Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Y tế công cộng trong kỷ nguyên mới: Nâng cao sức khỏe thông qua các hành động tập thể docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.87 KB, 6 trang )

4 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên mới mà ở đó tồn tại đồng thời một cách trái ngược những chỉ số
sức khoẻ ngày càng được cải thiện và những chỉ số sức khoẻ khác lại có đảo lộn cơ bản. Những sự
thay đổi nhanh chóng về tình hình sức khỏe trên toàn cầu vốn đã phức tạp nay lại đang diễn ra trong
bối cảnh mà lực lượng cán bộ y tế công cộng chưa sẵn sàng để đương đầu với những thử thách đó.
Sự chưa sẵn sàng này phần nào là do các thử thách đó lớn và phức tạp, do lực lượng cán bộ và hạ
tầng cơ sở của ngành y tế công cộng đã bò lãng quên, và do còn thiếu các chương trình đào tạo. Vấn
đề càng trầm trọng hơn bởi việc tập trung kinh phí cho các nghiên cứu y sinh học và sự không thành
công khi giải quyết và làm việc với các vấn đề cần quan tâm có liên quan đến sức khoẻ, và điều này
duy trì và thúc đẩy phát triển những mô hình hành vi có hại cho sức khỏe.
Nếu những cán bộ y tế công cộng có ý đònh giải quyết những thách thức đối với vấn đề sức khỏe
cấp quốc gia và toàn cầu một cách hiệu quả thì cách thức mà họ tiến hành cần có sự thay đổi quan
điểm lớn. Cần phải có cái nhìn rõ ràng với vấn đề y tế công cộng là gì và nó có thể đem lại những
gì. Để làm được điều này, tầm nhìn về y tế công cộng không chỉ được truyền bá đến những người
làm công tác y tế công cộng mà cần phổ biến cho cộng đồng những người hoạch đònh chính sách,
đó là những người mà hành động của họ là yếu tố thiết yếu để cải thiện sức khỏe cho công chúng.
Chúng tôi đề nghò cần xây dựng lại đònh nghóa về y tế công cộng với mong muốn nó sẽ phù hợp hơn
trước những thách thức về sức khỏe ở cấp quốc gia và trên toàn cầu trong kỷ nguyên mới này.
Public Health in the new era:
Improving health through collective action
The world is entering a new era in which, paradoxically, improvements in some health indicators
and major reversals in other indicators are occurring simultaneously. Rapid changes in an already
complex global health situation[1] and [2] are taking place in a context in which the global public-
health workforce is unprepared to confront these challenges. This lack of preparation is partly
because the challenges are large and complex,[3] the public-health workforce and infrastructure
have been neglected, and training programmes are inadequate. These problems are exacerbated by
the concentration of funding on biomedical research and the failure to confront and work with vest-
ed interests, which promote and sustain unhealthy behaviour patterns.
If public-health practitioners are to address national and global health challenges effectively, the
way they work and make their work relevant to these challenges 4 will require a major reorientation.


Y tế công cộng trong kỷ nguyên mới:
Nâng cao sức khỏe thông qua
các hành động tập thể
Robert Beaglehole(*), Ruth Bonita(**),
Richard Horton(***), Orvil Adams(****), Martin McKee(*****)
Người dòch: TS. Nguyễn Huy Quang
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 5
Thực hành y tế công cộng
Các tiếp cận về thực hành y tế công cộng phụ
thuộc vào yếu tố thời gian và đòa điểm. Chúng được
phân biệt chủ yếu là bởi lượng quyền hạn nhà nước
giao cho và cơ sở chuyên ngành kiến thức. Xét về
sự tham gia và trách nhiệm của chính quyền, có hai
cách tiếp cận chính: mô hình y tế nhà nước và mô
hình y tế thò trường. Thực hành y tế công cộng ở Mỹ
là một ví dụ về cách tiếp cận y tế thò trường. Mục
tiêu của mô hình này là nhằm giới hạn trách nhiệm
của chính phủ đối với y tế công cộng và khuyến
khích trách nhiệm cá nhân trong việc nâng cao sức
khỏe, với giả thuyết rằng thò trường sẽ đáp ứng loại
hàng hoá đặc biệt này cho nhu cầu của cá nhân, do
đó sẽ giúp nâng cao sức khoẻ. Ngược lại, mô hình
y tế công, coi trọng vai trò của nhà nước, bỏ qua
những lónh vực có thể được coi là đời sống riêng tư.
Một mô hình đặc trưng như thế đã được du nhập sang
Liên bang Xô Viết, nơi mà y tế công cộng đã trở
thành trung tâm của chính sách nhà nước và được
khái quát trong lời nhận xét của Lênin: "Nếu chủ
nghóa cộng sản không tiêu diệt những kẻ phá hoại thì

chính những kẻ phá hoại sẽ tiêu diệt chủ nghóa cộng
sản. Một mô hình khác được thấy ở Trung Quốc
trong vài thập kỷ sau cuộc cách mạng 1949.
Nền tảng kiến thức chuyên ngành y tế công
cộng có thể bò thu hẹp chủ yếu trong khoa học y học
- hay được mở rộng và bao gồm tất cả, tập hợp nhiều
chuyên ngành kể cả khoa học chính trò. Mô hình y
tế đã được xác nhận theo truyền thống ở nước Anh
mà ở đó y tế công cộng cho đến tận gần đây vẫn
được xem như một nhánh chuyên biệt trong y học
lâm sàng. Cách tiếp cận đa ngành rộng rãi đối với
y tế công cộng, đôi khi vẫn được đề cập là mô hình
pháp lý xã hội có từ lâu ở một số nước châu Âu,
được Virchow khởi xướng ở nước Phổ vào cuối thế
kỷ 19 với một lần xuất hiện thoáng chốc ở một số
trường đại học ở Anh vào giữa thế kỷ trước. Cách
tiếp cận y tế công cộng này trở nên đặc biệt mạnh
mẽ ở châu Mỹ La tinh từ giữa thế kỉ trước, và đã
được lặp lại trong cả mô hình chăm sóc sức khỏe
ban đầu Alma-Ata và y tế công cộng mới vào những
năm 80 của thế kỷ 20. Thực hành y học xã hội thì
lại chú trọng các yếu tố quyết đònh mang tính xã hội
và môi trường đối với sức khỏe và bệnh tật cùng với
ảnh hưởng của các chính sách xã hội và kinh tế tới
tình trạng sức khỏe. Cách tiếp cận này hiếm khi có
khả năng thu hẹp được khoảng cách giữa những lời
khoa trương và việc đưa ra chính sách.
Đònh nghóa y tế công cộng
Đònh nghóa về y tế công cộng đã thay đổi khi y
tế công cộng phát triển. Thường hầu hết các đònh

nghóa mang ý nghóa là mối quan tâm chung của công
chúng, tập trung vào những yếu tố quyết đònh đến
sức khỏe mang tính rộng lớn hơn và mong muốn
nâng cao sức khỏe cho toàn bộ quần thể. Các đònh
nghóa trước cũng có đề cập rõ ràng đến việc quản lý
các dòch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc có quá nhiều
các đònh nghóa cho thấy một đònh nghóa ngắn gọn súc
tích về y tế công cộng vừa rộng rãi về phạm vi và
vừa thu hút được nhiều sự chú ý là rất cần thiết.
Chúng tôi đề xuất rằng một đònh nghóa phù hợp
về y tế công cộng sẽ là:
"Phối hợp hành động để liên tục nâng cao sức
khỏe của toàn bộ quần thể”.
A clear vision of what public health is, and what it can offer, is required. To be achievable, the vision
must then be communicated not only to its practitioners, but also to the wider policy community,
whose actions are necessary to improve the health of the public. Here, we propose a reformulation
of public health appropriate for the global and national health challenges in this new era.
Tác giả:
GS Robert Beaglehole, Trường Đại học Auckland, Newzealand.
Đòa chỉ: 42 Albert Rd, Devonport, Auckland, 0624, Newzealand. Email:
Người dòch: TS. Nguyễn Huy Quang - TS Ngôn ngữ học - Trường Đại học Y tế Công cộng - 138 Giảng Võ - Hà Nội.
Email:
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Đònh nghóa này nhấn mạnh vào những đặc thù
thực hành y tế công cộng: tập trung vào các hành
động và can thiệp cần có các hành động tập thể
(cộng tác hay có tổ chức); tính duy trì (ví dụ: sự cần
thiết kết hợp chính sách trong các hệ thống hỗ trợ);
và các mục đích của y tế công cộng (nâng cao sức

khỏe toàn bộ quần thể và giảm sự bất bình đẳng
trong sức khỏe).
Nền tảng đạo đức của y tế cộng cộng có vai trò
quan trọng tương đương với đònh nghóa của nó
nhưng khung đạo đức của y tế công cộng là vấn đề
mới mẻ. Quan điểm của chúng tôi về nền tảng đạo
đức của y tế công cộng bắt nguồn từ kiến thức về sự
tác động rộng lớn của điều kiện môi trường và kinh
tế xã hội làm cản trở viêc các cá nhân ra quyết đònh
về sức khỏe. Lập luận này đảm bảo cho những qui
đònh tích cực của nhà nước và cộng đồng nhằm bảo
vệ và nâng cao sức khỏe của người dân. Nó dựa trên
giả thuyết rằng tất cả các cuộc sống đều có giá trò
bình đẳng.
Y tế công cộng đáp ứng với những thách
thức về sức khỏe mang tính toàn cầu.
Muốn giải quyết những thách thức về sức khỏe
mang tính toàn cầu một cách có hiệu quả thì việc
thực hành y tế công cộng cần phải thay đổi. Chỉ chú
trọng tới những ưu tiên sức khỏe khẩn cấp như
HIV/AIDS, lao và sốt rét ở vùng châu Phi - Cận
Sahara hay giới hạn tập trung vào các Mục tiêu
Thiên niên kỷ là chưa đủ. Cần phải có các chương
trình và chính sách để đáp ứng với đói nghèo
nguyên nhân cơ bản của gánh nặng bệnh tật toàn
cầu để dự phòng các dòch bệnh không truyền nhiễm
đang nổi lên; giải quyết những thay đổi môi trường
toàn cầu, những thảm họa tự nhiên hay do con người
gây ra và nhu cầu phát triển sức khỏe bền vững. Lập
luận cho hành động này là sức khoẻ vừa mang tính

nhân quyền vừa là điều kiện tiên quyết cho sự phát
triển của loài người.
Y tế công cộng đang được thực hành giờ đây
không còn ở vò trí để đáp ứng hiệu quả trước những
thách thức, chủ yếu là do năng lực của lực lượng y
tế công cộng không theo kòp tốc độ của sự thay đổi
nhu cầu. Việc không chú ý đến cơ sở hạ tầng y tế
công cộng và điểm yếu của các hệ thống y tế đã làm
vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Ở hầu hết các
nước phát triển, y tế công cộng được phát triển theo
trọng điểm và, ở bình diện lớn hơn, hướng theo các
vấn đề nghiên cứu của các nhà dòch tễ học và các
nhà khoa học y sinh. Những trọng điểm này thường
là những gì đo lường dễ dàng như lượng cholesterol,
huyết áp chứ không đơn thuần chỉ nêu ra những vấn
đề vô cùng phức tạp của các tác động xã hội mà
cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trực tiếp hoặc
gián tiếp; ví dụ như vấn đề chuyển dòch kinh tế. Các
nghiên cứu cùng với chính sách y tế không có mối
liên quan với nhau làm cho chúng có khoảng cách
ngày càng xa và trọng tâm của cải cách y tế lại
hướng vào các dòch vụ điều trò đã tạo khoảng cách
lớn hơn cho y tế công cộng. Việc quan tâm ngày
càng nhiều đến khủng bố sinh học và sự chậm phát
triển kinh tế kết hợp với áp lực bắt buộc các nghiên
cứu y tế công cộng phải hướng vào nghiên cứu y
sinh học - đã làm suy yếu năng lực y tế công cộng.
Những thách thức của sức khỏe toàn cầu đòi hỏi
một lực lượng cán bộ có tầm nhìn rộng về y tế công
cộng, một khả năng làm việc hợp tác đa ngành, đa

lónh vực và các kó năng tác động đến việc hoạch
đònh chính sách ở cấp độ đòa phương, quốc gia và
toàn cầu. Trên quan điểm về tầm quan trọng của
chính trò đối với sự phát triển của các chính sách y
tế công cộng, các nhà thực hành y tế công cộng nên
liên hệ chặt chẽ với cộng đồng mà họ phục vụ để
tạo được sự hỗ trợ lâu dài cần có để đáp ứng với các
thách thức sức khỏe toàn cầu. Tầm cỡ của những
thách thức này có nghóa là tất cả các thành viên
thuộc lực lượng y tế cần áp dụng quan điểm về y tế
công cộng trong các hoạt động thường ngày của họ.
Các chủ đề chính trong lý thuyết và thực
hành y tế công cộng hiện đại
Y tế công cộng hiện đại có 5 chủ đề chính. Mỗi
chủ đề là một điểm đặc trưng cho thực hành y tế
công cộng hiện đại. Đáng tiếc là các chủ đề này
hiếm khi được phản ánh trong thực tế của thực hành
y tế công cộng hay trong các hoạt động giáo dục y
tế công cộng.
Lãnh đạo hệ thống y tế
Chức năng giám sát này là yếu tố trung tâm
trong nỗ lực cải thiện hoạt động của các hệ thống y
tế. Nó đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi và bao gồm một
số hành động cụ thể, trong đó quan trọng nhất là đề
ra các đònh hướng chiến lược cho các hệ thống y tế.
Việc xác đònh phương hướng là trách nhiệm trung
tâm của y tế công cộng, như giám sát tiến độ đạt tới
các mục đích và chỉ tiêu đã được đề ra của hệ thống.
Chức năng này yêu cầu Chính phủ phải có quyết
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 7
tâm lớn để hành động. Mặc dù nhiều ngành khác
cũng có đóng góp một phần, nhưng trách nhiệm đối
với khung luật pháp và quản lý của y tế cộng cộng
thuộc về chính phủ. Các mặt của việc lãnh đạo
trong hệ thống y tế không được chú ý bao gồm việc
không thực hiện vận động chính sách hay trách
nhiệm giải trình cho việc nâng cao sức khỏe cho
toàn bộ quần thể, khi hầu hết các bộ y tế vẫn tiếp
tục tập trung vào các vấn đề trước mắt gắn liền với
chăm sóc sức khỏe.
Phối hợp hành động
Cộng tác trong quan hệ đối tác rộng rãi với
nhiều nhóm của nhiều lónh vực là đặc điểm trung
tâm của thực hành y tế công cộng từ giữa thế kỷ 19.
Đầu tiên, phối hợp hành động được xem như một
cách để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của đói nghèo
và bệnh tật liên quan trong các hệ thống phúc lợi
ban đầu. Ngày nay, phối hợp hành động giữa các
ngành thậm chí có vai trò quan trọng hơn nữa. Khi
chưa có các hành động phối hợp hiệu quả, những lợi
ích mà khoa học y tế công cộng đem lại sẽ tiếp tục
đóng góp nhiều cho các lónh vực xã hội đã được
hưởng lợi, như những lợi ích đem lại từ việc phòng
chống tác hại thuốc lá.
Chính phủ là yếu tố then chốt đảm bảo cho phối
hợp hành động nhằm đẩy mạnh được việc nâng cao
sức khỏe cho quần thể rộng lớn bởi lẽ họ có trách
nhiệm cuối cùng với sức khỏe của quần thể. Khi
chính phủ coi nhẹ vai trò của phối hợp hành động,

thay vào đó coi trọng chủ nghóa cá nhân và các sức
mạnh thò trường thì thực hành y tế công cộng sẽ
không tránh khỏi suy yếu, rất lâu mới tiến đến mục
tiêu sức khỏe. Do lực lượng y tế công cộng được
phân công trách nhiệm lớn và có vốn kó năng của
họ, nên họ chỉ có trách nhiệm nâng cao sức khỏe
thông qua việc xây dựng các chiến lược theo chính
sách cho trước và cung cấp can can thiệp gắn liền
với phối hợp hành động.
Tiếp cận đa ngành
Trên nền tảng của phát triển kỹ thuật trong dòch
tễ học từ giữa thế kỷ trước, khoa học đònh lượng đã
thống trò y tế công cộng trong khi các ngành khoa
học y tế công cộng khác lại bò coi nhẹ. Người ta
nhận thấy rằng nhiều chuyên ngành cần phải hiểu
rõ những mối liên hệ giữa các yếu tố tiềm ẩn và các
yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như
cần cung cấp cơ sở bằng chứng cho việc hoạch đònh
chính sách y tế bằng việc sử dụng các phương pháp
phù hợp để trả lời các câu hỏi nhằm tác động đến
chính sách. Các chương trình đào tạo y tế công cộng
nên bao gồm những cơ hội cho học viên được học
về cả khoa học đònh tính và đònh lượng cũng như các
khoa học liên quan như luật y tế công cộng, nhân
khẩu học, nhân học và dân tộc học. Đáng tiếc là chỉ
một vài viện nghiên cứu, hầu hết là ở các nước phát
triển, có các khóa học phù hợp như thế.
Trong nghiên cứu có một lónh vực chính đã bò
lãng quên đó chính là việc chuyển các bằng chứng
thực tiễn thành các chương trình và các chính sách

hiệu quả. Minh chứng cho điều này là việc không
sử dụng bằng chứng thuyết phục rằng các bệnh về
tim mạch hầu hết có thể phòng ngừa được. Nhưng
nó hiếm khi được đánh giá cao tuy rằng hằng năm
có khoảng 6,3 triệu người lớn dưới 70 tuổi chết vì
các bệnh về tim mạch so với số người chết vì các
bệnh AIDS, sốt rét và lao (thuộc mọi lứa tuổi) gộp
lại chỉ là 5,6 triệu người. Kiến thức khoa học rõ
ràng chỉ là một trong số các yêu cầu cần thiết trong
thực hành y tế công cộng một cách hiệu quả; kiến
thức phải gắn chặt với sự tham gia của xã hội dân
sự và các phong trào xã hội nhằm thúc đẩy hành
động hiệu quả của tất cả mọi người. Họ có thể tạo
nên sự khác biệt nếu chúng ta đạt được việc nâng
cao sức khỏe cộng đồng một cách bền vững.
Cam kết chính trò trong chính sách y tế
công cộng
Các nhà thực hành y tế công cộng cần phải hiểu
bản chất chính trò của quá trình xây dựng chính sách
y tế và các hành động tương ứng. Mặc dù, từ năm
1848 Virchow đã kêu gọi rằng y học cần trở thành
một đối tượng của chính trò, nhưng các nhà thực
hành y tế công cộng từ lâu đã thờ ơ hoặc phản đối
mối liên kết y tế - chính trò quan trọng này. Nguyên
nhân của sự thờ ơ này bao gồm: tính thống trò của
thực hành y học điều trò đối với y tế công cộng, tư
tưởng bảo thủ từ thời đồ đá mới và ảnh hưởng của
nó đến những cải cách về y tế, chưa quan tâm đến
tính chính sách của y tế công cộng trong các chương
trình đào tạo và tập huấn, thiếu các nghiên cứu đầy

đủ về các yếu tố quyết đònh của các chính sách và
chương trình hiệu quả, sức mạnh của các lợi ích
thương mại và trên hết là sự thiếu tự tin của số đông
các nhà thực hành y tế công cộng. Thường thì, cái
gì có tính khả thi về mặt chính trò thì lại thường bò
giới hạn. Do đó nền khoa học y tế công cộng vững
8 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
chắc, sự lãnh đạo và sự tham gia của cộng đồng dân
sự, giới truyền thông có thể giúp mở rộng những
biên giới của tất cả những gì có thể thực hiện được.
Hợp tác cộng đồng
Đối với các nhà thực hành thì làm việc và phối
hợp chặt chẽ với các cộng đồng mình đang phục vụ
là sự hợp tác quan trọng nhất. Nó cần thiết để gây
dựng nên mối quan hệ bền lâu và sự ủng hộ chính trò
cho các chính sách y tế hiệu quả. Đồng thời, việc hợp
tác như thế tạo cơ hội cho nhân dân có thể tham gia
vào các hệ thống y tế và yêu cầu có đủ dòch vụ y tế
công cộng và sức khoẻ. Quan hệ đối tác này từ lâu
đã bò lãng quên mặc dù nó đã từng rất phát triển ít
nhất là để thuyết phục dân chúng dưới khẩu hiệu
Sức khỏe cho mọi người; sự hợp tác ấy lại để lại dấu
ấn do ảnh hưởng của Phong trào Sức khỏe Nhân dân.
Y tế công cộng trong kỷ nguyên mới
Tăng cường thực hành y tế công cộng đòi hỏi ta
phải nhận thức và hành động theo các chủ đề và các
chủ đề này phải truyền đạt cho cả sinh viên và cán
bộ trong ngành. Một cơ cấu hỗ trợ cho y tế công
cộng cần có sự lãnh đạo chặt chẽ và phản ứng nhanh

của chính phủ. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đầy
đủ được bổ sung với nghiên cứu y tế công cộng, nhờ
công tác giảng dạy và các dòch vụ có áp dụng nhiều
khoa học y tế công cộng.
Củng cố lực lượng lao động trong ngành y tế
công cộng cần phải có cam kết gắn liền với nền tảng
triết học căn bản và năng lực được xác đònh rõ ràng
cho từng chủ đề. Sự củng cố lúc này được đặt ở vò
trí tốt hơn để tạo ra những nguồn lực mới cho việc
thực hành y tế công cộng, trong đó có việc thu hút
các nguồn lực thêm mới để phát triển bảo hiểm y tế
và từ các quỹ mới đầu tư sức khỏe toàn cầu. Một số
nguồn lực thêm này cần đầu tư trực tiếp vào xây
dựng cơ sở hạ tầng y tế công cộng cần thiết. Kiểm
đònh các chương trình đào tạo và đảm bảo sinh viên
tốt nghiệp được trang bò các kiến thức cần thiết cho
tất cả các lónh vực chuyên môn là trách nhiệm của
các cơ cở đào tạo về y tế công cộng. Chỉ có một lực
lượng lao động y tế công cộng vững mạnh mới có
thể phản ứng được trước những thách thức về sức
khỏe của quốc gia và toàn cầu. Kết luận lại, tăng
cường y tế công cộng trên nền tảng đạo đức rõ ràng
và cơ sở luận chứng đúng đắn sẽ phát huy vai trò
của nhà nước và đóng góp vào việc xây dựng nền
dân chủ trên toàn thế giới. Bảo vệ sức khỏe cho
người lao động Liên bang Xô-viết, Moscow,
Medgiz, 1947.
Bài báo đăng trên Tạp chí Lancet số 363 ngày 19.6.2004.
Đăng dưới sự chấp thuận của Lancet.
Licence No: 1796830738724.

Tài liệu tham khảo:
1. In: R Beaglehole, Editor, Global public health: a new era,
Oxford University Press, Oxford (2003).
2. In: M McKee, P Garner and R Stott, Editors, International
co-operation and health, Oxford University Press, Oxford
(2001).
3. WHO, World Health Report, 2002: reducing risks, pro-
moting healthy life, World Health Organization, Geneva
(2002).
4. The Lancet, The EU's answer to future public health chal-
lenges, Lancet 359 (2002), p. 2211. SummaryPlus | Full Text
+ Links | PDF (28 K)
5. FD Scutchfield and JM Last, Public health in North
America. In: R Beaglehole, Editor, Global public health: a
new era, Oxford University Press, Oxford (2003).
6. NA Vinogradov and ID Strashun, Health protection of the
workers of the Soviet Union, Medgiz, Moscow (1947).
7. L Lee, V Lin, R Wang and H Zhao, Public health in China:
history and contemporary challenges. In: R Beaglehole,
Editor, Global public health: a new era, Oxford University
Press, Oxford (2003).
8. The Lancet, Putting public health back into epidemiolo-
gy, Lancet 350 (1997), p. 229. SummaryPlus | Full Text +
Links | PDF (24 K)
9. D Porter, Changing disciplines: John Ryle and the mak-
ing of social medicine in twentieth century Britain, Hist
Science 30 (1992), pp. 119147.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 9
10. H Waitzkin, C Iriart, A Estrada and S Lamadrid, Social

medicine in Latin America: Productivity and dangers facing
the major national groups, Lancet 358 (2001), pp. 315323.
SummaryPlus | Full Text + Links | PDF (916 K) | View
Record in Scopus | Cited By in Scopus (16)
11. C Hamlin, The history and development of public health
in developed countries. In: R Detels, J McEwen, R
Beaglehole and H Tanaka, Editors, Oxford textbook of pub-
lic health (4th edn.), Oxford University Press, Oxford (2002).
12. D Wikler and R Cash, Ethical issues in global public
health. In: R Beaglehole, Editor, Global public health: a new
era, Oxford University Press, Oxford (2003).
13. NE Kass, An ethics framework for public health, Am J
Public Health 91 (2001), pp. 17761782. View Record in
Scopus | Cited By in Scopus (58)
14. MJ Roberts and MR Reich, Ethical analysis in public
health, Lancet 359 (2002), pp. 10551059. SummaryPlus |
Full Text + Links | PDF (76 K) | View Record in Scopus |
Cited By in Scopus (38)
15. Sahn De and DC Stifel, Progress toward the millenium
development goals in Africa, World Development 31
(2003), pp. 2325.
16. A Sen, Development as freedom, Oxford University
Press, Oxford (2001).
17. AJ McMichael, Prisoners of the proximate, Am J
Epidemiol 149 (1999), pp. 887897. View Record in Scopus
| Cited By in Scopus (91)
18. R Beaglehole and R Bonita, Public Health at the
Crossroads: Achievements and prospects (Second edition),
Cambridge University Press, Cambridge (2004).
19. Bill and Melinda Gates Foundation, $ 200 million grant

to accelerate research on grand challenges in global health
Press release. ( />health/announcements) (accessed Feb 4, 2003).
20. WHO, World Health Report, 2000. Health systems:
improving performance, World Health Organization,
Geneva (2000).
21. Milburn A, Tackling health inequalities, improving pub-
lic health. Speech to the Faculty of Public Health Medicine.
London: Nov 20, 2002.
22. DA Lawlor, S Frankel and M Shaw et al., Smoking and
health: does lay epidemiology explain the failure of smok-
ing cessation among deprived populations, Am J Public
Health 93 (2003), pp. 266270. View Record in Scopus |
Cited By in Scopus (33)
23. N Milio, Public Health in the market: Facing managed
care, lean government, and health disparities, University of
Michigan Press, Ann Arbor, MI (2000).
24. JB McKinlay and LD Marceau, A tale of two tails, Am
J Public Health 89 (1999), p. 295. View Record in Scopus |
Cited By in Scopus (42)
25. LO Gostin, Public health law reform, Am J Public Health
91 (2001), pp. 13651368. View Record in Scopus | Cited By
in Scopus (8)
26. R Beaglehole, Global cardiovascular disease preven-
tion: time to get serious, Lancet 358 (2001), pp. 661663.
SummaryPlus | Full Text + Links | PDF (60 K) | View Record
in Scopus | Cited By in Scopus (34)
27. J Powles, Public health in developed countries. In: R
Detels, J McEwen, R Beaglehole and H Tanaka, Editors,
Oxford textbook of public health (4th Edn.), Oxford
University Press, Oxford (2002).

28. C Hamlin, Commentary: John Sutherland's epidemiolo-
gy of constitutions. Int, J Epidemiol 31 (2002), pp. 915919.
Full Text via CrossRef | View Record in Scopus | Cited By
in Scopus (2)
29. J Raeburn and S Macfarlane, Putting the public into pub-
lic health: towards a more people-centred approach. In: R
Beaglehole, Editor, Global public health: a new era, Oxford
University Press, Oxford (2003).
30. People's Health Movement ()
(accessed Jan 28, 2004.

×