Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh copd tại khoa khám bệnh bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.25 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THƯƠNG THÚY

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH -2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THƯƠNG THÚY

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương

NAM ĐỊNH -2022




i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Các Thầy, Cơ giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực
tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Khám bệnh Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian
tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện.
Đặc biệt tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn – Ths
Nguyễn Thị Thùy Dương- Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận
tình chỉ bảo để tơi hồn thành chun đề này.
Tơi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cơ trong Hội đồng đã đóng góp những
ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên
cứu đã nhiệt tình cộng tác để tơi có được số liệu cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên
khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng

năm 2022

Học viên


Trần Thị Thương Thúy


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tơi. Các số liệu
trong chun đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các cơng trình
nghiên cứu khác. Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày tháng

năm 2022

Người cam đoan

Trần Thị Thương Thúy


i

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……….……………………………………………...….……..iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH………………………………...………………………iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 4
1. Cở sở lý luận ................................................................................................................................. 4
1.1. Đại cương về bệnh COPD ................................................................................................... 4

1.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD ...................................................................................... 4
1.3. Triệu chứng lâm sàng [2,3] ............................................................................. 4
1.4. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí và triệu chứng lâm
sàng

....................................................................................................................................................... 7

1.5. Biến chứng của bệnh COPD……………………………………………...… 8
1.6. Tuân thủ điều trị trong bệnh COPD ................................................................................. 8
1.6.1. Khái niệm sự tuân thủ điều trị [11] .............................................................................. 8
1.6.2. Một số dụng cụ phân phối thuốc trong điều trị COPD ............................. 10
2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................................... 13
2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................... 13
2.2. Nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................... 14
Chương 2. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 ............................................................................................................ 16
2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết................................................................................................ 18
2.3. Kết quả đánh giá .................................................................................................................... 20
2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................................. 20


ii

2.3.2. Thực trạng kiến thức về chế độ tuân thủ sử dụng thuốc của đối tượng
nghiên cứu ......................................................................................................................................... 23
3.1. Thực trạng kiến thức về chế độ tuân thủ sử dụng thuốc của đối tượng nghiên
cứu ........................................................................................................................................................ 27
3.2. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................................................... 31
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của

người bệnh COPD tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. .. 31
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC VIÊT TẮT
COPD:

Chronic Obstructive Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

TKP:

Thơng khí phổi

WHO:

Tổ chức y tế thế giới


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Kỹ thuật sử dụng MDI ......................................................................... 10
Hình 1. 2.Hướng dẫn sử dụng Accuhaler............................................................. 11
Hình 1. 3.Hướng dẫn sử dụng Turbuhaler ........................................................... 12
Bảng 2. 1. Phân bố theo nơi cư trú ....................................................................... 20

Bảng 2. 2. Phân bố theo giới tính ......................................................................... 20
Bảng 2. 3. Phân bố theo nhóm tuổi ...................................................................... 20
Bảng 2. 4..Phân bố theo nghề nghiệp................................................................... 21
Bảng 2. 5. Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh ............................................... 22
Bảng 2. 6. Bệnh lý kèm theo của các đối tượng nghiên cứu. .............................. 22
Bảng 2. 7. Các trường hợp phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu ................ 23
Bảng 2. 8. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu ý nghĩa và mục đích tuân thủ sử
dụng thuốc ............................................................................................................ 23
Bảng 2. 9. Kiến thức về sử dụng thuốc dạng xịt của đối tượng nghiên cứu ........ 24
Bảng 2. 10.Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sai sót tính theo tổng số bước chung .... 25
Bảng 2. 11. Kiến thức về thời điểm cần khám lại của đối tượng nghiên cứu...... 26
Bảng 2. 12. Phân loại kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của đối tượng tham gia
nghiên cứu…………………………………………………………………...….27
Biểu đồ 2. 1.Phân bố theo trình độ học vấn…………………………….………21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) hay còn được gọi với cái tên
khác là Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn
chế luồng khí khơng phục hồi hồn tồn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển
từ từ và liên quan với các phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ và
độc hại [2,11].
Yếu tố nguy cơ hàng đầu là hút thuốc lá, ngoài ra mơi trường khơng khí bị ơ
nhiễm nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong của các bệnh đường hô hấp đặc biệt là COPD [2].
COPD là vấn đề sức khỏe cộng đồng, thể hiện qua tần suất bệnh, tỷ lệ tử vong,
tỷ lệ tàn phế cao và đang tăng lên. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính đến
năm 2030 COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới với tỷ

lệ tử vong từ 10 - 500/100.000 dân với khoảng 6% nam và 2 - 4 % nữ. Tại Việt Nam,
thống kê cho thấy tỷ lệ mắc COPD trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2%;
trong đó nam là 7,2% và nữ là 1,9% [1,11]
COPD dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức
năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng với gánh nặng về bệnh
tật và tử vong của COPD là gánh nặng về kinh tế. Đợt cấp COPD có chi phí lớn nhất
trong tổng gánh nặng chung về Y tế, và chi phí tăng theo mức độ nặng của bệnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Phú và cộng sự ghi nhận chi phí điều trị COPD là một
gáng nặng đối với kinh tế của người bệnh và gia đình người bệnh [9].
Để có thể hạn chế sự diễn biến của bệnh, người bệnh phải có sự nhận thức
đúng đắn về sự tuân thủ điều trị của người bệnh về việc sử dụng thuốc để phù hợp
với tình trạng bệnh tật … chính là cơ sở để điều trị hiệu quả, kiểm soát được bệnh,
giảm tần suất nhập viện điều trị của người COPD, từ đó làm giảm gánh nặng chi phí
điều trị cho gia đình và xã hội [2,3].


2

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc
gia với các chức năng nhiệm vụ: Khám, cấp cứu điều trị cho quân nhân, người có
bảo hiểm và nhân dân. Trong những năm qua bệnh viện luôn đẩy mạnh phát triển và
áp dụng các kỹ thuật mới về y học trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, giúp
người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại tỉnh nhà. Bệnh viện đã triển khai chương
trình quản lý người bệnh COPD tại phòng khám ngoại trú Khoa khám bệnh từ năm
2005. Trong chương trình quản lý người bệnh COPD, nhân viên y tế luôn tư vấn giáo
dục sức khỏe và chế độ tự chăm sóc để phù hợp với tình trạng hiện tại của người
bệnh. Với mục đích đánh giá hiệu quả việc quản lý người bệnh COPD đăc biệt là sự
tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “Thực
trạng kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh COPD tại Khoa Khám
bệnh Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108 năm 2022”.



3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh COPD tại
khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của
người bệnh COPD tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm
2022


4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cở sở lý luận
1.1. Đại cương về bệnh COPD [2,3]
COPD là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện
của triệu chứng hô hấp và giới hạn dịng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường
ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại.
1.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD [2,3]
Khói thuốc lá
Liên hệ rất chặt chẽ với COPD, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di
truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều mắc bệnh COPD, 85 - 90% người
bệnh mắc COPD là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến
COPD. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên COPD.
Bụi và chất hố học nghề nghiệp, Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm làm gia tăng tần suất mắc bệnh hơ hấp, làm tắc nghẽn đường dẫn khí,
giảm FEV1 nhanh hơn. Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất
kích thích, khói) có thể gây nên COPD độc lập với hút thuốc lá, các tác nhân bụi,

hoá chất khi xâm nhập vào đường thở, lắng đọng ở biểu mô phế quản, lịng phế
nang từ đó gây viêm biểm mơ phế quản, xâm nhập bạch cầu đa nhân và đại thực
bào. Giải phóng các hố chất trung gian hố học gây nên tình trạng phù nề tăng tiết
và co thắt cơ trơn phế quản.
Tuổi
Tỷ lệ mắc COPD cao hơn ở người già. Bệnh có xu hướng gia tăng ở tuổi càng
lớn.
1.3. Triệu chứng lâm sàng [2,3]
Triệu chứng cơ năng


5

Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của COPD, lúc đầu ho ít,
nhưng sau đó ho xảy ra hàng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số
trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà khơng ho.
Khạc đờm: Số lượng nhỏ đờm dính sau nhiều đợt ho.
Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của COPD và là lý do mà hầu hết người
bệnh phải đi khám bệnh, khó thở trong COPD là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra
từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng
phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và người bệnh không thể đi bộ được hay
không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động
hàng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi).
Triệu chứng thực thể.
Tần số nhịp thở lúc nghỉ ngơi thường lớn hơn 20 lần/ phút.
Lồng ngực hình thùng, các xương sườn nằm ngang, khoảng gian sườn giãn.
Phần dưới lồng ngực co vào trong khi hít vào.
Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran nổ.
Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi)
Ở giai đoạn cuối của người bệnh COPD thường hay có triệu chứng

+ Viêm phổi.
+ Tâm phế mạn
+ Người bệnh thường tử vong do suy hơ hấp cấp tính trong đợt bùng phát của
COPD.
Cận lâm sàng bệnh COPD
X-quang phổi: Có các dấu hiệu sau
- Hình ảnh viêm phế quản mạn tính:
+ Hình ảnh dày thành phế quản.
+ Dấu hiệu giãn nhẹ lòng phế quản.
+ Dấu hiệu ùn tắc dịch trong lòng phế quản.


6

Hình ảnh mạch máu:
+ Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp
với hình ảnh căng giãn phổi.
+ Hình ảnh động mạch phổi tăng đậm:
- Hình ảnh giãn phế nang gồm các triệu chứng:
+ Căng giãn phổi (Overinflation).
+ Giảm mạng lưới mạch máu (Oligema).
+ Có các bóng khí (Bullae).
Chụp CT lồng ngực
- Hình ảnh tổn thương phế quản và tiểu phế quản:
- Hình ảnh ùn tắc dịch trong lịng phế quản:
- Hình ảnh khí phế thũng
Thơng khí phổi ở bệnh COPD
- Thơng khí phổi (TKP) có vai trị trong chẩn đốn xác định COPD, giai đoạn
bệnh, theo dõi kết quả điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh.
- Đo chức năng thơng khí phổi cho những người bệnh có ho, khạc đờm mạn

tính hoặc những bệnh nhân có tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ cho phép chẩn đoán
sớm COPD. Khi FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 80% SLT là tiêu chuẩn chẩn đoán
COPD.


7

1.4. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí và triệu chứng lâm
sàng (Phân loại theo GOLD 2018) [2,11]

Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT
- Nhóm (A): Nhóm có nguy cơ thấp, ít triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn đường
thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0-1 đợt cấp trong vịng 12 tháng và mức độ khó thở
giai đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT < 10.
- Nhóm (B): Nhóm có nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn
đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0-1 đợt cấp trong vịng 12 tháng và mức độ
khó thở giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT ≥10.
- Nhóm (C): Nhóm có nguy cơ cao, ít triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn đường
thở nặng, rất nặng và hoặc có ≥2 đợt cấp trong vịng 12 tháng (hoặc có 1 đợt cấp
nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mức độ khó thở giai đoạn 0 hoặc
1 (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT < 10.
- Nhóm (D): Nhóm có nguy cơ cao, nhiều triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn
đường thở nặng, rất nặng và hoặc có ≥2 đợt cấp trong vịng 12 tháng (hoặc có 1 đợt
cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mức độ khó thở giai đoạn 2
trở lên (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT ≥10.


8

1.5. Biến chứng của bệnh COPD [2,3][1]

Người mắc COPD có thể bị các biến chứng như:
- Viêm phổi
- Tăng áp động mạch phổi
- Tăng hồng cầu (Polycythemia)
- Suy tim phải
- Loạn nhịp tim
- Tử vong do suy hô hấp
1.6. Tuân thủ điều trị trong bệnh COPD
1.6.1. Khái niệm sự tuân thủ điều trị [11]
Theo WHO (2003), tuân thủ điều trị được định nghĩa là "mức độ mà một người
hành vi uống thuốc, sau một chế độ ăn uống, và/hoặc thực hiện các thay đổi lối sống,
tương ứng với các khuyến nghị đã đồng ý từ một nhà cung cấp chăm sóc y tế (WHO,
2003).
Tuân thủ điều trị bằng liệu pháp COPD gồm :
+ Tuân thủ điều trị thuốc là sự chấp hành thực thi theo đơn thuốc và hướng
dẫn của bác sỹ. Trong điều trị bệnh COPD sự chấp hành thực hiện đơn thuốc có ý
nghĩa quyết định. Mục tiêu chính của việc tuân thủ dùng thuốc trong điều trị COPD
là để kiểm soát triệu chứng và giảm biến chứng, bao gồm cả tần suất và mức độ nặng
của đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăng cường khả năng hoạt động
thể lực cho người bệnh.
+ Việc tuân thủ phương pháp điều trị không dùng thuốc, bao gồm như phục
hồi chức năng hô hấp, các chương trình tập thể dục, lối sống lành mạnh hoặc ngừng
hút thuốc, thực hiện chế độ ăn trong quản lý COPD.
Các thuốc điều trị bệnh COPD [2,3]
+ Thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị COPD. Ưu tiên các
loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, dùng đường phun hít hoặc khí dung.


9


+ Liều lượng và đường dùng của các nhóm thuốc này tùy thuộc vào mức độ
và giai đoạn bệnh.
Lựa chọn thuốc điều trị COPD giai đoạn ổn định theo GOLD 2018

Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT

Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT


10

1.6.2. Một số dụng cụ phân phối thuốc trong điều trị COPD [2,3]
Dụng cụ xịt hít dùng chất đẩy MDIs
Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân
bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung dịch, chất
surfactant, propellant, van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngồi bằng ống
nhựa, có ống ngậm.
Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm
khuẩn.
Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác thuốc
với hít vào. Kiểm tra thuốc trong bình cịn hay hết bằng cách: cho hộp thuốc vào
trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong
bình hồn tồn hết thuốc.

Hình 1. 1: Kỹ thuật sử dụng MDI
Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT


11


Dụng cụ xịt hít bột khơ DP
Bình hít bột khơ Accuhaler
Bình hít bột khơ (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố
thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này
u cầu dịng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc
sức kháng với lưu lượng thở.
Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, khơng cần buồng đệm, khơng
cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, khơng chứa chất đẩy. Nhược điểm là đòi
hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và
độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc. Chú ý khi sử dụng: giữ
bình khơ, khơng thả vào nước, lau ống ngậm và làm khơ ngay sau hít, khơng nuốt
viên nang dùng để hít.

Hình 1. 2.Hướng dẫn sử dụng Accuhaler
Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT


12

Bình hít bột khơ Turbuhaler
Ống hít có bộ đếm liều hiển thị chính xác lượng thuốc cịn lại. Nếu khơng có
bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đỏ ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là cịn
khoảng 20 liều.

Hình 1. 3.Hướng dẫn sử dụng Turbuhaler
Nguồn: Quyết định 4562/QĐ-BYT




×