Nhu cầu tìm việc của lao động chưa qua đào tạo chiếm 5,88% tập trung ở một
số vị trí như: Nhân viên kho, nhân viên bán hàng bán thời gian, nhân viên đóng gói
thủ cơng, nhân viên giúp việc, bồi bàn, …
Sơ cấp chiếm 1,88%, tập trung ở các vị trí như: Tài xế lái xe, nhân viên bán
hàng, nhân viên hành chính văn phịng, cộng tác viên bán hàng,…
Nhu cầu tìm việc của lao động chưa qua đào tạo chiếm 5,88% tập trung ở một
số vị trí như: Nhân viên kho, nhân viên bán hàng bán thời gian, nhân viên đóng
gói,..
Bảng 3.4 Nhu cầu tìm việc theo có cấu trình độ năm 2020
Trình độ

Đại học trở

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

lên
Nhu cầu tìm

63,21


Chưa qua
đào tạo

22,28

6,65

1,88

5,88

việc làm (%)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Cục Thống kê TP.HCM và Báo cáo kết
quả thực hiện năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
TP.HCM
Thị trường lao động Thành phố hồ chí minh năm 2020 có sự chuyển biến tích
cực mạnh về nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao tăng mạnh.
Tình trạng thể lực của lao động : Người lao động Việt Nam có thể lực kém,
thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể, trong khi
chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,47 m; cân nặng 34,4 kg thì
các con số tương ứng của người Philippin là 1,53m; 45,5 kg; người Nhật là 1,46 m;
7


53,3 kg.

8


Kỷ luật lao động của người lao động :Đại bộ phận người lao động hiện nay

của thành phố Hồ Chí Minh còn chưa được đào tạo về kỹ luật lao động công
nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến
thức kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro,
ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rõ
qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( trong các khu chế xuất,
khu công nghiệp), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới
được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp. ( Mai Phương, 2013)
3.1.5. Lực lượng lao động theo cơ cấu nghề
Nhu cầu tìm việc tập trung ở các nghề như:
+ Kinh doanh thương mại chiếm 14,66%
+ Kế tốn – kiểm tốn chiếm 13,56%
+ Hành chính - văn phòng - biên phiên dịch chiếm 11,32%
+ Nhân sự chiếm 8,34%
+ Marketing chiếm 6,44%
+ Công nghệ thông tin chiếm 5,89%
+ Kiến trúc - kỹ thuật cơng trình xây dựng chiếm 5,47%
+ Dịch vụ vận tải – kho bãi - dịch vụ cảng chiếm 4,98%
+ Kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử chiếm 4,76% +
Cơ khí - tự động hóa chiếm 4,4%.
3.1.6. Lực lượng lao động theo mức lương và kinh nghiệm
Về mức lương, nhu cầu tìm việc của người lao động tập trung nhiều ở mức
lương từ 5 – 10 triệu đồng/tháng, cụ thể:
+ Dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 7,85% tổng nhu cầu, chủ yếu ở các
côngviệc giản đơn, bán thời gian hoặc cộng tác viên làm những công việc phục vụ,
bán hàng, nhập liệu và nhân viên bảo vệ, đóng gói hàng hóa…
+ Từ 5 – 10 triệu đồng/tháng chiếm 56,47% tổng nhu cầu, chủ yếu ở các
công việc như: Kinh doanh bất động sản, Marketing online, Hành chính nhân sự,
Kế tốn, Lập trình viên, Tài xế lái xe, Dược sỹ, Điều dưỡng…
9



+ Từ trên 10 – 15 triệu đồng/tháng chiếm 24,30% tổng nhu cầu, chủ yếu
tập trung các vị trí: Kế tốn trưởng, Biên phiên dịch, Trưởng phịng hành chính –
nhân sự, Trưởng nhóm marketing, Kiến trúc sư, Kỹ sư kỹ thuật xây dựng, Chuyên
viên lập trình phần mềm…
+ Từ trên 15 – 20 triệu đồng/tháng chiếm 9,97% tổng nhu cầu, chủ yếu tập
trung các vị trí: Giám sát kinh doanh, Giám đốc nhân sự, Nhân viên pháp chế,
Quản lý điều hành, Trợ lý giám đốc, Kỹ sư dự án xây dựng, Giám đốc tài chính,
Luật sư…
+ Trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 1,41% tổng nhu cầu, chủ yếu tập trung
các vị trí: Quản lý kinh doanh khu vực, Marketing Manager, Quản lý nhà hàng,
Chỉ huy trưởng cơng trình, Giám đốc điều hành, Giám đốc kinh doanh cấp cao…
Về kinh nghiệm, nhu cầu tìm việc ở lao động có kinh nghiệm chiếm 59,44%,
tập trung ở các công việc như: Nhân viên kinh doanh; nhân viên bán hàng, tiếp thị;
kế toán; nhân viên thu mua; nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, điện
và điện tử; quản lý bán hàng, nhân viên văn phòng, Digital Marketing; nhân viên IT;
điều dưỡng;…
Đặc biệt, đối với vị trí quản lý trong các lĩnh vực như: Giám đốc kinh doanh;
quản lý kỹ thuật cơ điện; kế tốn trưởng; bếp trưởng; chỉ huy trưởng cơng trình;
giám sát kinh doanh; trưởng phịng quản lý chất lượng;…nhu cầu tìm việc tập trung
ở lao động trên 05 năm kinh nghiệm làm việc chiếm 18,9%
Nhu cầu tìm việc ở lao động khơng có kinh nghiệm làm việc chiếm 21,75%,
chủ yếu ở các vị trí cơng việc bán thời gian như nhân viên bán hàng, phục vụ, thu
ngân, chăm sóc khách hàng, phục vụ cá nhân, làm đẹp, giao nhận, phụ kho,…
Bảng 3.5. Nhu cầu tìm việc theo cơ cấu trình độ kinh nghiệm làm việc
1

Khơng có kinh nghiệm

21,75


2

Kinh nghiệm làm việc 1 năm

18,77

3

Từ 02 đến 05 năm

40,67

4

Trên 5 năm

18,9

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Cục Thống kê TP.HCM và Báo cáo

10


kết quả thực hiện năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM

11


4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG

4.1. Quy mô nguồn nhân lực:
Quy mô nguồn nhân lực ở TP. HCM có quy mơ lớn, theo năm 2019 dân số
trung bình trên địa bàn có 8.993.082 người. Tổng số lao động đang làm việc là
4.492.268 người cho thấy cung lao động ở TP chịu ảnh hưởng của tốc độ tăng dân
số, điều này làm ảnh hưởng đến cung thực tế và cung tiềm năng trong tương lai của
thị trường lao động tại TP.HCM
Cơ cấu dân số trẻ hay già cho biết đội ngũ lao động đủ tuổi lao động trở lên ít
hay nhiều từ đó quyết định cung lao động nhỏ hay lớn
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quyết định đến cung lao động về số lượng.
( Trương Đạt, 2013)
4.2. Sự phát triển của ngành kinh tế
Cung thực tế bị tác động bởi khả năng thu hút lao của từng ngành, đặc biệt là
các ngành mới phát hiện và có tốc độ phát triển cao. Theo như bảng 3.1 Về Cơ cấu
lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế thì cơ cấu lao động trong khu vự c
nơng lâm ngư nghiệp có chiều hướng giảm mạnh, riêng với khu vực dịch vụ cơ cấu
lao động đang làm việc có xu hướng tăng lên nhanh chống. Từ đó cho thấy các
ngành mới phát hiện thu hút nhiều lao động có chun mơn kỹ thuật hơn so với các
ngành truyền thống
4.3. Tiền lương( tiền công)
Tiền lương ( tiền cơng ) có tác động đến động cơ của người lao động tham gia vào
thị trường lao động. Nhìn chung người lao động đi tìm việc thường nhìn vào bản
chất của công việc và tiền lương trả cho công việc đó. Mức cung lao động thơng
thường sẽ tăng lên khi giá của nó tăng lên ( Yến, 2018)
4.4. Chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực
Thể hiện ở các chính sách nhằm nâng cao dân trí , chăm sóc sức khỏe, an sinh
xã hội như: hệ thống giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng; hội nhập
quốc tế mở ra con đường mới cho người lao động được học hỏi trau dồi kiến thức
4.5.Xuất nhập khẩu lao động
12



Xuất nhập khẩu lao động tác động đến cung lao động thực tế và cung lao động
tiềm năng của một nước. Nguyên nhân là do có sự di chuyển chỗ làm việc theo thời
điểm của một bộ phận lao động từ nước này đến nước khác.( Trần Phương, 2008)
4.6. Phát triển giáo dục và đào tạo:
Nếu trong nguồn nhân lực có nhiều người tham gia hoạt động học tập đào tạo
thì cung thực tế có thể giảm xuống.Tuy nhiên việc đi học làm cho cung tiềm năng
tăng lên, đặc biệt là tăng cung lao động chuyên môn, kỹ thuật trong tương lai.( Trần
Phương, 2008)
4.7.Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố nói trên, ảnh hưởng tới cung lao động cịn có nhiều nhân tố
khác có thể ví dụ như thời tiết, khí hậu, điều kiện lao động, mơi trường lao động,…
Từ những yếu tố tác động trên cho thấy Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo ra một
lượng cung lao động đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng
những thay đổi của môi trường. Điều này có tác động mạnh đến cung lao động trên
địa bàn thành phố.
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA
CUNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
5.1. Tích cực
Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi có lực lượng lao động đơng nhất cả nước vì
thế cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động cao mang lại nhiều lợi thế cho nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá
đơng , song song đó năng suất lao động của lực lượng lao động không ngừng tăng
qua các năm
Công tác đào tạo tay nghề tại thành phố Hồ ChÍ Minh bước đầu gắn với nhu
cầu của doanh nhiệp và thị trường . Lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh là có hệ
thống giáo dục đào tạo khá phát triển với hơn 60 viện, trường đại học, cơ sở nghiên
cứu. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được cải thiện hơn. Đào tạo nhiều
ngành nghề mới nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cho việc chuyển dịch cơ cấu
Là nơi cung cấp chất lượng lao động ngày càng cao với quy mô lớn ( ở một số

ngành nghề nhất định). Ngoài ra chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực
của thành phố Hồ Chí Minh cũng khơng ngừng cải thiện. ( Minh Nghĩa, 2013)
13


5.2. Hạn chế
Thành Phố Hồ Chí Minh với vai trị là trung tâm kinh tế. Sự phát triển kinh tế
- xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh là q trình phát triển tồn
diện các thị trường trong đó có nền tảng quan trọng là thị trường lao động. Tuy
nhiên, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh vẫn gặp nhiều thách thức như:
Tuy thành phố hồ chí minh có mặc độ dân số cao nhưng có sự phân bố khơng
đồng đều giữa các vùng do đó có sự chênh chênh lệch về thu nhập và mức sống nên
dân cư tại Thành Phố Hồ Chí Minh ln biến động làm cho cung lao động cũng bị
ảnh hưởng khơng ít.
Với cung lao động tại thành phố hồ chí minh hiện nay, có sự chênh lệch khá
lớn về cung- cầu. Vấn đề thừa thiếu hay thiếu thừa giữa các ngành nghề ln là bài
tốn khó chưa có lời giải đáp. Nhiều lao động tốt nghiệp với bằng cử nhân đại học,
cao đẳng vẫn thất nghiệp nhưng thị trường lao động lại lâm vào tình trạng “ khát”
nhân lực có sự hài hịa giữa kiến thức ngành, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
Giá nhân công của thị trường lao động vẫn chưa đáp ứng được giá trị sức lao
động và mức sống của dân cư nhất là lao động nghèo, có hồn cảnh khó khăn, trình
độ nghề giản đơn dẫn đến tình trạng lao động trong các doanh nghiệp vừa thiếu vừa
thừa
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh đang có lợi thế về sự đa dạng hệ thống đào
tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực cũng cịn nhiều “ lỗ hỏng” ví dụ như tình
trạng chương trình đào tạo tại các trường chỉ chuyên về lý thuyết, chưa cho các sinh
viên thực tập thực tế. Ngoài ra các cơ sở đào tạo chưa chú trọng vào vấn đề kỹ năng
mềm: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,..lao động có tay
nghề cao vẫn chưa đáp ứng và bắt kịp với nhu cầu của thị trường, từ đó dẫn đến
việc sự thiếu đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung- cầu khá lớn về số lượng lẫn

chất lượng
Đối với người học nghề đa số chọn nghề theo thị hiếu, theo giá trị bằng cấp, tiền
lương và thiếu thông tin về thị trường lao động, ngành nghề, công việc làm. Trang
bị cho bản thân về ý thức thái độ, kỹ năng, kỹ luật lao động chưa nên nên dẫn đên
tình trạng khơng thích nghi được với môi trường làm việc. ( Minh Nghĩa, 2013)
6. CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ.
6.1. Về nhà trường, cơ đào tạo
14


Thành phố hồ chí minh có lợi thế về sự đa dạng của hệ thống đào tạo, tuy
nhiên về chất lượng chưa đạt yêu cầu với thị trường lao động vì vậy cần tiếp cận
cập nhật thơng tin nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, trình độ nghề, ngành
nghề, quy mô, chất lượng. đồng thời phát triển mạnh các hoạt động quan hệ doanh
nghiệp và kế hoạch thực tập cho sinh viên, học sinh
Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông itn thị trường lao động, ngày hội
nghề nghiệp- việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm cho học viên chú trọng việc
làm bán thời gian, thời vụ.
Ngoài ra chú trọng đầu tư tập trung đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị
đào tạo, đội ngũ giảng viên,.. có thể đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo
trong doanh nghiệp để chia sẽ nguồn lực chung. ( Hồ Giao, 2015)
6.2.

Về hệ thống tiền lương- công

Đảm bảo tiền công, tiền lương trở thành động lực khuyến khích người lao
động nâng cao kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động, kỹ luật lao động,..
Thực hiện chiến lược phát triển cơng cụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo
cho người lao động ( Đặng Thanh Hà, 2019)
6.3. Về phía người lao động

Cần xác định rõ năng lực bản thân, thiếu sót ở những điểm nào để tự học hỏi
trao dồi thêm kinh nghiệm. Trang bị những kỹ năng, kiến thức theo nhu cầu của thị
trường lao động
Chấp hành nghiêm chỉnh các kỹ luật
Có thái độ tích cực, có khả năng tương tác và kết nối. Có khả năng thích ứng
với mơi trường làm việc, hội nhập, phát huy tư duy, sáng tạo thể hiện năng lự cạnh
tranh khi tham gia thị trường lao động (Vương Thanh Tú (2015 )
KẾT LUẬN
Thành Phố Hồ Chí Minh là một trung những trung tâm kinh tế lớn của Việt
Nam. Tuy nhiên thị trường lao động đặc biệt là về cung lao động tại Thành Phố còn
nhiều bất cập như tiền lương tiền công chưa được xem là vấn đề cạnh trạnh tranh,
chương trình giáo dục đào tạo chưa được xem trọng về phần cọ xác thực hành.
Chính vì vậy, từ những phân tích thực trạng đã đưa ra được những biện pháp phù
hợp để khắc phục những vấn đề trên nhằm nâng cao số lượng và chất lượng về
15


cung lao động, đồng bộ hóa các giải pháp từng bước xây dựng và cũng cố về cung
lao động tại Thành Phố một cách hoàn chỉnh, hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội thúc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Thanh Tú (2015 ) thị trường lao động ở tỉnh thái nguyên.:
< Ngn Khang
( 2016) “ giải pháp phát triển thị trường lao động ở thành phố đà nẵng đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế”.< truonglaodong-tai-da-nang>
2. Tổng

điều

tra

dân

số



nhà



(2019).<

/>3. Báo cáo thị trường lao động năm 2020- dự báo nhu cầu nhân lực năm 2021tại
thành phố hồ chí minh. < />4. Nguyễn Quốc (2019) đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao” < Ðẩy mạnh
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - Báo Nhân Dân
(nhandan.com.vn)>
6. Thị trường lao động của thành phố hồ chí minh và các vùng kinh tế trọng
điểm phía nam (2019). CHÍ MINH VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
(moet.gov.vn)>
7. Vấn đề nhân lực tại thành phố hồ chí minh (2019) < Cổng TTĐT Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội (molisa.gov.vn)> Đặng Thanh Hà, 2015
Cân nhắc cân bằng quyền lợi giữa người lao động và doah nghiệp <

bangquyen-loi-giuanguoi-lao-dong-va-doanh-nghiep-vi-muc-tieu-phat-trien- benvung373269/>
8. Hồ Giao (2015) Hội nhập kinh tế quốc tế- Những tác động đến lao động
Việt

Nam

<

/>
nhungtac- dong-toi-lao-dong-viet-nam.html> .
9. Ngọc Lan (2008) Thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí Minh <
/>

thitruong- lao-dong-thanh-pho-ho-chi-minh.htm>

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×