Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh lao – Một bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.72 KB, 5 trang )



Bệnh lao – Một bệnh
nghề nghiệp ảnh hưởng
nhiều đến sức khỏe
người lao động
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có
thể gây tổn thương ở hầu hết các bộ phận của cơ thể gần như chỉ trừ
lông, tóc, móng.
Phơi nhiễm lao
Khi bị bệnh, các tổ chức, cơ quan trong cơ thể bị phá hủy, nếu phát hiện
muộn và điều trị không kịp thời, không đúng, cơ quan bị tổn thương nặng
nề, có chữa khỏi về mặt vi trùng cũng không hồi phục được. Tổn thương
hang hốc, xơ sẹo do lao phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mạn…, lao
xương khớp dẫn đến gù, vẹo cột sống, cứng khớp, tàn tật suốt đời…
Trên thế giới bệnh lao còn rất nặng nề ở các nước đang phát triển. Hàng năm
có tới 2 tỷ người bị phơi nhiễm lao, 9 triệu ca mắc mới và 2 triệu người tử
vong (HIV/AIDS gây tử vong 3 triệu người, sốt rét 1 triệu). Việt Nam đứng
thứ 12 trong số 22 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Tỉ lệ người mắc bệnh
lao mới biểu hiện dưới các thể bệnh là 173/100.000 dân mỗi năm, tỉ lệ tử
vong là 23/100.000 dân. Các thống kê cho biết: 80% là lao phổi. Đây là
nguồn lây chủ yếu và 20% mắc các bệnh lao khác, hơn nữa có tới 80%
người bệnh lao nằm trong lứa tuổi từ 16 đến 60 tuổi, lực lượng lao động sản
xuất chính.

Một bệnh nghề nghiệp

Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước
đền bù hiện nay ở Việt Nam. Bệnh lao là một bệnh lây mà nguồn lây là
những người mắc lao phổi khi ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn ra những
giọt dịch nhỏ chứa từ 1 đến 2 vi khuẩn lao, người lành đứng trong vòng


2 mét hít vào phổi những giọt dịch đó, quá trình mắc bệnh bắt đầu. Việt
Nam có 44% dân số phơi nhiễm lao. Trong số phơi nhiễm chỉ có 10% sẽ
chuyển thành mắc bệnh lao cho suốt đời.
Những người dễ lây bệnh và dễ mắc bệnh lao gồm:
+ Tiếp xúc gần gũi, kéo dài với nguồn lây. Hàng đầu là các nhân viên y
tế phục vụ bệnh nhân lao.
+ Suy giảm miễn dịch mắc phải: nhiễm HIV/AIDS, dùng corticoid kéo
dài để điều trị bệnh hệ thống, thấp khớp, hen…; dùng thuốc chống thải
ghép ở bệnh nhân ghép tạng.
+ Nhóm người dễ bị lây và mắc bệnh lao là những người có tiếp xúc gần
gũi, kéo dài với người mắc bệnh lao.
Ngành y tế, hàng đầu phải kể đến là nhân viên y tế, những người
thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh lao.
Ngành Công an, những người làm quản giáo và theo dõi đối tượng mắc
bệnh lao tại các trại giam Nhóm người này khi mắc bệnh lao trong
quá trình làm việc thì được xác định là mắc bệnh lao nghề nghiệp và
được hưởng chế độ đền bù Nhà nước.
Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao bị bệnh lao được xác nhận là mắc
bệnh nghề nghiệp.
Phòng bệnh
Để phòng mắc lao theo nguyên tắc chung trước tiên phải thanh toán
được nguồn lây, phát hiện triệt để và điều trị khỏi. Những biện pháp
khác cũng rất quan trọng:
+ Người bệnh: người lao phổi phải mang khẩu trang, không được khạc
nhổ lung tung mà phải khạc vào giấy hoặc ca, cốc để đúng nơi quy định
để khử trùng, tiêu hủy. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm đúng nơi quy định,
thông thoáng; tốt nhất là ở ngoài trời.
+ Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao phải mang khẩu trang phòng
hộ đúng tiêu chuẩn (N95). Tiếp xúc với người bệnh qua kính ngăn, thực
hiện khám chữa bệnh, tư vấn phía sau người bệnh…

+ Các cơ sở y tế phục vụ người bệnh lao phải thực hiện tốt quy chế
chống lây nhiễm. Đầu tư thích hợp các trang bị phòng hộ cần thiết cho
nhân viên và người bệnh. Có kế hoạch và quy trình cụ thể thực hiện đầy
đủ và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và người bệnh…
Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp và là một bệnh xã
hội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Để bảo vệ người lao
động cần phải tuân thủ những biện pháp phòng hộ cẩn thận từ người
bệnh đến nhân viên và là trách nhiệm của các cơ sở y tế. Hơn nữa người
lao động phải có ý thức tự bảo vệ mình, không để mình trong những
tình huống thuận lợi mắc bệnh, khi mắc bệnh cũng phải chấp hành đầy
đủ nguyên tắc điều trị.
BS. Thành An

×