QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
(ĐỨC VÀ TÀI) CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Tuyết Ánh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
• Lê Duy Phong (Nhóm trưởng)
• Huỳnh Thị Thùy Trang Thanh (Thư ký)
• Bùi Đăng Vương
• Lê Nam Phong
• Nguyễn Huỳnh Thanh Châu
• Vương Phong
• Lê Văn Thừa
• Nguyễn Trung Nhơn
• Hồ Tố Liên
• Nguyễn Thị Chi
• Trần Nhật Ý
• Trần Thị Vân Yên
I. Mở đầu
Kính thưa quý anh chị và các bạn!
Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, người thầy, người giảng viên có một
vai trị hết sức quan trọng trong việc đào tạo những ra những kỹ sư, cử nhân khơng
những giỏi chun mơn mà cịn có đạo đức tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh
tế, của xã hội. Chính vì mang trên mình một trọng trách rất lớn, nên người giảng viên
luôn được xã hội đặt rất nhiều kỳ vọng từ năng lực chun mơn đến phẩm chất đạo
đức.Với mong muốn tìm hiểu những phẩm chất, những năng lực nào mà người giảng
viên cần phải có, cũng như mối liên hệ giữa chúng ra sao trong xã hội hơm nay? Để từ
đó chúng ta, những người đã là giảng viên hoặc sẽ trở thành giảng viên trong tương lai
cần phấn đấu trao dồi, rèn luyện, chuẩn bị những hành trang cần thiết để làm tốt công
việc mà chúng ta đam mê cũng như đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội. Chình vì những lí do
đó, được sự hỗ trợ của giảng viên, ThS. Lê Tuyết Ánh, nhóm 7 thực hiện tiểu luận
“QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC (ĐỨC VÀ
TÀI) CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY”. Do thời gian và năng lực có hạn,
cũng như đa phần thể hiện quan điểm cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận những ý kiến đóng góp của quý anh chị và các bạn, để tiểu luận được
hoàn thành tốt hơn.
II. Quan niệm về tài và đức.
Tài là gì?
Tài là tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả
của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện
trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
Đức là gì?
Đức là đạo đức, phẩm chất , nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều
yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, môi trường học tập trong gia đình, nhà
trường xã hội,quá trình công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân khi được soi sáng bởi một
lý tưởng nào đó. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người.
Mối liên hệ giữa tài và đức
+ Có tài mà khơng có đức là người khơng trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể
phục. Nhưng họ cũng dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa,
nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trị bất xứng, cơng
dân phạm pháp).
+ Có đức mà khơng có tài cũng là người khơng trọn vẹn. Người có đức thường được
mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà khơng có tài thường khó thực hiện được chức
trách, khó hồn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong cơng việc.
+ Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc.
Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng khơng được sợi dây níu giữ: quả bóng khơng càng
bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài
được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa
sáng.
Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có
tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ khơng phải là khơng làm được, khác hẳn với vơ
dụng.
Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài
mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình khơng thơi thì chẳng có ý
nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.
Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với q trình cống hiến, người có tài đem khả
năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho
bản thân.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn
thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước
phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế
hiện tại khó mà đáp ứng được.
III. Mơ hình cấu trúc nhân cách mới của người giảng viên
Từ quan điểm về tài và đức, chúng tơi mạnh dạn đưa ra mơ hình mới về nhân cách
người giảng viên trong thời đại mới. Theo chúng tôi, người giảng viên trước hết phải là
một công dân mẫu mực, có nhân cách của người lao động sáng tạo, năng động, có tay
nghề, có tâm hồn cao đẹp. Với tư cách là một nhân cách phát triển, có chỉ số và chuẩn
mực thể hiện tinh thần tiến hóa như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đồng thời vừa là chủ
thể, vừa là sản phẩm của hoạt động trong quá trình biến đổi xã hội. Do vậy, nhân cách
của người giảng viên phải đủ tầm để làm chủ quá trình giáo dục nhằm tạo ra nền tảng
của dân trí, nhân lực, nhân tài. Những u cầu đó phải luôn được đáp ứng ở mức cao
nhất, thường trực và hoàn thiện hơn so với nhân cách của một người bình thường.
Các văn kiện của Đảng trong Đại hội lần thứ IX, X đều nhấn mạnh tới việc xây dựng
mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại CNH, HĐH tập trung vào 5
yếu tố cơ bản: (1)Là con người nhân văn - xã hội; (2)Là con người cơng nghệ; (3)Là con
người năng động, thích nghi cao; (4)Là con người có đủ sức khỏe, thể lực; (5)Là con
người sáng tạo.
Từ mơ hình con người mới với 5 yếu tố trên, có thể hình dung người giảng viên hiện
nay vừa bao gồm những nhân tố có đặc điểm chung đó, vừa có những đặc trưng riêng.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tiêu chuẩn về năng lực chủ yếu của người
giảng viên được thể hiện qua 4 thành tố: (1)Năng lực hiểu biết chuyên môn; (2)Năng lực
tổ chức, quản lí đối tượng; (3)Năng lực chẩn đốn nhu cầu; (4)Năng lực hợp tác, hội
nhập bình đẳng.
Như vậy, chúng ta có thể xác lập một mơ hình cấu trúc nhân cách mới của người
giảng viên trong thời đại kinh tế tri thức bao gồm 4 đặc trưng sau:
Thứ nhất, người giảng viên phải có giá trị là người có tố chất nhân cách - trí tuệ, tức
là phải có tri thức hiểu biết, có tinh thần khoa học ln khám phá, đổi mới, có tư duy
phê phán, coi trọng thực tế và luôn học tập không ngừng.
Thứ hai, người giảng viên phải có những giá trị phát triển hài hòa giữa con người và
tự nhiên. Bởi có những giá trị này thì họ thực sự mới nắm bắt, tôn trọng giới tự nhiên và
qui luật tự nhiên cũng như sự hài hịa về mơi trường sinh thái, tạo cơ sở cho sự đảm bảo
cân bằng giữa ổn định và phát triển bền vững.
Thứ ba, người giảng viên phải có những giá trị phát triển hài hịa giữa con người và
xã hội, tạo ra sự hợp tác, quan tâm và đoàn kết giữa các chủ thể. Đây là nhân tố thúc đẩy
sự hoạt động một cách lành mạnh trong môi trường xã hội, đảm bảo giữa hiện thực và
nhu cầu, nối con đường cung - cầu của thị trường lao động, đưa mục tiêu của các hoạt
động đi đến điểm đích là chất lượng của các sản phẩm.
Thứ tư, người giảng viên phải có những giá trị khẳng định tính chủ thể sáng tạo, nhận
thức và cải tạo thế giới xung quanh, khơng ngừng vươn lên hồn thiện chính mình. Đây
là đặc trưng về phương diện cá thể - chủ thể khẳng định sự vận dụng một cách hiệu quả
trí tuệ và năng lực của mình vào việc đạt được thành công trong công việc và sự nghiệp.
Bốn đặc trưng trên chủ yếu tập trung vào trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, thể chất, tức là sự
tổng hợp của tâm lực, trí lực và thể lực. Người giảng viên nói riêng và người làm nghề
dạy học nói chung, phải đồng thời hội đủ những nhân tố hết sức quan trọng đó. Nói tổng
thể, họ phải có “nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu
quả mẫu mực”.
IV. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giảng viên trong bối
cảnh hội nhập
Kỉ nguyên 21 là kỉ nguyên văn minh trí tuệ. Trong kỉ nguyên mới, người giảng viên
phải có những phẩm chất và năng lực ở một mức độ cao của những thuộc tính, những tố
chất của q trình hoạt động và sáng tạo. Thể hiện ở khả năng thích ứng, giải quyết,
chẩn đoán, điều khiển các hành vi, các quá trình theo đúng chuẩn các hệ thống giá trị.
Và định hướng giá trị phải phù hợp với tính nhân văn, với u cầu cơng nghệ; phù hợp
với những địi hỏi rất nghiêm ngặt của thực tiễn xã hội, nhất là trong bối cảnh của thời
hội nhập.
Từ những luận bàn trên đây và dưới góc độ của người giảng viên tương lai, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người giảng viên như sau:
1. Những yêu cầu về phẩm chất
Nói tới phẩm chất tức là nói đến cái Đức - một cách phát biểu ngắn gọn, súc tích
nhưng rất đầy đủ mà nhân dân ta quen dùng từ bao đời nay khi cần chỉ ra quan niệm về
phẩm chất của con người Việt Nam. Xét trên phương diện tâm lí - xã hội học, thống nhất
với nhiều ý kiến, chúng tôi cho rằng người giảng viên có Đức bao gồm những thuộc tính
sau:
- Thiết tha, gắn bó với lí tưởng, có hồi bão tâm huyết với nghề dạy học và nghiên
cứu;
- Có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm gương sáng cho người
học noi theo;
- Có tác phong cơng nghiệp, ý thức kỉ luật, tinh thần phấn đấu và nhiệt huyết;
- Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
- Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con
người Việt Nam;
- Có ý thức thức phục vụ, hịa hợp và chia sẻ với cộng đồng.
2. Những yêu cầu về năng lực
Nói tới năng lực tức là nói đến cái Tài - cũng là một cách phát biểu ngắn gọn và đầy
đủ về năng lực mà người Việt Nam quan niệm. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
đại học, theo chúng tơi, người giảng viên có Tài là người hội đủ 4 yếu tố:
(1) Năng lực hành động:
- Có năng lực hiểu biết chun mơn;
- Có năng lực tổ chức, quản lí đối tượng;
- Có năng lực triển khai chương trình dạy học;
- Có năng lực sử dụng PPDH, đánh giá hiệu quả;
- Có năng lực tự học, biết cách tự học và biết dạy cách học;
- Có năng lực NCKH và ứng dụng các kết quả nghiên cứu;
- Có năng lực sử dụng ngoại ngữ, sử dụng máy tính và các phương tiện thiết bị dạy
học khác.
(2) Năng lực chủ thể hóa:
- Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Năng lực cố vấn và hỗ trợ người học phát triển;
- Làm chủ được các chiến lược dạy học, giáo dục;
- Có khả năng nắm bắt, phân tích và phản ánh thực tiễn dạy học;
- Có khả năng làm chủ và kiến tạo tri thức khoa học.
(3) Năng lực xã hội hóa:
- Có năng lực chẩn đốn, năng lực thích ứng;
- Có năng lực tư duy sáng tạo và tư duy dự báo;
- Có năng lực cung ứng dịch vụ cho xã hội;
- Có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, xã hội;
- Có năng lực thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo trong cuộc sống xã hội;
- Có khả năng vận động nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo
dục.
(4) Năng lực giao tiếp:
- Có kỹ năng ứng xử đối với bản thân;
- Có năng lực trao đổi thơng tin và thu nhận thơng tin;
- Có khả năng thiết lập quan hệ và duy trì quan hệ với mọi đối tác làm việc;
- Có quan hệ đồng nghiệp và xã hội tích cực, có lợi cho sự hợp tác và phát triển của
sự nghiệp GD - ĐT.
V.
Kết luận
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải luôn luôn không ngừng nỗ lực
phấn đấu. Người giảng viên cũng không là ngoại lệ. Chúng ta, những người đã, đang
hay có ước mơ làm nghề giáo cũng phải luôn luôn không ngừng nỗ lực học tập trau dồi
kiến thức, rèn luyện bản thân để trở thành một người giảng viên có năng lực và phẩm
chất tốt, một cơng dân tốt có ích cho xã hội!
Tài liệu tham khảo
1.
Tâm lý học
2.
Không gian giáo dục hội nhập và những đòi hỏi về phẩm chất-năng lực đối với
người giáo viên – Ths. Nguyễn Văn Đệ.