Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những thực phẩm bệnh nhân gout nên biết cách sử dụng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 7 trang )



Những thực phẩm bệnh
nhân gout nên biết cách
sử dụng.
Bệnh Gout (bệnh thống phong) là một bệnh khớp do rối loạn chuyển
hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của
các tế bào và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài gây tăng acid uric trong
máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi
thận, gây suy thận. Bệnh Gout có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ
thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt
hợp lý.
Để làm giảm acid uric máu cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin
(chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá
đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm.

Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của
mọi lứa tuổi đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn
chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu
thiết yếu về đạm của cơ thể.
Ở người lớn nhu cầu về đạm là 1 g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng
trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh.), điều này
có nghĩa nam giới 60 kg cần 60 g đạm mỗi ngày.
Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng,
đạm thực vật, cá biển nói chung. đều không cần kiêng tuyệt đối. Miễn sao,
số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày.
Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.
Chân giò heo, là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức
khỏe người có tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh có
kèm rối loạn các thành phần của lipid máu (Cholesterol, Triglyceride, b
Lipoproteine, HDL-C, LDL-C, VLDL-C.)


Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng
hơi kiềm (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu
thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.
Sau đây là bảng lượng đạm trong từng loại thực phẩm. Bệnh nhân gout có
thể tham khảo để đưa ra khẩu phần ăn thích hợp.
Bảng dưới đây là lượng đạm có trong một số thực phẩm thường dùng
Thực phẩm (100 g)
Sữa bò tươi
Sữa đặc có đường
Sữa chua
Sữa đậu nành
Phomat
Trứng gà tươi
Trứng vịt tươi
Thịt bò nạc
Thịt trâu nạc
Thịt thỏ nạc
Thịt lợn nạc
Thịt gà nạc
Thịt vịt nạc
Thịt ngỗng nạc
Thịt ếch
Thịt cá lóc
Thịt cá chép








Thịt cá trê
Thịt lươn
Thịt tôm
Thịt cua biển
Đậu hũ
Đậu phọng (lạc)
Đậu nành
Đậu xanh
Mè (vừng)

























Không dùng:
Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như:
phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá
trích, cá đối, cá mòi.
Dùng hạn chế
Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi
ngày).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê
Dùng nhiều
Các loại rau xanh, trái cây tươi.
Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
Các loại ngũ cốc.

×