Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO và nhiều tổ chức quốc
tế khác, với tư cách là một thành viên đang phát triển nhanh và năng động,
chúng ta đang được sống trong thế giới của những thành tựu khoa học kỹ
thuật và phát minh kỳ diệu, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải
đối mặt với những hậu quả, những tác động tiêu cực do mặt trái của cuộc
sống hiện đại gây ra. Trong đó đáng báo động nhất là sự suy thoái về mặt đạo
đức, nếp nghĩ, nếp sống…của bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi; sự tan
rã của các mối quan hệ gia đình…cùng nhiều ảnh hưởng đáng lo ngại khác.
Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, ở nhiều nước trên thế giới, người ta
tìm đến giải pháp là tìm về với các giá trị tư tưởng truyền thống. Đối với một
số nước Châu Á, đặc biệt là các nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá
Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… thì giá trị truyền thống đó
chính là Nho giáo. Thật khơng ngạc nhiên khi các học giả Nho giáo Hàn
Quốc cho rằng: “ Nho giáo là vị thuốc hiệu nghiệm khơng chỉ có khả năng
chữa trị bệnh đời sống luân lý đang bị xuống cấp và đạo đức suy đồi, mà cịn
có thể trở thành hướng chỉ đường cho xã hội đại đồng tương lai, ở đó con
người
kính
trọng
và
thương
u
nhau”
(http://
ww.confucian
Festival.org/main/ multilang/ Chinese).
Đối với Việt Nam chúng ta - một dân tộc từng chịu nhiều ảnh hưởng
của Nho giáo trong một thời gian dài suốt từ thời Bắc thuộc đến những đêm
trường phong kiến, có thể nói Nho giáo đã được coi là một tơn giáo có ảnh
hưởng lớn nhất đến thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, người sáng lập ra tôn
giáo này là Khổng Tử hiện nay được nhân dân ta thờ phụng tại Văn Miếu
(Trường đại học đầu tiên của nước ta) thì nhận xét trên càng có ý nghĩa.Trong
giai đoạn hiện nay chúng ta đang xây dựng đất nước có nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải hội nhập, phải tham gia vào quá
1
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
trình tồn cầu hóa, chúng ta phải tiếp nhận, phải tiếp thu những cái mới, cái
hay của nhân loại. Mặt khác, chúng ta vấn cần phải tiếp tục duy trì, gìn giữ và
phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, truyền thống tốt đẹp
cho cha ông chúng ta xây dựng từ nghìn đới nay. Để thấy rõ hơn điều này,
dưới đây chúng ta sẽ cùng nghiên cứu vấn đề quan niệm của Nho giáo về con
người và ảnh hưởng. tác động của nó đối với con người Việt Nam, cũng như
việc người Việt có thể học hỏi, vận dụng được gì từ truyền thống Nho giáo
trong tương lai.
2
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
NỘI DUNG
A.
TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI
I. NHO GIÁO – SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI
DUNG CHÍNH
Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc trong
hơn 2000 năm lịch sử. Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh
hiệu chỉ những người có học thức. biết lễ nghi. Nho giáo là hệ thống giáo lí
của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Người đặt ra cơ sở đầu tiên
của Nho gia là Khổng Tử (sống vào thời Xuân Thu). Về sau, Mạnh Tử (thời
Chiến Quốc), Đổng Trọng Thư (thời Tây Hán) và các nhà Nho đời Tống đã
phát triển học thuyết này làm cho Nho học càng thêm hoàn chỉnh.
Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ:
Bộ thứ nhất là Ngũ kinh, gồm 5 cuốn:
1) Kinh Thi là bộ sưu tập thơ ca dân gian. Khổng Tử dung nó để giáo dục
những tình cảm lành mạnh và cách thức diễn đạt tư tưởng khúc chiết rõ ràng.
2) Kinh Thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ, anh
minh như Nghiêu, Thuấn, tàn bạo như Kiệt, Trụ - Khổng Tử gia công san
định lại mong muốn đem họ làm gương cho đời sau.
3) Kinh Lễ ghi chép những lễ nghi đời trước; Khổng Tử hiệu đính lại mong
dùng nó làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội.
4)Kinh Dịch ban đầu ghi chép về Âm Dương, Bát quái với sự đóng góp của
Chu Văn Vương và Chu Văn Đán, từ bộ “Chu Dịch” đó, Khổng Tử giảng giải
sâu rộng thêm và trình bày rõ ràng cho dễ hiểu hơn.
5) Kinh Xuân Thu nguyên là sử kí của nước Lỗ qua hương Khổng Tử, được
ông dụng công chọn lọc sự kiện, kèm theo những lời bình, sáng tác lời thoại
để giáo dục các vua chúa.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò tập hợp những lời dạy của thầy lại soạn
ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm dựa vào lời
3
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
thầy mà soạn sách Đại học dạy phép làm người quân tử. Tiếp theo một học
trị nhằm phát triển tư tưởng sống dung hồ, khơng thiên lệch của Khổng Tử.
Đến thời Chiến Quốc, các học phái nổi lên như nấm, có Mạnh Tử là người
bảo vệ xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử, những lời của ơng về sau được học
trị biên soạn lại thành sách Mạnh Tử.
Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử về sau hợp lại gọi là Tử
Thư. Tử Thư và Ngũ kinh trở thành hai bộ sách tập trung các tư tưởng chủ
yếu của Nho gia.
II – TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI
1.Tư tưởng đề cao con người, lấy con người làm trung tâm
Khác với học thuyết Phật giáo hay Kitô giáo cho con người và đời sống
con người là hạt cát hư vơ, chỉ có cõi Niết bàn hay một thiên đường xa xơi
nào đó mới là nơi thần thánh siêu thoát-Nho giáo là một học thuyết nhập thế
với nhân sinh quan vô cùng sâu sắc. Nho giáo nhấn mạnh đến ý nghĩa của con
người, cho con người là trung tâm của mọi hoạt động chính trị-xã hội; thậm
chí ln đặt con người trong mối quan hệ ngang hàng với Trời-Đất, đề cao
con người là trung tâm của Trời - Đất.
Sách Thượng Thư viết: “Chỉ có Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, trong
vạn vật Người là linh hơn cả”
Ngồi ra cịn có quan niệm “Thiên địa nhân đồng nhất thể” - tức là cho
rằng con người và Trời đất đều đồng một thể.
Đổng Trọng Thư có viết rằng “Khơng gì tinh vi hơn khí Âm dương,
phong phú hơn Địa, thần linh hơn Thiên, cái tinh của Trời Đất để sinh ra
mn vật khơng gì q hơn Người”.
Người nhận lấy mệnh Trời, cho nên siêu nhiên hơn muôn vật. Muôn
vật lo sợ tai vạ và không thể thi hành được lịng nhân nghĩa, chỉ riêng có
Người mới có khả năng làm được điều nhân nghĩa. Mn vật lo sợ tai vạ nên
không thể sánh vai với Trời Đất, chỉ riêng con người mới có thể sánh vai với
Trời Đất.
4
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
Nho giáo lấy ý dân làm ý Trời, sự sáng suốt của Trời hiện ra trong sự
sáng suốt của dân, dân muốn chính là Trời muốn. Do đó đề ra học thuyết
“Thiên Nhân cảm ứng”.
Trong thời buổi xã hội Xuân Thu - Chiến Quốc đầy rẫy động loạn, các
học thuyết tôn giáo mọc lên như nấm với các quan niệm thần bí sai lầm về các
thế lực siêu nhiên, quỉ thần thì tình thần lí luận lấy nhân văn làm trung tâm
như trên của Nho giáo là vơ cùng có ý nghĩa. Nó đem đến cho con người sự
quan tâm cuối cùng về giá trị và ý nghĩa của một cuộc sống yên ổn, khiến con
người tích cực nhập thế, vươn tới các lý tưởng cao đẹp. Có thể nói đây chính
là đặc trưng cơ bản cấu thành nên triết học nhân sinh của Khổng Tử, đồng
thời cũng cấu thành nên văn hoá Trung Quốc lấy văn hoá Nho gia làm chủ
lưu.
2. Tư tưởng về đạo đức của con ngưòi
Với việc đề cao con người, Nho giáo hết sức quan tâm đến phương diện
bồi dưỡng, rèn luyện nhân phẩm, đạo đức con người. Bất kì là phái này hay
phái nọ trong học thuyết Nho gia đều có một đặc điểm chung: Coi Nho học là
học thuyết của đạo đức con người. Đạo đức trở thành đề tài bàn luận nhiều
nhất của Nho gia, trở thành đặc sắc lý luận cơ bản của triết học nhân sinh của
Nho gia.
Những vấn đề chính trong học thuyết về đạo đức con người của Nho
giáo:
- Quân tử, Tiểu nhân
- Tu thân
- Tam cương, Ngũ thường, Tam tong, Tứ Đức
- Lễ Nhạc
- Chính danh định phận
(1) Quan niệm về Quân tử- tiểu nhân:
Nho giáo chia những người trong xã hội làm 2 hạng: Quân Tử và Tiểu
nhân.
5
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
- Quân tử là người có đức hạnh hồn tồn, nhân phẩm cao q, biết
chăm lo đạo Thánh hiền để sửa mình, biết mục đích cao cả của kiếp người,
biết cái Thiên mệnh mà trời trao cho con người, nghĩa là biết cái viễn đích tối
hậu của nhân sinh. Người Quân tử có thể tóm ở mấy chữ: Nhân, Trí, Dũng,
Lễ, Nghĩa, Trung, Tín, Thành, Hiếu Đễ, Khoan thứ, Tự cường, Hiếu học,
Chuyên cần,…
- Tiểu nhân thì hồn tồn trái ngược, kẻ tiểu nhân có chí khí hèn hạ,
tham danh cầu lợi, miệng nói nhân nghĩa mà trong lịng tính chuyện bất nhân,
dù giàu có nhưng tinh thần vẫn đê tiện.
(2) Làm người phải biết Tu thân
Nho giáo nhấn mạnh người quân tử cần phải ln học hỏi để biết mà
sửa mình. Muốn sửa mình (tu thân), trước hết phải giữ cái Tâm cho chính, cái
ý cho thành, rồi mới Cách vật, Trí tri được.
Do đó, Nho giáo đưa ra Bát điều mục (8 bước thực hành), thứ tự như
sau:
- Cách vật: cách ly sự vật để quan sát cho rõ ràng.
- Trí tri: nghiên cứu để biết tận gốc rễ của sự vật.
- Thành ý: rèn luyện ý chí thành thật dũng mãnh.
- Chính tâm: thanh lọc tâm hồn thốt khỏi sự ơ nhiễm của vật
dục
- Tu thân: sửa đổi những điều sai lầm của mình.
- Tề gia: sắp đặt các việc gia đình cho đúng phép.
- Trị quốc: cai trị dân theo đường lối chân chính
- Bình thiên hạ: đem lại thanh bình và hạnh phúc cho toàn thiên
hạ.
(2) Tam cương - Ngũ thường, Tam tong - Tứ đức.
a) Tam cương: 3 giềng mối gồm: Quân - thần, Phụ - tử, Phu - phụ.
Quân-thân: giềng mối vua tôi, tức là Trung: trung với nước, trung với
dân. Nho giáo nhấn mạnh không nên quan niệm hẹp hòi là trung với một cá
6
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
nhân ông vua hay một dịng họ vua, vì đó là ngu trung. Chỉ trung với vua khi
nào gặp được vị vua sáng suốt (quân minh thần trung).
Phụ - tử: giềng mối cha con: cha mẹ phải hiền, hết dạ thương con và
con phải hiểu thảo với cha mẹ.
Phu - phụ: giềng mối vợ chồng.
b) Ngũ thường: Năm điều thường có: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nhân: là một phạm trù rất rộng, nội dung chủ yếu nhất là lịng thương
người, ngồi ra cịn gồm các nội dung khác như cung kính, nghiêm túc, thành
thực, dũng cảm, rộng lượng, cần cù…
Nghĩa: đối xử theo lẽ phải, biết đền ơn đáp nghĩa.
Lễ: thể hiện sự tơn kính và trật tự trong ý nghĩ, lời nói và việc làm.
Trí: sự hiểu biết sáng suốt.
Tín: lịng dạ ngay thẳng, không gian dối, gạ gẫm.
c) Tam tong - tứ đức.
Tam tòng: 3 điều phải theo của ngưởi phụ nữ: tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử.
Tứ đức: 4 đức của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh.
d) Lễ nhạc.
Lễ: Chữ Lễ trong Nho giáo trước tiên dùng với ý nghĩa là các hình thức
cúng tế thờ thần linh và Tổ tiên, sau đó chữ Lễ được dùng rộng ra bao gồm
những phép tắc phù hợp với phong tục tập quán của dân chúng trong việc
quan, hôn, tang, tế,… Sau này, chữ Lễ cịn có ý nghĩa thật rộng, gồm các
quyền bính của vua và cách tiết chế hành vi của dân chúng cho thích hợp với
cái lẽ tự nhiên của Trời Đất. Nho giáo rất chú trọng lễ, cho lễ là biểu hiện của
nhân và là thước đo giá trị của con người.
Nhạc: Nhạc là sự hoà hợp các thứ âm thanh, thể hiện sự rung cảm của
lịng người trước ngoại vật, nói cách khác - Nho giáo quan niệm - chính sự
rung động trong lịng người mới tạo thành tiếng nhạc.
(5) Chính danh định phận.
7
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
Nho giáo quan niệm: “Danh bất chính tắc ngơn bất thuận, ngơn bất
thuận tắc sự bất thành”.
Danh khơng chính đáng thì lời nói khơng xi, lời nói khơng xi thì
sự việc khơng thành.
Danh và Phận sau khi đã được định rõ thì mỗi người đều có địa vị và
bổn phận chính đáng của mình, trật tự sẽ phân minh.
Với việc đề ra một loạt các quy tắ, chuẩn mực về đạo đức con người
như trên, có thể nói - hơn bất kỳ học thuyết hay tôn giáo nào khác - Nho giáo
đã xây dựng nên một hình mẫu con người lý tưởng, con người của những
phẩm chất và bổn phận. Đây chính là tấm gương để mỗi cá nhân trên con
đường tạo lập và hoàn thiện nhân cách của mình soi vào, chiêm nghiệm, từ đó
tìm ra mẫu số cho mình. Tuy nhiên, với việc đề ra duy nhất một mẫu số chung
như vậy, một hệ quả tất yếu là tư tưởng Nho giáo về đạo đức con người không
tránh khỏi sự cứng nhắc, rập khn, ở một khía cạnh nào đó cịn là ngun
nhân đè nén, kìm hãm sự phát triển tính cách, bản chất tự nhiên của con
người.
3. Tư tưởng về giáo dục con người
Khổng Tử rất đề cao vai trò của giáo dục đối với sự hoàn thiện và phát
triển nhân cách con người. Ơng nhấn mạnh: “Muốn nhân mà khơng muốn học
thì cái nhân bị che lấp mà thành ra khơng có cơ sở”; ơng khun con người
phải “học khơng biết chán, dạy khơng biết mỏi” để trở thành người có đạo
đức, thành nhân, thành người có trách nhiệm với người thân, với gia đình, với
xã tắc.
Về phương châm giáo dục, Khổng Tử quan niệm: “Tiên học lễ, hậu
học văn”, “học phải đi đôi với hành, học để vận dụng vào thực tế”.
Về thái độ học tập của học trò, trước hết Khổng Tử khuyên phải cần cù
chăm chỉ, ông lấy kinh nghiệm của bản thân dể nêu gương cho học trị “Ta
khơng phải là người sinh ra đã hiểu biết mà là người thích nền văn hố cổ
xưa rồi cần cù học hỏi đó thơi”. Bên cạch đó Khổng Tử cũng đề cao thái độ
8
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
khiêm tốn trong học tập, thái dộ thành thực trong nhìn nhận khả năng của
mình: “Biết thì nói biết, khơng biết thì nói khơng biết, như vậy mới là biêt”.
Quan niệm về giáo dục có vai trò rất quan trọng trong tư tưởng của Nho
giáo về con người. Nó góp phần vào rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất của con
người, tạo nên hình mẫu nhà Nho và cả một hệ thống khoa cử đồ sộ với nhiều
trình tự, quy tắc trong suốt thời kì phong kiến. Tư tưởng này khơng những có
giá trị trong q khứ mà cịn có vai trị sâu rộng trong việc đào tạo, xây dựng
con người trong thời kì hiện đại.
B. ẢNH HƯỞNG, VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT
NAM TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY
I – QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
Theo “Đại Việt sử kí tồn thư”, Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời
Tây Hán-tức khoảng năm 110 TCN đến năm 39 SCN. Thời kì này Hán Nho
đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sử Nhiếp ra
sức truyền bá nhưng do đây là thứ văn hoá do kẻ xâm lược áp đặt cho nên
suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội
Việt Nam. đến năm 1070, với sự kiện lí Thánh Tơng cho lập Văn Miếu thờ
Chu Cơng, Khổng Tử, mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức
ở Việt Nam. Chính vì vậy mà Nho giáo ở Việt Nam chủ yều là Tống Nho chứ
không phải là Hán Nho hay Đường Nho, Minh Nho.
Thời Trần bắt đầu từ năm 1267, Nho sĩ được nắm quyề bính, đây là
một bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ nước ta. Cuối thời Trần, xu thế Tống Nho
đã thể hiện khá rõ ở cả Nho sĩ nổi tiếng như Chu Văn An, Trương Hán Siêu,
Trần Nguyên Đán,…
Trong cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh (1418 - 1408), các
nhà Nho Việt Nam tập hợp dưới cờ Lê lợi đã có những đóng góp to lớn. Sự
lớn mạnh của Nho giáo Việt Nam (điều kiện chủ quan) và nhu cầu cải cách
quản lí đất nước (yêu cầu khách quan) đã dẫn đến việc triều Lê đưa Nho giáo
thành quốc giáo. Sự phát triển của Nho giáo chuyển sang giai đoạn mới- giai
9
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
đoạn Nho giáo độc tôn. Từ đó Nho giáo thịnh suy theo bước thăng trầm của
triều đình: Thời Lê sơ thì Nho giáo thịnh, chí sĩ đua nhau đi thi để ra làm việc
nước; Thời Lê mạt thì Nho giáo suy, nhiều nhà nho xuất sắc (như Nguyễn
Bỉnh Khiêm) lui về ở ẩn; Nhà Nguyễn lên cầm quyền, địa vị Nho giáo một
lần nữa được khẳng định để rồi mất hẳn khi phải đối mặt với sự tấn cơng của
văn hố Phương Tây.
Trong suốt q trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, có một điều
phải khẳng định là khi tiếp thu cái ngoại lai, văn hố Việt Nam khơng đồng
hố nó một cách hoàn toàn mà tiếp nhận từng yếu tổ riêng lẻ và Việt Nam hoá
để rồi cấu tạo lại theo cách của riêng mình, tạo nên một hệ thống Nho giáo
Việt Nam đặc sắc khác biệt với Nho giáo Trung Quốc bản địa và Nho giáo ở
các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,…
II- ẢNH HƯỞNG, VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VIỆT
NAM TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY
1. Nho giáo đối với sự phát triển của con người Việt Nam trong lịch sử
Từ khi mới du nhập cho đến khi thực dân Pháp và triều đình Huế bãi bỏ
chế độ thi cử theo lối Nho học ở đầu thế kỉ XX, thì Nho học Việt Nam đã có
lịch sử ngót 2000 năm. Sự tồn tại lâu dài đó đã khiến cho xã hội Việt Nam,
văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam trong lịch sử đều mang dấu ấn của
Nho học. Nho học thực sự có ảnh hưởng và vai trị to lớn đối với con người
Việt Nam trong lịch sử. Việc tìm hiểu những ảnh hưởng có vai trị đó khơng
những có lợi cho nhận thức chung về mối quan hệ biện chứng giữa con người
và xã hội trong lịch sử Việt Nam mà cịn có lợi cho việc xây dựng con người
Việt Nam mới hiện nay.
(1) Ảnh hưởng về mặt Thế giới quan.
Người Việt Nam trong thời kì tiền phong kiến đã có một thế giới quan
tương đối hoàn chỉnh về tự nhiên, con người và xã hội. Thế giới quan đó thể
hiện qua các câu chuyện thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ,… Một mặt, nó
mang tính thơ sơ chất phác: mặt khác, mang dấu vết tư duy của tín ngưỡng
10
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
nguyên thuỷ. Nho giáo từ hình thức mang tính áp đặt ban đầu đã dần lưu
truyền rộng rãi trong xã hội Việt Nam, cải biến và dung hoà nhiều phong tục,
tập quán cũng như thế giới quan của người Việt.
Nhu cầu chống giặc ngoại xâm và chống thiên tai khắc nghiệt luôn là
hai nhu cầu thường trực của người Việt trong lịch sử. Chúng đã khiến cộng
đồng người Việt sớm hình thành dân tộc. Nhưng do nền kinh tế không phát
triển nên cộng đồn dân tộc đó ln có nguy cơ tan rã. Nho học với các quan
niệm “ Thiên mệnh”, “ vua thay trời trị dân”,… đã giúp cho 1 dòng họ thống
trị nào đó có khả năng tập hợp được dân tộc, và về mặt khách quan đã củng
cố được mối liên hệ dân tộc.
Với đặc trưng về chế độ ruộng đất, xã hội phong kiến Việt Nam chia
làm 2 giai cấp cơ bản: đĩa chủ và nông dân. Giai cấp địa chủ thời bấy giờ đã
lấy Nho học làm cơ sở cho việc xây dựng nhà nước phong kiến và thể chế xã
hội đảm bảo cho quyền lợi của mình. Cũng như giai cấp phong kiến các nước
khác, giai cấp phong kiến Việt Nam chia ra nhiều đẳng cẩp : quí tộc, quan
liêu, cường hào,… các giai cấp này có quyền lợi mâu thuẫn với nhau, nhưng
vẫn cần có người giữ vai trò thủ lĩnh để thống nhất lực lượng trong việc đối
phó với giai cấp nơng dân, và để tập hợp tồn dân trong việc đối phó với kẻ
địch bên ngơài. Chính bởi vậy, họ tìm đến học thuyết “ Tam Cương” của Nho
học với nội dung về tôn ti trật tự giữa người với người trong xã hội, vì nó đã
đáp ứng được nhu cầu trên.
Tuy nhiên Nho học vốn là học thuyết chính trị và đạo đức của giai cấp
phong kiến cầm quyền nên nó chỉ đề cập đến các mối quan hệ chính trị , các
vấn đề giai cấp, tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, các vấn đề xây dựng đạo
đức và quản lí con người trong xã hội… nên trong mối quan hệ giữa người
với người, nó chỉ chú trọng nhu cầu của giai cấp thống trị, nhu cầu phục tùng
của kẻ dưới đối với bề trên. Ngoài ra các nhu cầu khác của con người thì bị
xem nhẹ, nhất là nhu cầu của cá nhân con người thì khơng đề cập đến. Điều
11
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cái tôi cá nhân của con người
Việt Nam trong lịch sử.
Nho giáo cũng ít lí giải, lảng tránh không bàn luận đến những vấn đề
mang tính chất khoa học, do đó dẫn đến thói quen dựa vào kinh nghiệm
không mấy chú trọng đến tri thức khoa học của người Việt xưa.
(2) Mặt đạo đức của con người được coi trọng hơn cac mặt khác
Trong học thuyết của mình, Khổng Tử chỉ cho việc chính trị, việc rèn
luyện đạo đức là cao quý, còn việc như làm ruộng, làm vườn là việc của tiểu
nhân. Mạnh Tử thì cho rằng con người chỉ cần việc nghĩa, khơng cần điều lợi.
Đổng Trọng Thư cho “Tam cương, ngũ thường” là những quy phạm của
Trời… Đó là những cơ sở của quan niệm coi đức là quan trọng hơn cả trong
xã hội Việt Nam cũng như ở các nước Á Đông khác trước đây.
Thực vậy, dưới ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, trong xã hội phong
kiến Việt Nam, phương diện đạo đó được chú trọng đặc biệt, được coi là tiêu
chí quan trọng hơn cả để đánh giá con người.
Đặc điểm đó thể hiện trên nhiều phương diện : quan niêm về phân loại
con người, quan niệm về tiêu chuẩn rèn luyện con người, quan niệm về con
người lý tưởng.
- Quan niệm của xã hội Việt Nam về phân loại con người dưới ảnh
hưởng của Nho giáo: Trong xã hội phong kiến Viẹt Nam, sự phân công lao
động chưa phát triển, tuy nhiên cũng hình thành các kiểu phân loại con người
khác nhau: phân loại theo tính chất cơng việc (lao lực, lao tâm), phân loại
theo nghề nghiệp (các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương), phân loại theo đạo
đức (người quân tử, kẻ tiểu nhân - bậc trượng phu, kẻ thất phu)… Trong các
cách phân chia đó thì phân chia theo đạo đức là phổ biến hơn cả. Người Việt
xưa luôn đề cao, ngợi ca, học tập theo những tấm gương đạo đức, đồng thời
phê phán, ca lánh những kẻ tiểu nhân thiếu đức hạnh.
- Quan niệm về tiêu chuẩn rèn luyện con người: Dưới ảnh hưởng của
học thuyết Nho giáo, khi nói đến tiêu chuẩn rèn luyện con người, người Việt
12
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
đề cập đến 2 phương diện tài và đức. Trong đó đức là tiêu chuẩn đầu tiên và
quan trọng nhất. Người Việt cho rằng đức là cái gốc của con người, có tài mà
khơng có đức là người vô dụng, “tiên học lễ, hậu học văn”.
- Quan niệm về con người lí tưởng: giai cấp phong kiến Việt Nam đưa
ra khái niềm về con người lí tưởng đó là người qn tử.
Dưới ảnh hưởng của việc đề cao phương diện đạo đức trong Nho giáo
dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao nhà Nho nổi tiếng trung nghĩa hiền
lương với những tấm gương trung liệt tiết tháo làm vẻ vang cho lịch sử nước
nhà như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu…
Tuy nhiên, một điều phải đề cập đến là, với việc quá đề cao phương
diện đạo đức trong việc đánh giá và xây dựng con người, Nho giáo đã khơng
tránh khỏi cái nhìn phiến diện, đồng thời ngăn cản sự phát triển của tài năng
cá nhân và sự tiến bộ xã hội.
(3) Mặt tài của con người khơng có điều kiện phát triển.
Lịch sử Việt Nam suốt mấy nghìn năm ln phải đối mặt với các cuộc
đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm hùng mạnh và các cuộc vật lộn với
thiên tai khắc nghiệt. Hồn cảnh đó khiến trên mảnh đất này không hiếm xuất
hiện các thế hệ người tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Lý Thường Kiệt, Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung (quân sự), Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền (học
vấn),… Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là trừ lĩnh vực qn sự ra thì người
tài ở Việt Nam khơng nhiều. Điều này có lẽ cũng bắt nguồn bởi ảnh hưởng
của Nho giáo.
Lễ giáo phong kiến mà chủ yếu là Nho giáo là kẻ thù của người tài.
Nho giáo định nghĩa người tài là người thuộc làu sách thánh hiền, đề cao hành
động phục cổ, bắt chước vua đời trước, nhấn mạnh tôn ty trật tự xã hội, cho
trung - hiếu - tiết - nghĩa là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người… tất cả
những quan niệm đó đã rằng buộc, ngăn cản sự phát triển tài năng của con
người.
13
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
Thế kỉ XIX, nhiều người Việt Nam đã biết đến văn minh Phương Tây,
hiểu được sự chậm chạp lạc hậu của xã hội nước mình. Một số người trong số
họ như: Nguyễn Trường Tộ, Ngưyễn Lộ Trạch… đã dâng lên nhà vua các bản
kiến nghị về cải cách xã hội, nhưng đều không được triều đình phong kiến
chấp thuận. Chính thái độ bảo thủ, khăng khăng giữ nguyên nếp cũ của Nho
giáo ăn sâu bắt rễ trong tư tưởng của giai cấp phong kiến đã khiên nhân tài
không được trọng dụng, khiến chúng ta bỏ lỡ các cơ hội phát triển đất nước.
Tóm lại, với các phân tích ở trên, có thể thấy Nho giáo có ảnh hưởng và
có vai trị rất quan trọng đối với con người Việt Nam trong lịch sử ở cả hai
phương diện tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng đó có phạm vi rộng khắp, với cá
nhân là trong nếp cảm, nếp nghĩ, trong tác phong và phong các sống: với gia
đình là trong gia phong, gia kỷ; với xã hội là trong tinh thần và thái độ của
con người trước nhiệm vụ và việc làm… Nhìn chung sự tích cực hay tiêu cực
của Nho giáo phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến Việt Nam.
Khi giai cấp phong kiến đang có chiều hướng đi lên, có địa vị vững vàng thì
nó chú ý đến các yếu tố nhân văn của Nho học, phát huy yếu tố đó trên lập
trường tiến bộ của mình, làm cho Nho học có ảnh hưởng tích cực và tiến bộ.
Khi giai cấp phong kiến trong thời kỳ đi xuống, địa vị bị lung lay, thì phải sử
dụng những yếu tố bảo thủ, nghiệt ngã trong Nho học dể duy trì sự thống trị
của mình, khi đó Nho học chỉ có tác dụng tiên cực, kìm hãm.
2. Ảnh hưởng của truyển thống Nho học và việc xây dựng con
người ở nước ta hiện nay.
Trước tiên, là quan niệm xem dân là gốc, là các quan niệm về con
người, như cho rằng con người sống trong xã hội phải có quan hệ và nghĩa vụ
với người khác, với xã hội; cho rằng con người muốn sống tốt phải giữ được
sự hài hoà trong bản thân mình, trong quan hệ với xã hội và với tự nhiên…
Ngồi ra, Nho giáo nói nhiều đến đức, xem đức là gốc của con người,
xem trung - hiếu - cần kiệm - liêm - chính… là những phảm chất cần thiết của
người quân tử. Bên cạnh đó, Nho giáo còn rất nhấn mạnh đến việc tu thân,
14
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
xem tu thân là điều kiện dể quản lí được gia đình, xã hội, xem sửa mình là
cơng việc hàng ngày của mỗi người…
Tất cả những quan niệm như trên của Nho giáo vẫn còn giữ nguyên ý
nghĩa tích cực đối với con người Việt Nam trong thời đại ngày nay. Nền kinh
tế thị trường mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội mở mang, nâng cao đời sống
vật chất nhưng bên cạnh đó nó lại có mặt trái là dẫn đến sự tha hố về đạo
đức, lối sống ở một số người. Thực tế trong xã hội chúng ta hiện nay đã nảy
sinh nhiều hiện tượng phi đạo đức, đi ngược với truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Trong bối cảnh đó, những quan niệm tích cực trên của Nho giáo là một
trong những tấm gương phản chiếu giúp chúng ta nhìn nhận lại mình, điều
chỉnh lại hành vi, lối sống của mình, giúp chúng ta trở nên ngày càng hồn
thiện hơn để đóng góp sức lực xây dựng và phát triển đất nước.
Một điều không thể không đề cập đến trong chiến lược xây dựng con
người trong thời đại ngày nay là vấn đề giáo dục con người. Về phương diện
này có thể nói những quan niệm của Nho giáo có tác dụng vơ cùng tích cực.
Khổng Tử từng nói một câu nổi tiếng là “học không biết chán, dạy không biết
mỏi”, Khổng Tử không cho việc học chỉ dành riêng cho một ai đó, cũng khog
cho rằng có sự giác ngộ là do tự phát, mà theo ông, tất cả sự hiểu biết đều là
do học. Ông cho rằng người ta hơn nhau là ở cái trí, mà cái trí thì biểu hiện ở
sự học, bởi vậy, trong suốt cuộc đời mình con người phải ra sức học và thực
thi những cái học được… Lời khuyên cuat Khổng Tử rất kữu ích đối với việc
đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong
thời đại cả thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Đó
chính là biện pháp giúp chúng ta từng bước rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển trên thế giới. Dĩ nhiên, khi tiếp thu tư tưởng về việc học của
Nho giáo, chúng ta tiếp thu cái tinh thần, cái ý nghĩa, còn nội dung và phương
pháp của việc học của Nho giáo thì phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh mới.
15
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
KẾT LUẬN
Từ những nhận thức có được sau khi được học mơn Triết học, được sự
giúp đỡ và truyền đạt của các Thầy giáo, Cô giáo, có thể nhận thấy rẳng, ngày
nay, hơn lúc nào hết vấn đề cuộc sống, số phận và tương lai của con người
được bàn đến một cách thường xuyên, được đề cập đến trong hầu hết các diễn
đàn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Con người ngày còn chiếm vị trí trung
tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển, một quốc gia đang tham gia mạnh mẽ vào q
trình hội nhập, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế - chính trị, quan hệ văn
hóa với các quốc qia khác trên thế giới.
Từ việc nghiên cứu về những ưu điểm, những thành quả của Nho giáo
và ảnh hưởng của nó tới đời sống, tới tính cách và nhứng truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Chúng ta nhận thức được nét đẹp của truyền thống, của
văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Khi đất nước hội nhập, chúng
ta có cơ hội để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những trào
lưu, những tư tưởng tác động không tốt đối với văn hóa và con người Việt
Nam, chúng ta phải có những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn
để gìn giữ và xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc và mang màu sắc Việt Nam.
Tuy vậy, có thể khẳng định rằng - con người hôm nay và con người
hôm qua, con người của ngàn xưa - dường như không khác nhau là mấy. Cởi
bỏ lớp vỏ bọc văn minh vật chất - con người của thời đại nào cũng trăn trở vời
một ước mong cháy bỏng là làm thế nào dể trở thành “con người cho thật
CON NGƯỜI”. Để trả lời cho câu hỏi trên - Như ông James R.Ware - một
học giả người Mỹ nhận xét “Đọc Khổng Tử có thể giúp ta xác định lại giá trị
tình cảm và lý tưởng con người”. Thật vậy - nếu loại bỏ những yếu tố thời đại
và bảo thủ, thì cho đến nay - những tư tưởng của Nho giáo về con người vẫn
giữ nguyên giá trị. Kế thừa những tư tưởng tích cực đó trong việc xây dựng
hình tượng con người mới XHCN ở nước ta hiện nay là một việc làm cần thiết
và có ý nghĩa.
16
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí:
1. Nguyễn Tùng Hậu: Một số đặc diểm của Nho Việt. Tạp chí nghiên cứu
tơn giáo. Số 1/2005.
2. Nguyễn Thu Phương: Khổng Tử - Từ học thuyết về mơ hình xã hội lí
tưởng đến cơng cuộc giáo hố nâng cao giá trị nhân cách, vai trò nhập thế
của con người. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (57)/2004.
Sách:
1. Nguyễn Trọng Chuẩn: Một số vấn đề về Triết học - Con người - Xã hội.
NXB Khoa học xã hội 2002.
2. Nguyễn Hồng Dương: Tơn giáo trong mối quan hệ văn hố và phát triển
ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội 2004.
3. Nguyễn Hiến Lê: Khổng Tử. NXB Văn hố- thơng tin 2001.
4. Nguyễn Khắc Viện: Bàn về đạo Nho. NXB Thế giới 2003.
5. Lương Ninh (chủ biên): Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại. NXB Giáo
dục 2001.
6. Trần Trọng Kim: Nho giáo. NXBVăn học 2003.
7. Trần Đình Hượu: Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội 2001.
8. Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Giáo dục 2000.
9. Tuệ Minh ( biên soạn, tuyển chọn): Tư liệu tham khảo Triết học Phương
Đông. NXB Giáo dục 2005.
17
Phan Thế Quyết
Lớp: Cao học: 2007-2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
A. TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI..................................3
I. NHO GIÁO – SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG
NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................3
II – TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI.............................4
1.Tư tưởng đề cao con người, lấy con người làm trung tâm...................4
2. Tư tưởng về đạo đức của con ngưòi....................................................5
3. Tư tưởng về giáo dục con người.........................................................8
II- ẢNH HƯỞNG, VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY....................................10
1. Nho giáo đối với sự phát triển của con người Việt Nam trong lịch sử...10
2. Ảnh hưởng của truyển thống Nho học và việc xây dựng con người ở
nước ta hiện nay....................................................................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................17
18