Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiện tượng bất dục bào chất đực potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.88 KB, 4 trang )

Hiện tượng bất dục bào chất đực
Tính bất dục do nhiều nguyên nhân, bất dục đực (không tạo phấn hoa hay
tạo phấn hoa không có khả năng thụ tinh) ở thực vật có các trường hợp sau:

- Do gene nhân quy định, như gene ms ở cây ngô
- Do ảnh hưởng của điều kiện môi trường như độ ẩm, quang chiếu, khả năng
cung cấp chất dinh dưỡng không đáp ứng đúng nhu cầu sinh lý của cây

Ví dụ: gene ms ở cây ngô
- Do lai xa cũng đưa đến các cơ thể lai không có hạt phấn vì NST có nguồn
gốc khác nhau không thể tiếp hợp nhau trong giảm phân. Những hiện tượng
bất dục này đều có ý nghĩa hạn chế chỉ có bất dục bào chất đực là có vai trò
quan trọng. Đó là trường hợp bất dục của hạt phấn bắt nguồn từ tế bào chất,
còn nhân thì có thể có điều chỉnh được nhờ đó có thể dùng các cây bất dục
bào chất đực để phát huy ưu thế lai ở các đối tượng ngô, cao lương, củ cải
đường


Sơ đồ thí nghiệm chứng minh sự di truyền theo hệ mẹ của bất thụ đực
Ví dụ: Xét mối quan hệ giữa kiểu gene, kiểu bào gene và kiểu hình của bắp
được sử dụng trong lai một tính mà không cần khử đực ở cây mẹ


STT Kiểu gene Kiểu bào gene Kiểu hình
(hạt phấn)

1 Rfrf S (bất dục) hỏng
2 Rfrf N (hữu dục) tốt
3 RfRf hoặc Rfrf N tốt
4 RfRf hoặc Rfrf S tốt


Vậy hạt phấn của ngô chỉ bị mất hoạt tính khi có yếu tố bất dục trong tế bào
chất mà lại thiếu thiếu gene phục hồi hữu dục (Rf) ở trong nhân, alen của
gene này là rf là gene cũng cố tính bất dục. Cây được phục hồi hữu dục RfrfS
cho tự thụ phấn thì ở đời sau sẽ có 1/4 rfrf có hạt phấn hỏng. Nếu lấy bắp của
dạng rfrfS thụ phấn của rfrfN, thì phấn hoa của toàn bộ đời sau sẽ bị hỏng,
cây này chỉ còn bắp mang nhị cái. Đó là cách dùng phương pháp di
truyền để khử cờ ngô. Khi sản xuất hạt giống, những cây này muốn có
hạt thì phải thụ phấn hữu dục của những cây bình thường. Nếu muốn dùng
những hạt đó để sau này trồng lại thì cây bố phải có kiểu gene RfRf và kiểu
bào gene N hoặc S.
Trong sản xuất giống ngô có thể dùng tổ hợp dòng thuần dạng 1 làm cây mẹ
và dạng 3 hoặc dạng 4 đồng hợp tử làm cây bố. Như thế sẽ đỡ mất công khử
đực ở cây mẹ và hạt lai thu được từ cây mẹ sẽ có kiểu gene Rfrf, kiểu bào
gene S. Kiểu gene này đảm bảo được sự thụ phấn bình thường lúc trồng trong
sản xuất.
Bất thụ đực tế bào chất ở ngô liên quan đến 2 plasmid dạng thẳng S1 và S2.
Chúng ở trong ty thể cùng với mtADN. Một trong những tính chất khó hiểu
của plasmid này là chúng có thể thực hiện tái tổ hợp với mtADN.



×