Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm bàng quang ảnh hưởng đến vô sinh như thế nào? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.59 KB, 5 trang )




Viêm bàng quang ảnh
hưởng đến vô sinh như
thế nào?
Đừng nghĩ rằng viêm bàng quang chỉ ảnh hưởng đến đường tiểu tiện.
Nó còn có thể dẫn đến vô sinh nếu bạn không điều trị dứt điểm.
Viêm bàng quang là một trong những chứng nhiễm trùng rất phổ biến, chủ
yếu do vi khuẩn đường ruột Escherichia coli, Staphyllococcus gây ra,
thường “tấn công” vào nữ giới hơn là nam giới. Loại bệnh này đem đến cho
bạn cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
Triệu chứng
Viêm bàng quang gây rối loạn đời sống sinh hoạt của người bệnh, trong đó
có sinh hoạt tình dục
Khi mắc chứng bệnh nói trên, người bệnh thường xuyên buồn tiểu nhưng khi
vào phòng vệ sinh thì không tiểu được hoặc phải hết sức cố gắng mới ra
được một chút.

Kèm theo đó là một số triệu chứng dễ gặp như rát bỏng khi tiểu, đau kéo dài
trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu, nước tiểu có mùi, hoặc có máu
hay mủ
Nhiều bác sỹ ví von, viêm bàng quang từa tựa như kiểu làn da bị ăn nắng
nhưng điểm khác biệt của nó là ở chỗ, nó còn gây cho bạn cảm giác đau buốt
mỗi khi tiểu tiện.
Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm soát, sẽ tiến
đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận của
bạn đã bị nhiễm trùng.
Ảnh hưởng của viêm bàng quang tới khả năng sinh sản
Một khi bộ phận sinh dục có vấn đề lại cộng với tình trạng tổn thương của
thận thì chắc chắn rằng đời sống sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể,


trong đó bao gồm cả sinh hoạt tình dục. Và tất nhiên sinh hoạt tình dục bị rối
loạn, khả năng hiếm muộn, vô sinh ở bạn sẽ rất cao.
Viêm bàng quang tạo điều kiện cho những chứng viêm nhiễm khác phát
triển, nhất là ở nữ giới
Theo các nghiên cứu gần đây, 80-90% viêm bàng quang là do vi khuẩn E.
coli phát bệnh. Đáng chú ý là loại vi khuẩn này thường bám trong tử cung
của phụ nữ.
Từ tử cung, chúng có khuynh hướng xâm lấn vào đường tiểu và sẽ chỉ tạo
nên bệnh trạng sau khi xâm nhập được vào hệ thống dẫn tiểu. Khi đó, nước
tiểu bị nhiễm trùng.
Tình trạng này lan đến bàng quang và ăn mòn thành bàng quang. Riêng đối
với nam giới, do niệu đạo dài hơn phái nữ nên tỷ lệ mắc bệnh cũng ít hơn.
Tuy vậy, nếu bị viêm bàng quang, khả năng nhiễm trùng lan lên đường niệu
trên hoặc thậm chí là lan sang các bộ phận khác ở nam giới không kém gì nữ
giới.
Trường hợp bạn tiếp tục để kéo dài chứng nhiễm trùng trên sẽ vô tình tạo
điều kiện cho những viêm nhiễm nguy hiểm sinh sôi, phát triển, nhất là ở
các bạn nữ mà điển hình là viêm âm đạo.
Chính những hội chứng viêm nhiễm ấy sẽ làm giảm “sức chiến đấu” của các
cơ quan sinh sản, gây ra nhiều biến chứng khó lường, dẫn bạn đến nguy cơ
hiếm muộn, vô sinh.
Làm gì để phòng tránh viêm bàng quang, “cắt đứt” mối dây liên hệ của
nó với chứng vô sinh?
- Đầu tiên, hãy thiết lập một thời gian biểu khoa học, hợp lý cho công việc,
nghỉ ngơi, vận động.
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày và đặc biệt hạn chế uống rượu, cà phê, trà
đen bởi chúng dễ khiến co thắt cơ bàng quang.
Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng rau quả tươi trong khẩu
phần ăn (nhất là xà lách xoong).
- Tắm nước ấm có khả năng xoa dịu mọi chứng sưng do nhiễm trùng gây

nên.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ kết hợp với việc mặc quần áo thoáng mát
(chẳng hạn như quần áo bằng chất cotton).
- Tránh nhịn tiểu và nên đi tiểu trong vòng 10 phút sau khi quan hệ tình dục.
Làm gì khi đã mắc bệnh?
Nếu mới bị viêm bàng quang, bạn vẫn nên tuân thủ những lưu ý trong việc
phòng bệnh, nhất là nên uống nhiều nước vì như thế sẽ giúp bạn tống bớt số
vi khuẩn gây bệnh, không cho chúng kịp sinh sản và “hoành hành” làm hại
đến bạn.
Đừng chần chừ nếu bệnh không thuyên giảm sau 2 ngày uống nhiều nước,
nghỉ ngơi, ngâm chân nước ấm mà hãy đến bác sỹ khám bệnh càng sớm
càng tốt và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Giả sử được chỉ định dùng kháng sinh, ngay cả khi triệu chứng bệnh biến
mất sau vài ngày điều trị, bạn cũng nhớ đừng dừng thuốc mà hãy hoàn tất đủ
một đợt kháng sinh theo toa nhằm trị bệnh một cách dứt điểm, đem lại an
toàn cho sức khỏe.


×