Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cơ sở thể nhiễm sắc của xác định giới tính docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.15 KB, 7 trang )

Cơ sở thể nhiễm sắc của xác định giới tính

Đa số cơ thể đa bào sinh sản bằng phương thức hữu tính và được phân hóa
giới tính đực và giới tính cái. Giới tính được biểu hiện ở các tính trạng sinh
dục nguyên sinh (có tuyến sinh dục tinh hoàn, buồng trứng) và tính trạng sinh
dục thứ sinh (các phần phụ sinh dục và tính trạng khác của cơ thể phân biệt
đực cái). Những tính trạng này được qui định bởi nhân tố di truyền và nhân tố
môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài.
Đối với đa số cơ thể giới tính được xác định bởi thể nhiễm sắc giới
tính (sex- chromosome) thể hiện ở 3 kiểu:

+ Kiểu đồng giao tử (XX) ở con cái và dị giao tử(XY) ở con đực (ví dụ đa số
sâu bọ như châu chấu, ruồi quả v.v., động vật có vú, người, một số thực vật
có hoa) trong đó con cái có cặp thể nhiễm sắc tương đồng giống nhau XX,
còn con đực có cặp tương đồng khác nhau: một chiếc là Xvà một chiếc là Y.
Thể nhiễm sắc X có kích thước dài hơn chứa nhiều gen hơn thể nhiễm sắc Y
(ví dụ ở người thể nhiễm sắc X chứa 163 triệu cặp nucleotit với 1.218 gen,
trong lúc đó thể nhiễm sắc Y chỉ chứa có 51 triệu cặp nucleotit với 128 gen).
Như vậy, trong thể nhiễm sắc X có rất nhiều gen không có alen tương ứng so
với Y và giới tính cái được xác định bởi sự có mặt của 2 thể nhiễm sắc X, còn
giới tính đực được xác định bởi sự có mặt của thể nhiễm sắc Y. Nghiên cứu
nhiều trường hợp sai lệch giới tính ở người cho thấy: giới tính được xác định
bởi sự có mặt hay không có thể nhiễm sắc Y.
Ví dụ trường hợp hội chứng Turner có kiểu gen X0 (một thể nhiễm sắc X và
không có Y) vẫn là nữ giới, còn trong trường hợp hội chứng Clinfenter có
kiểu gen XXY tuy có hai XX nhưng có Y nên vẫn là giới tính nam. Rõ ràng
là thể nhiễm sắc Ycó tác động trội và quyết định giới tính, thể hiện ở chỗ
trong qúa trình phát triển sớm của phôi thể nhiễm sắc Y đã điều khiển sự phát
triển của mầm tuyến sinh dục nguyên thủy thành tinh hoàn (tính trạng
sinh dục nguyên sinh) và tinh hoàn chế tiết testosteron kích thích hình
thành các tính trạng đực thứ sinh. Người ta đã chứng minh là nhân tố xác


định tinh hoàn được mã hóa bởi gen SRY (sex- determining region Y) định vị
trong vế ngắn của thể nhiễm sắc Y của người.
Có rất nhiều trường hợp sai lệch giới tính thể hiện ở chỗ nam giới có kiểu gen
XX và ngược lại nữ giới có kiểu gen XY. Trong trường hợp nam XX là do
gen SRYđã được chuyển đoạn sang Xdo đó chúng điều khiển phát triển tinh
hoàn, còn trong trường hợp nữ XY là do trong Y không có gen SRY do đó
thiếu nhân tố phát triển tinh hoàn và mầm tuyến sinh dục phát triển
thành buồng trứng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gen SRY có cả
trong thể nhiễm sắc Ycủa chuột và đã phát hiện cơ chế phân tử điều khiển
phát triển giới tính từ gen SRY thông qua hệ hormon testosteron và thụ quan
của testosteron.
Đối với con đực XY bình thường, gen SRYsản sinh ra nhân tố xác định tinh
hoàn (TDF- testis determining factor) kích thích vùng tủy mầm tuyến sinh
dục phát triển thành tinh hoàn, tinh hoàn chế tiết testosteron kích thính phát
triển tính trạng sinh dục thứ sinh ở con đực. Đối với con cái XX bình thường
vì không có Y (không có gen SRY) nên không có nhân tố TDF, vùng tủy
mầm tuyến sinh dục không phát triển thành tinh hoàn mà vùng vỏ của tuyến
phát triển buồng trứng, buồng trứng chế tiết hormon estrogen kích thính phát
triển tính trạng sinh dục thứ sinh ở con cái.
Đối với trường hợp sai lệch giới: con cái XY (có Ynhưng là con cái) thì tuy
có Y nhưng vẫn phát triển giới tính cái là do Y mất gen SRY nên không có
nhân tố TDF, vùng tủy mầm tuyến sinh dục không phát triển thành tinh hoàn,
trái lại vùng vỏ mầm sinh dục phát triển thành buồng trứng. Thật ra gen SRY
xác định giới tính đực thông qua sự tương tác với nhiều gen khác định vị
trong các thể nhiễm sắc thường và thể nhiễm sắc X. Ví dụ các gen SOX9, gen
SF1, gen AMH trong thể nhiễm sắc thường phối hợp với gen SRY xác định
giới tính đực. Người ta đã phát hiện được gen DAX1 định vị trong thể nhiễm
sắc Xcó vai trò phối hợp với gen SRY xác định giới tính đực.
Gen DAX1 mã hóa cho thụ quan của hormon tesotsteron do đó
testosteron có thể được thu nhận và xâm nhập vào tế bào để hoạt hóa các gen

có vai trò tạo nên các tính trạng sinh dục đực thứ sinh. Những con đực XY có
gen DAX1 bị đột biến sẽ không sản sinh thụ quan do đó testosteron không
được thu nhận vào trong tế bào và cơ thể phát triển theo hướng cái hóa. Đối
với con cái XX, thì gen DAX1 phối hợp với gen WNT4 (định vị trong thể
nhiễm sắc thường) xác định sự phát triển của buồng trứng. Ở con đực gen
WTN4 bị ức chế, do đó gen DAX1 phối hợp với gen SRYxác định sự phát
triển tinh hoàn.

Đối với ruồi quả, tuy có cặp thể nhiễm sắc giới tính là XX (con cái) và XY
(con đực), nhưng cơ chế xác định giới tính xác định giới tính khác với động
vật có vú vì trong thể nhiễm sắc Y của chúng không có gen xác định giới tính
SRY. Sự xác định giới tính ở ruồi quả diễn ra theo cơ chế: tỷ lệ giữa thể
nhiễm sắc Xvới thể nhiễm sắc thường. Ruồi quả có bộ thể nhiễm sắc 2n = 8
trong đó có cặp giới tính XX (con cái) và XY (con đực) và 3 cặp thể nhiễm
sắc thường được kí hiệu là AA. Tỷ lệ X/A sẽ qui định giới tính của ruồi (xem
bảng sau)
NSTgiới (X) và NST thường (A) Tỷ lệ X/A Kiểu hình về giới

1X 2A 0.5 Con đực

2X 2A 1.0 Con cái

3X 2A 1.5 Siêu cái

4X 3A 1.33 Siêu cái

4X 4A 1.0 Con cái tứ bội

3X 3A 1.0 Con cái tam bội


3X 4A 0.75 Trung giới

2X 3A 0.67 Trung giới

2X 4A 0.5 Con đực tứ bội

1X 3A 0.33 Siêu đực
Qua bảng trên ta thấy rõ là đối với ruồi kể cả con đực, thể nhiễm sắc Ykhông
gây ảnh hưởng lên kiểu hình giới tính. Tuy nhiên, Y gây ảnh hưởng
lên tính hữu thụ của con đực. Ngày nay người ta biết rằng gen Sxl được
gọi là gen gây chết giới (Sex- lethal) định vị trong X đóng vai trò chủ yếu
trong sự xác định giới tính ở ruồi quả theo cơ chế sau:
- XY/ AA 0.5 -> gen Sxl không hoạt động -> con đực.

- XX/ AA -> 1.0 -> gen Sxl hoạt động -> con cái.
Nếu gen Sxlhoạt động ngược lại (hoạt động ở phôi đực và không hoạt động
phôi cái) thì sẽ gây chết cho phôi (nên có tên gọi là gen gây chết).

Trạng thái hoạt động của gen Sxl liên kết với X (định vị trong X) liên quan
chặt chẽ với sự hoạt động của các gen khác định vị trong thể nhiễm sắc
thường (AA). Ví dụ trên thể nhiễm sắc số 3 của ruồi quả có gen lặn tra
(transformer gene), nếu ở trạng thái đồng hợp sẽ biến ruồi cái lưỡng bội
thành ruồi đực bất thụ: các cá thể XX/ tratra có tính trạng giống con những
con đực bình thường nhưng bất thụ.

+ Kiểu đồng giao tử là con đực (ZZ) và dị giao tử là con cái (ZW) (quan sát
thấy ở các loài bướm, chim và một số loài bò sát), trong đó con đực có 2 thể
nhiễm sắc tương đồng giống nhau, còn con đực có cặp tương đồng khác
nhau, thể nhiễm sắc W bé hơn và không có đoạn tương đồng với Z.


+ Kiểu xác định giới tính 2n- n (con cái : 2n, con đực : n) quan sát thấy ở một
số sâu bọ sống thành xã hội mà điển hình là ong mật. Con đực được
phát triển từ trứng đơn bội không thụ tinh, có bộ thể nhiễm sắc n, còn ong
thợ và ong chúa là ong cái được phát triển từ các trứng thụ tinh, có bộ thể
nhiễm sắc 2n.
Sự điều chỉnh tỷ lệ giới trong quần thể là do ong chúa. Ong chúa được thụ
tinh bởi ong đực và tinh trùng được tích trữ trong túi chứa tinh của ong chúa.
Khi ong chúa đẻ trứng nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng từ túi chứa tinh
sẽ phát triển thành ong cái 2n, còn khi ong chúa đẻ trứng không được thụ tinh
thì trứng đơn bội sẽ phát triển thành ong đực n. Ong chúa điều khiển sự sinh
sản rất nhiều ong cái thợ tuy có bộ thể nhiễm sắc 2n nhưng bất thụ (không đẻ
trứng) chỉ làm nhiệm vụ kiếm ăn, xây tổ, chăm sóc nuôi dưỡng ong chúa
và ong đực và sinh sản ít ong đực tuy có bộ thể nhiễm sắc đơn bội
nhưng hữu thụ nghĩa là có khả năng giao cấu cung cấp tinh trùng cho ong
chúa.
Qua qúa trình giảm phân các noãn bào của ong chúa phân chia tạo nên trứng
đơn bội. Đối với ong đực tinh bào không giảm phân mà thông qua qúa trình
nguyên phân để tạo nên tinh trùng đơn bội. Ong chúa được phát triển từ ấu
trùng cái được nuôi dưỡng bằng thức ăn đặc biệt (sữa ong chúa) nên có kích
thước lớn hơn và có khả năng sinh sản. Mỗi quần thể (tổ ong) thường chỉ có
một ong chúa và chỉ khi san đàn thì ong chúa mới được tạo ra từ ấu trùng cái.

×