Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 114 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QuốC DÂN
Viện Kế TOáN KIểM TOáN
------------

Chuyên đề
thực tập chuyên ngành
Đề tài:

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây
dựng số 2

Sinh viên thực
hiện
MÃ sinh viên
Chuyên ngành
Khóa
Giáo viên hớng
dẫn

: Phạm thị huế
:
:
:
:

Cq511532
Kế toán tổng hợp
51
ts phạm thị thủy


Hà NộI - 2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 2............................................................................................3
1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty...........................................3
1.1.1. Danh mục sản phẩm......................................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng..................................................................8
1.1.3. Tính chất của sản phẩm..............................................................11
1.1.4. Loại hình sản xuất.......................................................................12
1.1.5.Thời gian sản xuất........................................................................13
1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang......................................................14
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty cổ phần
xây dựng số 2..............................................................................................15
1.2.1. Quy trình cơng nghệ....................................................................15
1.2.1.1. Quy trình cơng nghệ.............................................................15
1.2.1.2. Về công tác lập hồ sơ thầu...................................................18
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất..............................................................25
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Cơng ty...............................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 2..........................................................................................29
2.1. Kế tốn chi phí sản xuất tại cơng ty cổ phần xây dựng số 2...........30
2.1.1. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp..................................30
2.1.1.1- Nội dung................................................................................31
2.1.1.2- Tài khoản sử dụng...............................................................32



2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế tốn chi tiết.........................................34
2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp.......................................................39
2.1.2. Kế tốn chi phí nhân công trực tiếp..........................................41
2.1.2.1- Nội dung................................................................................41
2.1.2.2- Tài khoản sử dụng...............................................................43
2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế tốn chi tiết.........................................43
2.1.2.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp...................................................52
2.1.3. Kế tốn chi phí sử dụng máy thi cơng.......................................54
2.1.3.1- Nội dung................................................................................54
2.1.3.2- Tài khoản sử dụng...............................................................57
2.1.3.3- Quy trình ghi sổ kế tốn chi tiết.........................................58
2.1.3.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp...................................................61
2.1.4. Kế tốn chi phí sản xuất chung..................................................63
2.1.4.1- Nội dung................................................................................63
2.1.4.2- Tài khoản sử dụng...............................................................64
2.1.4.3- Quy trình ghi sổ kế tốn chi tiết.........................................65
2.1.4.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp...................................................71
2.1.5. Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản
phẩm dở dang........................................................................................73
2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang...................................73
2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất...................................................75
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần
xây dựng số 2..............................................................................................78
2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của cơng ty...........78
2.2.2- Quy trình tính giá thành.............................................................79


CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY

DỰNG SỐ 2...................................................................................................81
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế tốn CFSX và tính giá thành SP
tại cơng ty và phương hướng hoàn thiện.................................................81
3.1.1- Ưu điểm........................................................................................81
3.1.2- Nhược điểm..................................................................................86
3.2. Giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại cơng ty cổ phần xây dựng số 2....................................91
3.2.1. Về xác định đối tượng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá
thành.......................................................................................................91
3.2.2. Về phương pháp kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành...92
3.2.3. Về chứng từ luân chuyển chứng từ............................................97
3.2.4. Về tài khoản và phương pháp kế toán.......................................98
3.2.5 Về sổ kế toán chi tiết....................................................................99
3.2.6. Về sổ kế toán tổng hợp................................................................99
3.2.7. Về thẻ tính giá thành.................................................................100
3.2.8. Về báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...............100
KẾT LUẬN..................................................................................................102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

: Báo cáo tài chính

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BHXH


: Bảo hiểm xã hội

BTC

: Bộ Tài chính

CJSC2

: Construction Joint Stock Company 2

CPNVLTT

: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

: Chi phí nhân cơng trực tiếp

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

CT

: Cơng ty

GTGT

: Giá trị gia tăng


HANCORP

: Ha Noi Construction Corporation

HĐQT

: Hội đồng quản trị

MTC

: Máy thi công

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TGNH

: Tiền gửi ngân hàng

TK

: Tài khoản

TSCĐ

: Tài sản cố định



DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 – 1. Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp...................................................16
Bảng 2 – 1. Danh sách thiết bị thi công của công ty cổ phần xây dựng số 2...........55
Bảng 2 – 2. Bảng tính giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ...............................74
Biểu số 2 – 1. Biên bản giao hàng kiêm giấy nhận nợ.............................................34
Biểu số 2 – 2. Hóa đơn GTGT mua nguyên vật liệu................................................35
Biểu số 2 – 3. Phiếu nhập kho.................................................................................36
Biểu số 2 – 4. Phiếu xuất kho..................................................................................37
Biểu số 2 – 5. Sổ chi tiết TK 621.............................................................................38
Biểu số 2 – 6. Nhật ký chung...................................................................................39
Biểu số 2 – 7. Sổ cái TK 621...................................................................................40
Biểu số 2 – 8. Hợp đồng làm khoán…………….....................................................44
Biểu số 2 – 9. Bảng chấm công...............................................................................44
Biểu số 2 – 10. Bảng thanh toán khối lượng............................................................46
Biểu số 2 – 11. Bảng khối lượng hồn thành...........................................................47
Biểu số 2 – 12. Bảng tính và chia lương kiêm bảng thanh toán lương.....................49
Biểu số 2 – 13. Bảng tổng hợp thanh toán lương.....................................................50
Biểu số 2 – 14. Sổ chi tiết TK 622...........................................................................51
Biểu số 2 – 15. Nhật ký chung.................................................................................52
Biểu số 2 – 16. Sổ cái TK 622.................................................................................53
Biểu số 2 – 17. Hóa đơn GTGT thuê máy thi công.................................................59
Biểu số 2 – 18. Sổ chi tiết TK 623...........................................................................60
Biểu số 2 – 19. Nhật ký chung.................................................................................61
Biểu số 2 – 20. Sổ cái TK 623.................................................................................62
Biểu số 2 – 21. Bảng chấm công nhân viên gián tiếp..............................................66
Biếu số 2 – 22. Bảng thanh toán lương nhân viên gián tiếp.....................................66
Biểu số 2 – 23. Phiếu xuất kho dụng cụ sản xuất.....................................................68


Biểu số 2 – 24. Hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện...................................................69

Biểu số 2 – 25. Sổ chi tiết TK 627...........................................................................70
Biểu số 2 – 26. Sổ nhật ký chung...........................................................................71
Biểu số 2 – 27. Sổ cái TK 627.................................................................................72
Biểu số 2 – 28. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cơng trình......................................76
Biểu số 2 – 29. Sổ chi tiết TK 154...........................................................................77
Biểu số 2 – 30. Thẻ tính giá thành cơng trình..........................................................79
Biểu số 2 – 31. Sổ cái tài khoản 632........................................................................80


Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và xu thế tồn cầu hóa, nền kinh tế phát
triển với tốc độ nhanh chóng và biến chuyển liên tục, các giao dịch ngày càng phức
tạp và diễn ra trong thời gian ngắn. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức cơng tác kế
tốn cũng cần phải theo cùng đà phát triển để đáp ứng yêu cầu theo dõi, phản ánh
một cách kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói riêng và tình hình
tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị nói chung. Nhiệm vụ
đặt ra cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, mọi thành phần kinh tế là
phải khơng ngừng đổi mới, hồn thiện cơng tác quản lý về mọi mặt để phù hợp với
tình hình thực tế. Trong đó, hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn đóng vai trị quan
trọng, là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý.
Khi nền kinh tế những năm gần đây đang gặp khó khăn thì các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng là những đơn vị chịu ảnh hưởng khá nhiều do nhịp độ xây
dựng cơ bản bị chậm lại cùng với sự chững lại của tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy,
duy trì một bộ máy kế tốn hiệu quả với cơng tác kế toán được tổ chức khoa học
nhằm khắc phục tối đa những khó khăn về mặt tài chính, đóng góp tích cực vào
công tác quản trị sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn chung và vươn lên
giành chỗ đứng mới trong ngành.
Tiếp nối những hiểu biết đã đạt được trong giai đoạn thực tập tổng em đã đi

tìm hiểu sâu hơn về cơng tác kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây
lắp, có thể nói đây là phần hành kế tốn tổng hợp nhất và có vai trị rất quan trọng
với doanh nghiệp bởi kiểm sốt chi phí là yếu tố quyết định đến lợi nhuận và thành
quả của doanh nghiệp. Vì vậy, em chọn đề tài :”Hồn thiện kế tốn tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 2”.

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

1


Chuyên đề thực tập

Chuyên đề thực tập chuyên ngành gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí xây
lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 2
Chương 2: Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 2
Chương 3: Hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 2
Em xin chân thành cảm ơn Kế toán trưởng, các anh chị trong phịng Kế tốn
tài vụ tại cơng ty cổ phần xây dựng số 2 và cô giáo Phạm Thị Thủy đã nhiệt tình
giúp đỡ em hồn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

Sinh viên
Phạm Thị Huế

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

2



Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 2
1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty
1.1.1. Danh mục sản phẩm
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh đã đăng ký, hoạt động của Công ty rất đa dạng, tuy chỉ là trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản nhưng các sản phẩm rất phong phú, từ loại hình sản phẩm đến địa bàn
sản xuất, kết cấu và giá trị cơng trình. Tuy nhiên, chúng có thể được chia thành các
nhóm sản phẩm xây dựng chính như sau:
- Trụ sở hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội: là
một đơn vị lâu năm và có uy tín nên Cơng ty ln được các cơ quan Nhà nước, các
doanh nghiệp tín nhiệm chọn làm nhà thầu thi cơng các cơng trình quan trọng, có ý
nghĩa lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, có thể kể đến các cơng trình tiêu
biểu như Cơ sở làm việc khối cảnh sát Công an tỉnh Hải Dương (15.000 tỷ đồng,
2005 – 2007), Trụ sở làm việc Tổng cục kỹ thuật – Bộ Công an (22.300 tỷ đồng,
2006 – 2007), Trụ sở làm việc Tổng cục Thống kê (11.693 tỷ đồng, 2006 – 2008),
Doanh trại cảnh sát cơ động C22 – Bộ Công an xây dựng ở Hưng Yên (14.140 tỷ
đồng, 2005 – 2007), Trụ sở Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Bắc trung bộ
(7.475 tỷ đồng, 2004 – 2005),…
Theo thống kê từ hồ sơ kinh nghiệm của Cơng ty, 38 cơng trình tiêu biểu từ
năm 2001 đến năm 2012 đem lại doanh thu 946,133 tỷ đồng với giá trị cơng trình
dao động từ 2,999 tỷ đồng (Nhà điều hành, cổng, tường rào, hệ thống thoát nước bãi
CT vận tải dầu khí Việt Nam) đến 180 tỷ (Nhà ở chung cư cao tầng và văn phòng
N03 – T8 khu Ngoại giao Đồn). Tất cả các cơng trình này đều do Cơng ty làm thầu

chính, chủ yếu thuộc miền Bắc, phân bố trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

3


Chuyên đề thực tập

Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lào Cai và
một vài công trình ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Cơng trình nhà ở: bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này từ năm 1984, ngay
sau khi thành lập nhưng mãi đến năm 2000 trở đi thì Cơng ty mới có bước phát triển
mạnh mẽ. Sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực này là các khu chung cư cao tầng, biệt
thự, nhà vườn, khu đơ thị. Các cơng trình tiêu biểu như Nhà ở 11 tầng CT5 Dự án
Khu đô thị mới Định Công (đã được cấp Huy chương vàng chất lượng cao ngành
Xây dựng), Nhà ở 21 tầng CT3A1 và CT3A2 Khu đô thị mới Văn Qn (mỗi cơng
trình trị giá 68 tỷ đồng, 2004 – 2006), Biệt thự BT4 Khu đô thị Pháp Vân (12,35 tỷ
đồng, 2007), Chung cư CT10 Khu đô thị mới Việt Hưng (88 tỷ, 2008 – 2010), …
Công ty đã thi cơng 35 cơng trình lớn từ năm 2001 – 2012 trị giá 1.283,548
tỷ đồng, không kể hàng trăm cơng trình khác. Trong đó, đa phần là Cơng ty làm
thầu chính, có một vài dự án liên danh như Gói thầu số 1 – Dự án khu nhà ở để bán
cho CBCNV liên cơ quan huyện Thanh Trì với giá trị nhà thầu thực hiện là 230 tỷ
đồng (trên tổng giá trị dự án 440 tỷ), liên danh với Công ty cổ phần kinh doanh phát
triển Nhà và Đô thị Hà Nội. Riêng các sản phẩm là các cơng trình nhà ở thì thị
trường chủ yếu của Cơng ty là Hà Nội và Hà Tây trước đây.
- Công trình trường học: đây là lĩnh vực truyền thống và lâu đời nhất của
Cơng ty, đã tạo được uy tín ngay từ những ngày đầu. Sau khi thành lập, Công ty
được Tổng công ty xây dựng Hà Nội giao thi cơng những cơng trình quan trọng như
Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội(1984 – 1992), Cụm khoa học xã hội – ĐH Quốc
Gia (1997 – 1998). Tiếp nối truyền thống, đây vẫn là một sản phẩm nổi trội của

Công ty và liên tục được phát huy, thể hiện ở việc xây dựng các khu chức năng, các
trường học trọng điểm của Bộ Giáo Dục như Nhà Đa năng – Học viện An ninh
nhân dân (16,054 tỷ đồng, 2007 – 2008), thi công xây lắp nhà hiệu bộ, lớp học, ký
túc xá, nội thất hội trường và hạ tầng ngoài nhà của cơng trình Nhà hiệu bộ - Ký túc
xá trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thơng 1 – Học viện cơng nghệ Bưu chính viễn
thơng (132,68 tỷ đồng, 2011 – 2013), liên danh thi cơng gói thầu số 13: Xây lắp,

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

4


Chuyên đề thực tập

phòng chống mối và cung ứng lắp đặt thiết bị nhà hội trường – Hiệu bộ cao 5 tầng –
Dự án đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam với giá trị nhà
thầu thực hiện 37,699 tỷ đồng trên tổng giá trị cơng trình 42,134 tỷ đồng.
Theo thống kê từ hồ sơ kinh nghiệm của cơng ty, 23 cơng trình trường học
tiêu biểu từ khi thành lập đến nay đem lại doanh thu 602,277 tỷ đồng. Thị trường
của loại sản phẩm này khá đa dạng, từ các tỉnh miền Bắc như thành phố Hà Nội, Hà
Tây trước đây, Hịa Bình, Thái Ngun, Vĩnh Phúc đến các tỉnh miền Nam như
Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Cơng trình cơng cộng, khách sạn: sản phẩm này khá đa dạng về loại hình,
từ khách sạn, sân vận động, khu vui chơi giải trí, khu vệ sinh cơng cộng, hội trường
đến cả các trại giam. Một số cơng trình nổi tiếng như Khách sạn DAEHA (15 tỷ
đồng, 1993 – 1994), Hội trường Đài tiếng nói Việt Nam (1,2 tỷ đồng, 1998), phần
thân trung tâm thương mại thị xã Móng Cái (45,8 tỷ đồng, 2003 – 2004), thi công
xây lắp số 6A nhà thi đấu đa năng (16,4 tỷ đồng, 2011), phân trại K5 – Trại giam
Tân Lập, Phú Thọ (12 tỷ đồng, 2005 – 2006), gần đây nhất là trung tâm huấn luyện
và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Lạng Sơn (18,551 tỷ đồng, 2011 –

2012)…
16 cơng trình trọng điểm thuộc loại sản phẩm này mang lại giá trị 176,982 tỷ
đồng cho Cơng ty. Trong đó chỉ có 2 cơng trình gần đây (thuộc giai đoạn 2010 –
2012), và đối với các cơng trình khách sạn Cơng ty đều là thầu phụ, điều đó cho
thấy dịng sản phẩm này khơng phải là sản phẩm chính của Cơng ty và đã hoạt động
chững lại.
- Cơng trình Quốc phịng – Y tế: sản phẩm chủ yếu là xây dựng và cải tạo các
khu chức năng thuộc các bệnh viện. Các cơng trình lớn bao gồm Khu liên kiểm cửa
khẩu Paháng (13 tỷ đồng, 1998 – 2000), Khu nhà điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện
19/8 – Bộ công an (5,98 tỷ đồng, 2003), Nhà điều trị ngoại tổng hợp – Bệnh viện đa
khoa tỉnh Quảng Ngãi (27,4 tỷ đồng, 2004 – 2005)….

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

5


Chuyên đề thực tập

Thị trường tập trung của Công ty cho loại sản phẩm này là các tỉnh miền Bắc quen
thuộc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh.
- Cơng trình cơng nghiệp:sản phẩm nổi bật là các nhà máy, cùng với các
cơng trình trường học thì các cơng trình cơng nghiệp là lĩnh vực truyền thống nhất
của Cơng ty. Giá trị cơng trình dao động đa dạng từ trên 1 tỷ đồng đến gần 30 tỷ
đồng, tùy thuộc đó là cả nhà máy hay chỉ một bộ phận, phân xưởng. Các cơng trình
tiêu biểu có thể kế đến như Nhà máy in Ngân hàng K84 (14 tỷ đồng, 1986 – 1990,
đã được cấp Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng năm 1992), Nhà
máy Hanel (12 tỷ đồng, 1994 – 1995), Nhà sản xuất thiết bị vệ sinh INAX (8 tỷ
đồng, 1996 – 1997), Nhà máy bia 100 triệu lít/năm ở Vĩnh phúc do Nhà máy bia Hà
Nội làm chủ đầu tư (33.1 tỷ đồng, 2007 – 2008), …

Thị trường chủ yếu vẫn là các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Thái
Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang. Tổng cộng 19 cơng trình tiêu biểu từ năm
1986 đến nay có giá trị 333,172 tỷ đồng.
- Cải tạo cơng trình: đặc trưng của sản phẩm này là ngồi cải tạo các cơng
trình dân dụng Cơng ty còn được các cơ quan Nhà nước, các Bộ và các đơn vị uy tín
tin tưởng chọn làm nhà thầu để tiến hành cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc cũng
như các hạng mục cơng trình. Tiêu biểu như cải tạo nhà làm việc Bộ nội vụ, cải tạo
nhà ở và làm việc Văn phịng chính phủ, cải tạo nhà làm việc Bộ năng lượng, nhà
thi đấu công an nhân dân, tu bổ bảo quản các cơng trình kiến trúc tại Phủ chủ tịch…
Tổng giá trị 21 công trình tiêu biểu đem lại 62,229 tỷ đồng doanh thu cho Cơng ty.
Phần lớn các cơng trình Cơng ty nhận thi cơng đều ở Hà Nội, ngồi ra có một
số cơng trình ở các tỉnh lần cận như Hải Dương và Quảng Ninh.
- Cơng trình đường xá – hạ tầng cơ sở: giao thông và hạ tầng cơ sở luôn ln
là một lĩnh vực quan trọng, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế và cảnh
quan Đô thị, làm tiền đề cho sự phát triển này. Nắm được quy luật đó, Cơng ty đã
chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này từ rất lâu và hoạt động liên tục với nhiều cơng
trình được thi cơng trong năm. Biểu hiện rất rõ là trong số 233 cơng trình tiêu biểu
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

6


Chuyên đề thực tập

của Công ty từ khi thành lập đến nay có đến 48 cơng trình thuộc loại sản phẩm này,
chiếm tới gần 22% với tổng giá trị lên tới 291,752 tỷ đồng, nhìn chung giá trị của
các cơng trình này có biên độ dao động rất lớn, từ 417 triệu đồng (bãi đỗ xe Định
Công) đến hơn 41 tỷ. Một số cơng trình trọng điểm là đường liên tỉnh Sơn La (13 tỷ
đồng, 1998 – 2000), cái tạo hệ thống thoát nước Hà Nội (71 tỷ đồng, 2000 – 2001),
cống hóa thượng lưu song Sét, sơng Lừ (41,2 tỷ đồng, 2005 – 2006).

- Lắp đặt đường dây điện và trạm biến áp: sản phẩm chủ yếu của Công ty là
cải tạo nâng cấp lưới điện các xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm,
Thanh Trì, Từ Liêm với giá trị từ 315 triệu đồng đến hơn 3 tỷ đồng, cơng trình nổi
bật nhất là gói thầu số 7 – Hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện lực thuộc dự
án Hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến
đường Phạm Văn Đồng với trị giá 15,3 tỷ đồng, khởi cơng năm 2009 và hồn thành
năm 2010.
Qua trình bày trên, ta thấy được sự đa dạng về các loại sản phẩm xây lắp của
Công ty cổ phần xây dựng số 2, từ các sản phẩm truyền thống như các cơng trình
cơng nghiệp, trường học đến các sản phẩm đã được mở rộng như các khu chung cư,
nhà ở, khu đơ thị, trang trí nội thất,… Sản phẩm xây lắp là những cơng trình, vật
kiến trúc,… có quy mơ lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản
xuất sản phẩm xây lắp kéo dài. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các
điều kiện sản xuất (thiết bị thi công, người lao động,…) phải di chuyển theo địa
điểm đặt sản phẩm. Chính vì những đặc trưng này nên địa bàn hoạt động và sự di
chuyển của các bộ phận trong Công ty không được linh hoạt như một số ngành nghề
khác. Do đó, thị trường chủ yếu của Cơng ty là các tỉnh trung tâm của miền Bắc như
Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ,… Dự kiến, trong thời gian tới, Cơng ty vẫn sẽ
duy trì lợi thế kinh nghiệm, uy tín để tập trung khai thác và phát triển thị trường này
hơn nữa.
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

7


Chuyên đề thực tập

Hiện nay, công ty cổ phần xây dựng số 2 đang áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9001:2008. Công ty được chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý phù hợp
với tiêu chuẩn nói trên lần đầu theo số chứng nhận đăng ký 44100102383 ngày
28/12/ 2010 của TUV NORD CERT GmbH. ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ
thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban
hành. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 4 vào
15/11/2008và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001:2008
không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm
sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng
trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng
cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi
trường.
Việc nâng cấp từ ISO 9001:2000 lên ISO 9001:2008 là việc cần thiết đối với
Cơng ty vì khơng những điều đó phù hợp với tiến trình cải tiến và nâng cao yêu cầu
đối với hệ thống quản lý chất lượng mà còn nhằm hướng tới các mục đích:
 Chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp một cách ổn định sản
phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của
luật định liên quan đến sản phẩm.
 Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng
và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Việc duy trì bao gồm việc cải tiến liên tục hệ thống nhằm dảm bảo sự
phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu luật định liên
quan đến sản phẩm.
 Tăng lợi nhuận, tăng sản phẩm, giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng
phí.
ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không
phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm. Hiện nay, nó được xem là một trong những giải
pháp căn bản nhất, là nền tản đầu tiên để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

8



Chuyên đề thực tập

doanh nghiệp. Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp đã tạo được cách làm việc
khoa học, tạo ra sự nhất qn trong cơng việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động,
loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát
sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong cơng việc, đồng thời làm cho năng
lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt, qua các
lợi ích cụ thể như sau:
 Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất là nâng cao được hình ảnh và uy tín
của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Trong tiềm thức của
nhiều người, một công ty đã áp dụng ISO 9001 là một cơng ty có
phong cách làm việc chun nghiệp và kết quả ln tốt hơn những
cơng ty chưa có ISO 9001.
 Thúc đẩy hiệu quả làm việc của từng phịng ban, bộ phận trong Cơng
ty. Khi áp dụng ISO 9001:2008, mọi phòng ban, bộ phận buộc phải
thiết lập mục tiêu theo định hướng của Ban giám đốc Công ty, mục
tiêu năm sau cao hơn năm trước, điều này buộc mỗi phịng ban, bộ
phận phải ln nỗ lực làm việc hiệu quả mỗi ngày để đạt được mục
tiêu.
 Nâng cao sự tin tưởng nội bộ, thúc đẩy sự cố gắng trong công việc của
mỗi nhân viên. Khi Công ty áp dụng ISO 9001:2008,việc đánh giá
nhân viên để xem xét khen thưởng, nâng lương, bổ nhiệm đều dễ dàng
và có tính thuyết phục hơn vì Cơng ty ln có dữ liệu về kết quả thực
hiện công việc thực tế và sự đóng góp của mỗi nhân viên trong việc
hồn thành mục tiêu của Công ty và khi một quyết định công bố khen
thưởng, xử phạt hoặc bổ nhiệm chức vụ mới được đưa ra ln có
những dữ liệu rõ ràng để chứng minh cá nhân được khen thưởng hoặc
xử phạt xứng đáng với điều đó.

 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên: trách nhiệm và
quyền hạn cho mỗi nhân viên được xác định rõ ràng và công bố trong

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

9


Chun đề thực tập

tồn Cơng ty vì vậy sẽ giảm đi rất nhiều tình trạng đùn đẩy cơng việc
và trách nhiệm lẫn nhau.
 Kế thừa tri thức của mọi nhân viên trong Công ty, phát huy thế mạnh
của một công ty có nhiều kinh nghiệm: khi áp dụng ISO 9001:2008,
tất cả các vấn đề phát sinh đều phải được ghi nhận lại, sau đó Cơng ty
phân tích, tìm kiếm ngun nhân để đề ra biện pháp khắc phục để vấn
đề không lặp lại một lần nữa với cùng nguyên nhân cũ. Các kinh
nghiệm và cách xử lý phải được chuyển hóa thành quy trình hướng
dẫn cơng việc, những vấn đề phát sinh sẽ được đào tạo lại cho tất cả
các bộ phận liên quan từ đó sẽ hạn chế được tình trạng nói trên.
 Năng lực của nhân viên Cơng ty ngày càng nâng cao hơn: mỗi nhân
viên đều được xác định những kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ tối thiểu
cần phải có để đảm nhận cơng việc, những nhân viên chưa đạt yêu cầu
sẽ được Công ty lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện để có đủ năng lực
thực hiện tốt công việc.
 Giảm thiểu tối đa các sai sót trong cơng việc: những cơng việc phức
tạp đều có hướng dẫn cơng việc, những cơng việc cần có sự phối hợp
giữa các phịng ban với nhau sẽ có quy trình hướng dẫn cụ thể,… tất
cả các nhân viên tham gia công việc đều phải đọc và làm theo những
quy trình/hướng dẫn cơng việc đó nhờ vậy mà các cơng việc có tính

chuẩn hóa cao, trường hợp qn, bỏ sót, khơng biết nên làm sai, chưa
có ai hướng dẫn sẽ ít đi.
 Nhân viên mới dễ dàng tiếp nhận công việc nhờ vào các hướng dẫn
sẵn có.
 Chất lượng sản phẩm,dịch vụ ổn định: tất cả các công việc đều được
kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực của nhân viên đồng đều và
ngày càng nâng cao, kết quả là chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ
ngày càng ổn định.

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

10


Chuyên đề thực tập

 Giảm rủi ro đối với nguyên vật liệu mua vào: Công ty áp dụng ISO
9001:2008 buộc phải đánh giá kỹ lưỡng nhà cung cấp trước khi mua
hàng lần đầu tiên và phải liên tục theo dõi các đơn hàng tiếp theo.
 Cải thiện uy tín của Công ty thông qua việc ngày càng nâng cao khả
năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
 Có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm những chiến lược kinh doanh
lớn và ký hợp đồng lớn: hệ thống ISO 9001:2008 giúp Công ty hoạt
động hiệu quả hơn, tạo điều kiện để Ban giám đốc có điều kiện kết nối
các mối quan hệ quan trọng, cũng có nhiều hợp đồng lớn đến từ các
mối quan hệ của Tổng giám đốc.
1.1.3. Tính chất của sản phẩm
Sản phẩm xây lắp là sản phẩm được tạo thành từ sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và trên mặt

nước, được xây dựng theo thiết kế.
Sản phẩm xây lắp là những cơng trình xây dựng, vật kiến trúc,… có quy mơ
lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc. Mỗi sản phẩm xây lắp được sản xuất
theo một thiết kế riêng, tùy từng loại sản phẩm, có thể trong mỗi nhóm sản phẩm
đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau ví dụ như các cơng trình nhà ở, khu dân
cư bao gồm phần móng, phần nền, phần thân, phần mái và đều được thi công bởi
các loại vật liệu cơ bản như cát đen, cát vàng, sắt, thép các loại, vôi, vữa, xi măng,
… nhưng mỗi cơng trình lại khác nhau về kích cỡ, kết cấu, thiết kế, yêu cầu kỹ
thuật,… một khu biệt thự nhà vườn đương nhiên sẽ khác hẳn với một khu chung cư,
một cơng trình đường hạ tầng trong khu cơng nghiệp nhất định sẽ khác với một
cơng trình đường giao thông liên tỉnh,… nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà
tính thẩm mỹ và các cơng nghệ được áp dụng trong ngành xây dựng ngày càng đa
dạng và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao. Trong ngành xây dựng, mỗi cơng
trình là một sản phẩm độc nhất.

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

11


Chuyên đề thực tập

1.1.4. Loại hình sản xuất
Một đặc điểm cơ bản chi phối nhiều đến việc tổ chức sản xuất của ngành xây
dựng là thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, nghĩa là khả năng chun mơn hóa sản
xuất không cao, việc tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền không thuận
lợi, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng suất lao động trong xây dựng. Vì vậy,
khi thiết kế tổ chức thi công cần chủ động tạo điều kiện phân chia những công việc
gần giống nhau về cấu tạo sản phẩm, về phương pháp sản xuất vào từng nhóm như
nhóm cơng việc cốt thép, nhóm cơng việc bê tông, …để tiện cho việc sản xuất

chuyên môn hóa sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.
Lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, do không phải sản
xuất theo đặt hàng, nên luôn đạt được số lượng nhiều và không bị hạn chế, mà chủ
yếu phụ thuộc vào năng lực sản xuất của lực lượng sản xuất. Còn trong xây lắp,
ngoại trừ những sản phẩm được chủ định sản xuất để kinh doanh như khu nhà ở,
chung cư cao tầng để bán, cho thuê còn lại hầu hết các sản phẩm đều là sản xuất
theo hợp đồng (cũng là theo đơn đặt hàng), số lượng hợp đồng nhận được trong
năm phụ thuộc vào sự linh hoạt của phòng Kinh tế thị trường cũng như khả năng
sản xuất của cán bộ công nhân viên và sự phối hợp giữa các phịng ban.
Trong dây chuyền sản xuất cơng nghiệp, lực lượng sản xuất (nhân lực và vật
lực (máy móc) được bố trí đứng tại chỗ trong các phân xưởng ở nhà máy, mỗi phân
xưởng thực hiện một công đoạn sản xuất, cịn sản phẩm thì được di chuyển khơng
ngừng trên các băng chuyền từ phân xưởng này sang phân xưởng khác, từ nguyên
vật liệu đầu vào qua phân xưởng đầu tiên đến phân xưởng cuối cùng sản phẩm dần
được hình thành, thành phầm của phân xưởng sản xuất trước là đầu vào của phân
xưởng sản xuất sau. Cuối phân đoạn cuối cùng, hàng loạt sản phẩm cùng loại xuất
xưởng. Ngược lại với dây chuyền sản xuất công nghiệp, trong dây chuyền xây dựng
sản phẩm là các phân đoạn nằm cố định tại một vị trí xác định, tổ lao động chun
nghiệp và máy móc sản xuất của từng cơng tác chuyên môn lần lượt di chuyển từ
phân đoạn này sang phân đoạn khác để thực hiện công tác . Đặc điểm này làm cho

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

12


Chuyên đề thực tập

công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do chịu ảnh hưởng
của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng,… Khơng những vậy,

trong quy trình cơng nghệ sản xuất xây không dựng không liên tục như dây chuyền
công nghiệp mà thường chứa các gián đoạn công nghệ (cịn gọi là các gián đoạn kỹ
thuật) mang tính bắt buộc và khách quan nên q trình thi cơng trên từng phân đoạn
(sản phẩm) đều chứa các gián đoạn này. Những gián đoạn này chỉ tiêu tốn một
nguồn tài ngun đặc biệt khơng tái tạo đó là thời gian ngồi ra khơng sử dụng bất
kỳ một nguồn tài ngun thông thường nào khác.
1.1.5.Thời gian sản xuất
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi cơng cho đến khi hồn thành cơng trình bàn giao
đưa vào sử dụng thường kéo dài, có thể từ vài tháng đến vài năm, nó phụ thuộc vào
tính chất, quy mơ, tính phức tạp về kỹ thuật của từng cơng trình. Q trình thi cơng
chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau,
các cơng việc thường diễn ra ngồi trời và chịu tác động rất nhiều của các yếu tố
thiên nhiên, môi trường như nắng. mưa, lũ lụt, lở dốc, … Đặc điểm này đòi hỏi việc
tổ chức, quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng cơng trình đúng như
thiết kế, dự tốn, Cơng ty phải có trách nhiệm trích từ 3 – 5 % giá trị cơng trình (tùy
vào từng cơng trình) để bảo hành.
Trong ngành xây dựng, việc đảm bảo tiến độ thi công, thời gian sản xuất đúng
như kế hoạch và hoàn thành cơng trình đúng như dự kiến là rất qn trọng vì nó
khơng chỉ thể hiện năng lực sản xuất của Cơng ty mà cịn là uy tín của Cơng ty với
khách hàng, tất cả các mốc thời gian đều đã nằm trong kế hoạch, việc chậm tiến độ
không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Công ty, kéo dài thời gian sản xuất và dễ dẫn
đến phát sinh nhiều chi phí khơng đáng có làm tăng giá thành cơng trình, giảm lợi
nhuận mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Chính
vì vậy, trong những hợp đồng xây dựng thường có điều khoản phạt về kéo dài thời
gian sản xuất. Công ty luôn coi trọng mục tiêu đảm bảo tiến độ thi cơng và có biện
pháp rút ngắn tiến độ thi công bằng cách tăng cường cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng
triệt để cơng suất của các thiết bị hiện đại, áp dụng các biện pháp thi cơng tiên tiến
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế tốn tổng hợp 51C

13



Chuyên đề thực tập

để đảm bảo thời gian sản xuất đúng như kế hoạch và hồn thành cơng trình đúng
hạn bàn giao cho chủ đầu tư.
1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong xây lắp là những cơng trình, hạng mục cơng trình,
khối lượng cơng việc… chưa hoàn thành hoặc chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Những sản phẩm dở dang này cần trải qua một hoặc vài bước cơng việc nữa thì mới
hồn thiện và được tiêu thụ. Việc theo dõi và hạch toán sản phẩm dở dang
Căn cứ vào thiết kế cơng trình, tiến độ thi công kế hoạch Công ty và chủ đầu
tư cùng các đơn vị có liên quan tiến hành thanh toán khối lượng sau mỗi 3 tháng,
cuối mỗi chu kỳ như vậy đều có kiểm kê sản phẩm dở dang. Một cơng trình có thể
gồm nhiều hạng mục như phá dỡ, xây dựng (phần móng, phần thân, phần mái),
phần điện, hệ thống nước,… Trong mỗi hạng mục lại bao gồm nhiều cơng việc khác
nhau, ví dụ như hạng mục phá dỡ bao gồm tháo dỡ mái tôn cao, tháo dỡ kết cấu
thép cao, tháo dỡ trần nhựa, cửa đi, cửa sổ, phá dỡ kết cấu gạch đá, tường gạch, phá
dỡ kết cấu bê tong cốt thép, phá dỡ nền, phá dỡ móng,… khi hạng mục phá dỡ hồn
thành sẽ thi công tiếp phần xây dựng. Phần xây dựng được chia thành rất nhiều
cơng việc khác nhau: đào đất móng, bê tơng lót móng, bê tơng móng, bê tơng cột,
bê tơng giằng móng, ván khn,… khối lượng cơng việc đã được tính tốn và phân
chia một cách hợp lý dựa trên các nguồn lực có sẵn căn cứ vào điều kiện thi cơng
nhưng trong q trình thi cơng có thể phát sinh những vấn đề do yếu tố chủ quan và
khách quan khiến việc sản xuất chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý như dự
kiến, ví dụ như kế hoạch sản xuất Trung tâm thí nghiệm sinh hóa – Viện Bảo hộ lao
động giai đoạn 1 sẽ hoàn thành việc đổ cột tầng 1 và dầm tầng 2 nhưng cuối kỳ
phần việc này vẫn chưa được hoàn thiện do đó sẽ có sản phẩm dở dang là một phần
cơng việc lắp ván khuôn dầm tầng 2.
Sản phẩm dở dang trong xây lắp không giống sản phẩm dở dang trong công

nghiệp. Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp sản xuất thơng thường có thể là
chi tiết sản phẩm hay bán thành phẩm có thể tiêu thụ, là đầu vào cho một q trình
sản xuất khác cịn sản phẩm dở dang trong xây lắp không thể tiêu thụ mà chỉ có thể
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế tốn tổng hợp 51C

14


Chuyên đề thực tập

chờ hoàn thành toàn bộ khối lượng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng trình thì
mới có thể tiêu thụ được.
Việc xác định sản phẩm dở dang đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác tập
hợp chi phí sản xuất, xác định chi phí dở dang và tính giá thành sản phẩm. Để tính
giá thành chính xác địi hỏi việc hạch tốn chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được
theo dõi và hạch toán đúng.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp của Cơng ty cổ phần xây
dựng số 2
1.2.1. Quy trình cơng nghệ
1.2.1.1. Quy trình cơng nghệ
Các sản phẩm xây dựng của Công ty rất đa dạng từ địa điểm tổ chức thi công
quy mô dự án, thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, tính chất cơng trình,… mỗi cơng trình,
hạng mục cơng trình đều có những đặc điểm khác nhau song tất cả đều phải tuân
theo một quy trình chung được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

15



Chuyên đề thực tập

Yêu cầu khách hàng

Giao khoán

Lập hồ sơ đấu thầu

Thi công theo thiết kế

Dự thầu

Nghiệm thu, chạy thử

Ký hợp đồng

Thành lập Ban dự án

Lập dự toán

Kế hoạch sản xuất

Bàn giao

Thanh lý hợp đồng

Thu hồi vốn

Lưu hồ sơ


Sơ đồ 1 – 1. Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp
Phịng Kinh tế thị trường tìm hiểu thị trường, tìm kiếm và tiếp cận nhu cầu
khách hàng sau đó sẽ kết hợp với phòng Kế hoạch kỹ thuật xem xét yêu cầu của
khách hàng, khả năng đáp ứng yêu cầu dựa trên năng lực của Cơng ty. Qua q
trình xem xét, đánh giá, nếu thấy có thể đáp ứng yê cầu của khách hàng thì phịng
Kinh tế thị trường sẽ tiến hành chào hàng cạnh tranh đồng thời lập hồ sơ thầu. Đối
với những cơng trình, dự án nhận được trực tiếp do mối quan hệ đối ngoại của Tổng
giám đốc hoặc những cơng trình được chỉ định thi cơng thì khơng có khâu tham gia
đấu thầu
Lập kế hoạch đấu thầu: phịng Kế hoạch kỹ thuật, phịng Kế tốn tài vụ và
phòng Tổng hợp cùng phối hợp để lập hồ sơ trình bày khả năng của Cơng ty trong
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

16


Chuyên đề thực tập

việc thực hiện yêu cầu của khách hàng cùng với đó phương án thi cơng và dự án
cho q trình thi cơng cũng được lập để chuẩn bị tham gia dự thầu. Hồ sơ năng lực,
phương án thi cơng, dự tốn đã lập sẽ được gửi kèm cùng hồ sơ thầu để tham gia
quá trình đấu thầu.
Các chủ đầu tư mở thầu, công ty với tư cách là nhà thầu tham gia đấu thầu
trên cơ sở thiết kế cơng trình, thời gian thi cơng, giá giao khốn cơng trình của bên
chủ thầu, Cơng ty sẽ đưa ra giá thầu của mình. Yêu cầu giá thầu phải vừa đủ thấp để
trúng thầu cơng trình và vừa đủ cao để vẫn mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Nếu không giành được ưu thế trong quá trình dự thầu thì các bước cơng việc
kết thúc cịn nếu thắng thầu thì Tổng giá đốc cùng phòng Kinh tế thị trường tiến
hành ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư.
Sau khi trúngh thầu, Công ty thành lập Ban dự án gồm Chủ nhiệm dự án và

các chuyên viên kỹ thuật. Ban dự án dựa vào thiết kế cơng trình tính kết cấu, làm dự
tốn và trình Ban giám đốc duyệt. Các chuyên viên kỹ thuật tiến hành bóc tách định
mức vật tư, nhân cơng và các chi phí khác gửi về phịng kế tốn. Kế tốn trưởng sẽ
phân cơng nhiệm vụ cho các kế toán phần hành tương ứng với chức năng của mỗi
người để theo dõi định mức đó nhằm đảm bảo không vượt chi. Tuy nhiên, do nhiều
nhân tố khách quan như biến động giá cả, tình hình thị trường,… mà tình trạng vượt
chi có thể xảy ra, khi đó Ban dự án phải giải trình với Ban giám đốc và Kế tốn
trưởng.
Dựa trên thiết kế cơng trình, khối lượng công việc cần phải làm và tiến độ thi
công dự kiến, Các chuyên viên kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất cụ thể trong đó có
phân chia rõ khối lượng cơng việc cần hồn thành trong từng tháng để làm căn cứ
phân công công việc cụ thể cho các tổ, đội dưới hình thức khốn. Theo đó, Cơng ty
tiến hành khốn tồn bộ giá trị cơng trình cho các tổ, đội mà đứng đầu là đội trưởng
đồng thời cử cán bộ kỹ thuật giám sát tiến độ thi cơng và chất lượng cơng trình.
Tùy vào hợp đồng mà Cơng ty nhận là cơng trình, hạng mục cơng trình hay
chỉ là một vài giai đoạn công việc của hạng mục cơng trình mà q trình thi cơng có
SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

17


Chuyên đề thực tập

thể bao gồm các bước phá dỡ, thi cơng phần móng, thi cơng phần thân, thi cơng
phần mái, hồn thiện. Q trình lao động sản xuất của cơng nhân phải được giám
sát và ln có những biện pháp bảo đảm an tồn lao động.
Khi cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành, Cơng ty cùng chủ đầu tư
tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng cơng trình, vận hành thử và lập biên
bản nghiệm thu. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc chi tiết kỹ thuật nào đó chưa đúng
với yêu cầu hợp đồng, hai bên tiến hành thảo luận và sửa chữa nếu cần thiết. Nếu

công trình đã đắp ứng được những tiêu chuẩn đề ra thì Cơng ty bàn giao cơng trình
hồn thành và quyết toán với chủ đầu tư.
Tất cả các chứng từ liên quan từ hợp đồng kinh tế đến các chứng từ phát sinh
sau đó đều phải được tập hợp thành bộ hồ sơ cơng trình để lưu trữ và sử dụng sau
này khi cần.
1.2.1.2. Về công tác lập hồ sơ thầu
Vai trị của các phịng ban trong q trình lập hồ sơ thầu
Để có được bộ hồ sơ dự thầu đầy đủ nội dung, đúng với quy định của pháp
luật và phù hợp với yêu cầu của bên mở thầu đòi hỏi khơng chỉ là cơng việc độc lập
của bất kì một phòng ban nào mà còn là sự phối hợp giữa nhiều bộ phận trong Cơng
ty, bao gồm phịng Kinh tế thị trường, phòng Kế hoạch kỹ thuật và phòng Tổng
hợp, nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ phận được mơ tả như sau:


Phịng Kinh tế thị trường

-

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh của Công ty là tất cả
các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, trong nước hay ngồi nước có
cùng ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng dân dụng công nghiệp,
giao thông hạ tầng cơ sở các khu công nghiệp, khu dân cư và trong cùng
địa bàn thi công. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Công ty
vạch ra những kế hoạch, chiến lược từ đó cơ hội thắng thầu sẽ nhiều hơn.

SV: Phạm Thị Huế_Lớp: Kế toán tổng hợp 51C

18



×