Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ: Dạy học phần văn học địa phương Tuyên Quang theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.11 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------

NGUYỄN ANH DŨNG

DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG
TUYÊN QUANG THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------

NGUYỄN ANH DŨNG

DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TUYÊN
QUANG THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT
ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành : Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số

: 60 14 01 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Thế Phiệt

Thái Nguyên, 2014
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thế Phiệt.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu có nguồn rõ ràng, các kết quả trong
luận văn trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố ở bất kì cơng trình nghiên
cứu nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng

Xác nhận


Xác nhận

của khoa chun mơn

của cán bộ hƣớng dẫn

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận văn đã được chỉnh sửa theo những ý kiến đóng góp của
Hội đồng khoa học ngày 30/05/2014.

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin chân
trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý kiến
cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo Tuyên Quang, các
Trường THCS trên địa bàn huyện Yên Sơn, TP. Tuyên Quang đã tạo điều kiện
giúp tác giả trong suốt quá trình điều tra và làm thực nghiệm.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Trần Thế Phiệt, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác

giả nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và bạn bè đồng
nghiệp quan tâm đến luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................ vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề. .................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................... 5
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu........................................................................ 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn. ....................................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn. ............................................................................................... 7
NỘI DUNG ............................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 8
1.1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 8
1.1.1. Quy định Văn học địa phƣơng trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thơng. ....... 8

1.1.2. Vai trị, vị trí của việc dạy học văn học địa phƣơng Tuyên Quang. ............ 10
1.1.3 Tính tích cực hóa hoạt động của học sinh. ................................................... 11
1.1.3.1. Cơ sở tấm lý học. ..................................................................................... 11
1.1.3.3. Quan điểm dạy học phát huy vai trò của chủ thể ngƣời học trên cơ sở lý
thuyết tiếp nhận. .................................................................................................... 15
1.1.3.4. Những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa
hoạt động của học sinh. ......................................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................. 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội - văn hóa của tỉnh Tuyên Quang. ..................... 19
1.2.2. Tuyên Quang một tỉnh miền núi có bề dày lịch sử - văn hóa, có nhiều danh
lam thắng cảnh. ..................................................................................................... 21
1.2.3. Truyền thống về văn học Tuyên Quang. ..................................................... 23
1.2.3.1. Văn học dân gian. .................................................................................... 23

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.2.3.2. Văn học Viết Tuyên Quang. ..................................................................... 27
1.2.4. Thực trạng giảng dạy văn học địa phƣơng ở các trƣờng THCS tại tỉnh Tuyên
Quang.................................................................................................................... 31
1.2.4.1. Về nội dung chương trình. ........................................................................ 31
1.2.4.2. Về cơ sở vật chất. ..................................................................................... 32
1.2.4.3. Về tình hình học tập của học sinh. ........................................................... 33
1.2.4.4. Về hoạt động dạy của giáo viên. .............................................................. 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 35
Chƣơng 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VHĐP Ở TRƢỜNG
THCS TỈNH TUYÊN QUANG. ........................................................................... 36

2.1. Những căn cứ để xây dựng biện pháp dạy văn học địa phƣơng Tun Quang
theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh. .................................................. 36
2.1.1. Căn cứ vào nội dung văn học địa phƣơng tại tỉnh Tuyên Quang................. 36
2.1.2. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý học sinh THCS Tuyên Quang. ....................... 40
2.1.3. Căn cứ vào điều kiện trƣờng lớp, cơ sở vật chất. ........................................ 41
2.2. Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học
Ngữ văn địa phƣơng Tuyên Quang. ...................................................................... 42
2.2.1. Trƣớc giờ học. ............................................................................................. 42
2.2.1.1. Hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi tới lớp. ................................. 42
2.2.1.2. Xây dựng bài soạn VHĐP theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh. ...... 44
2.2.2 Trong giờ học ............................................................................................... 47
2.2.2.1 Dạy VHĐP gắn kết chặt chẽ với truyền thống lịch sử văn hóa của địa
phƣơng .................................................................................................................. 47
2.2.2.2. Kết hợp một số phƣơng pháp, biện pháp: đọc hiểu, câu hỏi gợi mở, nêu
vấn đề, giảng bình khi dạy học VHĐP. ................................................................. 49
2.2.2.3. Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong giảng dạy VHĐP. ........................... 54
2.2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học VHĐP. .............................. 56
2.2.2.5. Kết hợp dạy chính khóa và dạy ngoại khóa. ............................................. 58
2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh tự học sau khi học trên lớp. ........................................ 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2. ....................................................................................... 62

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 64
3.1 Mục đích thực nghiệm. ................................................................................... 64
3.2. Yêu cầu thực nghiệp. ..................................................................................... 64

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm. ......................................................................... 64
3.2.2. Chọn bài dạy thực nghiệm. ......................................................................... 65
3.3. Giáo án thực nghiệm. ..................................................................................... 65
3.3.1. Tiết 42 - Đọc văn: Đoạn trích Gieo gió gặp bão. ........................................ 65
3.3.2. Tiết 74: Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu
lao động. ............................................................................................................... 72
3.4 Tổ chức dạy học thực nghiệm. ........................................................................ 82
3.4.1 Tổ chức dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng. .................................. 82
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm. .................................................................... 82
3.4.2.1 Kết quả thực nghiệm. ................................................................................ 82
3.4.2.2. Nhận xét và đánh giá. ............................................................................... 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 85
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 88

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
i Nguyên

/>

DANH MỤC VIẾT TẮT

văn học địa phƣơng

VHĐP

học sinh trung học cơ sở


HSTHCS

ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Văn (nay gọi là môn Ngữ văn), đã từ lâu tồn tại với tƣ cách là một học bắt
buộc trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc ta. Cùng với nhiều môn học khác mơn văn
góp phần giáo dục - đào tạo con ngƣời lao động phát triển tồn diện. Trong nhà
trƣờng, mơn văn vừa có tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sƣ phạm, vừa mang chức
năng là mơn học cơng cụ. Vì vậy, số tiết học dành cho bộ môn Ngữ văn ở trƣờng phổ
thông chiếm tỉ lệ cao so với các mơn học khác. Điều đó nói lên vị trí, nhiệm vụ quan
trọng của nó trong hệ thống giáo dục ở nƣớc ta. Yếu tố làm nên vị trí hàng đầu, vị trí
số một của mơn Ngữ văn là ở chỗ: ngồi thế mạnh trong việc giáo dục tƣ tƣởng, tình
cảm đạo đức, lòng nhân ái, nhân văn và giàu vốn sống, vốn văn hóa cho học sinh, nó
cịn là cơng cụ giao tiếp, công cụ nhận thức...
VHĐP cũng là một bộ phận cấu thành nên văn học dân tộc, bộ phận văn học này
có những đặc sắc riêng, in đậm dấu ấn và bản sắc văn hóa của từng vùng miền. Giảng
dạy VHĐP có vai trị cực kì quan trọng, tăng cƣờng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.
Kiến thức này mới đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình THCS từ năm 2006.
Việc giảng dạy VHĐP sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phƣơng cho các
em, tạo điều kiện cho các em tìm hiểu về con ngƣời, cuộc sống và văn hóa xã hội
ở địa phƣơng mình, làm giàu lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc trong tâm hồn học
sinh. Tuyên Quang là một tỉnh miền Đông Bắc tổ quốc, đời sống kinh tế, xã hội
cịn gặp nhiều khó khăn song đây lại là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa
lịch sử. Thế kỷ XVII nhà Mạc lấy Tuyên Quang làm kinh thành, đến cuộc kháng

chiến chống Pháp, Tân Trào - Sơn Dƣơng là thủ đô của cuộc kháng chiến và rất
nhiều di tích khác gắn liền với các cuộc chiến đấu của dân tộc. Chính vì vậy, việc
giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho các em trong tỉnh Tuyên Quang càng
trở nên quan trọng cấp thiết.
Hiện nay, vấn đề dạy học VHĐP ở các trƣờng THCS đã đƣợc chú ý hơn trƣớc,
đƣợc đƣa vào chƣơng trình thành một phần bắt buộc. Tuy nhiên, dung lƣợng cịn ít.
Việc dạy học các bài VHĐP chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức, cịn mang
nặng tính hình thức, chƣa chú ý đổi mới, thậm trí cịn xem nhƣ là một nội dung phụ.

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Do đó, kiến thức VHĐP cịn nghèo nàn, các em hiểu biết rất ít về văn học của địa
phƣơng mình. Những ngơn ngữ, con ngƣời, văn hóa ngay cạnh mình nhƣng lại trở
nên lạ lẫm đối với các em.
Thực tế giảng dạy cho thấy đa số học sinh THCS tại Tuyên Quang chƣa tiếp cận
đƣợc cái hay, cái đẹp của VHĐP. Có thể là do các em đang sống trong thế giới cơng
nghệ thơng tin và bị cuốn vào đó, nên VHĐP đối với các em là một khoảng cách dài,
hay là phƣơng pháp dạy học của giáo viên dạy VHĐP chƣa thu hút? chƣa tạo đƣợc
tính chủ động sáng tạo ở các em? Đó là một câu hỏi cần lời giải đáp.
Từ những yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và phƣơng pháp
dạy học văn nói riêng, đồng thời xuất phát từ thực tế dạy và học VHĐP tại tỉnh Tuyên
Quang, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học Văn học địa phương Tuyên
Quang theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh” làm đối tƣợng nghiên cứu
cho luận văn của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới
phƣơng pháp dạy và học hiện nay, vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm.
2. Lịch sử vấn đề

Phát huy tính chủ động tích cực của học sinh là mục tiêu quan trọng trong dạy
học bộ môn Ngữ văn nói chung và bộ phân văn học địa phƣơng nói riêng. Đây là vấn
đề đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngồi nƣớc quan tâm nghiên cứu:
2.1 Những cơng trình nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy văn chƣơng
Từ nhiều thập kỉ trƣớc, các nhà nghiên cứu phƣơng pháp dạy học văn đã
chú trọng tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhiều phƣơng pháp đƣợc đƣa ra để
kích thích tƣ duy chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn, trong đó phƣơng
pháp nêu vấn đề đƣợc quan tâm. Nổi bật là tác giả I.Ia Lecne với cơng trình “Dạy học
nêu vấn đề” (1977), A.M Machiukin với cơng trình “Tình huống có vấn đề trong dạy
học văn” (1978) và I F Kharlamop với “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”
(1979) là nền tảng lí luận cho việc xây dựng phƣơng pháp dạy học tích cực.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông” của
V.A.Nhikônxki (giáo sƣ ngƣời Nga), đƣợc dịch và giới thiệu rộng rãi ở các
trƣờng đại học từ năm 1978, tác giả đề cập rất chi tiết về vấn đề dạy học bộ môn
văn ở trƣờng phổ thông, cuốn sách đã đƣa ra nhiều biện pháp cụ thể để phát huy

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

tính tích cực ở học sinh nhƣ đọc diễn cảm, phƣơng pháp gợi mở, phƣơng pháp
nêu vấn đề... Đây cũng là cơ sở cho việc hình thành các phƣơng pháp dạy học
văn ở nƣớc ta sau này.
Ngành phƣơng pháp dạy học văn ở nƣớc ta tuy đƣợc xem là một ngành khoa
học còn non trẻ song cũng đã đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ.
Giáo sƣ Trần Thanh Đạm với “Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể
loại” (1969), trong đó giới thiệu những vấn đề phân tích văn học theo đặc trƣng thể
loại: tự sự dân gian, trữ tình dân gian, văn xi tự sự, thơ trữ tình... Cơng trình định

hƣớng cho ngƣời làm cơng tác nghiên cứu và giảng dạy văn học khi phân tích tác
phẩm cụ thể không chỉ đi sâu vào nội dung mà còn chú ý đến những nét riêng đƣợc
quy đinh bởi thể văn đó.
Giáo sƣ Phan Trọng Luận có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phƣơng pháp
dạy học văn có giá trị: “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường” (1977)
bàn về phƣơng pháp, biện pháp đƣợc vận dụng trong dạy học văn. Trong đó tác
giả nhấn mạnh đến việc duy trì mối liên hệ giữa học sinh với tác phẩm trong q
trình phân tích. Quyển sách cịn khẳng định “mọi sự khám phá và phân tích của
giáo viên về một tác phẩm chỉ thật sự có giá trị khi học sinh tích cực, hứng thú
tiếp thu” [28, tr.81]. “Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn” (1978) đề cập
những phƣơng thức có thể ứng dụng nhắm nâng cao hiệu quả giảng dạy văn
chƣơng, trong đó tác giả đề xuất một số vấn đề nhƣ: giảng dạy văn học với định
hƣớng phát triển năng lực cảm thụ của học sinh, tạo tiền đề cho việc giảng dạy văn
học; Dạy văn phải gắn với đời sống, với thực tiễn, với nhƣng yêu câu phát triển
năng lực, tƣ duy cho học sinh.., “Phương pháp dạy học văn” (1999), tác giả định
hƣớng q trình tổ chức dạy học từng phân mơn qua phƣơng pháp dạy học văn cụ
thể.“Văn học giáo dục thế kỉ XXI” (2002) đặt ra yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy
học văn trong thời đại bùng nổ công nghệ thơng tin.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học văn, ta thấy rằng các
tác giả đã đề cập đƣợc khá toàn diện về phƣơng pháp dạy học văn, từ dạy học theo thể
loại đến vấn đề vai trò chủ thể tiếp nhận, cảm thụ văn học trong nhà trƣờng và ngoài nhà
trƣờng. Đặc biệt trƣớc yêu cầu dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, giới nghiên

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

cứu đã đóng góp những phƣơng pháp, biện pháp cụ thể cho việc dạy học bộ môn Ngữ

văn trong thời đại mới. Đó cũng là tiền đề vững chắc để các nhà giáo dục vận dụng sáng
tạo vào chƣơng trình dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông.
2.2 Những cơng trình nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy văn học địa phƣơng
tại tỉnh Tuyên Quang
VHĐP tại tỉnh Tuyên Quang có nhiều cơng trình và bài báo nghiên cứu về tiến
trình phát triển, diện mạo và đặc điểm của văn học Tuyên Quang. Đó là các bài báo
viết về: Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, thơ Mai Liễu, thơ Đồn Thị Kí... Luận văn
thạc sĩ của Nông Thị Lan Hƣơng nghiên cứu về những thành tựu thơ ca Tuyên Quang
từ năm 1986 tới nay; Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thúy Nga nghiên cứu về đặc điểm
tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong...
Về phƣơng pháp giảng dạy văn học địa phƣơng tại tỉnh Tuyên quang đã có hai
cơng trình lớn nghiên cứu và một tài liệu hƣớng dẫn về vấn đề này:
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phương cho
cấp Trung học cơ sở tại tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang” của thầy Nguyễn Đức Hạnh
nguyên là Giảng viên khoa Trung học cơ sở - Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên. Ở đề tài này, tác giả đƣa ra một số vấn đề lý luận và thực tế văn học Tuyên
Quang và một số gợi ý thiết kế bài giảng VHĐP Tuyên Quang.
Giáo trình “Văn hóa, văn học và ngơn ngữ địa phương tỉnh Tun Quang” của
trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tuyên Quang. Cuốn giáo trình này khái qt về văn hóa
và văn học Tun Quang, (từ văn học dân gian đến hiện đại), gợi ý 4 tác phẩm của
các tác giả Tuyên Quang.
Tài liệu “Ngữ văn địa phương tỉnh Tuyên Quang” do Bùi thị Mai Anh và Trần
Thị Lâm Huyền biên soạn, đây là tài liệu tập huấn gợi ý giảng dạy Văn học địa
phƣơng Tun Quang cho giáo viên THCS.
Những cơng trình kể trên tìm hiểu, nghiên cứu trên phƣơng diện lý luận phƣơng
pháp và một số gợi ý thiết kế giảng VHĐP Tun Quang. Tuy nhiên, vẫn chƣa có cơng
trình nào đề cập tới biện pháp dạy và học VHĐP tại tỉnh Tuyên Quang theo hƣớng chủ
động tích cực. Mặc dù vậy, những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc là tiền đề
q báu cho chúng tơi trong q trình nghiên cứu, triển khai đề tài này.


4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một cách khái quát về Văn học Tuyên Quang ở hai thể loại thơ và văn
xuôi trong hai phƣơng diện: Tiến trình và đặc điểm của Văn học Tuyên Quang qua
các chặng đƣờng lịch sử, đặc biệt chú trọng đến Văn học Tuyên Quang thời kỳ từ
1986 đến nay. Từ sự nghiên cứu khái quát trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài
này nhằm những mục đích sau:
3.1.1 Khảo sát thực trạng dạy và học VHĐP tại tỉnh Tun Quang, chúng tơi
thấy cịn nhiều vƣớng mắc cần thao gỡ: dung lƣợng kiến thức cịn ít, nội dung chƣơng
trình chƣa có tính thống nhất cao, học sinh chƣa thực sự tích cực chủ động trong học
tập, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên đơi khi cịn lúng túng chƣa phát huy đƣợc
tính sáng tạo của học sinh... Do đó cần đề xuất những biện pháp nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong học tập VHĐP của học sinh.
3.1.2. Mong muốn vận dụng những lý luận dạy học hiện đại vào các giờ dạy
VHĐP nhằm khơi gợi niềm say mê, thích thú; phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh, góp phần giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho các em học sinh
trong tỉnh.
3.1.3. Xây dựng một số phƣơng án thiết kế bài giảng VHĐP cho học sinh phổ
thông ở tỉnh Tuyên Quang, góp phần làm cho bài giảng có tính thiết thực, gây đƣợc
niềm hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh.
3.1.4. Với đề tài “Dạy văn học địa phương Tun Quang theo hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh”, chúng tôi mong muốn đề xuất một hƣớng tiếp cận hiệu
quả dạy và học VHĐP Tuyên Quang. Mặt khác, giáo dục học sinh tình yêu quê
hƣơng, bồi dƣỡng sâu sắc văn hóa, văn học cho con em các dân tộc trong tỉnh. Đồng

thời, góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học ở các
nhà trƣờng của tỉnh Tuyên Quang.
3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
3.2.1. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy và học văn học
địa phƣơng tại tỉnh Tuyên Quang.

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3.2.2. Khảo sát thực trạng dạy và học VHĐP Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh.
3.2.3. Đề xuất những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh THCS trong dạy và học phần VHĐP.
3.2.4. Thiết kế thể nghiệm các bài dạy phần VHĐP.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các giờ dạy và học phần VHĐP và khảo sát thực trạng dạy và
học đó tại tỉnh Tuyên Quang. Tiến hành thực nghiệm ở một số trƣờng THCS trên địa
bàn tỉnh.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
4.2.1. Lý luận về dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
4.2.2. Phần văn học địa phƣơng Tuyên Quang ở cấp THCS tại tỉnh Tuyên Quang.
4.2.3. Nghiên cứu hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh
trong các giờ học về VHĐP Tuyên Quang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học phần VHĐP tại tỉnh
Tuyên Quang ở một số trƣờng thông qua việc dự giờ trên lớp, nghiên cứu các bài

soạn của giáo viên, nghiên cứu sự chuẩn bị của học sinh ở nhà nhằm đánh giá chất
lƣợng giờ dạy và bài soạn của giáo viên, chất lƣợng tiếp thu của học sinh.
5.2. Phƣơng pháp đọc, phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu, các cơng trình
nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề đang đƣợc nghiên cứu.
5.3. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong q
trình phân tích, tổng hợp cơ sở lí luận và thực tiễn, đánh giá khả năng ứng dụng của
hệ thống đƣợc đề xuất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Hiện thực hóa phƣơng hƣớng dạy học
mới qua việc thiết kế bài soạn và giờ dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả, xác
nhận tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của các biện pháp trong thực tế giảng dạy ở
trƣờng phổ thơng.

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6. Đóng góp của luận văn
6.1 Về lý luận: Góp phần củng cố và trang bị cho giáo viên Ngữ văn ở các
trƣờng THCS trong tỉnh Tuyên Quang cơ sở lý luận về phƣơng pháp dạy học Ngữ
văn theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
6.2 Về thực tiễn: Nghiên cứu đặc điểm phần VHĐP và điều tra thực tế giảng
dạy VHĐP ở một số trƣờng THCS trong tỉnh Tuyên Quang, Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh tỉnh Tuyên
Quang khi giảng dạy VHĐP.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phần phụ lục luận văn gồm 3
chƣơng.
Chƣơng I Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chƣơng 2: Đề xuất một số biện pháp dạy văn học địa phƣơng ở nhà trƣờng
THCS ở tỉnh Tuyên Quang.
Chƣơng 3 Thực nghiệm sƣ phạm.

7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quy định Văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn phổ thơng
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Điều 3 - Luật Giáo dục đã quy định nguyên lý
giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [34, tr. 4]. Thực hiện
tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá VIII): Dạy VHĐP là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng để “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [5, tr.7]. Việc cung cấp những kiến thức VHĐP
còn mong muốn giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất, con ngƣời,
truyền thống đấu tranh, và những di tích lịch sử văn hố nổi tiếng của q hƣơng. Từ
đó cổ vũ các em, nâng cao ý thức, rèn đức, luyện tài xây dựng quê hƣơng đất nƣớc
ngày thêm giàu đẹp, xứng danh với truyền thống quê hƣơng mình.
Thực hiện Kế hoạch giáo dục chƣơng trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, công văn số
5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 về việc hƣớng dẫn thực hiện nội dung giáo
dục văn học địa phƣơng các môn ở cấp THCS, Sở Giáo dục & Đào tạo Tuyên Quang
quy định nội dung chƣơng trình văn học địa phƣơng cho cấp THCS nhƣ sau:

6
Bài

Tiết theo ppct

Tên bài

1

Phần Tiếng Việt

69

2

Phần Văn học

70

3

Phần Văn học

125

4

Phần Tiếng Việt

137


5

Phần Tập làm văn

138

6

Phần Văn học

141

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

p7
Bài

Tiết theo ppct

Tên bài

1

Phần Tiếng Việt


70

2

Phần Văn học

74

3

Phần Văn học

133

4

Phần Tập làm văn

134

5

Phần Tiếng Việt

137

6

Phần Tập làm văn


138

8
Bài

Tiết theo ppct

Tên bài

1

Phần Tiếng Việt

32

2

Phần Văn học

53

3

Phần Tập làm văn

92

4

Phần Tập làm văn


128

5

Phần Tiếng Việt

131

4. Lớp 9
Bài

Tiết theo ppct

Tên bài

1

Phần Văn

42

2

Phần Tiếng Việt

63

3


Phần Tập làm văn

101

4

Phần Tiếng Việt

133

5

Phần Tập làm văn

143

Nhƣ vậy, chƣơng trình VHĐP đã trú trọng đến sự đến sự đa dạng của phần văn
hóa địa phƣơng. Nội dung VHĐP đã góp phần thực hiện mục tiêu mơn học, gắn lý
luận với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phƣơng. Các bài học
sát với yêu cầu nhận thức, vun đắp tình cảm thẩm mĩ, tình u q hƣơng xứ sở.

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.1.2. Vai trị, vị trí của việc dạy học văn học địa phương Tuyên Quang
VHĐP là một bộ phận hữu cơ cấu thành nền văn học dân tộc vì vậy nó có vai
trị và ảnh hƣởng đặc biệt đến nền văn học dân tộc, dạy VHĐP ở các trƣờng THCS

góp phần phát triển văn hóa, văn học, ngơn ngữ chung của ngƣời Việt. Đồng thời
cũng giúp học sinh thấy đƣợc vẻ đẹp, những nét đặc sắc văn hóa, văn học, ngơn ngữ
của từng vùng miền.
Việc dạy VHĐP góp một phần không nhỏ cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa,
văn học, ngơn ngữ địa phƣơng Tun Quang, bởi trong thời đại ngày nay thế giới số
đang từng ngày làm thay đổi cuộc sống cả ở mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực.
Tìm về với VHĐP chính là tìm về với cội nguồn, hịa mình vào cuộc sống thân
thƣơng giản dị của cái thủa ban đầu. Tuyên Quang mảnh đất có bề dày về văn hóa với
rất nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp cần đƣợc gìn giữ và phát huy nhƣ: Lễ hội
Đình làng Giếng Tanh của ngƣời Cao Lan xã Kim Phú - TP. Tuyên Quang, lễ hội
Lồng Tồng của ngƣời Tày Chiêm Hóa, Lễ cấp sắc công nhận ngƣời con ngƣời con
trai trƣởng thành của ngƣời Dao…phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục ma chay,
cƣới hỏi… Bên cạnh đó giảng dạy VHĐP cho học sinh trong tỉnh Tuyên Quang, cung
cấp cho các em những tri thức để lƣu giữ những làn điệu dân ca, nền tảng văn hóa của
các dân tộc trong tỉnh đang bị mai một; Nhƣ hát sình ca (của ngƣời Cao Lan), páo
dung (của ngƣời Dao), soọng cô (của ngƣời Sán Dìu), then, cọi, sli, lƣợn (của ngƣời
Tày)... Tun Quang có gần 500 di tích lich sử - văn hóa đã đƣợc xếp hạng, mỗi di
tích là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc; Đình Tân Trào nơi họp Quốc dân
đại hội đầu tiên của dân tộc, Lán Nà Lừa nơi Bác đã từng sống và làm việc trong
những ngày tiền khởi nghĩa, Cây đa Tân Trào ghi dấu mốc sự ra đời của Quân đội
nhân dân Việt Nam. Di tích làng Ngịi, Đá Bàn (xã Mỹ Bằng - huyện Yên Sơn) là nơi
chính phủ Lào làm căn cứ địa, ghi dấu ấn tình hữu nghị quốc tế, ngƣợc dòng thời gian
trở về thế kỉ XVII nhà Mạc lấy trung tâm châu Tuyên Quang làm kinh thành... Đó
cũng là những bài học giáo dục lòng tự hào và truyền thống của ông cha.
Giảng dạy VHĐP phần văn học, giúp các em có các nhìn khái qt văn học
Tun Quang phát triển qua các thời kì: Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học
hiện đại, tuy nhiên do điều kiện lịch sử văn học trung đại không cịn lƣu giữ đƣợc

10


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


×