Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác giả tác phẩm ngữ văn lớp 6 – cánh diều bài (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.54 KB, 3 trang )

Hồ Chí Minh và Tun ngơn Độc lập
I. Tác giả
1.Tiểu sử
- Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở Hà Tĩnh
- Từ năm 1981, Bùi Đình Phong là giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, chuyên giảng dạy về lịch sử cận hiện đại Việt Nam và Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam
2. Sự nghiệp
- Ông có nhiều đầu sách viết về đề tài Hồ Chí Minh
- Khoảng hơn 20 năm, khi chuyển về công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, PGS.TS. Bùi Đình Phong chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy bậc đại
học, sau đại học về di sản Hồ Chí Minh. Cái nền sử học cùng với thời gian mấy
chục năm đi sâu nghiên cứu về Hồ Chí Minh là một điều kiện thuận lợi cho công
việc chuyên môn của PGS.TS
- Với một bề dày nghiên cứu và giảng dạy, đến nay PGS.TS. Bùi Đình Phong đã có
trên 30 đầu sách cá nhân, chủ biên, đồng chủ biên về đề tài Hồ Chí Minh

II. Tác phẩm
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ: Ra đời ngày 1/9/2018, in trên trang baodanang.vn
3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
4. Tóm tắt tác phẩm Bài viết đã đề cập những thông tin quan trọng liên quan đến
việc chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tun ngơn Độc lập. Ngày 4/5/1945 Hồ
Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/ 8/1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội và


bắt đầu quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Cho đến ngày
2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào, Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

5. Bố cục tác phẩm3 phần


- Phần 1: Từ đầu đến “Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ”: Bác Hồ đề nghị Trung
úy Giôn đưa cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cho Bác
- Phần 2: Tiếp theo đến “bản thảo Tuyên ngôn Độc lập”: Quá trình viết và chuẩn
bị, sửa chữa kỹ lưỡng tun ngơn độc lập của Bác
- Phần 3: Còn lại: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH
6. Giá trị nội dung tác phẩm
- Văn bản nói về thơng tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra
đời bản Tuyên ngôn Độc lập.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm
- Văn bản thuật lại sự việc ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự thời gian.
- Thơng tin được đưa ra rõ ràng, chi tiết.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
a. Phần in đậm và phần (1):
- Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng:
+ Tóm tắt tác phẩm nội dung bài viết
+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề văn bản.
- Phần (1) cung cấp thông tin: Bác đề nghị có cuốn Tun ngơn độc lập của Hoa
Kỳ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được viết vào năm 1776.
b. Những thông tin trong phần (2):
- Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần (2):


+ Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung
ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.
+ Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ, đề nghị xét duyệt
Tuyên ngôn độc lập.
+ Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc
lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
+ Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
c. Những thông tin trong phần (2):

- Thông tin nào được nhắc đến ở phần (3): 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản
Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.



×