Bài học đường đời đầu tiên
I. Tác giả
* Tác giả:
- Tơ Hồi (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tơ Hồi sinh ra tại q nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông
cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đơ, huyện Từ Liêm, phủ
Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng (nay thuộc phường Nghĩa Đơ, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ơng có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng
khác nhau trên đất nước ta.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện
dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941), O chuột (tập
truyện ngắn, 1942), Cỏ dại (hồi ký, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)...
* Tác phẩm:
- Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tơ Hồi, được sáng tác
lúc ông 21 tuổi
- Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng
thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá.
- Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim
hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ.
- Xuất xứ: Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn
phiêu lưu kí. Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.
II. Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện đồng thoại
2. Xuất xứ: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tập truyện đồng
thoại Dế Mèn phiêu lưu ký.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Tóm tắt tác phẩm
Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc
có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ ln nghĩ mình “là tay
ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế
Choắt - người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngồi ốm yếu, gầy gị như gã nghiện
thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại
trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên
Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân
hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
5. Bố cục tác phẩm
- Phần 1: Từ đầu đến "có thể sắp đứng đầu thiên hạ" : Dế Mèn giới thiệu về bản
thân.
- Phần 2: Tiếp theo đến "Tôi về, không chút bận tâm" : Câu chuyện về người bạn
hàng xóm là Dế Choắt.
- Phần 3: Cịn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
6. Giá trị nội dung tác phẩm
- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn
kiêu căng, xốc nổi.
- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt,
Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm
+ Kể chuyện kết hợp miêu tả.
+ Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi trẻ thơ.
+ Sử dụng hiệu quả phép tu từ.
+ Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
+ Miêu tả lồi vật sinh động. Ngơn ngữ miêu tả chính xác.
+ Trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới lồi
người.
+ Dùng ngơi thứ nhất để kể Dế Mèn (hiện lên) tự kể về mình gây cảm giác hồn
nhiên, chân thực cho người đọc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
1. Dế Mèn giới thiệu về bản thân:
* Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng.
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch.
- Cánh: áo dài chấm đuôi.
- Đầu: to, nổi từng tảng.
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.
- Râu: dài, uốn cong.
=> Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai.
* Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi.
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó.
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu...
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
=> Quá kiêu căng, hợm hĩnh, khơng tự biết mình.
- Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành
động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét.
* Nhận xét chung:
- Nét đẹp trong hình dáng của Dế Mèn là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống,
thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin.
- Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai...
- Nghệ thuật: Nhân hố, sử dụng từ ngữ.
2. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt:
Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt:
* Hình ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện
- Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ
- Hơi như cú mèo
- Có lớn mà khơng có khơn
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt;
- Dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh
- Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc:
- Qua câu hát ta thấy Dế Mèn xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, khơng nghĩ
đến hậu quả.
- Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngơng cuồng vì nó gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho Dế Choắt.
- Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn:
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ Choắt: "Khiếp nằm im thin thít"
+ Bàng hồng, ngớ ngẩn vì hậu quả khơng lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
+ Ân hận xám hối chân thành -> nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Hối hận và xót thương:
+ Quỳ xuống, nâng dế Choắt lên mà than.
+ Đắp mộ cho Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
+ Dế Mèn biết lỗi và Sửa lỗi -> Tình cảm của Dế Mèn chân thành.
- Bài học về thói kiêu căng: Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân
hận suốt đời.
=> Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vơ tình giết chết Dế Choắt…
tội lỗi của Dế Mèn thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối
hận chân thành.
- Ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu
sắc.