Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh vảy nến của điều dưỡng bệnh viện da liễu trung ương năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.64 KB, 55 trang )

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH 2022

NAM ĐỊNH- 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. Nguyễn Trường Sơn

NAM ĐỊNH- 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tơi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phịng đào tạo Sau
đại học và Q Thầy/Cơ giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận
tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Ban lãnh đạo các Khoa đã
động viên, giúp đỡ hết mình để tơi hồn thiện được chun đề.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến:
Thạc sỹ Nguyễn Trường Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm
chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học
tập và hồn thành chun đề này.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ
và đã động viên khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên
đề.
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Liên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi, do tôi lần đầu thực hiện,
các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về
trích dẫn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Người cam đoan

Nguyễn Thị Quỳnh Liên


iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................. ii
Mục lục……………………………………………………………………….iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................. ivv
Danh mục bảng .............................................................................................. v
Danh mục hình ............................................................................................... v
Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn……………..…………………………………………18
Chương 2. Mô tả vấn đề cần giải quyết ........................................................ 25
Chương 3. Bàn luận........................................ Error! Bookmark not defined.
Kết luận………………….………………………………………….………..37
Đề xuất giải pháp………………………………………………….………....38
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VN

Vảy nến

ĐD

Điều dưỡng

PASI

Psoriasis area and severity index

HE

Hematoxylin eosin


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cung cấp các kiến thức cơ bản cho người bệnh về bệnh vảy nến
..................................................................................................................... 28
Bảng 2.2. Hướng dẫn người bệnh về vệ sinh và chăm sóc da……………….29
Bảng 2.3. Hướng dẫn về dinh dưỡng và sinh hoạt trong bệnh vảy nến ……..30
Bảng 2.4. Hướng dẫn về dùng thuốc và tái khám……………………………31
Bảng 2.5. Hiệu quả chăm sóc người bệnh vảy nến tính bằng phần trăm PASI
giảm sau khi ra viện…………………………………………………………..32


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến……………………………………...4


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh đỏ da bong vảy mạn tính và hay tái phát, tiến triển từng
đợt, gây nên do sự rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì [1],[2].
Về dịch tễ, người bị bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số thế giới
[1],[2],[3],[4]. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước châu Âu với 2,9% [5], ở Mỹ dao
động từ 2,2% đến 2,6% [6] và thấp nhất ở châu Á là 0,4% [7]. Bệnh gặp ở hai giới với
tỷ lệ tương đương nhau và có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào [8], [9].
Ở Việt Nam, ước tính bệnh chiếm khoảng 1,5% dân số [1], theo thống kê của
Bệnh viện Da liễu Trung ương tỷ lệ người bệnh vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số
người đến khám tại bệnh viện [2].
Tổn thương cơ bản bệnh vảy nến là các dát đỏ xung huyết, có nhiều hình dạng
và kích thước khác nhau, ranh giới rõ với vùng da lành, trên có nhiều vảy da trắng khô
dễ bong. Tổn thương hay khu trú ở các vùng tỳ đè, thường có tính chất đối xứng [1],
[5]. Bệnh vảy nến có nhiều thể lâm sàng nhưng vảy nến thể thông thường là hay gặp
nhất, chiếm 80-90% [6], [7], [8].
Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến còn chưa rõ ràng, nhiều tác giả cho rằng
bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền [10]. Ngồi ra có một số
yếu tố góp phần gây nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng thêm như: căng thẳng
tâm lý, bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa,
một số thuốc, khí hậu, mơi trường…[1].
Hiện tại bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu
chứng nhằm giảm viêm và kiểm sốt tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh
kéo dài thời gian ổn định cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng.
Bệnh vảy nến tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi của người bệnh, là gánh nặng y

tế cho gia đình và xã hội [11]. Nhiều người mắc bệnh vảy nến thường mặc cảm về
tình trạng bệnh của mình gây ảnh hưởng tới tâm lý, thay đổi tính tình, thay đổi
hành vi, ngại giao tiếp, tự ti, mặc cảm. Người bệnh thường hoang mang, mong


2
muốn tìm cách chữa trị triệt để; Nhiều người bệnh đã áp dụng các biện pháp
điều trị, chăm sóc thiếu cơ sở khoa học, khơng có hiệu quả làm cho bệnh có
nguy cơ trầm trọng hơn, thậm chí phải nhập viện điều trị. Vì lẽ đó các hoạt
động của Điều dưỡng như: giáo dục sức khỏe để cung cấp kiến thức cho người
bệnh giúp cho người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi cho sức khỏe,
hướng dẫn người bệnh tuân thủ điều trị, tuân thủ chế độ sinh hoạt, tuân thủ chế
độ dinh dưỡng, tuân thủ lịch tái khám…là rất cần thiết trong phòng tránh tái
phát, giảm bớt các triệu chứng, biến chứng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Vì lý do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
cơng tác chăm sóc người bệnh vảy nến của điều dưỡng Bệnh viện Da liễu Trung
ương năm 2022” với hai mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh vảy nến của điều
dưỡng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của điều
dưỡng cho người bệnh vảy nến.


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Đại cương về bệnh vảy nến
1.1.1.1. Khái niệm
Bệnh vảy nến (psoriasis) là một bệnh da mạn tính, hay tái phát, được đặc

trưng bởi hiện tượng viêm liên quan đến vai trò của lympho T và gây tăng sản
thượng bì [10]. Bệnh có đặc trưng là các tổn thương đỏ da, bong vảy, ngồi ra
bệnh cịn biểu hiện các triệu chứng tại niêm mạc, móng, khớp và liên quan tới hội
chứng chuyển hóa. Bệnh tiến triển và nặng lên từng đợt, xen kẽ với những đợt
bệnh thuyên giảm. Cho tới thời điểm hiện tại, căn nguyên của bệnh chưa hồn
tồn sáng tỏ và chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh [1].
Bệnh vảy nến đã được biết đến từ lâu. Hipocrate (năm 460-375 trước
công nguyên) miêu tả bệnh vảy nến như là tình trạng da có vảy và đặt tên là
”Lopoi”. Galen (năm 133-140 sau công nguyên) là người đầu tiên dùng thuật
ngữ psoriasis (xuất phát từ psora trong tiếng Hy Lạp là ngứa). Cuối thể kỷ 18,
bệnh vảy nến và bệnh phong được cho là một nhóm. Đến thế kỷ 19, Willam
mơ tả những nét đặc trưng của bệnh và bệnh vảy nến được tách khỏi bệnh
phong vào năm 1841 bởi Hebra. Ở Việt Nam, Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người
đầu tiên gọi tên bệnh là vảy nến [1], [4].
1.1.1.2. Dịch tễ
Vảy nến là một trong số những bệnh da thường gặp nhất, chiếm 2 đến
3% dân số thế giới. Tỷ lệ bệnh khác nhau tuỳ theo từng quốc gia nhưng gặp
nhiều ở vùng Cápca. Ở Đan mạch có khoảng 2.9% dân số bị vảy nến, ở Bắc Âu
khoảng 2%, ở Mỹ khoảng 1.4%. [12], [13] Tỷ lệ bệnh ở các nước châu Á khá
thấp. Ở Trung Quốc tỷ lệ này là 0.37%. Tuy nhiên, ở một số dân tộc như người
da đỏ ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, gần như khơng có bệnh vảy nến. Ở Việt Nam,
theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, vảy nến chiếm 6.44% bệnh nhân da liễu ở


4
Viện Quân y 108. [4] Nghiên cứu của Trần Văn Tiến tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương cho thấy có 134 bệnh nhân vảy nến nằm điều trị trong thời gian từ
tháng 3-1999 đến 8-2000, chiếm tỷ lệ 12.04% các bệnh da liễu. [14] Tỷ lệ mắc
bệnh của nam nữ là tương đương nhau, bệnh vảy có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa
tuổi nào.

1.1.1.3. Sinh bệnh học bệnh vảy nến
Bệnh sinh của bệnh vảy nến còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, mặc dù đến
nay đa số các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy nến là bệnh da có liên quan
đến yếu tố di truyền, rối loạn đáp ứng miễn dịch gây tăng sinh quá mức tế bào
thượng bì. Bệnh được khởi động bằng một số yếu tố như: stress, nhiễm khuẩn,
chấn thương cơ học, vai trò của thuốc, thức ăn… [3]. Bệnh sinh của vảy nến
thơng thường cịn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Các bước chính của cơ chế miễn dịch trong bệnh vảy nến bao gồm:[15]

Hình 1. Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến
- Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: vi khuẩn, vi rút … ) được các
tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Presenting Cell- APC; ở da có tế bào


5
Langerhan, tế bào tua gai – Dendritic Cell) xử lý và di chuyển đến các hạch
bạch huyết lân cận gây hoạt hoá các tế bào lympho T CD45RA+(T naive).
- Các cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (IFN-α) sẽ kích thích sự
hoạt động của tế bào tua gai dạng tủy ở da (myeloid dendritic cell).
- Các tế bào tua gai dạng tủy sản xuất cytokine, như interleukin (IL)- 23 và IL12 có tác dụng kích thích, thu hút, hoạt hóa, biệt hóa tế bào T.
- Tế bào T trưởng thành (recruited T cells) sản xuất cytokine có tác dụng kích
thích tế bào sừng keratinocyte biệt hóa và sản xuất các cytokine.
- Cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch và tế bào sừng duy trì q
trình viêm thơng qua phản ứng feedback (+)
1.1.1.4. Các yếu tố liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh vảy nến
Các yếu tố như stress, nhiễm khuẩn khu trú, chấn thương thượng bì...ảnh
hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh vảy nến. Ngoài ra, trong những năm
gần đây người ta còn chú ý đến một số yếu tố khác như thuốc (thuốc ức chế β
giao cảm, muối lithium, thuốc chống viêm nonsteroide, corticoid đường tồn
thân...), các chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá), khí hậu, thời tiết, thức ăn,

nội tiết, mất ngủ, trầm cảm…Các yếu tố trên được xác định là các yếu tố khởi
phát bệnh cũng như có vai trị làm tái phát hay làm nặng bệnh vảy nến [1], [2],
[11].
Chấn thương tâm lý
Finlay cho rằng, chấn thương tâm lý tác động sâu sắc đến các mặt đời
sống của bệnh nhân vảy nến. Lượng hóa tác động xấu của chấn thương tâm lý
trên từng bệnh nhân vảy nến cụ thể sẽ có đóng góp tích cực khi đưa ra một
chiến lược điều trị - dự phòng phù hợp cho từng người bệnh cụ thể [11].
Có mối liên quan chặt chẽ, tỷ lệ thuận giữa giữa độ nặng của các triệu
chứng vảy nến và các chấn thương tâm lý. Chấn thương là yếu tố khởi phát
bệnh hoặc làm trầm trọng bệnh vảy nến có sẵn. Nghiên cứu 159 bệnh nhân vảy


6
nến, có tới 52% bệnh nhân đã có nhiều biến cố chấn thương tâm lý vào khoảng
1 tháng trước khi bệnh của họ xảy ra [11].
Nhiễm khuẩn khu trú
Vai trò nhiễm khuẩn là một yếu tố rất được quan tâm và các tác giả đều
khẳng định, đặc biệt những bệnh nhân trẻ tuổi, vảy nến thể giọt. Nguyên nhân
nhiễm khuẩn khu trú trong bệnh vảy nến chủ yếu là liên cầu khuẩn, hay gặp là
liên cầu tan huyết β nhóm A gây bệnh chiếm 57,1%, tụ cầu 28,3%. Nhiễm liên
cầu dai dẳng có thể gây các vảy nến thể mảng mạn tính, điều trị đáp ứng tốt khi
kết hợp với trị liệu kháng sinh [11].
Chấn thương thượng bì
Koebner-1852 đã thơng báo một bệnh nhân vảy nến mà tổn thương xuất
hiện sau sang chấn ở vùng da bị bệnh. Trong những thập niên gần đây, nhiều
tác giả xác định chấn thương da như một yếu tố khởi động, mà người ta gọi là
hiện tượng Koebner, “chấn thương gọi tổn thương” [4]. Theo một số tác giả,
hiện tượng Koebner thường xảy ra ở bệnh nhân vảy nến khởi phát sớm với đợt
hoạt động của bệnh và chấn thương da phải đủ sâu. Hiện tượng Koebner trong

bệnh vảy nến có thể xuất hiện trên các vết xước da do gãi, vết mổ, vết bỏng,
vết tiêm chủng, đơi khi bị cháy nắng (sunburn)….
Vai trị một số thuốc
Vai trò của một số thuốc trong quá trình điều trị bệnh vảy nến có thể làm
khởi phát bệnh vảy nến mới hoặc vượng lên của bệnh vảy nến có trước đã được
nhiều tác giả đề cập. Các loại thuốc đó bao gồm: thuốc ức chế β, lithium,
corticoid đường tồn thân, interferon, chống viêm giảm đau nhóm nonsteroid,
ức chế enzyme angiotensin, thuốc chống sốt rét (chloroquin, quinacrin…) [4],
[11], [14].
Vai trị rượu
Nghiên cứu gần đây đã chứng minh có sự liên quan thực sự giữa bệnh
vảy nến và mức độ uống rượu. Nghiên cứu theo dõi tập hợp các thành viên


7
trong gia đình, nghiên cứu sinh đơi cùng trứng, liên quan gen chỉ diện, hóa
sinh…cho rằng rượu gây hỗn loạn lũy thừa các yếu tố di truyền và mơi trường.
Chính nghiện rượu là một yếu tố quan trọng tác động đến bệnh vảy nến, làm
cho bệnh trở thành mạn tính. Mặt khác, uống rượu có thể làm tăng vùng da tổn
thương, giảm đáp ứng điều trị, làm tiến triển bệnh.
Vai trò thuốc lá, cà phê
Nghiên cứu Naldi và cộng sự (1995) trên bệnh nhân vảy nến cho thấy
hút thuốc lá cũng như rượu đóng vai trị trực tiếp hay gián tiếp là một yếu tố
kích thích, khởi động bệnh [11]. Nghiên cứu được tiến hành ở Ecolse trên 216
bệnh nhân vảy nến, 626 chứng, cho thấy nhóm có hút thuốc mắc vảy nến cao
hơn nhóm khơng hút thuốc [11]. Nghiên cứu của Kavli cho thấy có sự gia tăng
tồn bộ bệnh vảy nến trong nhóm nam giới nghiện thuốc lá [11]. Naldi và cộng
sự (1995), cà phê cũng có liên quan đến bệnh vảy nến. Sự liên quan giữa rượu,
cà phê, thuốc lá với bệnh vảy nến có thể là gián tiếp qua trung gian những đặc
điểm cá nhân hoặc những sang chấn tinh thần (stress) [11]. Theo Kimball và

CS (2008), có tỷ lệ cao bệnh nhân vảy nến hút thuốc, đặc biệt ở Phần Lan, Ý,
Anh, Trung Quốc, Nauy và Mỹ.
Vai trò chế độ ăn
Về vai trò của chế độ ăn trong bệnh vảy nến đã được nhiều tác giả đề
cập. Một chế độ ăn phù hợp có thể như là một giải pháp điều trị phụ trợ, trái lại
một số thức ăn có thể liên quan đến tái tiến triển bệnh [11].
Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước cho thấy với chế độ ăn
nhiều dầu cá, các chất tương tự vitamin A có tác dụng có lợi trong điều trị bệnh
vảy nến. Một chế độ ăn nhiều rau, hoa quả có tác dụng tăng khả năng bảo vệ
đối với bệnh. Các tác giả khuyên bệnh nhân vảy nến nên ăn giảm đường, mỡ,
muối. Tuy nhiên vấn đề này cũng cịn có những bàn cãi, tranh luận [11]. Ngoài
tiêu thụ năng lượng và rèn luyện thân thể, chế độ ăn đóng vai trị trong cơ chế
bệnh sinh bệnh vảy nến. Các yếu tố trong chế độ ăn như acid béo khơng bão
hịa, gluten được cho là ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh.


8
Khí hậu, thời tiết
Ánh nắng mặt trời, dùng nước ấm có tác dụng tốt đối với bệnh vảy nến,
trái lại dùng nước lạnh dường như làm bệnh phát triển, mùa lạnh bệnh tái phát
nhiều hơn [11]. Điều này có lẽ phù hợp với cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến liên
quan đến rối loạn miễn dịch. Chính ánh nắng mặt trời có tác dụng ức chế miễn
dịch (lympho T), do đó các tổn thương vảy nến rất ít gặp ở vùng mặt, là vùng
hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này còn được xác định bằng sử dụng
các tia cực tím như UVA, UVB để điều trị vảy nến. Mặc dù vậy có một nhóm
nhỏ bệnh nhân lại bị nặng bệnh hơn trong mùa hè khi được chiếu nắng, hay gặp
ở phụ nữ có tuổi, có mẫn cảm với ánh nắng, có thể là nguồn gốc của hiện tượng
Koebner phụ thuộc phơi nắng [11].
Các bệnh kết hợp
Bệnh vảy nến có thể kết hợp với các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ

hệ thống, pemphigus, bạch biến…
1.1.1.5. Chẩn đốn bệnh vảy nến
Vảy nến thể thơng thường
- Thương tổn da: trong vảy nến thơng thường, thương tổn điển hình là các
dát, mảng đỏ, giới hạn rõ, hơi gồ cao lên bề mặt da, kích thước to nhỏ khác nhau
(0,5 -1cm trong vảy nến thể giọt, 1 - 3cm trong vảy nến đồng tiền, > 3cm trong
vảy nến thể mảng), bề mặt tổn thương phủ nhiều vảy trắng sắp xếp thành nhiều
lớp, dễ bong khi cạo. Thương tổn thường xuất hiện ở da những vùng tì đè, dễ sang
chấn (rìa trán, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng…), ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp
[3].
- Tổn thương móng: 80% bệnh nhân có tổn thương móng tay, 35% có tổn
thương móng chân. Móng có nhiều tổn thương như rỗ móng, dày sừng dưới
móng, xuất huyết móng ... Tổn thương khớp gây viêm khớp vảy nến [3].
- Các rối loạn khác: BN vảy nến có thể kèm theo các bệnh lý khác tăng
huyết áp, rối loạn lipid, đái tháo đường…


9
- Triệu chứng cơ năng: có thể ngứa ít hoặc nhiều, tùy từng thể và giai đoạn
bệnh.
- Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông thường
thành các thể sau:
+ Thể giọt: Tổn thương dưới 1cm
+ Thể đồng tiền: Kích thước vài cm
+ Thể mảng: Kích thước > 3 cm. Đây cũng được coi là thể hay gặp nhất,
chiếm > 80% các trường hợp vảy nến trên lâm sàng.
Vảy nến thể đặc biệt khác
- Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa toàn
thân từng đợt cộng với sốt cao [9].
- Thể mụn mủ khu trú: vảy nến thể mủ lòng bàn tay bàn chân Barber, viêm

da đầu chi liên tục Hallopeau [9].
- Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥ 90% diện tích cơ thể.
Cận lâm sàng
- Sinh thiết – nhuộm Hematoxylin eosin (HE): là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đốn bệnh vảy nến. Hình ảnh mơ bệnh học đặc trưng trong bệnh vảy nến
là lớp sừng dày có hiện tượng á sừng, lớp hạt biến mất, lớp gai mỏng, mầm liên
nhú dài ra và có vi apxe Munro trong lớp gai. Trung bì thâm nhiễm bạch cầu
lympho và giãn mạch nhú bì.
- Xét nghiệm máu: có thể phát hiện các rối loạn chuyển hoá lipid máu,
đường máu.
Tiến triển và biến chứng
- Tiến triển: bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời
kỳ bệnh thuyên giảm.
- Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hố,
bội nhiễm; đỏ da tồn thân. Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng
khớp, nhất là khớp cột sống.


10
1.1.1.6. Điều trị bệnh vảy nến
Cho đến nay chưa có phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hoàn toàn
bệnh vảy nến. Chiến lược điều trị bao gồm: giai đoạn tấn công để làm sạch tổn
thương và giai đoạn duy trì để giữ bệnh ổn định lâu dài. Tư vấn cho bệnh nhân
hiểu rõ về bệnh vảy nến, phối hợp với thầy thuốc trong điều trị cũng như dự
phòng bệnh bùng phát.
Điều trị tại chỗ
- Đơn trị liệu đối với vảy nến mức độ nhẹ.
- Phối hợp với các thuốc đường toàn thân hoặc điều trị ánh sáng đối với
vảy nến thể vừa và nặng hoặc các thể vảy nến đặc biệt khác.
Thuốc bôi tại chỗ

- Dithranol, anthralin: điều trị tấn cơng hoặc điều trị củng cố, rất có hiệu
quả đối với bệnh vảy nến thể mảng.
- Acid salicylic: Thuốc có tác dụng bạt sừng, bong vảy. Khơng bơi
thuốc tồn thân vì có nguy cơ gây độc.
- Calcipotriol: là một dẫn xuất của vitamin D3, điều trị bệnh vảy nến
thể thơng thường, có thể kết hợp với corticoid, dùng điều trị tấn công.
- Vitamin A acid dùng tại chỗ: có thể gây kích ứng, đỏ da, bong vảy da.
- Kẽm oxyd: tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, sử dụng kết hợp với
các thuốc bạt sừng bong vảy mạnh.
- Corticoid tại chỗ: thuốc dùng điều trị tấn công, tác dụng điều trị nhanh
nhưng dễ tái phát sau ngừng thuốc, dùng kéo dài có thể gặp các tác dụng
khơng mong muốn, cần phải giảm dần liều khi đã kiểm soát được triệu chứng.
Quang trị liệu (phototherapy)
Các phương pháp điều trị bằng ánh sáng được áp dụng:
- UVA, PUVA (Psoralen phối hợp UVA)
- UVB, UVB dải hẹp (UVB-311 nm, Narrow Band-UVB)


11
Điều trị toàn thân
Một số thuốc thường được sử dụng:
- Methotrexat: điều trị vảy nến thể đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ toàn
thân, vảy nến thể mảng lan rộng.
- Acitretin: đặc biệt có hiệu quả tốt với vảy nến thể mủ.
- Cyclosporin: điều trị những thể vảy nến nặng.
Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức
năng gan, thận, giảm bạch cầu... Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và theo
dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
- Corticoid: Sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi hại vì có
thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây vảy nến thể đỏ da toàn

thân hoặc vảy nến thể mủ toàn thân.
Khống chế và điều trị các yếu tố khởi phát bệnh
- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu.
- Chăm sóc da đúng cách: bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn
thương da như tránh va chạm, nhiễm bẩn, côn trùng cắn, vệ sinh thân thể hàng
ngày, tránh cào gãi chà xát gây tổn thương da nặng hơn.
- Chế độ ăn và thói quen lành mạnh: ăn uống điều độ, không uống rượu
bia, không hút thuốc lá.
- Khơng dùng các corticoid đường tồn thân.
1.1.1.7. Chăm sóc người bệnh vảy nến thể thơng thường
Nhận định tình trạng
+ Người bệnh vẩy nến diễn biến mạn tính, kéo dài, để lại nhiều biến chứng
nặng nề nếu không chăm sóc và điều trị đúng
+ Vì vậy người điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc hợp lý và có thái
độ ân cần khi tiếp xúc với người bệnh.
 Hỏi bệnh
 Biểu hiện ban đầu và nguyên nhân phát hiện ra bệnh


12
 Tinh thần của bệnh nhân: lo âu, sợ hãi.mặc cảm, tự ti vì ngoại hình.
 Cơ năng : Có bị ngứa khơng ? Có bị khơ da khơng ?
 Có bị mất ngủ, căng thẳng khơng
 Có dùng thuốc thường xun khơng
 Có dùng thuốc nam hoặc ra nắng khơng
 Đánh giá bằng quan sát
 Tồn trạng, da, niêm mạc
 Dấu hiệu sinh tồn : mạch, nhiệt độ, huyết áp
 Vị trí tổn thương
 Thể trạng của người bệnh: béo ? gầy?

 Các dấu hiệu khác : đau khớp, tiểu đường, huyết áp ….
 Thăm khám bệnh nhân
 Đánh giá điểm Pasi
 Thu thập thông tin : tiền sử gia đình, hồn thiện hồ sơ bệnh án.
 Các xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng.
Chẩn đốn điều dưỡng
Chẩn đoán điều dưỡng trên người bệnh vẩy nến bao gồm :
+ Người bệnh có những tổn thương ngồi da khẳng định bệnh vẩy nến : các
đám da đỏ, giới hạn rõ, bề mặt phủ nhiều vảy trắng đục, xuất hiện ở những vùng
tì đè, dễ sang chấn (rìa trán, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng…),
+ Ngứa, khô da do ảnh hưởng của bệnh vảy nến
+ Ăn ngủ kém do ngứa da
+ Nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng
cách
+ Người bệnh lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh và tâm lý bị ảnh hưởng do
bản thân bệnh.


13
Lập kế hoạch chăm sóc
 Thực hiện y lệnh thuốc điều trị
 Người bệnh phải được cung cấp thuốc điều trị kịp thời, thực hiện
đúng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Tuân thủ đúng các phác đồ điều trị mà bác sỹ đã chỉ định
 Tuân thủ thuốc tiêm, truyền: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường
dùng, đúng thời gian.
 Tuân thủ thuốc uống: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng,
đúng thời gian.
 Tuân thủ thuốc bôi:
Việc tuân thủ điều trị của người bệnh là điều kiện quan trọng quyết định

hiệu quả chăm sóc. Trong điều trị bệnh vảy nến, điều trị tại chỗ bằng các thuốc
bơi ngồi da đóng vai trị quan trọng, đặc biệt đối với vảy nến thể nhẹ hoặc vừa.
Việc dùng thuốc bôi thường bất tiện và mất nhiều thời gian nhất là các trường
hợp thương tổn da nhiều hoặc rải rác tồn thân . Điều dưỡng cần trực tiếp bơi
hoặc tư vấn người bệnh bôi thuốc đúng cách với những trường hợp ở lưng và ở
đầu cần có người nhà trợ giúp.
 Chăm sóc những tổn thương ngồi da của người bệnh
 Làm giảm ngứa, khô da cho người bệnh
 Chăm sóc về dinh dưỡng
 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
 Các yếu tố bất lợi gồm: Stress tâm lý; thói quen sinh hoạt khơng phù
hợp (uống rượu, hút thuốc, lười vận động....), các bệnh lý kèm theo ( tim mạch
tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì), sự thiếu kiến thức và không tuân thủ điều
trị của người bệnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh.



×